You are on page 1of 35

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN

ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU QUAN NIỆM VẬN ĐỘNG CỦA VẬT CHẤT TRONG
TRIẾT HỌC MÁC VÀ ÁP DỤNG TRONG VIỆC ĐỐI PHÓ DỊCH
BỆNH COVID-19 HIỆN NAY

LỚP: L07 NHÓM: E, HK211

GVHD: Hồ Ngọc Anh


SINH VIÊN THỰC HIỆN
S %
ĐIỂM
T MSSV HỌ TÊN ĐIỂM GHI CHÚ
BTL
T BTL
1 2013072 Nguyễn Đình Hải 100% 10,0
2 2013444 Nguyễn Lê Khanh 100% 10,0
3 2013930 Nguyễn Văn Bảo Nguyên 100% 10,0
Nhóm
4 2011736 Lê Hoàng Nhân 100% 10,0
trưởng
5 2010643 Hoàng Nguyễn Duy Thiện 100% 10,0

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

1
Nhiệm vụ được % ĐIỂM ĐIỂM
STT MSSV Họ Tên Ký tên
phân công BTL BTL
1 2013072 Nguyễn Đình Hải 100% 10,0

2 2013444 Nguyễn Lê Khanh 100% 10,0


3 2013930 Nguyễn Văn Bảo Nguyên *
( )
100% 10,0
4 2011736 Lê Hoàng Nhân Tổng hợp 100% 10,0
5 2010643 Hoàng Nguyễn Duy Thiện 100% 10,0
S
Thành viên
T Phần Công việc
thực hiện
T
1.
Tính cấp thiết của đề tài KHANH
2.
Đối tượng nghiêm cứu HẢI
MỞ 3.
Phạm vi nghiên cứu THIỆN
1
ĐẦU 4.
Mục tiêu nghiên cứu NGUYÊN
5.
Phương pháp nghiên cứu NHÂN
6.
Kết cấu đề tài CẢ NHÓM
CHƯƠNG 1
1.1.1.1. Quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học NHÂN
1.1.1.2. Hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất THIỆN
1.1.2. Nội dung định nghĩa vật chất của V. I. Lênin KHANH
1.2.1. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất NGUYÊN
1.2.2. Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất HẢI
CHƯƠNG 2
NỘI 2.1.1. Sự vận động của vật chất trên thế giới vẫn tồn tại trong hoàn NGUYÊN
2
DUNG cảnh dịch bệnh hiện nay. Lý do tạo ra các sự vận động đó?
2.1.2. Sự vận động của thế giới, của vật chất là cần thiết, mang HẢI,
hướng tích cực và đúng đắn THIỆN
2.1.3. Sự giống và khác nhau của phương thức vận động giữa Việt
Nam và thế giới
KHANH
2.2.1. Phương thức vận động của Việt Nam trong cách ứng phó với
đại dịch COVID-19
2.2.2. Tính hiệu quả từ phương thức vận động của Việt Nam trong
NHÂN
thời buổi dịch bệnh
3 KẾT LUẬN CẢ NHÓM
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................................4
2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................5
3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................5
4. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................5
6. Kết cấu đề tài......................................................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1................................................................................................................................................7
KHÁI LƯỢC VỀ ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V. I. LÊNIN, PHƯƠNG THỨC VÀ HÌNH
THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT.........................................................................................................7
1.1. Định nghĩa vật chất của V. I. Lênin...............................................................................................7
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất của V. I. Lênin.............................................................7
1.1.2. Nội dung định nghĩa vật chất của V. I. Lênin........................................................................10
1.2. Các phương thức và hình thức tồn tại của vật chất....................................................................14
1.2.1. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất........................................................................14
1.2.2. Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất.....................................................16
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................................18
ÁP DỤNG QUAN NIỆM VẬN ĐỘNG VẬT CHẤT TRONG VIỆC ĐỐI PHÓ DỊCH BỆNH
COVID-19 HIỆN NAY............................................................................................................................18
2.1. Tính tích cực của sự vận động  vật chất trên thế giới mang lại cho nhân loại trong dịch bệnh
COVID-19 hiện nay..............................................................................................................................18
2.1.1. Sự vận động của vật chất trên thế giới vẫn tồn tại trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay.....18
2.1.2. Sự vận động của thế giới, của vật chất là cần thiết, mang hướng tích cực và đúng đắn......19
2.1.3. Sự giống và khác nhau của phương thức vận động giữa Việt Nam và thế giới....................23
2.2. Sự hiệu quả từ phương thức vận động vật chất ở Việt Nam trong cơn đại dịch.......................26
2.2.1. Phương thức vận động của Việt Nam trong cách ứng phó với đại dịch COVID-19.............26
2.2.2. Tính hiệu quả từ phương thức vận động của Việt Nam trong thời buổi dịch bệnh..............28
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................33

3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, thế giới và Việt Nam chúng ta hiện đang chống chọi với dịch Covid,
những thách thức chưa từng có tiền lệ và những khó khăn vô cùng to lớn đối với toàn bộ
nền kinh tế- xã hội. Tuy nhiên trước tình hình khó khăn đó, để chiến thắng trên cả 2 mặt
trận y tế và kinh tế, cả trong nước và quốc tế, các nước như Anh, Mỹ, Đức… lại chọn
hướng đi tìm ra loại Vaccine để phòng chống bệnh. Riêng nước ta đã đưa ra những chính
sách hợp lý củng cố được sự an toàn cho nhân dân như tiêm vaccine giúp ngăn ngừa và
giảm khả năng mắc Covid, áp dụng các chỉ thị 15, 16 và 19, chuẩn bị đủ năng lực để ứng
phó khi dịch Covid kéo dài, tăng cường tiềm lực để phục hồi nền kinh tế nhanh chóng khi
dịch Covid được khống chế, không để nền kinh tế bị suy thoái.

Trong tình thế cấp thiết đấy, phương thức vận động của vật chất, của thế giới có
tồn tại trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay. Thế giới đã áp dụng các phương thức cũng
như hình thức vận động đã giúp cho đại dịch COVID-19 ngày càng suy giảm. Sự vận
động của thế giới, của vật chất là thật sự cần thiết, tích cực và đúng đắn trong tình cảnh
này. Bên cạnh đó, Việt Nam chúng ta đã có chung một số phương thức vận động đó của
thế giới. Song, Việt Nam không đứng yên trước đại dịch mà luôn tìm phương pháp riêng
của mình để phòng và chống COVID-19. Các hình thức ấy đã thật sự có ít cho toàn thể
đất nước và ta cũng đã nhận thấy tính hiệu quả khi trải qua 4 lần đại dịch. Không dừng ở
đấy, Việt Nam còn thường xuyên tuyên truyền, tổ chức cuộc tiêm chủng lớn nhất nước
chưa có tiền lệ trong lịch sử quốc gia. Chúng ta còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đó cho
các quốc gia láng giềng và cả trên toàn thế giới.

Trước những tình trạng trên, nhóm em đã quyết định thực hiện, nghiên cứu đề tài
này để tìm hiểu quan niệm vận động của vật chất trong Triết học Mác được áp dụng trong
việc đối phó dịch Covid -19 hiện nay.

4
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài về quan niệm vận động của vật chất trong Triết học Mác. Bên
cạnh đó khách thể nghiên cứu là con người, xã hội của Việt Nam và thế giới trong tình
hình dịch bệnh Covid 19 hiện nay. Trong nghiên cứu con người: Nghiên cứu về sự thay
đổi ý thức của con người, của cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn chặn
sự lây lan của dịch trong cộng đồng.

3. Phạm vi nghiên cứu


Về mặt Không gian, xã hội Việt Nam và các nước phát triển như Mỹ, Anh,  Đức,
…đang gồng mình tìm ra phương hướng điều trị COVID-19. Về thời gian, Nghiên cứu
được thực hiện trong giai đoạn khó khăn và thử thách của đại dịch bệnh truyền nhiễm
COVID-19 gây ra xuyên suốt từ cuối tháng 12 năm 2019 đến hiện nay.

Lĩnh vực thực hiện nghiên cứu: Nền y học của thế giới trong mảng tìm ra vaccine
phòng ngừa COVID-19. Nền y tế của Việt Nam trong mảng phòng chống, chữa trị, ngăn
ngừa sự lây lan virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Những cộng đồng xã hội, công tác
hỗ trợ, giúp đỡ người dân và người nhiễm bệnh được triển khai trong xã hội Việt Nam. 

4. Mục tiêu nghiên cứu


Xác định tính cấp thiết của vận động trong lĩnh vực y tế, đồng thời liên hệ tới các
hình thức khác trong xã hội.

Xác định phương thức tồn tại của vật chất, qua đó nhận thức rõ hơn về sự biến đổi
của vật chất thông qua các nghiên cứu về hoạt động của nó trong đại dịch Covid – 19.

Ứng dụng và thông hiểu về những vấn đề xung quanh ta qua cách nhìn dựa trên cơ
sở lý luận của Triết học Mác - Lênin

5. Phương pháp nghiên cứu


Tìm hiểu quan niệm vận động của vật chất trong Triết học Mác và áp dụng trong
việc đối phó dịch bệnh COVID-19 hiện nay thì chúng em sử dụng các phương pháp như

5
sau: Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Triết học Mác - Lênin và chủ
nghĩa Mác - Lênin liên quan đến vấn đề nguy cấp trên toàn cầu hiện nay là đại dịch
COVID-19  hiện nay.Tham khảo các tài liệu từ các bài báo trong và ngoài nước, các bài
luận văn,... liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đưa ra hướng giải quyết.Quan trọng nhất
là phương pháp nghiên cứu định lượng để tập trung vào việc thu thập và phân tích dữ
liệu. Khi thu thập dữ liệu chính, chúng em dựa trên những tiêu chí một cách rõ ràng và
phù hợp với đề tài đã đưa ra cũng như tìm những nguồn thông tin có tính xác thực cao.
6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Khái lược về định nghĩa vật chất của V. I. Lênin, phương thức và hình
thức tồn tại của vật chất

Chương 2: Áp dụng quan niệm vận động vật chất trong việc đối phó dịch bệnh
COVID-19 hiện nay

6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

KHÁI LƯỢC VỀ ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V. I. LÊNIN, PHƯƠNG THỨC
VÀ HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
1.1. Định nghĩa vật chất của V. I. Lênin
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất của V. I. Lênin
1.1.1.1. Quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học
Phạm trù vật chất xuất hiện ngay từ khi triết học mới ra đời trong thời kỳ cổ đại,
dưới chế độ chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên nội dung của phạm trù này không phải là bất biến
mà luôn luôn biến đổi và phát triển.

Các nhà triết học duy vật thời cổ đại là đi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi
nó là yếu tố tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt
nguồn từ đó và cuối cùng đều tan biến trong đó. Tức là họ muốn tìm một thực thể chung,
là cơ sở bất biến của toàn bộ tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự vật dù trạng thái và
thuộc tính của sự vật có biến đổi và được gọi là vật chất

Thời kì cổ đại, tương ứng với thời kỳ này là chế độ chiếm hữu nô lệ. Vào thời kì
này, trình độ nhận thức của con người còn thấp, hiểu biết có hạn nên con người thường
đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó. Trong triết học Ấn Độ, người
ta đồng nghĩa vật chất với những gì họ cho là con người cần nhất, như: nước, lửa, khí, đất.
Ở Trung Quốc, trường phái Âm dương cho rằng âm và dương là vật chất; còn trường phái
Ngũ Hành cho rằng vật chất chính là 5 yếu tố: kim, thủy, mộc, hỏa, thổ. Ở Hy Lạp, Talet
nói vật chất là nước, Hê-ra-clit nói vật chất là lửa. Và đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ
đại về vật chất là thuyết nguyên tử của Đê mô crit. Ông cho rằng vật chất là nguyên tử.
Ông định nghĩa nguyên tử là đơn vị (hạt) nhỏ nhất, không thể xâm nhập được, không cảm
giác được. Quan niệm vật chất là nguyên tử đã trở thành quan niệm truyền thống trong
nhân loại. Tóm lại ở thời kỳ cổ đại các nhà triết học chưa nêu ra được định nghĩa khái
quát về phạm trù vật chất (hay chưa có khái niệm trừu tượng về vật chất), mà thường
đồng nhất vật chất nói chung với một dạng, hoặc một vài dạng cụ thể của vật chất mà họ

7
gọi là khởi nguyên của thế giới. Họ nhận thấy thế giới bao gồm vô vàn các sự vật khác
nhau, biến đổi không ngừng, nhưng vẫn thống nhất với nhau, và họ tìm cách giải thích thế
giới các sự vật đa dạng đó ở cơ sở đầu tiên (yếu tố khởi nguyên).

Thời kỳ trung đại, tương ứng với thời kỳ này là chế độ phong kiến. Ở thời kỳ này,
quan niệm vật chất bị biến mất vì đây là thời kỳ của tôn giáo với những tư tưởng hoang
đường về con người và thế giới. Thời kỳ thần quyền thắng vương quyền. Triết học lúc
này trở thành tôi tớ cho thần học (đêm trường trung cổ).

Thế kỷ XV - XVIII, loài người lúc này bước vào thời kỳ Phục Hưng, thời kỳ Ánh
Sáng: khôi phục lại quan niệm duy vật thời cổ đại, mở ra thời kỳ ánh sáng của khoa học.
Thời kỳ này, khoa học đã được trỗi dậy và đi sâu nghiên cứu thế giới vi mô, các ngành
khoa học cụ thể được ra đời dẫn đến quan điểm siêu hình máy móc về vật chất. Loài
người đã đồng nhất các thuộc tính của vật chất là vật chất. VD: người ta đồng nhất vật
chất với khối lượng, trọng lượng, độ dài, tốc độ,.... 

Song, do chưa thoát khỏi tư duy siêu hình nên nhìn chung các nhà triết học duy vật
thời kỳ cận đại đã không đưa ra những khái quát triết học đúng đắn. Họ thường đồng nhất
vật chất với khối lượng, coi những định luật cơ học như những chân lý không thể thêm
bớt và giải thích mọi hiện tượng của thế giới theo những chuẩn mực thuần túy cơ học;
xem vật chất, vận động, không gian, thời gian như những thực thể khác nhau, không có
mối liên hệ thực tại với nhau… Cũng có một số nhà triết học thời kỳ này cố gắng mặt ra
những sai lầm của thuyết nguyên tử ( chẳng hạn như René Descartes, Kant, …) Nhưng
không Nhiều mà không thể làm thay đổi căn bản cái nhìn cơ học về thế giới, không đủ
đưa đến một nhận định hoàn toàn mới về phạm trù vật chất. 
1.1.1.2. Hoàn cảnh ra đời định nghĩa vật chất của V. I. Lênin
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin được ra đời trong hoàn cảnh sau đây:

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh giữa các trường phái, các luồng
học thuyết, tư tưởng diễn ra gay gắt. Lĩnh vực khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ và
có nhiều phát minh mang tính chất thời đại vô cùng quan trọng.

8
Các phát minh có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực Vật lý vào cuối thế kỷ XIX – đầu
XX, như là:

 Năm 1895: Rơnghen phát hiện ra tia X.


 Năm 1896: Bécvơren tìm ra hiện tượng phóng xạ.
 Năm 1897: Tômxơn phát hiện ra điện tử.
 Năm 1901: Kanphman phát hiện ra khối lượng của điện tử tăng khi vận tốc tăng.

⇒ Cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu Vật Lý học.

Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực Vật Lý học đã khiến cho các nhà Triết học Duy
Vật lúc này cần phải đưa ra được một quan niệm đúng đắn, khoa học về phạm trù vật
chất.

Bên trường phái đối lập, các nhà Triết học Duy Tâm cũng lợi dụng Chủ nghĩa Duy Tâm
để công kích Chủ nghĩa Duy Vật. Trước tình hình này, một vấn đề lớn được đặt ra cần
khái quát thành tựu khoa học tự nhiên để đưa ra định nghĩa về khoa học vật chất được V.I.
Lênin thực hiện.

V.I. Lênin đã thực hiện tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học,
kế thừa những tư tưởng của Các Mác và Ph. Ăngghen và đấu tranh chống mọi biểu hiện
của Chủ nghĩa Hoài Nghi, Duy Tâm đang lầm lẫn hoặc xuyên tạc những thành tựu mới
trong nhận thức cụ thể của con người về vật chất, mưu toan bác bỏ chủ nghĩa duy vật, qua
đó bảo vệ và phát triển quan niệm duy vật biện chứng về phạm trù vật chất.

V.I. Lênin đã định nghĩa vật chất với tư cách là một phạm trù triết học và bằng
cách đem đối lập với phạm trù ý thức trên phương diện nhận thức luận cơ bản.

Nhằm khẳng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật, V.I. Lênin đưa ra định nghĩa về
vật chất: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác1”

1()
Giáo trình Triết học Mác-Lênin. Hà Nội: Hội Đồng biên soạn giáo trình môn Triết học Mác-Lênin. tr65.

9
1.1.2. Nội dung định nghĩa vật chất của V. I. Lênin
Trong khi đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất Khả tri và phê phán chủ
nghĩa duy vật siêu hình, máy móc, Các mác và Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng rất
quan trọng về vật chất.

Theo Ăngghen, Để có một quan niệm đúng đắn về vật chất, cần phải có sự phân
biệt rõ ràng Giữa vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học với bản thân các sự
vật, hiện tượng dụng cụ thể là thế giới vật chất. “Vật chất, với tính cách là vật chất, là một
sáng tạo thuần túy của tư duy và là sự trừu tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau
về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại hữu
hình, vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất nhất định đang tồn tại, vật
chất, với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại cảm tính” 2. Như vậy, vật chất với tính
cách là vật chất, một sáng tạo thuần túy của tư duy, và là trừu tượng thuần túy, không có
sự tồn tại cảm tính.

Ăngghen khẳng định rằng, xét về vật chất, nội hàm của phạm trù vật chất chẳng
qua chỉ là sự tóm tắt trong chúng ta tập hợp theo những thuộc tính chung của tính phong
phú, muôn vẻ nhưng có thể cảm biết được bằng các giác quan của các sự vật, hiện tượng
của thế giới vật chất. Thực thể, vật chất không phải cái gì khác hơn là tổng số những vật
thể từ đó người ta rút ra khái niệm ấy bằng con đường trừu tượng hóa; , vận động với tính
cách là vận động không phải là cái gì khác hơn là tổng số những hình thức vận động có
thể cảm biết được bằng các giác quan; những từ như “vật chất” và “vận động” chỉ là
những sự tóm tắt trong đó chúng ta tập hợp theo các thuộc tính chung của chúng, rất
nhiều sự vật khác nhau có thể cảm biết được bằng các giác quan. Vì thế chỉ có thể nhận
thức được vật chất và vận động bằng cách nghiên cứu những vật thể riêng biệt và những
hình thức riêng lẻ của vận động, và khi chúng ta nhận thức được những cái ấy thì chúng ta
cũng nhận thức được cả vật chất và vận động với tính cách vật chất và vận động”3.

Các Mác không đưa ra một định nghĩa về vật chất, nhưng đã vận dụng đúng đắn
quan điểm duy vật biện chứng về vật chất trong phân tích những vấn đề chính trị - xã hội,
2
C.Mác và Ph.Angghen (1994). Toàn tập, t.20, Sđd, tr.751
3
C.Mác và Ph.Angghen (1994). Toàn tập, t.20, Sđd, tr.726-727

10
đặc biệt là trong phân tích quá trình sản xuất vật chất của xã hội và mở rộng quan điểm
duy vật biện chứng về vật chất để phân tích tồn tại xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa
tồn tại xã hội I và ý thức xã hội. Các Mác và Ăngghen đã khẳng định quan điểm duy vật
biện chứng của mình trong nghiên cứu lịch sử như sau: Những tiền đề xuất phát của tôi,
“Đó là những cá nhân hiện thực, hoạt động của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn
cũng như những điều kiện do chính hoạt động của họ tạo ra…”. Như vậy vật chất trong xã
hội chính là tồn tại của chính bản thân con người cùng với những điều kiện vật chất của
con người hoạt động vật chất và những quan hệ vật chất giữa người với người.

V.I.Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học,
đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm đang lầm lẫn hoặc
thường xuyên tạc những thành tựu mới trong nhận thức cụ thể của con người về vật chất,
mưu toan bác bỏ chủ nghĩa duy vật, qua đó bảo vệ và phát triển quan niệm duy vật biện
chứng về phạm trù vật chất.

Để đưa ra một quan niệm thực sự khoa học về vật chất, Lênin đặc biệt quan tâm
đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này. Kế thừa những tư tưởng
ảnh của Các Mác và Ăngghen, Lênin đã định nghĩa vật chất với tư cách là một phạm trù
triết học và bằng cách đem đối lập với phạm trù ý thức trên phương diện nhận thức luận
cơ bản. Lênin viết: “ Không thể đem lại cho hai khái niệm nhận thức luận này một định
nghĩa nào khác ngoài cách chỉ rõ rằng trong hai khái niệm đó, cái nào được coi là có
trước”.

Với phương pháp  nêu trên, trong tác phẩm “ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán”, Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một
phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”4. Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay được
các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển.

Định nghĩa vật chất của Lênin bao hàm các nội dung sau đây:
4
V.I.Lenin (1980), Toàn tập, t. 18, Sđd. tr. 151.

11
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - Cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức
và không lệ thuộc vào ý thức.

Khi nói vật chất là một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù này là sản phẩm
của sự trừu tượng hóa, không có sự tồn tại cảm tính. nhưng khác về nguyên tắc với mọi sự
trừu tượng hóa mang tính chất duy tâm chủ nghĩa về phạm trù này, Lênin nhấn mạnh
rằng, phạm trù triết học này dùng để chỉ cái cái “đặc tính duy nhất của vật chất mà chủ
nghĩa duy vật triết học gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này - là cái đặc tính tồn tại
với tư cách là hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức chúng ta”5. Nói cách khác, tính
trừu tượng của Phạm trù vật chất bắt nguồn từ cơ sở hiện thực, do đó, không tách rời tính
hiện thực cụ thể của nó. nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì vì đã và đang hiện hữu
thật sự bên ngoài ý thức của con người. vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và
hiện thực này mang tính tính khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan. đây cũng
chính là là cái “phạm vi hết sức hạn chế” mà ở đó, theo Lênin, sự đối lập giữa vật chất và
ý thức là tuyệt đối. tuyệt đối hóa tính trừu tượng ảnh của phạm trù này sẽ không thấy vật
chất đâu cả, sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. ngược lại, tại nếu tuyệt đối hóa tính hiện thực
cụ thể để của phạm trù này sẽ đồng nhất vật chất với vật thể ,và đó là thật chất quan điểm
của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vấn đề này. như vậy, mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô
đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật “ đơn giản nhất”
đến những hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội cũng
đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là điều
thuộc phạm trù vật chất, đều là các dạng để cụ thể của vật chất. xã hội loài người cũng là
một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất. theo Lênin, trong đời sống xã hội thì “ khách quan
không phải theo ý nghĩa là một xã hội những sinh vật có ý thức, những con người, có thể
tồn tại và phát triển không phụ thuộc vào sự tồn tại của những sinh vật có ý thức (...), Mà
khách quan theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã hội của con
người”6.

5
V.I.Lenin (1980), Toàn tập, t. 18, Sđd. tr. 321.
6
V.I.Lenin (1980), Toàn tập, t. 18, Sđd. tr. 403.

12
Khẳng định trên đây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phê phán thế giới quan
duy tâm vật lý học, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi cuộc khủng hoảng thế giới quan,
khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất, khám phá ra những thuộc
tính mới, kết cấu mới của vật chất, không ngừng làm phong phú tri thức của con người về
thế giới.

Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại
cho con người cảm giác.

Trái với quan niệm “ khách quan” mang tính chất  duy tâm về sự tồn tại của vật
chất, Lênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của
mình mình thông qua sự tồn tại tại không lệ thuộc Vào ý thức của các sự vật, hiện tượng
cụ thể, tức là  biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng thực thể. để các thực thể
này do những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, có nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp  tác
động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác. Mặc dù, không phải
mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khi tác động lên giác quan của con người
đều được các giác quan con người nhận biết; có cái phải qua dụng cụ có khoa học, thậm
chí có cái bằng dụng cụ khoa học cũng chưa biết; có cái đến nay vẫn chưa có dụng cụ
khoa học để biết được; song, Nếu nó tồn tại khách quan, hiện thực ở bên ngoài, độc lập,
không phụ thuộc vào ý thức của con người thì nó vẫn là vật chất.

Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.

Có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. trong thế giới ấy, theo quy luật vốn
có của nó có mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng một lúc tồn tại hai hiện tượng - hiện
tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan,
không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư
duy, ý thức…), lại luôn luôn có nguồn gốc các hiện tượng vật chất và những gì có được
được trong các hiện tượng tinh thần ấy (nội dung của chúng) chẳng qua chỉ là chép lại,
chụp lại, là bản sao của các sự vật,  hiện tượng đang tồn tại với tính cách là hiện thực
khách quan. như vậy, cảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó
lại không ngừng chép lại, chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc,

13
con người có thể nhận thức được thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất không có cái gì
là không thể biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do Hạn chế của con
người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. cùng với sự phát triển của khoa học, các giác
quan của con người ngày càng được “nói dài”, giới hạn nhận thức của các thời đại bị vượt
qua, bị mất đi chứ không phải vật chất mất đi như những người duy tâm quan niệm.

Khẳng định trên đây có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bác bỏ thuyết “bất
khả tri”, đồng thời có tác dụng khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vật
chất, góp phần làm giàu kho tàng tri thức nhân loại. Ngày nay, Khoa học Tự nhiên, khoa
học xã hội và nhân văn ngày càng phát triển với những khám phá mới mẻ càng khẳng
định tính đúng đắn của quan niệm duy vật bị chứng về vật chất, chứng tỏ định nghĩa vật
chất của Lênin vẫn giữ nguyên giá trị, và do đó mà, chủ nghĩa duy vật biện chứng ảnh
ngày càng khẳng định vai trò là hạt nhân thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn của
các khoa học hiện đại. 
1.2. Các phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
1.2.1. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận
động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật
chất mà không có vận động và ngược lại. 

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của vật chất là tự thân vận động;
bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt,
các quá trình liên hệ, tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến
đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình
về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức
thông qua sự vận động của chúng. 

Vận động là một thuộc tính cố hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo ra và
cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn
và chuyển hoá năng lượng. 

14
Vận động được chia thành 5 hình thức cơ bản (xếp từ đơn giản đến phức tạp). Đó là:

 Vận động cơ học là hình thức vận động đơn giản nhất, bao gồm những sự biến đổi về
vị trí của các vật thể trong không gian.
 Vận động vật lý tức sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các
quá trình nhiệt điện, v.v.
 Vận động hóa học là vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải
các chất.
 Vận động sinh học là các quá trình biến đổi của các chất đặc trưng cho sự sống: sự lớn
lên của các cơ thể sống nhờ quá trình không ngừng trao đổi chất của cơ thể sống và
môi trường, sự biến đổi của cấu trúc gen, sự phát sinh các giống loài mới trong quá
trình phát triển của chúng,...
 Vận động xã hội là tất cả các quá trình biến đổi của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đạo
đức,... của đời sống xã hội loài người. Nó là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa
học xã hội, như: kinh tế học, chính trị học, đạo đức học,...

Thông qua các hình thức cơ bản của vận động cho thấy, vật chất tồn tại hiện hữu
dưới dạng là một đối tượng cơ học, hay vật lý, hóa học, Sinh học hoặc xã hội. Chính vì
vậy, vận động nói chung là một hình thức tồn tại của vật chất. cơ sở của sự phân chia đó
dựa trên các nguyên tắc: các hình thức vận động phải tương ứng với trình độ nhất định
của tổ chức vật chất; các hình thức vận động có mối liên hệ phát sinh, nghĩa là hình thức
vận động cao nảy sinh trên cơ sở của hình thức vận động thấp và bao hàm hình thức vận
động thấp; hình thức vận động cao khác về chất so với hình thức vận động thấp và không
thể quy về về hình thức vận động thấp.Việc phân chia các hình thức vận động động cơ
bản có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân chia đối tượng và xác định mối quan hệ giữa
các ngành khoa học, đồng thời cũng cho phép vạch ra các nguyên lý đặc trưng cho sự sự
tương quan giữa các hình thức vận động của vật chất. Trong tương lai, khoa học hiện đại
có thể sẽ phát triển ra những trình độ tổ chức vật chất mới, và do đó, đó cũng có thể tìm ra
những hình thức vận động mới cho nên có thể và cần thiết phát triển, bổ sung cho sự phân

15
loại nói trên của Ăngghen, mặc dù những nguyên tắc căn bản của sự phân loại khi đó vẫn
giữ nguyên giá trị.

Các hình thức vận động tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời nhau. giữa hai
hình thức vận động cao và thấp có thể có hình thức vận động trung gian, đó là những mắt
khâu chuyển tiếp trong quá trình chuyển hóa ra lẫn nhau của các hình thức vận động. Tuy
nhiên, những kết cấu vật chất đặc thù bao giờ giờ cũng được đặc trưng bởi một hình thức
vận động cơ bản nhất định và khi đó các hình thức vận động khác chỉ tồn tại như những
nhân tố, những vệ tinh của hình thức vận động cơ bản. Vì vậy, vừa phải thấy mối liên hệ
giữa các hình thức vận động, vừa phải phân biệt sự khác nhau về chất của chúng.

Ngoài ra, quá trình vận động còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im. Theo quan
điểm của triết học Mác - Lenin thì đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động đó là
sự vận động trong trạng thái cân bằng, tức là những tính chất của vật chất chưa có sự biến
đổi về cơ bản. Đứng im chỉ là hiện tượng tương đối và tạm thời. Theo Engels thì "mọi sự
cân bằng chỉ là tương đối và tạm thời".

 Đứng im là tương đối, vì trước hết hiện tượng đứng im chỉ xảy ra trong một mối quan
hệ nhất định chứ không phải trong mọi quan hệ cùng một lúc.

 Đứng im chỉ xảy ra với một hình thái vận động trong một lúc nào đó, chứ không phải
với mọi hình thức vận động trong cùng một lúc.

 Đứng im chỉ biểu hiện của một trạng thái vận động, đó là vận động trong thăng bằng,
trong sự ổn định tương đối, biểu hiện thành một sự vật nhất định khi nó còn là nó chưa
bị phân hóa thành cái khác. Chính nhờ trạng thái ổn định đó mà sự vật thực hiện được
sự chuyển hóa tiếp theo.
1.2.2. Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất 
Trong lịch sử triết học, xung quanh các phạm trù không gian và thời gian đã từng
có rất nhiều vấn đề nan giải gây tranh cãi. Vậy theo triết học duy vật biện chứng thì phạm
trù không gian và thời gian được hiểu như thế nào?

16
1.2.2.1. Khái niệm không gian, thời gian
Không gian: Bất kỳ một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vị trí nhất
định, ở vào một khung cảnh nhất định trong tương quan về mặt kích thước (hình thức kết
cấu, độ dài ngắn, cao thấp...) so với các khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy của
vật thể được gọi là không gian. Hay nói cách khác, không gian là hình thức tồn tại của vật
chất, vì vật chất luôn tồn tại trong những dạng vật chất cụ thể, có kết cấu và liên hệ với
những dạng khác theo một trật tự phân bố nhất định.

Thời gian: Sự tồn tại của các khách thể vật chất bên cạnh các quan hệ không gian,
còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay nhanh chóng của hiện tượng, ở sự kế tiếp
trước sau của các giai đoạn vận động... Những thuộc tính này của sự vật được đặc trưng
bằng phạm trù thời gian. Hay nói cách khác thời gian là hình thức tồn tại của vật chất,
biểu thị sự tồn tại, vận động kế tiếp nhau theo trình tự xuất hiện, phát triển và mất đi của
các sự vật, hiện tượng.
1.2.2.2. Tính chất của không gian và thời gian
Tính khách quan: Không gian, thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền
với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời
gian cũng tồn tại khách quan.

Tính vĩnh cửu và vô tận: Theo Ph.Ăngghen, vật chất vĩnh cửu và vô tận trong
không gian và trong thời gian. Những thành tựu của vật lý học vi mô cũng như những
thành tựu của vũ trụ học ngày càng xác nhận tính vĩnh cửu và vô tận của không gian và
thời gian.

Tính ba chiều của không gian và tính một chiều của thời gian: Tính ba chiều của
không gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của thời gian là chiều từ
quá khứ đến tương lai.

Như vậy, không gian, thời gian và vận động là những hình thức, phương thức tồn
tại tất yếu, vốn có của vật chất. Chỉ có vật chất tồn tại, vận động vĩnh viễn trong thời gian
và không gian, và chỉ có không gian, thời gian của vật chất đang vận động. Con người
nhận thức vật chất thông qua các hình thức và phương thức tồn tại của nó.

17
CHƯƠNG 2

ÁP DỤNG QUAN NIỆM VẬN ĐỘNG VẬT CHẤT TRONG VIỆC ĐỐI PHÓ
DỊCH BỆNH COVID-19 HIỆN NAY
2.1. Tính tích cực của sự vận động  vật chất trên thế giới mang lại cho nhân loại
trong dịch bệnh COVID-19 hiện nay
2.1.1. Sự vận động của vật chất trên thế giới vẫn tồn tại trong hoàn cảnh dịch bệnh
hiện nay
2.1.1.1. Sự vận động của vật chất trên thế giới được thể hiện qua những hành động nào?
Sau gần 2 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, vắc xin vẫn là vũ khí được
toàn nhân loại trông chờ. Đến nay đã có gần 100 loại vắc xin đang được các nhà nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng trên người, trong đó có 32 loại đạt đến giai đoạn thử nghiệm
cuối cùng và ít nhất 77 loại vắc xin tiền lâm sàng đang được thử nghiệm tích cực trên
động vật. Vắc xin Moderna (Mỹ), vắc xin Sinovac, vắc xin Astrazeneca (Anh), vacxin
Pfizer (Mỹ - Đức), vắc xin Sinopharm - Sinovax (Trung Quốc), vắc xin Sputnik (Nga) là
những loại vacxin phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

Trong khi đó ở Châu Âu, lãnh đạo các nước trong khối EU7 đã họp qua cầu truyền
hình nhằm thảo luận sự phối hợp trong công tác khống chế dịch bệnh, duy trì hoạt động
kinh tế, nhất là sau khi các nước tự quyết định đóng cửa biên giới. Các biện pháp do Pháp
và các nước trong khối EU đưa ra trong 24 giờ qua cho thấy lời kêu gọi về "cách tiếp cận
chung" trong cuộc họp ngày 10-3 không được cân nhắc. Mỗi nước có cách hành động
riêng, không có sự thống nhất về biện pháp phòng chống dịch trong lĩnh vực y tế, biên
giới, hỗ trợ kinh tế.

Người dân thích nghi với tình hình hiện nay: khuynh hướng làm việc tại nhà đã trở
thành một "bình thường mới", kinh doanh ở nhiều nhóm ngành nghề gặp khó khiến thu
nhập của không ít bạn trẻ giảm, do đó để  ổn định cuộc sống, nhiều người chọn lối sống
tiết kiệm và học cách quản trị tài chính cá nhân hiệu quả và mọi người chỉ ra đường khi
thật sự cần thiết

7
Liên minh Châu Âu là một liên minh chính trị và kinh tế bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu.

18
Các công nghệ và nghiên cứu tiếp tục phát triển. Điển hình như mạng 5G, lưu giữ
số liệu bằng ADN, đảo ngược bệnh tê liệt, truyền tải dữ liệu bằng công nghệ Li-Fi 8, điều
khiển thiết bị thông qua vi mạch cấy vào não...
2.1.1.2. Lý do tạo ra sự vận động đó là gì?
Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ
mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Do đó các nước phải ưu
tiên tìm hiểu và phát triển nó.

Với tốc độ lây lan rất nhanh của biến thể Delta, dịch bệnh không lây theo chuỗi từ
người này sang người kia mà theo lây theo chùm ca bệnh, F0 tăng theo cấp số nhân,… Để
ứng phó với tình huống này thì giãn cách xã hội là giải pháp quyết định để ngăn chặn dịch
lây lan trong cộng đồng. Chỉ có thực hiện triệt để giãn cách giữa người với người, gia
đình với gia đình mới chặt đứt được chuỗi lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 với biến thể
Delta.

Thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ
đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp trên nguyên tắc “ai ở đâu ở đấy”9; dứt khoát không để
người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch làm lây lan sang các địa bàn, địa phương
khác; “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng
có dịch hoặc đến từ địa bàn khác mà không khai báo…

Xã hội giãn cách, ai ở đâu ở yên chỗ đó, các cơ quan công sở cho nhân viên làm
việc online. Do đó, mọi người cần phải thích nghi với điều này.
2.1.2. Sự vận động của thế giới, của vật chất là cần thiết, mang hướng tích cực và
đúng đắn
2.1.2.1. Sự vận động của thế giới, của vật chất là thật sự cần thiết
Cuối năm 2019 tình hình dịch covid bắt đầu xuất hiện và chuyển biến xấu cho các
nước trên thế giới về kinh tế lẫn tinh thần, thời điểm ban đầu xuất hiện tại Vũ Hán, Trung
Quốc nhưng do phản ứng chậm trễ và gây tranh cãi của chính quyền Vũ Hán và Hồ Bắc

8
Công nghệ LiFi là công nghệ truyền internet, với khả năng sử dụng ánh sáng đèn LED có thể truyền dữ liệu thông
tin.
9
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính

19
đã không thể ngăn chặn được sự bùng phát trong giai đoạn đầu, dẫn đến sự chỉ trích từ
công chúng và giới truyền thông. Đến 29/01/2020, virus đã lan sang tất cả các tỉnh của
Trung Quốc đại lục. Đến 08/02/2020, hơn 724 người đã chết vì viêm phổi liên quan đến
nhiễm trùng coronavirus và 34.878 được xác nhận là bị nhiễm bệnh. Chỉ riêng ở Hồ Bắc,
đã có 24.953 trường hợp nhiễm trùng và 699 trường hợp tử vong liên quan. Tất cả các
tỉnh của Trung Quốc đại lục đã bắt đầu mức phản ứng cao nhất đối với tình trạng khẩn
cấp về sức khỏe cộng đồng. WHO tuyên bố ổ dịch là " tình trạng khẩn cấp về sức khỏe
cộng đồng " vào 31/01/2020, vì sợ rằng vi-rút lây lan ra khỏi Trung Quốc đến nơi không
có hệ thống chăm sóc sức khỏe mạnh mẽ, bất chấp sự tin tưởng vào nỗ lực của Trung
Quốc.

Trước tình hình diễn biến dịch như hiện nay, một số đường bay quốc tế đã và đang
tạm dừng vì COVID-19 trong bối cảnh trên thế giới với số ca nhiễm mới và tử vong vẫn
tăng.

Tính đến sáng 21/9/2020, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực
Worldometers, thế giới ghi nhận hơn 31,2 triệu người nhiễm, hơn 964.700 người tử vong
do mắc COVID-19. 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 239.220 ca mắc COVID-19, trong
khi đó, số bệnh nhân bình phục đã lên tới 22,81 triệu người.

Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-
2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ, Mỹ và Brazil; Ấn Độ dẫn đầu về số ca tử vong mới
(với 1.135 ca), tiếp theo là Brazil (330 ca) và Mỹ (289 ca). Số ca nhiễm mới ở Ấn Độ tăng
gấp gần 2,5 lần so với Mỹ.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.000.193 ca nhiễm và 204.113 người
chết, tăng lần lượt hơn 34.000 và 294 ca so với một ngày trước đó.

Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 330 người chết vì COVID-19,
nâng tổng số ca tử vong lên gần 136.900. Số người nhiễm SARS-CoV-2 tại quốc gia khu
vực Nam Mỹ này tăng thêm hơn 16.200 trong 24 giờ qua, hiện ở mức hơn 4,5 triệu.

20
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 87.382 ca
nhiễm và 1.135 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì COVID-19 lên lần lượt
5.485.612 và 87.909. Số ca nhiễm tại quốc gia Nam Á này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc
gia nào khác nhưng Ấn Độ lại có số bệnh nhân đã hồi phục cao nhất thế giới. Tỉ lệ hồi
phục hiện là khoảng 80%.

Tại Nhật Bản, đến tối 20/9/2020, nước này ghi nhận thêm 480 ca nhiễm mới, trong
đó số ca nhiễm mới tại tâm dịch là thủ đô Tokyo chiếm tới 162 ca. Như vậy, số ca nhiễm
mới hằng ngày tại thủ đô Tokyo đã ở mức trên 100 ca trong 6 ngày liên tiếp.Tổng số ca
nhiễm ở Nhật Bản đã lên tới 79.260 ca, trong đó số ca nhiễm tại Tokyo là 24.208 ca, cao
nhất trong 47 tỉnh của nước này.

Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 244.676 ca nhiễm, tăng 3.989
so với hôm trước, trong đó 9.553 người chết, tăng 105 ca. Thủ đô Jakarta từ 14/9 tiếp tục
siết chặt những biện pháp hạn chế, giảm thiểu hoạt động của các doanh nghiệp, trung tâm
thương mại và nơi thờ phụng. Người dân không được dùng bữa tại nhà hàng và tới quán
cà phê.

Nhưng nhờ có sợ tiến bộ của y học và công nghệ thông tin trên toàn cầu mà thế
giới đã trị khỏi cho 212.642.806/235.771.633 người mắc COVID-19 tính từ năm 2019
đến nay, thông tin được cập nhật vào ngày 17/9/2021. Nền y học thế giới đã tạo ra các
loại máy thở hiện đại, các loại vaccine giúp người dân kháng thể với dịch bệnh cũng như
chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Công nghệ thông tin đã tạo ra các ứng
dụng cho người dân có thể khai báo y tế tại nhà, thanh toán các mặc hàng bằng hình thức
trực tuyến, tạo ra các robot có thể hỗ trợ các bác sĩ trong việc điều trị bệnh nhân. Thống
kê cho thấy các khu vực trên thế giới đều ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 giảm trong
tuần qua. Trung bình, mỗi ngày thế giới chỉ ghi nhận 412.700 ca mắc COVID-19. Tại Mỹ
và Canada, số ca nhiễm mới theo ngày đã giảm 24%; tại châu Phi giảm 20%; châu Á
giảm 18%, châu Âu giảm 15%, Mỹ Latinh và vùng Caribe giảm 10% và Trung Đông
giảm 2%. Tại châu Đại dương, virus SARS-CoV-2 dường như không tồn tại với số ca
nhiễm mới hàng ngày ghi nhận chỉ còn 12 ca.

21
Sự tiến bộ và phát triển về các mặt đã đẩy lùi dịch bệnh từ năm 2019 đến nay, cho
thấy được tầm quan trọng của sự vận động trong xã hội, nếu sự vận động của COVID-19
phát triển nhưng vận động xã hội đứng yên một chỗ, không có vaccine và không có thuốc
điều trị thì những con số nhiễm bệnh kể trên có thể tính đến cấp số cộng, thậm chí là cấp
số nhân.
2.1.2.2. Sự vận động của thế giới trong hoàn cảnh này mang hướng tích cực và có sự
đúng đắn
Chúng ta biết “Vận động” là phạm trù của triết học Mác-Lênin dùng để chỉ phương
thức tồn tại của vật chất. Nói một cách dễ hiểu, “Vận động” là sự thay đổi của tất cả mọi
sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không gian, thời gian từ giản đơn đến phức
tạp.Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin thì vận động là mọi sự biến đổi. Từ phương
thức tồn tại đó, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ “bản chất” của mình. Điều trên cho thấy
vật chất khi vận động đã là một lẽ đúng khi tuân theo phạm trù của triết học Mác-Lênin.
Sự vận động của nhân loại thế giới trước đại dịch cũng vậy, cũng mang trong mình tính
chất đúng của phương thức tồn tại của vật chất. Thế giới cần vận động, cần thay đổi để
thích nghi với những tác động xảy ra bên trong cũng như từ bên ngoài ảnh hưởng đến
chính mình. Giữa đại dịch bệnh nguy hiểm và lan rộng như COVID-19 này, con người
luôn cần tìm ra phương thuốc mới để phòng ngừa với căn bệnh lây nhiễm, tìm ra cách
chữa trị đúng đắn khỏi căn bệnh này.

Nền y học của thế giới nói chung và các nước phát triển nói riêng, phải từng ngày
phát triển thêm nhiều loại vaccine tiến bộ, nâng cao đủ kháng thể như Pfizer, Astrazeneca,
Sinovac,… để phòng chống dịch bệnh lây lan đang làm loạn nhịp sống con người. Sự vận
động của vật chất được thể hiện rõ qua công nghệ bào chế vaccine. Y học thế giới không
chỉ tạo ra những phương thuốc với công nghệ truyền thống: Virus bất hoạt 10 – sử dụng
chính virus, vi khuẩn của mầm bệnh đã bị bất hoạt để điều chế, mà bên cạnh đó còn là sự
phối hợp với những sự thay đổi, phát triển mới trong dược phẩm như công nghệ vaccine

10
Sản xuất bằng cách nuôi cấy tác nhân, sau đó bất hoạt chúng bằng nhiệt và/hoặc hóa chất, hoặc chỉ tách lấy một
phần cần thiết từ tác nhân 

22
bọc mRNA11 đầy mới mẻ, được điều chế bằng công nghệ Nano, với một phần vật liệu di
truyền từ vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh để kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể
nhằm chống lại chính mầm bệnh đó. Điều đó cho thấy phương thức vận động của vật chất
được áp dụng một cách đầy hiệu nghiệm và đúng đắn cho xã hội hiện nay, cụ thể là trong
y học bào chế vaccine gây dựng hệ miễn dịch cho nhân loại trong hoàn cảnh dịch bệnh
COVID-19.

Đồng hành cùng với sự vận động vật chất - vaccine của y học, nền y tế của toàn thế
giới cũng có những sự vận động đúng mực, tùy vào thời gian và tình hình không gian dịch
bệnh. Phương thức vận động của nền y tế cũng được minh chứng rõ bằng những biện
pháp giãn cách, cách li toàn xã hội ở những nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Ý, Trung
Quốc,… Từ những đất nước, nơi du lịch, tụ tập đông người thường ngày, xã hội loài
người lại chuyển sang một trạng thái mới: Giãn cách, nhà ai người nấy ở,.. Đường xá từ
nhộn nhịp trở nên vắng vẻ,.... Những sự thay đổi rõ rệt và mang lại lợi ích cho con người
khi tránh lây lan dịch bệnh. Điều đó cho thấy phương thức vận động, chuyển đổi của vật
chất vẫn tồn tại và mang lại tính chất tích cực cho xã hội hiện nay.

Vậy với quan niệm về vận động của vật chất đó của triết học Mác-Lênin khi được
áp dụng trong việc phòng chống dịch COVID-19, mang lại tính chất tích cực cho xã hội
và con người hiện nay theo nhiều hướng. Nếu không có những sự thay đổi chuyển biến
thích hợp trong những giai đoạn trên thế giới thì vật chất và con người khó có thể tồn tại
và phát triển lâu dài. Chính vì vậy mà quan niệm về phương thức tồn tại của vật chất - vận
động

vẫn tồn tại trong xã hội hiện nay và mang lại nhiều hướng tích cực cho thế giới nhất là
trong việc đối phó dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
2.1.3. Sự giống và khác nhau của phương thức vận động giữa Việt Nam và thế giới
2.1.3.1. Giống nhau
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã xuất hiện gần 2 năm và hiện vẫn diễn biến
phức tạp, khó lường với những biến thể mới phát sinh, các chuyên gia quốc tế đều đồng
11
Vắc-xin mRNA dạy các tế bào của chúng ta cách tạo ra một protein - hay chỉ là một mảnh protein, kích hoạt phản
ứng miễn dịch bên trong cơ thể chúng ta.

23
thuận trong nhận định rằng, để chung sống bình thường với COVID-19 cần đảm bảo 3
yếu tố: xét nghiệm nhanh, chính xác; đảm bảo tỷ lệ cần thiết người dân được tiêm
vaccine, nhưng cũng cần phát triển nhanh thuốc trị bệnh. Việt Nam cũng như các quốc
gia khác trên thế giới đều đẩy mạnh nghiên cứu ra nhiều loại vaccine (Vaccine COVID-
19 Vaccine AstraZeneca, Vaccine Gam-COVID-Vac, Vaccine Vero Cell của
Sinopharm...v.v) .

Dù hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả cho bệnh COVID-19 song nhiều
quốc gia đã phê chuẩn thuốc kháng virus và một số loại kháng thể khác để điều trị cho
bệnh nhân COVID-19.

Tại Mỹ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã thông qua sử dụng thuốc
Remdesivir để điều trị bệnh nhân COVID-19. Liên minh châu Âu cũng cấp phép lưu hành
một cách có điều kiện Remdesivir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cần trợ thở.

Favipiravir cũng là loại thuốc có cơ chế tương tự như Remdesivir. Từ năm 2020,
Trung Quốc là nước đầu tiên cấp phép sử dụng Favipiravir để điều trị COVID-19, sau đó
các nước như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Italy… cũng có quyết định tương tự.

Mới nhất, Nhật Bản ngày 20/7 đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê
chuẩn thuốc kháng thể Ronapreve để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức
độ nhẹ tới trung bình. Ronapreve là thuốc điều trị COVID-19 do hãng dược Thụy Sĩ
Roche và công ty công nghệ sinh học Mỹ Regeneron hợp tác phát triển. Hiện thuốc
Ronapreve đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp hoặc tạm thời trong đại dịch ở một số
quốc gia và khu vực, trong đó có Liên minh châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Thụy Sĩ và Canada.

Hàn Quốc cũng đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên toàn cầu
với loại thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể có tên Rekirona do hãng dược Celltrion
của Hàn Quốc bào chế. Hồi tháng 2/2021, Cơ quan An toàn dược phẩm Hàn Quốc đã cấp
phép cho Rekirona trở thành thuốc điều trị COVID-19 đầu tiên được sản xuất tại Hàn
Quốc.

24
Cuối tháng 6 vừa qua, các nhà Khoa học tại Viện Hóa học Việt Nam cũng đã công
bố tổng hợp thành công một thuốc kháng virus mới Favipiravir với cơ chế hoạt động
tương tự như thuốc Remdesivir. Mặc dù đây mới là các kết quả ban đầu trong phòng thí
nghiệm, nhưng được xem là tín hiệu đáng mừng mà các nhà khoa học Việt Nam mang lại.

Ở một số quốc gia trên thế giới khi vaccine “Made in Nhà làm” vẫn đang trong quá
trình thử nghiệm thì “ngoại giao vaccine” là con đường hiệu quả nhất nhằm giúp đất nước
tiếp cận các nguồn vaccine trên thế giới. Thực tiễn cho thấy, thông qua ngoại giao
vaccine, nhiều quốc gia thiếu hụt vaccine đã tiếp nhận hàng triệu liều vaccine từ sự hỗ trợ
của cộng đồng quốc tế, không chỉ trực tiếp phục vụ công tác phòng chống dịch, mà còn có
ý nghĩa rất quan trọng về nhiều mặt đối nội, đối ngoại, chính trị, quốc phòng, an ninh và
kinh tế- xã hội.

Bên cạnh đó, hỗ trợ các tập đoàn trong nước tiếp cận công nghệ để có thể sản xuất
vaccine và thuốc điều trị; tăng cường phối hợp tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc về thủ
tục để tiếp nhận nhanh nhất, kịp thời nhất các trang thiết bị y tế do các đối tác hỗ trợ trong
giai đoạn dịch bệnh phức tạp hiện nay. Cùng với đó, đẩy nhanh việc tiếp cận, vận động và
đàm phán mua các loại thuốc điều trị phục vụ việc chữa trị và giảm thiểu tỷ lệ tử vong do
dịch COVID-19.
2.1.3.1. Khác nhau
Từ những ngày đầu phát hiện virus Corona, một số nước châu Âu, hay Mỹ vẫn còn
tâm lý chủ quan, thậm chí coi thường COVID-19 với những chính sách thả nổi cho lây
nhiễm cộng đồng, khuyến cáo người dân đối phó với virus SARS-CoV-2 như với bệnh
cúm mùa thông thường, không đeo khẩu trang, tụ tập đông người nơi công cộng… Nhưng
những ngày này, các nước châu Âu, Mỹ đang phải “trả giá” cho sự chủ quan khi dịch
bùng phát với số người mắc bệnh, số người chết tăng chóng mặt.

Vũ khí lớn nhất của chúng ta từ ngàn đời nay đó chính là tinh thần Việt Nam. Tinh
thần ấy đã làm nên trí tuệ Việt Nam, sức mạnh và bản lĩnh Việt Nam. Trong cuộc chiến
này cũng vậy, không chỉ đòi hỏi mỗi người dân, mỗi cơ quan phải đề cao các nguyên tắc
chống dịch với vũ khí 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung –

25
Khai báo y tế”, mà còn phải đòi hỏi sự ứng xử một cách khôn ngoan. Nghĩa là chúng ta
vừa phải áp dụng các nguyên tắc vừa phải mềm mỏng vận động để tất cả người dân cùng
thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về y tế cũng như đề cao tính chủ động đấu tranh với
những lệch lạc, biểu hiện bất minh liên quan đến dịch, bệnh COVID-19.

Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát
hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa
tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án
phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những
gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo
2.2. Sự hiệu quả từ phương thức vận động vật chất ở Việt Nam trong cơn đại dịch
2.2.1. Phương thức vận động của Việt Nam trong cách ứng phó với đại dịch COVID-
19
Không có lúc nào tốc độ lại là vấn đề sống còn như khi chúng ta đối mặt với một
đại dịch. Những gì thế giới hiện đang chứng kiến giữa đại dịch COVID-19 chính là một
minh chứng rõ nhất cho điều này. Chủng virus corona mới được phát hiện tại Trung Quốc
hồi cuối tháng 12 vừa qua đã lan tới 209 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việt
Nam đã nhanh chóng triển khai hàng loạt các biện pháp quyết liệt và là một trong số ít
những quốc gia đang kiểm soát dịch khá hiệu quả.

Trong đó, việc tổ chức giám sát, theo dõi của các tổ giám sát cộng đồng thôn, khu
phố, sự kiểm tra sàng lọc của ngành y tế, sàng lọc, cách ly những người đến và về địa
phương từ vùng dịch hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh được đặt lên hàng đầu. Những khuyến
cáo, tuyên truyền để vận động người dân nâng cao ý thức tự giác khai báo y tế để bảo vệ
cá nhân và cộng đồng cũng liên tục được tuyên truyền rộng rãi qua nhiều kênh thông tin.
Cùng với trách nhiệm và ý thức của mỗi cá nhân, hệ thống chính trị toàn tỉnh đã vào cuộc
với phương châm "Kịp thời - quyết liệt - đồng bộ - dựa vào dân", để thực hiện mục tiêu
đảm bảo sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, vì sự ổn định, phát triển của tỉnh.

Rất nhiều biện pháp y tế cộng đồng đã nhanh chóng được triển khai hiệu quả nhờ
sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Việt Nam đã tận dụng hiệu quả ưu thế về mức độ

26
người dân sử dụng điện thoại di động (150%) và mạng Internet (70%). Các thông tin và
cảnh báo từ nhà chức trách về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thường
xuyên được nhắn cho người dân và cập nhật trên các trang web và mạng xã hội. Một số
ứng dụng trên điện thoại để khai báo y tế và theo dõi tình hình dịch bệnh cũng được sử
dụng. Những phương thức tiếp cận người dân kịp thời và liên tục là một trong rất nhiều
ích lợi mà công nghệ thông tin có thể mang lại trong bối cảnh dịch bệnh này.

Đối với tình trạng y tế khẩn cấp, có những giai đoạn khác nhau trong phòng chống
đại dịch. Việt Nam đã tiến hành các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ rất sớm.
Việt Nam đã tiến hành từ khâu dự phòng/ngăn ngừa để ngăn chặn ca bệnh nhập cảnh. Sau
đó là đến giai đoạn khống chế dịch: từ các ổ dịch nhỏ, nắm rõ vị trí F0, truy vết, nhận diện
F1, F2 để ngăn chặn nguồn lây. Đó là cách mà giai đoạn đầu, Việt Nam đã đưa số ca mắc
mới về con số “0”. Nhờ khả năng truy vết thần tốc ca mắc, mở rộng xét nghiệm xung
quanh các ổ dịch, truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với các ca dương tính. Ở giai đoạn
đầu, trong khi các nước khác bùng phát dịch rất nhanh với số ca nhiễm rất lớn, Việt Nam
thì không. Cho tới tận tháng 4 năm nay, thì số ca nhiễm ở Việt Nam thực sự vẫn rất ít.

Theo Bác sỹ Eric Dziuban12, tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 là con đường
thiết yếu để ngăn chặn thành công sự lây lan của virus. Hiện virus có khả năng biến đổi và
làm gia tăng mức độ lây nhiễm ở các quốc gia. Sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể
giúp cho nhiều người trong cộng đồng được tiêm phòng. Hành trình này không hề dễ
dàng. Hiện đã có hàng triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 về tới Việt Nam. Tiêm phòng là
giải pháp mang tính lâu dài.

Về trước mắt, Việt Nam triển khai những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự lây
nhiễm của virus trong cộng đồng. Chẳng hạn như ở TP.HCM, việc cách ly phong tỏa
không thể đưa số ca mắc mới quay trở về con số “0” như ban đầu, nhưng ít nhất nó có thể
làm chậm lại tốc độ gia tăng các ca mắc mới nhằm bảo vệ cộng đồng và duy trì sức chống
chịu của hệ thống y tế.

12
Bác sỹ Eric Dziuban: Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam

27
Các biện pháp tương tự cũng đang được tiến hành ở Hà Nội hay một số tỉnh thành
khác theo chiến lược nhằm đưa số ca mắc mới trở về gần mức số ‘0”. Những chiến lược
đơn giản vẫn được áp dụng như 5K: đeo khẩu trang, giãn cách xã hội,… Trước mắt, đây
là chiến lược vẫn cần được tận dụng cho tới khi tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 đạt đến mức
độ miễn dịch cộng đồng.

BS. Eric Dziuban cũng cho rằng TP.HCM đang áp dụng mô hình đúng đắn trong
việc phân bổ nguồn lực y tế, điều trị ca dương tính theo 2 mức: mức nặng nhập viện và
mức nhẹ điều trị tại nhà. Đây là mô hình được coi là thành công nhằm giảm tình trạng quá
tải cho hệ thống y tế xét về mặt dịch tễ học. Những ca mắc nhẹ, không có triệu chứng
được điều trị tại nhà dưới sự theo dõi của nhân viên y tế nhằm giảm áp lực cho bệnh viện.
Việc chia điều trị theo cấp độ là mô hình phù hợp. Mặc dù vậy, việc dự phòng, ngăn ngừa
vẫn là quan trọng nhất để kiểm soát dịch, làm phẳng đường cong của dịch bệnh.
2.2.2. Tính hiệu quả từ phương thức vận động của Việt Nam trong thời buổi dịch bệnh
Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, gia
đình là một pháo đài, mỗi người dân đã nêu cao tinh thần chủ động, thực sự là “một chiến
sĩ” trong cuộc chiến này. Khẩu hiệu 5K được xác định là vũ khí hữu hiệu để chống dịch.
Song song với việc phòng, chống dịch trong nước, Việt Nam còn tổ chức được nhiều
chuyến bay cứu trợ đến tâm dịch để đón kiều bào ta về nước. Rõ ràng, Việt Nam chưa
phải là nước có nền kinh tế mạnh, chưa phải là nước có trang thiết bị y tế hiện đại, nhưng
Việt Nam đã và đang trở thành điểm sáng toàn cầu trong phòng, chống COVID-19. 

Theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến 15h ngày 16/09/2021, toàn cầu đã có trên 200
quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch bệnh COVID-19, với trên 227 triệu người nhiễm, trong
đó trên 4.5 triệu người bị chết vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, số ca nhiễm 656.129, số
người tử vong là 16.425 và số người khỏi bệnh là 423.551 (chủ yếu những người có bệnh
nền). Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế tỷ lệ tử vong vì COVID tại Việt Nam chiếm đến
2,5% cao hơn Hoa Kỳ (1,6%), Ấn Độ (1,33%),... 

28
Bên cạnh những con số đáng lo ngại đó, tỷ lệ F0 khỏi bệnh chiếm hơn 64,5%, đây
chính là con số cực kỳ thành công đối với quốc gia khi nằm cạnh Trong Quốc được xem
là đầu nguồn của đại dịch. 

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh bình thường mới, Bộ Y tế
cũng đã đưa ra thông điệp 5K, gần đây nhất là 5K và vaccine, kêu gọi mỗi người dân
cùng thực hiện, chung sống an toàn với đại dịch.

Việt Nam cũng tích cực ứng dụng công nghệ, góp phần tăng cường hiệu quả của
việc phát hiện, truy vết, nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh. Với quyết tâm, nỗ lực
và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, của người dân cũng như lực lượng tuyến đầu
phòng chống dịch, Việt Nam đã vượt qua 3 đợt bùng phát dịch bệnh.

Phát huy kinh nghiệm và thành công trong việc đối phó với các dịch bệnh trước,
cùng với năng lực xét nghiệm, điều trị ngày càng cao của đội ngũ nhân viên y tế, Việt
Nam đang từng bước kiểm soát được đợt thứ 4, bảo đảm đời sống và sản xuất của người
dân.

Kamal Malhotra13 cho biết, thành công của quốc gia này trong việc xử lý virus có
được nhờ 3 yếu tố: Truy vết tiếp xúc, xét nghiệm có chiến lược và thông điệp tuyên
truyền rõ ràng “Thay vì xét nghiệm tất cả người dân, Việt Nam khoanh vùng những người
có tiền sử tiếp xúc với nguồn bệnh trước. Họ đóng cửa biên giới và tất cả những người đặt
chân đến quốc gia này đều được cách ly trong các cơ sở của chính phủ, theo hình thức
hoàn toàn miễn phí”. Theo Malhotra, Việt Nam triển khai các biện pháp phòng, chống
virus tốt hơn New Zealand. "Thật vô lý khi so sánh Việt Nam với New Zealand, rõ ràng
nước này phải đối mặt với thách thức lớn hơn New Zealand rất nhiều".

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai nhanh chóng, hiệu quả chiến lược vaccine,
cũng như chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm vaccine
trên phạm vi cả nước theo lộ trình phù hợp, khoa học, hiệu quả, tiến tới miễn dịch cộng
đồng. Những kết quả trong phòng chống dịch bệnh của Việt Nam thời gian qua đã được
cộng đồng quốc tế, WHO và nhiều quốc gia ghi nhận, đánh giá cao. 
13
Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam

29
Các bài học mà nước ta đã rút ra từ các đợt dịch mà có thể áp dụng rộng rãi trên toàn cầu:

 Đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống y tế công cộng sẽ giúp các quốc gia có bước khởi
đầu trong việc quản lý các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng một cách hiệu quả.
Việt Nam đã học được những bài học từ SARS và cúm gia cầm, và các quốc gia khác
có thể học được những bài học tương tự từ đại dịch COVID-19.
 Hành động sớm, từ việc đóng cửa biên giới và mang khẩu trang cho đến xét nghiệm và
giãn cách xã hội, sẽ giúp hạn chế sự lây lan trong cộng đồng trước khi nó vượt khỏi
tầm kiểm soát.
 Truy vết kỹ sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược ngăn chặn có mục tiêu.
 Tổ chức cách ly dựa trên mức độ phơi nhiễm, thay vì chỉ cách ly đối với người có triệu
chứng, có thể làm giảm sự lây truyền cả người không có triệu chứng và có triệu chứng.
Cụ thể, việc xét nghiệm và cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế là một chính sách
hiệu quả.
 Thông tin rõ ràng là rất quan trọng. Một tường thuật rõ ràng, nhất quán và nghiêm túc
là điều quan trọng trong suốt quá trình phòng chống dịch.
 Cách tiếp cận toàn xã hội một cách mạnh mẽ, thu hút các bên liên quan, đa ngành đa
lĩnh vực vào quá trình ra quyết định và khuyến khích sự tham gia gắn kết với các giải
pháp thích hợp.

Trang tin Business Insider14 của Mỹ đã từng đăng bài viết đánh giá cao hiệu quả
của Việt Nam trong phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Bài báo dẫn
một kết quả từ viện Lowy (Australia) cho thấy Việt Nam xếp thứ hai trong số 98 quốc gia
và vùng lãnh thổ về hiệu quả chống dịch. Trong đó, việc truy vết, xét nghiệm mang tính
chiến lược, cùng việc phát đi những thông điệp rõ ràng và ý thức đeo khẩu trang nơi công
cộng của người dân đã giúp Việt Nam nhanh chóng dập dịch.

Với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh,
lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông

14
Business Insider Inc., là một công ty truyền thông trực tuyến của Mỹ nổi tiếng với việc xuất bản trang web tin tức
tài chính Business Insider và các trang web tin tức và phương tiện truyền thông khác

30
Nam Á. Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng
ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó
lường. Đặc biệt, dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm rất cao,
gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe và đời sống nhân dân.

31
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên, ta thấy rằng từ lúc mới xuất hiện, phạm trù vật chất đã
diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩ duy tâm.
Phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với con người. Quan niệm về vật chất ở
thời kỳ cận đại và cổ đại Tây âu và trong triết học Mác - Lênin là rất khác nhau. Ở thời kỳ
cận đại Tây Âu đặc biệt là ở thế kỷ XVII – XVIII khoa học châu Âu phát triển khá mạnh.
Do đó chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có những bước phát
triển về quan niệm đúng đắn, khoa học về phạm trù vật chất. Đặc biệt sự ra đời định nghĩa
vật chất của V.I.Lênin là dấu mốc ý nghĩa giúp ta nhận thức rõ hơn về vật chất, phương
thức vận động của nó nhằm cải tạo thế giới của nhân loại một cách hợp lý.

Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, chúng
đều có cơ sở vật chất nghĩa là chúng đều tồn tại và vận động với những quy luật khách
quan vốn có mà con người có thể nhận biết. Chúng luôn vận động, biến đổi từ dạng này
sang dạng khác vì vật chất luôn vận động. Chính các hình thức của sự vận động đó cũng
có sự chuyển biến tùy theo trình độ phát triển của Khoa học từng thời kỳ để phù hợp với
thế giới. Điển hình là sự thay đổi từ các hình thức cơ bản trong thế kỷ XIX: vận động cơ
học, vận động xã hội,... trở thành, phát sinh thêm các dạng mới như vận động tế bào, vận
động Sinh quyển hay sự thay đổi cá nhân hoặc cộng đồng xã hội,... Những điều đó càng
nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của sự tồn tại định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, cũng
như làm rõ hơn phương thức tồn tại của vật chất luôn là vận động.

Sự vận động mạnh mẽ của COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến an toàn
và sức khỏe của nhân dân ta. Thế giới bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch
bệnh bùng phát trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp
nhiều lần. Sau những thành công ở những giai đoạn đầu, trong những ngày vừa qua,
chúng ta ghi nhận hàng trăm rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Trong tình hình
đó, sự vận động của con người đã có sự thay đổi mới nhằm mục đích chống dịch, thêm
hàng loạt quốc gia đã chính thức công bố hoặc bắt tay vào soạn thảo chiến lược, kế hoạch,
lộ trình “sống chung với COVID-19” trong dài hạn. Điều đó cho thấy việc điều chỉnh
32
cách thức vận động, chính sách từ tiêu diệt sang thích ứng an toàn với COVID-19 đang là
xu thế chung và các quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng rất tốt phương thức chuyển
biến này trong đại dịch.

Đến nay, Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới thực hiện có hiệu quả
công tác phòng, chống dịch COVID-19. Kết quả đó có được chính là nhờ sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị cùng tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội, cũng như nhận thức rõ
ràng và áp dụng một cách đúng đắn phương thức vận động của vật chất để thích ứng với
dịch bệnh. Sự vận động tiêu cực của COVID-19 đã tạo ra một tinh thần đoàn kết thể hiện
qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trên tuyến đầu và cả ở hậu
phương trong chiến dịch phòng, chống COVID-19. Đó là sự đoàn kết của đội ngũ chiến
binh áo trắng không quản ngại hiểm nguy, có thể lây nhiễm bất cứ lúc nào để chăm sóc,
cứu chữa cho các bệnh nhân, tổ chức xét nghiệm và cách ly những người nghi nhiễm.
Phối hợp hiệp đồng với đội ngũ y bác sĩ là lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân, các cơ quan thông tin truyền thông, các ban, ngành, đoàn thể quần chúng và các lực
lượng khác có liên quan đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ tại các chốt gác, khu vực
cách ly ở khắp các tuyến, địa bàn trong cả nước. Đồng thời, những điều trên đã cho thấy
tính thiết yếu từ phương thức vận động của vật chất luôn phù hợp với các quốc gia trên
thế giới, nhất là Việt Nam của chúng ta.

Qua những phân tích trên, đã cho ta thấy được tầm quan trọng của quan niệm về
phương thức tồn tại của vật chất: vận động. Phương thức vận động này là thật sự cần thiết
đối với thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Đối với thế giới tính vận động
này được áp dụng một cách phổ biến và quy mô mang lại lợi ích toàn cầu. Còn Việt Nam,
sự vận động chuyển biến lại được áp dụng một cách kịp thời và hiệu quả, cụ thể từng giai
đoạn trên phạm vi cả nước. Dù trong không gian hay thời gian nào thì phương thức tồn tại
này đều mang lại nhiều sự tích cực và đúng đắn cho hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Anh (Theo Business Insider). (22/02/2021). Báo Mỹ ca ngợi thành công của Việt
Nam trong việc phòng, chống đại dịch COVID-19. Truy cập từ
https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/bao-my-ca-ngoi-thanh-cong-cua-viet-nam-
trong-viec-phong-chong-dai-dich-covid-19-652289
[2] Minh Duyên. (27/08/2021). Đẩy mạnh ngoại giao vaccine để tiếp cận vaccine
nhanh nhất, nhiều nhất. Truy cập từ https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/covid-19-day-
manh-ngoai-giao-vaccine-de-tiep-can-vaccine-nhanh-nhat-nhieu-nhat/6afa0862-
7f9a-4f70-8859-936166ba1e0d
[3] Tạ Quang Đạo. 09/07/2021. Cần nhìn nhận, đánh giá đúng kết quả phòng, chống
dịch của Việt Nam. Truy cập từ https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-
cua-dang/can-nhin-nhan-danh-gia-dung-ket-qua-phong-chong-dich-cua-viet-nam-
584456.html
[4] Trọng Đức. (23/07/2021). Thế giới đẩy nhanh nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19.
Truy cập từ https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/the-gioi-day-nhanh-nghien-cuu-thuoc-
dieu-tri-covid-19/911c25ea-43ee-4ad5-9606-887293f57d14
[5] T.Nguyên (Ngày 21/9/2020). Bộ y tế. Số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ lần đầu vượt 7
triệu người. Truy cập từ https://giadinh.net.vn/so-ca-nhiem-covid-19-o-my-lan-dau-
vuot-7-trieu-nguoi-172200921082301008.htm
[6] Báo Sức khỏe & Đời sống. (27/07/2021). Giám Đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam:
Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 đúng hướng. Truy cập từ
http://soyte.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=107&NewsViews=1687
[7] SỞ Y TẾ TPHCM. (08/03/2021). 6 bài học kinh nghiệm từ Việt Nam được giới
thiệu rộng rãi trên thế giới trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19. Truy cập từ
http://medinet.gov.vn/phong-chong-dich-benh/6-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-viet-nam-
duoc-gioi-thieu-rong-rai-tren-the-gioi-trong-c2-40421.aspx
[8] ĐHQG - TPHCM. (26/07/2021). Vắc xin Axit Nucleic (ADN/ARN) và ứng dụng
trong phát triển vắc xin phòng covid-19. Truy cập từ https://vnuhcm.edu.vn/su-kien-

34
sap-dien-ra/vac-xin-axit-nucleic-adn-arn-va-ung-dung-trong-phat-trien-vac-xin-
phong-covid-19/333738306864.html
[9] Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19. (16/09/2021). Bản tin COVID-
19. Truy cập từ https://covid19.gov.vn/
[10] GS.TS. Phạm Ngọc Đức (chủ biên), GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS.
Nguyễn Tài Đông, PGS.TSKH. Lương Đình Hải, GS.TS. Trần Văn Phòng, GS.TS.
Hồ Sĩ Quý, PGS.TS. Trần Đăng Linh, Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Văn Tài,
PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu, Thiếu tướng, GS.TS.
Trương Giang Long, GS.TS. Trần Phúc Thăng. 2019. Giáo trinh Triết học Mác-
Lênin. Hà Nội: Hội Đồng biên soạn giáo trình môn Triết học Mác-Lênin.

35

You might also like