You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Nguyên Khoa Tú

Tổ: 3
Lớp: ĐH DƯỢC 6B
BÀI 7: NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU

1. Đặc điểm chung của từng nhóm thuốc:


Nhóm thuốc Chỉ định Tác dụng phụ Chống chỉ định Cách dùng
1,NSAIDs - Đau khớp, viêm - Loét dạ dày-tá tràng - Quá mẫn - Uống trong
khớp dạng thấp, - THA, NMCT, đột quỵ - Loét dạ dày-tá hoặc sau bữa
bệnh gout cấp - Độc, suy gan nếu sử tràng ăn để hạn chế
- Đau đầu, đau nhẹ dụng lâu dài TDP trên dạ
- PNCT và CCB dày
và vừa do chấn - Giảm kết tập tiểu cầu
thương hoặc viêm và tăng thời gian chảy - Bệnh gan thận - Bắt đầu với
mô máu nặng liều thấp và
dùng liều tối
- Dự phòng đông - Giữ muối nước, nặng - Các trường hợp
thiểu có tác
vón tiểu cầu trong có thể gây tim sung chảy máu
dụng điều trị;
bệnh lý tim mạch huyết, phù phổi và khó - Hen - Tuyệt đối
- Một vài được sử thở không phối
dụng trong giảm - PNCT: 3 tháng đầu có hợp 2 hoặc
đau hậu phẫu thể gây quái thai, 3 tháng nhiều NSAID
cuối làm chậm chuyển với nhau
dạ - Không dùng
- Khác: Đau đầu, chóng chung với
mặt, các phản ứng quá thuốc đông
mẫn (mề đay, phù mạch, máu loại
hen) kháng vtmK
2.Hạ nhiệt – - Hạ nhiệt (sốt) - Tổn thương gan khi sử - Quá mẫn - Uống
giảm đau - Giảm đau các cơn dụng quá liều hoặc kéo - Thiếu men - Đặt trực
đau ngoại vi nhẹ và dài G6DP tràng
trung bình như đau - Buồn nôn, ban da - Suy gan, thận
đầu, đau răng,… - Giảm BC trung tính,
giảm TC
3.Giảm đau Đau cấp và mạn - Dị ứng (ngứa, phù nề, - Suy tim, bệnh - Uống
đơn thuần như đau đầu, đau sốc tim mạch) mạch vành
răng, đau do chấn - Buồn nôn, nôn, táo - BN đang điều
thương, đau sau mổ, bón, tiêu chảy trị thuốc ức chế
đau do sỏi thận, đau - Suy thận
do viêm khớp,… - Giảm tiểu cầu (hiếm) beta
4. Giảm đau - Giảm đau đối với - Buồn nôn, nôn, chóng - Suy gan, thận - Uống, IM,
trung ương cơn đau từ vừa đến mặt, đổ mồ hôi, bí tiểu - TE, PNCT và IV
nặng, dùng thuốc - Táo bón, khô miệng, CCB - Tuân thủ
giảm đau ngoại biên chán ăn, ngủ gà bốn nguyên
không hiệu quả như - Suy hô hấp tắc sử dụng
- Gây hưng phấn, ảo
đau do nội tạng, ung giác, liều cao gây ức chế thuốc giảm
thư hô hấp và hạ HA, hạ đau trung
- Phối hợp gây mê, thân nhiệt ương
tiền mê - Dùng nhiều gây nghiện

2. Phân tích bốn nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau trung ương:
- NT1: Chỉ sử dụng trong trường hợp đau ở mức độ nặng và vừa khi nhóm
giảm đau ngoại vi không đủ hiệu lực
Các thuốc giảm đau trung ương được chỉ định rất hạn chế do nguy cơ gây
nghiện và ức chế hô hấp (dễ gây suy hô hấp). Nguy cơ này thường gặp khi sử
dụng ở bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ hoặc sử dụng với tác dụng không phải để
giảm đau. Ngược lại với bệnh nhân bị đau nặng, đau do ung thư lại rất ít có
nguy cơ vì xung động đau làm giảm quá trình ức chế và nguy cơ nghiện. Khả
năng gây nghiện và ức chế hô hấp tăng theo liều và độ dài điều trị.
- NT2: Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp tùy vào mức độ đau

Giảm đau ngoại vi là các NSAID và paracetamol. Với những trường hợp
đau ở mức độ nhẹ: thuốc giảm đau ngoại vi được lựa chọn hàng đầu. Khi đau có
kèm viêm thì sẽ phù hợp nếu chọn NSAID. Paracetamol có thể sử dụng trong
mọi trường hợp, dùng đơn độc trong trường hợp đau nhẹ hoặc phối hợp ở mọi
mức độ đau.
Với những trường hợp đau cường độ mạnh (gãy xương đùi, đau sau mổ,
cơn nhồi máu cơ tim, bỏng nặng, ung thư giai đoạn cuối…): mức liệu của các
chế phẩm thuốc giảm đau trung ương thường đòi hỏi khá cao, vượt qua mức
liều thông thường. Chính vì vậy, nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn sẽ
nhiều. Để hạn chế, không nên vượt quá mức liều quy định mà phải phối hợp
thuốc. Phối hợp với các thuốc giảm đau ngoại vi (NSAIDs và paracetamol) là
cách phối hợp phổ biến nhất. Không được phối hợp các thuốc giảm đau trung
ương với nhau vì sẽ dẫn đến tăng tác dụng phụ
Thuốc hỗ trợ: là các thuốc an thần hoặc hướng thần, giãn cơ để tăng tác
dụng giảm đau nhưng cần thận trọng do nhiều nhóm có tác dụng hiệp đồng
trong ức chế thần kinh trung ương
- NT3: Thuốc được dùng đều đặn đề có nồng độ thuốc trong máu ổn định với
đau ung thư
Với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối, đau là một cản trở lớn nhất cho
cuộc sống của họ vì đau với cường độ mạnh và triền miên. Đối tượng này nếu
giữ được nồng độ thuốc giảm đau trong máu ổn định thì sẽ làm cho cơn đau
không còn nữa, tâm trạng bệnh nhân được cải thiện và liều thuốc cũng được
giảm đi. Do đó, nên sử dụng các chế phẩm loại này một cách đều đặn cho bệnh
nhân đau kéo dài, đau có chu kỳ (đau ung thư giai đoạn cuối) không nên chờ
đến khi hết thuốc và đau trở lại mới dùng.
- NT4: Lưu ý giảm tác dụng không mong muốn bằng các biện pháp hỗ trợ hoặc
thuốc
Buồn nôn, nôn, táo bón: Lựa chọn chế phẩm phù hợp. Giảm táo bón
bằng: uống nhiều nước, tăng khẩu phần chất xơ, tăng vận động. Có thể sử dụng
thêm thuốc nhuận tràng nếu các biện pháp trên không hiệu quả. Có thể phải sử
dụng thêm thuốc chống nôn: haloperidol, metoclopramid, các thuốc chống nôn
nhóm kháng histamin H1 (dùng hỗ trợ hoặc trong các trường hợp nôn nhẹ)
Co thắt cơ vòng: Dùng chế phẩm tổng hợp hoặc phối hợp thêm thuốc
giãn cơ vòng atropin. Nếu trường hợp cơ khí quả bị co thắt, gây ngừng thở đột
ngột do các chế phẩm đau nhóm này ngây ra thì có thể dùng thêm thuốc mềm
cơ ngắn như succcinylcholin để giải quyết. Naloxon cũng được chỉ định cho
trường hợp này
Gây nghiện: Nên dùng mức liều thấp nhất có hiệu lực với thời gian ngắn
nhất có thể để giảm khả năng gây nghiên. Tôn trọng nguyên tắc sẽ làm giảm
được khả năng gây nghiện, Khi dùng kéo dài, nếu ngừng thuốc đột ngột có thể
gặp “hội chứng cai thuốc”, do đó những trường hợp này nên giảm liều từ từ,
mỗi lần khoảng 10 – 20% mức liều đang dùng và dùng cách ngày trước khi
ngừng hẳn
Ức chế hô hấp: Tôn trọng các chống chỉ định là điều quan trọng nhất.
Nếu bắt buộc phải dùng thì phải nắm vững mức liều dùng và cách dùng, phương
pháp theo dõi và cấp cứu khi bị ngạt. Thuốc giải độc đặc hiệu cho các trường hợ
này là naloxon
Tụt huyết áp: dễ gặp khi tiêm tĩnh mạch, pha loãng dung dịch và chuẩn bị
sẵn các phương tiễn cấp cữu: hô hấp nhân tạo, thuốc giải độc đặc hiệu
(nalorphin), để bệnh nhân ở tư thế nằm khi tiêm để tránh hiện tượng tụt huyết áp
thế đứng.
3. Phân tích bốn nguyên tắc sử dụng thuốc giảm đau ngoại vi:
- NT1: Lựa chọn thuốc phù hợp với người bệnh
Các thuốc được chọn là thuốc mà bệnh nhân cho là thích hợp nhất. Phải
tính đến khả năng mẫn cảm của bệnh nhân với thuốc. Những bệnh nhân có cơ
địa dị ứng, hen: phải thận trọng khi dùng các dẫn chất salicylat (aspirin). Bệnh
nhân mẫn cảm với sulfonamid: tránh dùng nimesulid, celecoxib. Cũng nên tính
đến điều kiện kinh tế của người bệnh.
- NT2: Tránh vượt quá mức liều giới hạn
Mỗi thuốc giảm đau ngoại vi đều có một mức liều tối đa cho phép. Đây là
mức liều phù hợp với khả năng thải trừ thuốc của gan và thận. Khi vượt quá
mức liều này nguy cơ gặp TDKMM sẽ tăng
Những trường hợp dùng đến liều tối đa cho phép nhưng vẫn ko đủ đáp
ứng mong muốn thì ko khuyến khích tăng liều mà nên phối hợp các thuốc giảm
đau khác nhóm hoặc thuốc an thần để tăng tác dụng.Tuy nhiên phải tôn trọng
nguyên tắc phối hợp
- NT3: Tôn trọng nguyên tắc phối hợp thuốc giảm đau
Khi đã tăng liều đến mức tối đa cho phép mà vẫn ko đủ tác dụng thì phải
phối hợp thêm thuốc. Kiểu phối hợp phổ biến nhất là các thuốc giảm đau với
nhau nhưng ko được phối hợp 2 thuốc giảm đau có cùng kiểu ADR như nhau
Thuốc hay được dùng trong mọi công thức phối hợp là paracetamol
- NT4: Lưu ý giảm tác dụng không mong muốn bằng các biện pháp hỗ trợ hoặc
thuốc:
Loét ống tiêu hoá: Với viên nén trần (ko có màng bao đặc biệt): uống
thuốc vào bữa ăn và nhai viên thuốc, uống kèm theo một cốc nước to (>200ml).
Tạo viên bao tan trong ruột, uống xa bữa ăn. Tạo viên sủi bọt hoặc các dạng
dung dịch uống. Lượng nước uống phải lớn (200-250ml)
Chảy máu: Aspirin có thể ngăn ngừa tai biến do tim nhưng lại tăng nguy
cơ đột quỵ và xuất huyết, do đó chỉ nên dùng cho bệnh nhân có nguy cơ bệnh
tim lớn hơn nguy cơ đột quỵ. Paracetamol là một thuốc giảm đau ngoại vi có ít
TDP hơn aspirin trong khi cường độ giảm đau như nhau, đặc biệt giảm đc TDP
gây chảy máu kéo dài, do đó những trường hợp aspirin có CCĐ do có nguy cơ
xuất huyết thì paracetamol đều có thể dùng thay thế.
Mẫn cảm: Là ADR hay gặp với các NSAID và cả với paracetamol. Hội
chứng Reye ở bệnh nhân nhi (<18 tuổi) khi dùng aspirin vì vậy, không được
dùng các chế phẩm NSAID cho trẻ em, mà nên dùng paracetamol an toàn hơn.
Viêm gan, hoại tử gan: Là tai biến thường gặp do dùng vượt quá mức liều
cho phép với paracetamo. Lưu ý khi sử dụng paracetamol cho bệnh nhân có tổn
thương thận vì gây tăng nồng độ máu ngay ở mức liều điều trị. Sử dụng
paracetamol kéo dài ko chỉ độc với gan mà còn tổn thương thận. Paracetamol có
rất nhiều biệt dược nên thận trọng khi phối hợp thuốc để tránh quá liều do phối
hợp cùng 1 thuốc với các biệt dược khác nhau.
4. Trình bày thang điểm đau “Pain scale” :
Thang điểm đau (pain scale): gồm 10 mục đánh giá:
0- Không đau.
1- Đau rất nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng đau nhẹ.
2- Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh.
3- Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, vẫn thể thích ứng
với nó.
4- Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc.
5- Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên đau sau nhiều phút, bệnh nhân vẫn
có thể làm việc.
6- Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, khó tập
trung.
7- Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạt hàng
ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.
8- Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nỗ lực rất nhiều.
9- Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không kiểm soát được.
10- Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.

You might also like