You are on page 1of 9

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC KHỐI 6


KIỀM TRA GIỮA HỌC KỲ 2
NĂM HỌC 2021 - 2022

I. HỌC SINH ĐỌC HIỂU CÁC BÀI SAU ĐÂY ĐỂ LÀM CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM
Bài 9. An toàn thông tin trên Internet
Bài 10. Sơ đồ tư duy
Bài 11. Định dạng văn bản
II. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Em hãy tìm phương án sai.
Khi dùng internet có thể?
a. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh.
b. Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc.
c. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng.
d. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng.
Câu 2. Việc làm nào được khuyến khích khi sử dụng các dịch vụ
trên internet?
a. Mở thư điện tử do người lạ gửi.
b. Tả các phần mềm miễn phí trên internet không có kiểm duyệt.
c. Liên tục vào các trang xã hội để cập nhật thông tin.
d. Vào trang web tìm kiếm để tìm tư liệu làm bài tập về nhà.
Câu 3. Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính của mình?
a. Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người
không quen biết.
b. Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.
c. Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ
nhà sản xuất.
d. Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập
nhật phần mềm bảo vệ.
Câu 4. Khi sử dụng internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em
gặp nguy cơ bị hại?
a. Tải phần mềm, tệp miễn phí trên internet.
b. Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử không biết rõ nguồn gốc
c. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư
điện tử.
2

d. Khi có kẻ đe dọa mình trên mạng không cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết.
e. Làm theo các lời khuyên và bài hướng dẫn sử dụng trên mạng.
Câu 5. Theo em những tình huống nào sau đây là rủi ro khi sử
dụng internet?
a. Máy tính bị hỏng do nhiễm virus hoặc mã độc.
b. Thông tin cá nhân hoặc tập thể bị đánh cắp.
c. Tài khoản ngân hàng bị mất tiền.
d. Bị bạn quen trên mạng lừa đảo.
e. Nghiện mạng xã hội, nghiện trò chơi trên mạng.
f. Hoàn thành chương trình học ngoại ngữ trực tuyến.
Câu 6. Thay các số trong mỗi câu thành một từ/cụm từ thích hợp.
Không gặp gỡ, kiểm tra độ tin cậy, nói ra, giữ an toàn, cảnh giác, chấp nhận.
a. Thông tin cá nhân, gia đình và bạn bè cần được ……(1)………, không
tiết lộ trên mạng xã hội và cho người lạ.
b. Không ………..(2)….............tin nhắn hay thư điện tử từ người lạ hoặc các
lời mời vào các hội nhóm mà mình không biết.
c. Những người quen trên mạng rủ rê hẹn hò thì ………….(3)…………..
d. Thông tin tìm kiếm trên mạng nên được …………..(4)…............trước khi
sử dụng.
e. Khi bị bắt nạt, lừa đảo hay dụ dỗ thì nên …………(5).................với
người tin cậy.
Câu 7. Biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin
an toàn nào sau đây là sai?
a. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.
b. Đặt mật khẩu mạnh, bảo vệ mật khẩu.
c. Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.
d. Truy cập vào các liên kết lạ, mở thư điện tử và tệp đính kèm gửi từ những
người không quen.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?
a. Không nên tùy tiện chia sẻ thông tin cá nhân cho người khác.
b. Nên kiểm chứng các thông tin trên mạng.
c. Đăng thông tin không tốt về bạn cùng lớp trên mạng.
d. Không chia sẻ thông tin có thể làm tổn thương người khác.
Câu 9. Đâu không phải là tác hại, nguy cơ khi sử dụng internet?
a. Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp.
b. Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng.
3

c. Nghiện internet, nghiện trò chơi trên mạng.


d. Tự giác tìm kiếm thông tin phục vụ học tập.
Câu 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
Thông tin phải giữ…………………………
Chớ nên.....................................bạn vừa mới quen.
Không........................................., chớ có quên.
Tăng độ................................................., điều nên giữ gìn.
…………………….. với người bạn tin.
Năm..............................đó nên tin trong lòng.
Câu 11. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô thích hợp của bảng sau:
Tình huống Đúng
/Sai
A, khi đang truy cập trang web của một công ty hoặc tổ chức, em
nhận được yêu cầu nhập số điện thoại và địa chỉ để tham gia một
cuộc thi nhận thưởng dành cho họa sinh THCS. Em đã nhập ngay
yêu cầu đó.
B, Em có một người quen trên mạng và thường xuyên nói chuyện
với nhau. Bạn ấy xin số điện thoại và địa chỉ của em để có thể gặp
nhau nói chuyện trực tiếp. em đã từ chối yêu cầu của bạn.
C, Em đang sử dụng máy tính để truy cập internet ở nhà thì nhận
được tin nhắn trên mạng từ nhà cung cấp dịch vụ internet là đường
truyền có sự cố, yêu cầu em nhập lại mật khẩu để tiếp tục sử dụng.
Em đã nhập lại mật khẩu.
D, Em được bạn gưi cho một số bức ảnh có nội dung bạo lực. Em đã
gửi cho các bạn khác để cùng nhau xem.

Câu 12. Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội
dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa,
không đáng làm bạn”, từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?
a. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu đùa.
b. Nhắn tin lại cho ngời đó các nội dung tương tự.
c. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.
d. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.
4

Câu 13. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta? (Hãy chọn các phương án đúng)
a. Ghi nhớ tốt hơn.
c. Sáng tạo hơn.
b. Giải các bài toán.
d. Nhìn thấy bức tranh tổng thể.
Câu 14. Sơ đồ tư duy là? (Hãy chọn các phương án đúng)
a. Một công cụ tổ chức thông tin phù hợp với quá trình tư duy.
b. Một phương pháp chuyển tải thông tin.
c. Một cách ghi chép sáng tạo.
d. Một công cụ soạn thảo văn bản.
Câu 15. Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?
a. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung.
b. Sản phẩm tạo ra dễ dàng sử dụng cho các mục đích khác nhau như: đưa
vào bài trình chiếu, gửi cho bạn qua thư điện tử…
c. Sản phẩm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho nhiều người ở các địa
điểm khác nhau.
d. Có thể thực hiện ở bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong
cách riêng của người tạo.
Câu 16. Sắp xếp các bước vẽ sơ đồ tư duy cho phù hợp.
a. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
b. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh.
c. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình
gì để bao xung quanh chủ đề chính
d. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể
mở rộng về mọi phía.
Câu 17. Sơ đồ tư duy là gì?
a. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn
gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.
b. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng.
c. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà.
d. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi.
Câu 18. Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:
a. Tiêu đề, đoạn văn.
b. Chủ đề chính, chủ đề nhánh.
c. Mở bài, thân bài, kết luận.
d. Chương, bài, mục.
Câu 19. Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:
5

a. Bút, giấy, mực.


b. Phần mềm máy tính.
c. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...
d. Con người, đồ vật, khung cảnh,...
Câu 20. Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy trên giấy là gì?
a. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
b. Hạn chế khả năng sáng tạo.
c. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cử đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
d. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
Câu 21. Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy
bằng phần mềm máy tính?
a. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm
bớt nội dung.
b. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
c. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
d. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.
Câu 22. Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
a. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm
hơn và kích thước dày hơn.
b. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
c. Nên bố tri thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
d. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem
mất tập trung vào vấn đề chính.
Câu 23. Quan sát Hình 9 và điền các từ gợi ý vào chỗ trống?
Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện; Sổ
lưu niệm lớp 6; những hình ảnh đáng nhớ
a. Tên của chủ đề chính……………..(1)……………………
b. Tên các chủ đề nhánh…………………(2)………………………
c. Có thể bổ sung thêm chù đề nhánh…………(3)……………
6

Câu 24. Công cụ vẽ sơ đồ tư duy gồm?


a. Bút, giấy, mực.
b. Phần mềm máy tính.
c. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...
d. Con người, đồ vật, khung cảnh,...
Câu 25. Phần mềm nào giúp chúng ta vẽ sơ đồ tư duy?
a. Microsoft Exel. c. Mindmaple Lite.
b. Google Chrome. d. Recycle Bin.
Câu 26. Ghép tác dụng của lệnh ở cột bên trái với mỗi nút lệnh tương ứng
ở cột bên phải cho phù hợp.

Câu 27. Đúng điền Đ, sai điền S vào ô tương ứng trong bảng sau:

Phát biểu Đúng(Đ)/


Sai(S)
a) Phần mềm soạn thảo văn bản chỉ có thể cài đặt được trên
máy tính.

b) Có nhiều loại phần mềm soạn thảo văn bản khác nhau.
7

c) Em có thể làm việc cộng tác với người khác trên cùng một
văn bản ở bất cứ đâu.

d) Em không thể chỉnh sửa lại văn bản sau khi đã lưu.

Câu 28. Điền từ hoặc cụm từ sau vào chỗ chấm thích hợp để được câu đúng: tất
cả; bốn; ngang; lề dưới; lề trang.
a) Ta có thể chọn hướng trang đứng hoặc hướng trang ......(1)............ cho một
trang văn bản.
b) Một trang văn bản gồm có: lề trên ...(2).......lề trái, lề phải.
c) Lề của đoạn văn bản được tính từ .......(3)....... đến mép (trái hoặc phải) của
đoạn văn bản.
d) Việc thiết đặt lề cho một trang văn bản sẽ tác động đến ....(4).....các trang còn
lại của văn bản đó.
Câu 29. Trong phần mềm soạn thảo văn bản, để chọn hướng trang đứng
em chọn lệnh?
a. Portrait
c. Margins.
b. Landscape.
d. Size.
Câu 30. Trong phần mềm soạn thảo văn bản, để chọn hướng trang ngang
em chọn lệnh?
a. Portrait
c. Margins.
b. Landscape.
d. Size.
Câu 31. Lệnh nào sau đây là lệnh dùng để giãn cách dòng cho văn bản?

Câu 32. Bạn An đang định in trang văn bản “Đặc sản Hà Nội”, theo em khi
đang ở chế độ in, An có thể làm gì?
a. Xem tất cả các trang trong văn bản.
b. Chỉ có thể thấy trang văn bản mà An đang làm việc.
c. Chỉ có thể thấy các trang không chứa hình ảnh.
d. Chỉ có thể thấy trang đầu tiên của văn bản.
Câu 33. Thao tác nào sau đây không thực hiện được sau khi dùng lệnh
File/Print để in văn bản?
a. Nhập số trang cần in.
b. Chọn khổ giấy in.
8

c. Thay đổi lề của đoạn văn bản.


d. Chọn máy in để in nếu máy tính được cài đặt nhiều máy in.
Câu 34. Lệnh nào sau đây là lệnh dùng để tăng mức thụt lề trái cho đoạn
văn bản?

Câu 35. Lệnh nào sau đây là lệnh dùng để tăng mức thụt lề phải cho
đoạn văn bản?

Câu 36. Trong phần mềm soạn thảo văn bản, để đặt lề cho trang văn bản em
chọn lệnh?
a. Portrait
c. Margins.
b. Landscape.
d. Size.
Câu 37. Quan sát hình sau và cho biết đây là khoảng cách gì?
a. Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn.
b. Khoảng cách giữa hai đoạn.
c. Khoảng cách giữa các từ
d. Khoảng cách giữa các câu.

Câu 38. Quan sát hình sau và cho biết đây là khoảng cách gì?
a. Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn.
b. Khoảng cách giữa hai đoạn.
c. Khoảng cách giữa các từ.
d. Khoảng cách giữa các câu.
9

Câu 39. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống?


Page Setup, Paragraph, Home, Page Layout
a. Các lệnh định dạng đoạn văn bản nằm trong thẻ………..(1)……, ở
nhóm lệnh ……….(2)…………
b. Các lệnh định dạng trang văn bản nằm trong thẻ …………(3).............,
ở nhóm lệnh………(3)………….
Câu 40. Em chọn loại căn lề nào là phù hợp nhất khi trình bày nội dung bài thơ
lục bát trên phần mềm soạn thảo văn bản?
a. Lề trái
c. Căn giữa
b. Lề phải
d. Căn thẳng hai lề.
Câu 41. Trong phần mềm soạn thảo văn bản, để in văn bản ra giấy cách nào sau
đây đúng?
a. Chọn thẻ File, sau đó chọn lệnh Print.
b. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+P.
c. Chọn thẻ File, sau đó chọn lệnh Save.
d. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S.
Hết

Duyệt của BGH nhà trường

You might also like