You are on page 1of 7

Nguyễn Tường Minh

MSSV: 1910343
TƯƠNG TÁC GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC
NÔNG NGHIỆP
1. Tác động của con người đối với môi trường
a. Khai thác quá mức tài nguyên rừng
Diện tích rừng phòng hộ đang ngày càng suy giảm; thay vào đó là diện thích sản
xuất tăng. Nguyên nhân là do người dân đốt rừng là nương rẫy.
Báo cáo của Cục kiểm lâm cho biết hiện nay tình trạng đốt rừng làm nương rẫy
ngày càng phức tạp hơn nên cơ quan chức năng khó phát hiện. Người dân thường khai
phá vào đêm, chỉ vài mét vuông mỗi ngày. Sau một thời gian dài, diện tích lớn rừng bị
đốt khai phá thành đất nông nghiệp. Khi bị phát hiện thì cây trồng đã được trồng, vài năm
sau, người dân biến đất lâm nghiệp thành đất canh tác của nhà mình.

b. Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không đúng kĩ thuật


Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan
trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể
làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt
Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp
khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.
Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo
quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem
lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng
đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm
môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống.
Không chỉ do bón dư thừa dinh dưỡng mà ô nhiễm do phân bón còn gây ra do từ
nguồn các nhà máy sản xuất phân bón. Gần đây, một số nhà máy sản xuất các loại phân
bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh sử dụng nguyên liệu là các phế phụ phẩm cây trồng
hoặc chăn nuôi hay nguyên liệu của quá trình sản xuất mía đường, bột sắn… với các công
nghệ xử lý môi trường thô sơ đã gây nên ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc
hại chưa được xử lý triệt để và thải các chất có mùi gây ô nhiễm không khí cho các khu
vực dân cư sống lân cận.

c. Sử dụng không hợp lí nguốn nước tưới


Hiện nay, nguồn nước bị thất thoát đã giảm đáng kể, nhưng tình trạng sử dụng nước
không hợp lý, sử dụng lãng phí nguồn nước ở nhiều nơi, nhiều lúc vẫn xảy ra đang làm
cho trữ lượng nước bị giảm mạnh. Ở vùng nông thôn, tình trạng người dân khoan, đóng
giếng tùy tiện không đúng kỹ thuật để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp
đã gián tiếp gây ô nhiễm và sút giảm trữ lượng nước ngầm, ảnh hưởng lớn đến việc khai
thác có mục đích như xây dựng các công trình cung cấp nước sạch cho người dân vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng cao.
2. Tác động của môi trường đối với con người
a. Đất bị nhiễm mặn nhiễm phèn
Đất mặn là loại đất có chứa nhiều cation natri hấp phụ trên bề mặt keo đất và trong
dung dịch đất. Loại đất này thường xuất hiện tại các tỉnh tiếp giáp biển, thường xuyên
xảy ra xâm nhập mặn như ĐBSCL, Nam Định, Thái Bình,…
Đất mặn có thể hình thành do xâm thực của nước biển vào đất liền, theo sông hoặc
các mạch nước ngầm làm tích tụ các thành phần gây mặn trong nước. Thời gian lâu dần
khiến cho đất bị nhiễm mặn. Ngoài ra, đất nhiễm mặn cũng có thể do trong quá trình canh
tác, người nông dân sử dụng nước tưới tiêu được dẫn trực tiếp từ sông về. Tuy nhiên
nước ở sông lại chứa một lượng muối khoáng lớn, tích tụ lâu dần làm đất nhiễm mặn.
Đất mặn khiến cho dung dịch đất chứa nhiều thành phần muối tan như: NaCl,
Na2SO4 nghèo đạm, nghèo mùn và hoạt động của vi sinh vật trong đất yếu hơn khiến
cho cây trồng không thể phát triển được.
Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunfat và độ PH thấp khiến cho môi trường đất bị ô
nhiễm nặng và thực vật không thể phát triển được. Loại đất này thường được hình thành
tại các vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
Loại đất này thường xuất hiện ở khu vực có chứa các loại đá trầm tích. Đất phèn
sinh ra do mực nước biển dâng lên làm ngập đất khiến cho muối sunfat có trong nước
biển trộn lẫn với các trần tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ. Đất khi nhiễm phèn sẽ
có tầng mặt đất khi khô thì cứng, nhiều vết nứt nẻ. Đất rất chua khiến hoạt động của vi
sinh vật trong đất kém đi.

b. Xâm nhập mặn, hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long
Có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên các nguyên nhân chính bao gồm:
 Lượng nước vào ĐBSCL các tháng cuối mùa mưa và các tháng đầu năm thấp hơn
bình quân nhiều năm;
 Lượng mưa các tháng cuối mùa mưa năm cũng thấp hơn trung bình nhiều năm làm
cho thế cân bằng giữa nước mặn và nước ngọt có xu hướng dịch vào sâu trong đất liền
(đó là quy luật tất yếu);
 Việc sản xuất nông nghiệp chưa chuyển đổi đáng kể cho nên lượng nước sử dụng
vẫn còn lớn gây áp lực lên nguồn nước.
Xâm nhập mặn đã khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt
hại. Nước mặn phá huỷ cấu trúc đất, giảm khả năng phát triển của rễ cây, giảm khả năng
thẩm thấu và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ.
c. Mưa đá
Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước
khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm
đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối.
Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất
nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.
Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn
vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng
miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5
hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ
yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.
Các cục nước đá có trọng lượng khoảng từ 5 gram đến vài ba trăm gram. Vận tốc
rơi từ trên cao xuống khá lớn và gia tăng tỉ lệ với kích thước và trọng lượng của cục đá.
Tốc độ rơi dao động trong khoảng 30 - 60m/s, cá biệt có thể lên tới 90m/s. Với vận tốc
như vậy nên khi rơi xuống mặt đất hay các thảm thực vật, mưa đá đã gây nên những thiệt
hại nghiêm trọng.
d. Lũ lụt
Mưa lớn và kéo dài (do bão lớn) là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra, ở
vùng đồng bằng, cụ thể là cửa sông tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm cho
lũ lụt trầm trọng hơn. ... Rừng bị chặt phá, tàn phá cũng là một nguyên nhân gây lũ lụt, lũ
quét trên vùng núi, và xói mòn đất.

Lũ lụt gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành trồng trọt ở Việt Nam, phá hủy hàng ngàn
hecta lúa gạo, hoa màu, làm ngập lụt đất đai dẫn đến không canh tác trồng trọt được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] TS. Trương Hợp Tác (2009), “Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi
trường”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, https://www.mard.gov.vn/Pages/anh-
huong-cua-viec-su-dung-phan-bon-den-moi-truong-417.aspx, truy cập 16/02/2022.
[2]”Nông nghiệp và những tác động đến môi trường”,
https://moitruonghopnhat.com/nong-nghiep-va-nhung-tac-dong-den-moi-truong-
471.html, Công ty cố phấn xây dựng và bảo vệ môi trường Hợp Nhất, truy cập
16/02/2022.
[3] Tạp chí Khí tượng Thủy văn(2021), “Nước là tài nguyên quý giá! Hãy sử dụng nước
tiết kiệm và hiệu quả”,
http://vmha.gov.vn/tin-tuc-tai-nguyen-nuoc-va-moi-truong-114/nuoc-la-tai-nguyen-quy-
gia!-hay-su-dung-nuoc-tiet-kiem-va-hieu-qua-9611.html, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
truy cập 16/02/2022.
[4] “Nguyên nhân hình thành và biện pháp cải tạo đất mặn, đất phèn”,
https://thietbichuyendung.com.vn/nguyen-nhan-hinh-thanh-va-bien-phap-cai-tao-dat-
man-dat-phen/, Thiết bị chuyên dụng, truy cập 16/02/2022.
[5] TS. Tô Văn Trường, ” Đánh giá tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn; nguyên nhân và
dự báo tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn thời gian tới ở ĐBSCL từ góc nhìn chuyên
gia”, https://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/ts-to-van-truong-tra-loi-bao-phap-
luat-va-truyen-hinh-ve-tinh-trang-han-han-xam-nhap-man--.aspx, Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, truy cập 16/02/2022.
[6]Minh Lâm, “Tìm hiểu mưa đá - hiện tượng thời tiết nguy hiểm”,
https://tuyenquang.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?
ItemID=10258&l=Tintuc, Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang, truy cập
16/02/2022.
[7] “Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu
Long”, http://ihrce.org.vn/Tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-san-xuat-nong-nghiep-
o-dong-bang-song-Cuu-Long-8.html, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực
học sông biển-viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, truy cập 16/02/2022.

You might also like