You are on page 1of 1

3.2.3.

Tương đương hình thức, tương đương năng động và nguyên lý hiệu quả tương đương
Nida đưa ra “2 hướng cơ bản” hay “2 loại tương đương” trong dịch thuật: tương đương hình thức
và tương đương năng động.
1. Tương đương hình thức
Tương đương hình thức tập trung sự chú ý vào bản thân thông điệp, về cả hình thức và
nội dung. Người ta bận tâm sao cho thông điệp ở ngôn ngữ đích tương xứng càng sát
càng tốt với các yếu tố khác nhau ở ngôn ngữ nguồn. (Nida 1964a 159)
 Hướng sâu sắc về cấu trúc của SL.
 Điển hình: bản dịch chú giải
(có thể hiểu đây là cách dịch phổ biến trong môi trường học thuật)
2. Tương đương năng động
- Dựa trên “nguyên lý hiệu quả tương đương”
(nghĩa là mối quan hệ giữa người đọc bản dịch và thông điệp phải gần như giống hệt
mối quan hệ đã có giữa người đọc nguyên tác và thông điệp nguyên tác)
 Tìm kiếm “tương đương tự nhiên gần gũi nhất với thông điệp ở ngôn ngữ nguồn”
(Nida cho rằng thành công của dịch thuật phụ thuộc trên hết vào việc đạt được các
phản ứng tương đương)
- 4 yêu cầu cơ bản của một bản dịch:
1. Có nghĩa
2. Truyền đạt tinh thần và cung cách của nguyên tắc
3. Có hình thức diễn đạt dễ dàng và tự nhiên
4. Gây được phản ứng tương tự
 (Tóm lại) Tương xứng về nghĩa phải được ưu tiên hơn tương xứng về văn phong.

3.2.4. Thảo luận về tầm quan trọng của công trình của Nida
- Có nhiều tranh cãi và chỉ trích xung quanh công trình của Nida, điển hình là
Lefevere, van den Broeck hay Larose.
- (Đặc biệt, năm 1992 và 1993, tờ Meta, một chuyên sang dịch thuật quốc tế đã đăng
tải một loạt bài của Quian Hu về bản chất đáng ngờ của khái niệm hiệu quả tương
đương) Loạt bài này cho rằng hiệu quả tương đương là không thể nào có được vì nghĩa
là gắn liền với hình thái từ ngữ.
- Một trong những người chỉ trích Nida nặng nề nhất là Edwin Gentzler. Dưới quan
điểm thần học và truyền giáo, ông cho rằng Nida dùng khái niệm tương đương năng
động để thuyết phục bất kể người đọc nào tin theo lý tưởng của nhà thờ Tin Lành.
Nhiều nhóm tôn giáo còn lên án Nida vì cho rằng lời Chúa là thiêng liêng và không thể
thay đổi, hành động thay đổi câu chữ là báng bổ thần thánh.
 (Dù vậy, với một cái nhìn khách quan và thực tế) Nida đã trải qua một chặng đường
dài để có được một phác đồ phân tích có hệ thống giúp dịch giả xử lý mọi loại văn
bản, và ông đã đưa vào đẳng thức dịch thuật yếu tố người đọc văn bản đích và những
mong đợi có tính chất văn hóa của họ.
 Công trình của Nida đã có ảnh hưởng đến nhiều học giả dịch thuật nổi bật sau này,
điển hình là Peter Newmark (Anh) và Werner Koller (Đức).

You might also like