You are on page 1of 10

THIẾT KẾ BÀI DẠY

BÀI 1: ĐÔI MẮT VÀ CÁCH CHĂM SÓC(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh:
- Nhận biết được các bộ phận bên ngoài của mắt: Tròng trắng, tròng đen, con
ngươi, lông mi, mí mắt trên và dưới.
- Kể được chức năng của mắt: giúp chúng ta nhìn và phân biệt được mọi vật
xung quanh, mí mắt, lông mi giúp chúng ta bảo vệ mắt.
- Biết cách chăm sóc hàng ngày về vệ sinh, về dinh dưỡng và hoạt động cho
mắt
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh, bịt mắt, trái cây, màu, giấy, bút vẽ
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh
1.Khởi động
Để bắt đầu tiết học, cô mời các em
cùng hát bài: Chú ếch con - HS hát bài Chú ếch con
? Chú ếch con trong bài hát có đáng yêu - Đáng yêu, chú chăm học
không?
=> Chú còn có đôi mắt to tròn rất dễ
thương đấy. Cô thấy các bạn lớp mình ai
cũng có đôi mắt đẹp. Vậy các em biết gì
về cấu tạo bên ngoài của mắt? Chúng ta
cần làm gì để có một đôi mắt sáng khỏe
mạnh?
Cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài học
hôm nay.
“Bài 1: Đôi mắt và cách chăm sóc” - HS nêu
- Mời các em nhắc lại tên bài học
- GV viết tên bài học
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của mắt
- Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu cấu
tạo ngoài của mắt
- GV nêu nhiệm vụ: Từng nhóm đôi
trong cùng bàn sẽ xoay người lại đối - HS thực hiện theo nhóm 2
diện nhau, sau đó quan sát mắt của bạn
chung bàn với mình và thảo luận nhóm
đôi 3 câu hỏi:
1) Mắt có hình dạng thế nào?
2) Mắt có màu gì?
3) Mắt gồm có những bộ phận nào?
Thời gian của các em là 1 phút bắt đầu.
- GV mời 1 nhóm đôi trình bày
? Nhóm đôi nào có câu trả lời khác với
nhóm bạn?
- Nhóm đôi thứ nhất hỏi và đáp
- GV cảm ơn phần trình bày của các
nhóm - Nhóm đôi thứ 2 trình bày nếu có
* Bây giờ mời các con theo dõi màn
hình.
1) Mắt có hình dạng thế nào?
- Gv đưa tranh con mắt, yêu cầu HS nói
sai về hình dạng con mắt (nếu có) còn
nếu không GV chỉ quanh con mắt và hỏi
mắt có hình dạng gì
=> GV kết luận: mắt có hình ovan, hình - HS trả lời
tròn, hình hạt hạnh nhân, hình chiếc
lá….
2) Mắt có màu gì?
- Người ta quy định màu mắt là màu của
giác mạc mà chúng ta hay gọi là lòng
đen.
? Các con đã nhìn thấy những người
nước ngoài chưa? Mắt họ có màu gì? - 3 HS trả lời theo ý riêng
- Với mỗi HS trả lời GV sẽ hỏi thêm:
Họ là người nước nào? Châu lục nào?
=> GV chốt: Mắt người có nhiều màu
như màu nâu, màu nâu đỏ, màu xám,
màu xanh dương, màu đen, màu xanh lá
cây, hổ phách, màu tím violet hoặc đỏ.
Vừa nói vừa click hình
Trong đó 55% dân số thế giới có mắt
màu nâu (là người gốc Á và Phi). Các
màu màu xanh lá cây, hổ phách, màu
tím violet hoặc đỏ là các màu mắt hiếm.
(Nếu HS hỏi tại sao thì giải thích sơ
qua: Màu mắt do nồng độ melanin
trong các tế bào của mống mắt quyết
định)
3) Mắt gồm những bộ phận nào?
- Đây là đáp án cho câu hỏi mắt gồm
các bộ phận nào.
- GV: mời 1 bạn lên chỉ và nói to cho cả
lớp nghe các bộ phận của mắt (Nếu HS
đó lúc nãy nói sai hoặc chưa đúng càng
tốt) - 2, 3 HS lên chỉ, lớp quan sát
- GV cần lưu ý giúp HS chỉ đúng vì
các em chỉ chưa chính xác hoặc lại
đọc sơ đồ
=> Đây là những bộ phận bên ngoài,
mắt còn có những bộ phận bên trong rất
phức tạp, sau này lớn các em sẽ được
tìm hiểu
- Nhắc lại các bộ phận của mắt - 1 HS
=> Qua phần tìm hiểu vừa rồi em đã biết - HS trả lời: biết hình dạng mắt, màu
được những gì? mắt, các bộ phận của mắt
- Đây chính là phần kiến thức thứ nhất - HS đọc đoạn 1 trang 5 trên màn
của bài hôm nay. Cô mời 1 bạn đọc hình
đoạn này. “Mắt còn được gọi là...... mí mắt
dưới”
Hoạt động 2: Chức năng của mắt
- Vừa rồi các em đã hoạt động rất tích
cực, bây giờ các em có muốn chơi trò
- HS nêu ý kiến
chơi không?
? Ai muốn chơi nào? HS đưa tay
- GV nêu tên trò chơi và luật chơi :
Thử tài đoán vật
- Cô có một thùng đựng các vật bí mật,
lớp sẽ chia làm 2 đội A và B, mỗi đội 3 - HS chia 2 đội và chơi.
người, người tham gia chơi phải đeo bịt
mắt, trong vòng 10 giây cần lấy một vật - 1 HS sẽ làm giúp GV ghi điểm cho
bất kì và đoán xem đó là vật gì, có thể các đội.
sẽ trả lời thêm câu hỏi phụ. Các bạn ở
dưới không được tiết lộ cho bạn. Nếu
tiết lộ thì đội của con sẽ bị trừ điểm. Đội
có nhiều điểm là đội chiến thắng.
-(Trường hợp HS đoán đúng vật GV sẽ
hỏi vật đó màu gì. Các vật GV đưa ra có
hình thù na ná nhau: trái dưa leo, củ cải, - HS làm thư kí sẽ công bố số điểm, đội
cà tím, củ khoai, củ cải đỏ, quả cà chua, thắng cuộc,
quả hồng, cam, bơ...)
- GV tổng kết nêu đội thắng, khen ngợi
? Con cảm thấy trò chơi thế nào?
? Vì sao các bạn đoán chưa trúng vật? - HS nêu: vui, thú vị, khó đoán...
=> Mắt không chỉ giúp chúng ta thấy - Vì không thấy vật
mọi vật mà còn có những chức năng - HS lắng nghe
nào nữa? Để giúp chúng ta rõ hơn về
chức năng của mắt cô mời các con
thực hiện các hoạt động sau và trả lời
các câu hỏi dưới đây
- Yêu cầu HS lấy ra tờ giấy ôli GV đã
chuẩn bị sẵn và phát cho HS
* Tranh 1: GV click tranh yêu cầu: Trên - HS thực hiện
dòng đầu tiên các con lùi 2 ô sau lề đỏ
viết tên của mình.
(GV luôn quan sát lưu ý tư thế ngồi
cho HS, nhắc nếu em cúi thấp)
? Trong hoạt động này, mắt đã thực hiện
hoạt động nào? - HS trả lời theo ý
+ Nếu HS nói mắt viết bài: Tay con mới + Mắt thực hiện hoạt động viết bài
viết chứ còn mắt giúp chúng ta làm gì? / + Mắt giúp em viết tên
hoặc cho HS khác phản biện + Mắt giúp em quan sát đúng vị trí cần
 Chốt: Mắt giúp em quan sát để viết, dòng li
biết đúng vị trí cần viết, dòng li,
viết chữ đúng độ cao...
* Tranh 2: GV click tranh yêu cầu: Các
con chọn màu vẽ cho cô một bông hoa - HS thực hiện
màu đỏ, một cái lá màu xanh trong vòng
1 phút
(GV luôn quan sát lưu ý tư thế ngồi
cho HS, nhắc nếu em cúi thấp)
? Trong hoạt động này, mắt đã thực hiện - HS trả lời theo ý
hoạt động nào? + Mắt giúp em vẽ hình bông hoa, chiếc
 Chốt: Mắt giúp em phân biệt lá đẹp
màu sắc, vẽ đúng hình dạng theo + Mắt giúp em chọn đúng màu theo
quy định quy định
* Tranh 3: GV click tranh yêu cầu: Các
con nhìn vào cây xanh bên ngoài cửa sổ,
từ từ nhắm và mở mắt - HS thực hiện hai lần
? Trong hoạt động này, mắt đã thực hiện - HS trả lời theo ý
hoạt động nào? + Mắt đã nhắm lại và mở ra
? Khi nhìn vào cây xanh đó con cảm
giác như thế nào? - Dễ chịu, đỡ mỏi mắt
=> Chốt: Hoạt động vừa rồi giúp thư
giãn cho mắt
* Tranh 4: GV click tranh yêu cầu: Nếu
các con đi ra đường gặp một cơn gió
cuốn bụi lá cây tung lên giống như trong
hình này thì con sẽ làm gì?
? Nếu có bụi bay vào mắt rồi thì con - HS trả lời theo ý
làm gì? + Che mặt, nhắm mắt
- GV giáo dục: Không được dụi mắt, bụi
sẽ khiến tổn thương mắt. - HS trả lời theo ý
Nếu HS không nói ý dụi mắt GV nói: + Dụi mắt
Cô thấy một số bạn đưa tay lên dụi + Chớp mắt/ chớp vào li nước/ liếm
mắt. Theo con có được không? mép ngược lại...
? Khi gặp nguy hiểm, mắt đã thực hiện
hoạt động nào? - HS trả lời: nhắm, mở, chớp mắt
- Qua các hoạt động vùa rồi ta đã biết
được mắt thực hiện được những hoạt
động như phân biệt vật, hình dáng, màu
sắc, nhắm, mở và chớp mắt.
? Ngoài những hoạt động trên, mắt
còn thực hiện những hoạt động nào - HS nêu: Ngủ, khóc, xem phim, xem
nữa? văn nghệ, phân biệt màu sắc, độ lớn
(Nếu HS không trả lời được GV sẽ đưa hơn bé hơn của vật, ước lượng khoảng
hình ảnh hoặc tình huống cách gần xa, ...
VD nếu cô đứng ở đây con có biết cô
đang cách con bao nhiêu bước chân
không? Con đã dùng mắt để ước lượng.)
? Hoạt động nào trong các hoạt động
trên giúp mắt dễ chịu, giảm mỏi mắt?
Click 4 tranh - HS nêu: Nhìn cây xanh, ngủ, nhắm
- Đó chính là hoạt động giúp thư giãn mắt, chớp mắt, ngắm sao...
mắt
? Qua các hoạt động vừa rồi con đã
biết được mắt có những chức năng
gì? - HS trả lời theo ý
 GV chốt: Mắt có khả năng nhìn
và phân biệt mọi vật xung
quanh về hình dáng, khoảng
cách và màu sắc. Khi mắt bị
những tác nhân bên ngoài gây
ảnh hưởng đến mắt, mí mắt
trên và mí mắt dưới khép lại để
bảo vệ mắt.
- Đây chính là phần kiến thức thứ 2 mà
chúng ta tìm hiểu trong tiết học này.
Mời 1 bạn đọc lại
- HS đọc: Mắt có khả năng nhìn và
phân biệt mọi vật xung quanh về hình
dáng, khoảng cách và màu sắc. Khi mắt
bị những tác nhân bên ngoài gây ảnh
hưởng đến mắt, mí mắt trên và mí mắt
3) CỦNG CỐ - DẶN DÒ dưới khép lại để bảo vệ mắt.
- Bài học hôm nay giúp các con biết
thêm được gì?
- GV mời HS đọc phần thông tin trang 5 - HS nêu
=> Bản thân mắt có có chế độ tự bảo
vệ khi bị những tác nhân bên ngoài - 1 HS đọc
ảnh hưởng. Nhưng cơ chế đó là chưa
đủ để mắt khỏe mạnh đâu các em ạ.
Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp
mắt khỏe? Đó là nội dung của tiết học
tiếp theo.
- Tiết học này đến đây là kết thúc.
- GV nhận xét tiết học: Cô thấy trong
giờ học hôm nay các con rất chú ý, tích
cực phát biểu. Cô khen cả lớp
- Dặn HS: Về nhà con có thể đọc lại
phần đã học hoặc xem trước phần 2 ở
trang 6 và 7 nhé.
TIẾT 2
1.Bài cũ
- Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu về
các bộ phận bên ngoài của mắt và chức
năng của mắt các con còn nhớ không
nào?
- Để kiểm tra xem chúng ta ghi nhớ
được đến đâu chúng ta cùng chơi trò
chơi “Rung chuông vàng”
- GV sử dụng sơ đồ câm về cấu tạo
ngoài của mắt.
- GV nêu luật chơi: Đây là sơ đồ cấu
tạo ngoài của mắt, nhiệm vụ của các con
là điền đúng tên vào các ô tương ứng. -HS tham gia trò chơi.
Bạn nào trả lời đúng sẽ có quyền chơi
tiếp, bạn nào trả lời sai phải dừng cuộc
chơi.
-GV cho HS chơi, gv kích vào từng ô và
hỏi: Đây là bộ phận gì của mắt? HS trả
lời vào bảng con.
- GV tuyên bố HS thắng cuộc, khen
thưởng
? Mắt có những chức năng gì?
- GV nhận xét, tuyên dương. -HS trả lời
2.Bài mới
- Đôi mắt có rất nhiều chức năng và rất
quan trọng với cuộc sống của con người.
Người ta có câu “Giàu hai con mắt”.
Vậy chúng ta cần làm gì để có một đôi
mắt sáng khỏe mạnh?
Cô cùng các em sẽ tìm hiểu nội dung
này qua tiết học tiếp theo của bài 1: Đôi
mắt và cách chăm sóc
- Mời các em nhắc lại tên bài học
- GV viết tên bài học
Hoạt động 3:Cách chăm sóc và bảo vệ
mắt
- GV nêu nhiệm vụ: Từng nhóm đôi
trong cùng bàn quan sát các bức tranh từ - HS thực hiện theo nhóm 2
1 đến 5 và trao đổi xem các bạn nhỏ
trong hình đã làm gì để bảo vệ mắt trong
vòng 3 phút
- GV mời 1 nhóm đôi trình bày - Một nhóm trình bày chỉ vào từng
? Nhóm đôi nào có câu trả lời khác với tranh hỏi và trả lời
nhóm bạn? - Nhóm đôi khác trình bày nếu có
- GV cảm ơn phần trình bày của các
nhóm. Nếu HS không nêu được việc cần
làm ở tranh 1 thì GV nêu
- GV kết luận: Nêu và cho kết luận dưới
mỗi hình
H1: Chơi và vận động ngoài trời
H2:Đọc sách ngồi thẳng lưng, nơi có đủ
ánh sáng.
H3:Khám mắt định kỳ
H4:Rửa mắt hằng ngày bằng nước và
khăn sạch
H5:Ăn các loại thức ăn giàu Vitamin A
? Con có biết rau củ như thế nào thì có
nhiều vitamin A (hoặc thì tốt cho mắt
- HS nêu: rau xanh, của quả có màu
không) ?
- Ngoài ăn rau củ có nhiều vitamin A thì vàng cam đỏ, sau đó kể tên…
ăn cá cũng rất tốt cho mắt.
=> Chốt: Đây chính là nội dung ghi
nhớ - HS nhắc lại các việc cần làm để bảo
-Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ SGK trang 7 vệ mắt
? Trong các việc nên làm để bảo vệ mắt - 1 HS đọc
con đã thực hiện được việc làm nào rồi? - Một số HS trả lời
- GV khen ngợi động viên
* Liên hệ giáo dục:
- Trong giờ ăn, cô thấy có bạn lớp mình
không chịu ăn rau củ hoặc ăn cá. Theo - HS nêu, giải thích
con việc làm đó có nên không? Vì sao?
? Ai chưa chịu ăn rau củ hoặc cá nào?
- GV nhắc nhở - HS giơ tay
- Cô biết ở nhà một số bạn lớp mình còn
bấm điện thoại hoặc chơi máy tính bảng.
- HS nêu, giải thích
Theo con việc này có tốt cho mắt
không? Vì sao?
=> Nếu có các bạn thực hiện các việc
làm không tốt cho mắt thì con sẽ giúp
các bạn ấy như thế nào? Chúng ta
cùng qua hoạt động tiếp theo
Hoạt động 4: Xử lí tình huống
* Tình huống 1:
- Cho 2HS nối tiếp đọc tình huống 1
SGK/6 - 2 HS đọc tình huống
- GV chia nhóm 4 để HS trả lời các câu - HS thảo luận nhóm, trả lời các câu
hỏi tình huống đặt ra trong 5 phút hỏi.
+Em thấy thói quen đọc sách của Lan
như thế nào?
+Lan cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ
cho đôi mắt của mình?
- Đại diện 2 nhóm trình bày
- Nhóm nào có các xử lí khác với các
nhóm bạn?
Nếu HS không có cách khác, Gv cho
nhóm khác nhận xét
=> GV chốt: Thói quen “ngồi đâu đọc
đấy” của Lan là không tốt vì có nơi đủ
ánh sáng, có nơi không.

* Tình huống 2:
-2 HS đọc tình huống 2 sgk/6
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 các câu -2 Hs đọc tình huống.
hỏi sau:
+Theo em, trong kì nghỉ hè, ngồi chơi
điện thoại, máy tính bảng có phải là -HS thảo luận nhóm 4
cách nghỉ ngơi tốt không? Vì sao?
+Em hãy nghĩ ra trò chơi hoặc cách
nào đó để lôi kéo các bạn cùng tham gia
các hoạt động ngoài trời.
-Yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả thảo
luận. - Đại diện 2 nhóm trình bày
-GV chốt: +Chơi máy tính và các thiết
bị điện tử không phải là cách thư giãn -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
có lợi cho cơ thể, chơi thời gian lâu làm
cho mắt mỏi, căng mắt và có thể gây
đau đầu.
+ Mùa hè cần hạn chế thời gian làm việc
cho mắt, tăng cường các trò chơi, vận
động cơ thể ở ngoài trời như đá bóng,
cầu lông, bơi…
? Để chăm sóc, bảo vệ mắt chúng ta
không nên làm gì?
- Một số HS trả lời theo ý của các em:
Không nên ngồi đọc sách truyện ở
những nơi tối, thiếu ánh sáng; Không
nên sử dụng điện thoại hay máy tính
bảng nhiều; Không nên xem ti vi nhiều;
Không nên cúi quá thấp khi đọc sách
hay viết; Không nên nhìn vào các
- GV nhận xét. luồng sáng quá mạnh....
-Yêu cầu 2 HS đọc Em nhớ/tr.8
? Nếu có một số bạn thực hiện các việc
- 2 HS đọc lại
làm không tốt cho mắt thì con sẽ giúp
- HS: con sẽ nói cho bạn biết tác hại, sẽ
các bạn ấy như thế nào?
khuyên bạn , sẽ nhắc nhở bạn.
=> Các con ghi nhớ và thực hiện nhé
* Trò chơi củng cố: Ai nhanh ai đúng

- GV cho HS cử mỗi đội 6 đến 8 HS sẽ lên


bảng ghi vào 2 cột, mỗi lần lên 2 HS, một
bạn ghi việc nên, một bạn ghi việc không
nên -HS tham gia trò chơi.
Các việc nên làm Các việc không nên
để chăm sóc và bảo làm để chăm sóc và
vệ mắt bảo vệ mắt

- GV tuyên bố đội thắng cuộc


3. Củng cố - dặn dò - HS nhận xét
- Bài học hôm nay giúp các con biết
thêm được gì?

? Nêu những việc nên làm để bảo vệ -HS trả lời.
mắt?
? Nêu những việc không nên làm để bảo
vệ mắt? -HS nêu
- GV chốt, cho 1 Hs đọc ghi nhớ
- Tiết học này đến đây là kết thúc.
- GV nhận xét tiết học: Cô thấy trong -HS đọc
giờ học hôm nay các con rất chú ý, tích
cực phát biểu một số bạn có tư thế ngồi
học rất ngay ngắn. Cô khen cả lớp
- Dặn HS: Hãy thực hiện các việc nên
làm để chăm sóc, bảo vệ mắt.
- về nhà chia sẻ những điều đã học cho
người thân và những người xung quanh.
-Đọc lại ghi nhớ và xem bài tiếp sau: -Thực hiện.
Cần làm gì để phòng tránh cận thị học
đường.

You might also like