You are on page 1of 15

HỌC PHẦN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP BÀI THỰC HÀNH SỐ 4


Phân nhóm 1 + 2 + 3 Nhóm 3 Tổ 3 lớp DƯỢC 3A

TT Họ tên sinh viên Mã SV ĐIỂM


Vấn Kỹ Bài tập Tổng
đáp năng kết
1 Lê Thị Mai Anh
2 Dương Thị Ngọc
Ánh
3 Trương Thị Cúc
4 Nguyễn Thị Vân
Dung
5 Nguyễn Văn Đạt
6 Bùi Thúy Hải
7 Trần Thị Hạnh
8 Hồ Thanh Hiền
9 Nguyễn Thị Ngọc
Hoài
10 Ngô Thị Khánh
Huyền
11 Phạm Thị Hương
12 Nguyễn Ngọc Lan
13 Phạm Mỹ Linh
14 Đào Thị Xuân Mai
15 Nguyễn Thị Thúy
Nga
16 Bùi Minh Phương
17 Tạ Thị Như Quỳnh
18 Nguyễn Thị
Phương Thảo
19 Bán Minh Thư
20 Ngô Thị Thu
Trang
21 Lê Danh Trà
22 Trần Anh Tuấn
23 Hù Thị Kim Yến

Giảng viên hướng dẫn 1 chấm Giảng viên chấm kiểm tra kết quả

PHẦN LÝ THUYẾT

Mục tiêu:
- Hoàn thiện được báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dược
- Đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu về
vốn, chi phí, lợi nhuận
1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- Khái niệm : là một bộ phận của hệ thống tài chính. Tài chính doanh nghiệp là
một hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình tạo
lập và phân phối nguồn tài chính và quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển
nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích sản xuất để đạt được mục
tiêu chung của doanh nghiệp đó.
- Đặc điểm :
+ Hoạt động của tài chính doanh nghiệp luôn gắn liền và phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hoạt động của tài chính doanh nghiệp bị chi phối bởi tính chất sở hữu vốn trong
mỗi doanh nghiệp.
+ Hoạt động của tài chính doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi mục tiêu lợi nhuận.
2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
- Khái niệm : là quá trình nhận thức cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác
và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và quy luật kinh tế khách quan, nhằm
đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn
- Nhiệm vụ
∘ Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế
đã xây dựng
∘ Xác định những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả kinh
tế, tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quá trình và kết quả kinh tế
∘ Đề xuất các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu
kém của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Ý nghĩa
∘ Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh
doanh
∘ Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh
nghiệp
∘ Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
∘ Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng bên
ngoài, khi họ có các mỗi quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì
thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư,
cho vay, … đối với doanh nghiệp nữa hay không
3. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
- Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và cả
trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mỗi quan hệ cân đối về lượng
hoặc về tiền trong quá trình kinh doanhvà trên cơ sở đó có thể xác định ảnh
hưởng của các nhân tố.
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối
quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá
trình kinh doanh.
VD: Giữa tài sản với nguồn vốn hình thành,…
- Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và
ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về
lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quy trình kinh doanh và trên
cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố
- Qua bảng cân đối kế toán cho phép ta có thể đánh giá mối quan hệ của các yếu tố
ảnh hưởng đến tính cân đối, đến tài sản và nguồn vốn ở doanh nghiệp
Công thức cân đối về hàng (Số lượng)

T 1 + N = T2 + X + H

Trong đó
T1: Tồn đầu kỳ N: Nhập
T2: Tồn cuối kỳ X: Xuất
H: Hư hao
Chú ý : Công thức này được áp dụng để cân đối số lượng hàng hóa trong quá trình
kiểm kê, xuất nhập tồn kho

4. CÁC CHI PHÍ THUỘC GIÁ VỐN BÁN HÀNG


Chi phí nguyên vật liệu : là những chi phí có liên quan tới nguyên vật liệu, nhiên
liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ,
dịch vụ.
- Các thành phần của nguyên vật liệu :
+ Chi phí nguyên vật liệu thô: Bao gồm chi phí phát sinh của công ty để có được
nguyên vật liệu thô cần thiết cho việc sản xuất hàng hóa.
+ Chiết khấu: Có nhiều loại chiết khấu khác nhau do nhà cung cấp nguyên liệu
thô cho người mua, chẳng hạn như chiết khấu tiền mặt,chiết khấu thương mại, và
chiết khấu số lượng. Các khoản chiết khấu này làm giảm tổng chi phí nguyên vật
liệu và do đó được trừ đi khi tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty.
+ Phí vận chuyển và phí lưu kho: Chi phí do công ty phát sinh cho việc vận
chuyển hàng hóa và lưu kho. Thường thì chi phí này được tính luôn trong hóa đơn
mua hàng ở nhà cung cấp.
+ Chi phí đóng gói và thùng chứa: Chi phí mà công ty phải trả cho vật liệu không
thể trả lại được sử dụng để đóng gói hoặc cho các thùng chứa được sử dụng để lấy
vật liệu từ nhà cung cấp được bao gồm trong chi phí vật liệu trực tiếp của công ty.
Chi phí NVL trực tiếp = Chi phí NVL thô + Thuế gián thu + Phí vận chuyển lưu
kho
+ Chi phí đóng gói và thùng chứa - Chiết khấu
Lương công nhân trực tiếp: Là các khoản tiền lương ,phụ cấp theo lương , các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung : bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản xuất, sản phẩm hàng hóa , dịch vụ như :tiền lương, phụ cấp lương của giám
đốc , nhân viên phân xưởng
- Điện , nước:là chi phí dịch vụ mua ngoài -> phản ánh khoản chi phí mua ngoài
để phục vụ cho các hoạt động của phân xưởng.
- Khấu hao tài sản cố định hữu hình:  khoản chi phí này bao gồm khấu hao của
tất cả TSCĐ sử dụng ở trong phân xưởng sản xuất như máy móc thiết bị, nhà
xưởng, phương tiện vận tải…
- Chi phí bảo quản thiết bị sản xuất : là một trong những khoản chi phí bắt buộc
của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị có nhiều hệ thống máy móc, phân
xưởng.
- Chi phí bảo quản thiết bị sản xuất :
+ Chi phí bảo quản trực tiếp : Bảo quản trực tiếp thường được ví như phần nổi
của tảng băng, đó là những phần kinh phí được trả trực tiếp cho các hoạt động liên
quan đến bảo trì doanh nghiệp :
o Chi phí cho đào tạo và huấn luyện về bảo dưỡng
o Tiền lương và tiền thưởng cho người bảo trì
o Chi phí cho phụ tùng thay thế
o Chi phí vật tư
o Chi phí cho hợp đồng bảo thuê ngoài
o Chi phí quản lý bảo
o Chi phí cho sửa đổi, cải tiến
+ Chi phí bảo quản gián tiếp: Những khoản tiền nằm dưới tảng băng đều được
gọi là chi phí bảo quản gián tiếp. Đó là những khoản chi phí doanh nghiệp phải trả
cho các tổn thất khi thiết bị hỏng và gặp sự cố, như:
o Thiệt hại về năng suất

o Thiệt hại về chất lượng và độ an toàn

o Thiệt hại về ảnh hưởng tới môi trường

o Thiệt hại về nguyên vật liệu cũng như năng lượng

o Thiệt hại về tuổi thọ của máy móc tài sản

o Ảnh hưởng đến vốn đầu tư và khả năng xoay vòng vốn

o Thiệt hại về doanh thu và lợi nhuận

o Thiệt hại liên quan tới thị trường và độ tin cậy khách hàng

5. CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP


Chi phí bán hàng: Bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản xuất
sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ như: Chi phí tiền lương, phụ cấp cho nhân viên bán
hàng, tiếp thị, vận chuyển,bảo quản, các chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi
phí vật liệu bao bì, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền như
bảo hành sản phẩm, quảng cáo.

- Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân
viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa ... bao gồm tiền lương,
tiền ăn giữa ca, tiền công và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp....
- Chi phí vật liệu bao bì: Phản ánh các chi phí vật liệu,bao bì xuất dùng cho việc
bảo quản tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói sản
phẩm, hàng hóa, chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản bốc vác,vận chuyển
sản phẩm, hàng hóa, trong quá trình tiêu thụ vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản
tài sản cố định... dùng cho bộ phận bán hàng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản,
bán hàng như nhà kho, cửa hàng , bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển,
phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng...
+ Khấu hao tài sản cố định vô hình là phương pháp phân bổ dần chi phí sử dụng tài
sản trong suốt vòng đời của tài sản đó. Tài sản cố định vô hình là loại tài sản không
phải tài sản hiện vật.
- Chi phí dụng cụ đồ dùng: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho
quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
- Chi phí bảo hành: Dùng để phản ánh chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài,phục vụ
cho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâu
bán hàng, tiền thuê kho, thuê bãi , thuê bốc vác, vận chuyển sản phẩm, hàng hóa đi
bán, tiền trả hoa hồng cho đại lý bán hàng, cho đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu...
- Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong
khâu bán hàng ngoài các chi phí nêu trên như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán
hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm,hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo, chào hàng, chi
phí hội nghị khách hàng....
- Các chỉ tiêu đánh giá chi phí lưu thông:
+ Tổng mức phí (TMF): Là toàn bộ chi phí cho hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay
người tiêu dùng
TSF=TMF/Doanh số bán  x 100 (Tỷ suất phí càng nhỏ
càng tốt)
+ Tỷ trọng phí là tỷ lệ phần trăm của từng khoản mục phí so với tổng mức phí.
+ Mức độ hạ thấp chi phí lưu thông
                             TSFkh - TSFth
+ Mức tiết kiệm và mức vượt chi
               Mức tiết kiệm = Doanh số bán x ( TSFkh-TSFth)
               Mức vượt chi = Doanh số bán x (TSFth-TSFkh)

Chi phí quản lý doanh nghiệp : Là chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp ,chi
phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như khấu hao tài sản cố
định phục vụ cho bộ máy quản lý , chi phí công cụ, dụng cụ, các chi phí khác phát
sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp trả cho ban giám đốc ,
nhân viên các phòng ban quản lý, chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng , các khoản
thuế , lệ phí , bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp.
Các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho , dự phòng nợ khó đòi, công
tác phí, các chi phí giao dịch đối ngoại.
- Chi phí lãi vay: là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp
đến các khoản vay của doanh nghiệp.
- Chỉ phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên
quan lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp. bảo hiểm xã hội. bảo
hiểm y tế. kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của Ban Giám đốc, nhân viên
quản lý ơ các phòng. ban của doanh nghiệp.
- Chỉ phí vật liệu quản lý: Phản ánh chỉ phí vật liệu xuất dùng cho công tác quan
lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm... vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ.
công cụ. dụng cụ.... (giả có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
- Chỉ phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chỉ phí dụng cụ. đồ dùng văn phòng dùng
cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT).
- Chỉ phí khẩu hao TSCĐ: Phản ánh chỉ phí khẩu hao TSCĐ dùng chung cho
doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban. kho tảng, vật kiến trúc.
phương tiện vận tải, truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng...
- Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài,
tiền thuê đất... và các khoản phí, lệ phí khác.
- Chỉ phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng
phải trả tính vào chỉ phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chỉ phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chỉ phí dịch vụ mua ngoài phục vụ
cho công tác quản lý doanh nghiệp: các khoản chi mua và sử dụng các tải liệu kỹ
thuật. bằng sáng chẻ.... (không đủ tiêu chuân ghi nhận TSCĐ) được tỉnh theo
phương pháp phân bô dân vào chỉ phí quan lý doanh nghiệp: tiên thuê TSCĐ, chi
phí trả cho nhà thầu phụ.
- Chỉ phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của
doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chỉ phí hội nghị. tiếp khách, công
tác phí, tàu xe,. khoản chi cho lao động nữ...
6. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Doanh thu:
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác
của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá
bán nhân với sản lượng.
Doanh thu hòa vốn là doanh thu ở mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu hòa vốn
là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán.
Đị nh ph í
Doanh thu hòa vốn = T ỷ l ệ s ố d ư đả m phí trong gi á b á n
Doanh thu an toàn có thể được hiểu là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện
so với doanh thu hòa vốn.
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được
Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được – Mức doanh thu hòa
vốn
Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm
trừ doanh thu.
Doanh thu thuần = Doanh thu – Giá vốn – Chi phí quản lý kinh
doanh.
Chi phí
-KN: Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí
vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định.
Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ
sản phẩm và các khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực
hiện hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định”.
Tổng giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm
Tỷ lệ chi phí = Tổng gía thành kế hoạch ( hoặc định mức ) các loại sản phẩm * 100%
*Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh:
Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng
mức chi phí hoạt động kinh doanh với tổng doanh thu thuần hoạt động bán hàng
của doanh nghiệp trong kỳ và được xác định theo công thức:
F
f =  M x 100 %
f: Tỷ suất chi phí hoạt động kinh doanh;
F: Tổng mức chi phí hoạt động kinh doanh;
M: Tổng doanh thu thuần hoạt động bán hàng của doanh nghiệp
Lợi nhuận
-KN: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của
doanh nghiệp đưa lại.
*Cách tính lợi nhuận
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
- Tổng lợi nhuận = Doanh thu thuần – Tổng chi phí ( hợp lý, hợp lệ) + các lợi
nhuận khác
- Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận – Thuế thu nhập doanh nghiệp
* Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp
- Tổng LN = LN (tsxkd) + LN (tc) + LN (bt)
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:
P
Tsv = Vbq ∗100
Trong đó:
+ Tsv: Tỷ suất lợi nhuận vốn
+ P: Lợi nhuận trong kỳ chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Vbq: Tống số vốn kinh doanh bình quân trong kỳ (Vốn cố định và vốn lưu động)
-Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng:
P
Tsdt = DTBH ∗100
Trong đó:
+ Tsdt: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng
+ P: Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại ( không bao gồm lợi nhuận từ
các hoạt động khác mang lại)
+ DTBH: Doanh thu bán hàng trong kỳ
-Tỷ suất lợi nhuận giá thành:
P
Tsz = Zt ∗100
Trong đó:
+ Tsz: Tỷ suất lợi nhuận giá thành
+ P: Lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại (không bao gồm lợi nhuận từ các
hoạt động khác mang lại)
+ Zt: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
PHẦN THỰC HÀNH
ĐỀ 3 – NHÓM 3
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty dược phẩm Graypharco
Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Phân Phân
T nhóm nhóm
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3
T thực tổng
hiện lẻ hợp
1 Thành viên góp vốn 30.000 0 3
0
2 Mua tài sản vô hình 20.000 0
0
3 Mua thiết bị
- Máy dập viên 13.000 0 0
- Nồi bao 8.000 0 10.000
1
- Tủ sấy 4.000 0 0
4 Tổng doanh thu ngoài VAT 82.000 97.000 147.000
5 Nguyên vật liệu
- Mua 13.000 16.000 24.500
- Sử dụng 11.000 15.000 24.000
- Còn nợ nhà cung cấp (phải trả 4.000 5.000 6.500
người bán)
6 Lương công nhân SX trực tiếp 20.000 26.000 33.000 2
7 Chi phí điện nước, bảo quản thiết 16.300 19.000 24.000
bị
8 Lương nhân viên, hành chính, 10.000 10.000 18.000
bán hàng, quản lý
9 Tiền thuê của hàng 5.00 5.000 5.000
0
10 Vay ngân hàng dài hạn (10 năm) 13.000
11 Trả lãi vay ngân hàng dài hạn 1.300 1.300 1.300
12 Chi phí quản lý khác 3.200 4.000 6.500
13 Khách hàng còn nợ 5.000 18.000 30.000
14 Tiền bị phạt do vi phạm HĐKT 450
15 Thu nhập do bán nồi bao cũ 1.000
16 Hàng bán bị trả lại 10.000
17 Biết rằng:
-Khấu hao trang thiết bị : 5 năm
-Khấu hao tài sản vô hình: 20 năm
-DNphải trích,nộp các khoản thuế ( thuế thu nhập DN 20 %)

1. Hoàn thiện báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
2. Sơ bộ phân tích hoạt động kinh doanh của công ty thông qua một số chỉ tiêu :
Doanh thu, chi phí, lợi nhuận ( Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần, Tỷ
suất lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuân từ HĐ SXKD/DT
thuần…)

Bảng1 : Báo cáo hoạt động SXKD của công ty qua các năm
Đơn vị: triệu VNĐ

TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3


1 Doanh thu thuần 82.000 97.000 137.000
2 Giá vốn hàng bán trong sản xuất 54.700 67.400 86.400
3 Lợi nhuận gộp/SX 27.300 29.600 50.600
4 Chi phí bán hàng và quản lý doanh 20.500 21.300 31.800
nghiệp
5 Lợi nhuận thuần từ SXKD 6.800 8.300 18.800
6 Lợi nhuận từ hoạt động khác 0 0 1000
7 Tổng lợi nhuận trước thuế 6.800 8.300 19.800
8 Thuế TNDN 1360 1660 3960
9 Phạt 0 450 0
10 Lãi ròng 5440 6190 15840

Cách tính :
1. Doanh thu thuần= tổng doanh thu ngoài VAT – hàng bán bị trả lại
Năm 1: = 82.000
Năm 2 : = 97.000
Năm 3 : = 147.000 – 10.000 = 137.000
2. Giá vốn hàng bán trong sx= Giá nguyên vật liệu sd + lương công nhân sx
trực tiếp + khấu hao tài sản cố định hữu hình + chi phí điện nước , bảo quản
thiết bị
Ta có khấu hao tài sản cố định hữu hình là:
Máy dập viên+tủ sấy Nồi bao năm1
 Khấu hao ts cđ hữu hình (năm 1=năm 2)= 5
+ 2
13.000+ 4.000 8.000
= 5
+ 2 = 7.400
Máy dập viên+tủ sấy +nồi bao năm 3
 Khấu hao ts cđ hữu hình năm 3 = 5
13.000+ 8.000+4.000
= 5
= 5.400

Giá vốn bán hàng trong sản xuất là:


Năm 1: = 11.000 + 20.000 + 7.400 + 16.300 = 54.700
Năm 2: = 15.000 + 26.000 + 7.400 + 19.000 = 67.400
Năm 3: =24.000 + 33.000 + 5.400 + 24.000 = 86.400

3. Lợi nhuận gộp trong sx= Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán trong sx
Năm 1: = 82.000 - 54.700 = 27.300
Năm 2: = 97.000 - 67.400 = 29.600
Năm 3: = 137.000 – 86.400 = 50.600

4. Chi phí bán hàng = lương nv hành chính ,bán hàng , quản lý + tiền thuê cửa
hàng + chi phí quản lý khác + trả lãi vay ngân hàng + khấu hao ts vô hình
TSVH 20.000
Khấu hao ts vô hình = Nsd = 20 = 1000
Năm 1: = 10.000+5.000+3.200+1.300 + 1000 = 20.500
Năm 2: = 10.000+ 5.000 + 4.000 + 1.300 + 1000 = 21.300
Năm 3: = 18.000 + 5.000 + 6.500 + 1.300+ 1000 = 31.800

5. Lợi nhuận thuần từ sx kinh doanh= lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp
Năm 1: = 27.300 – 20.500 = 6.800
Năm 2: = 29.600 – 21.300 = 8.300
Năm 3: = 50.600 - 31.800 = 18.800
6. Lợi nhuận từ hđ khác =thu nhập do bán nồi bao cũ
Năm 3: = 1000
7. Tổng lợi nhuận trc thuế = lợi nhuận thuần từ SXKD+ lợi nhuận từ hoạt động
khác
Năm 1: = 6.800
Năm 2: = 8.300
Năm 3: = 18.800 + 1000 = 19.800
8. Thuế TNDN = tổng lợi nhuận trước thuế x 20%
Năm 1: = 6.800*20% = 1360
Năm 2: = 8.300*20% = 1660
Năm 3: = 19.800*20% = 3960
9. Phạt= tiền bị phạt do vi phạm HĐKT
Năm 2: = 450
10.Lãi ròng = tổng lợi nhuận trước thuế – thuế – phạt
Năm 1: = 6.800 – 1360 = 5440
Năm 2: = 8.300 – 1660 – 450 = 6190
Năm 3: = 19.800 – 3960 = 15840

Bảng 2: Các chi phí thuộc giá vốn bán hàng


Đơn vị tính : triệu VNĐ
TT Chi phí thuộc giá vốn hàng bán Năm 1 Năm 2 Năm 3
1 Chi phí nguyên vật liệu 11.000 15.000 24.000
2 Lương nhân công nhân trực tiếp 20.000 26.000 33.000
3 Chi phí sản xuất chung 16.300 19.000 24.000
- Bảo quản thiết bị SX, điện nước
- Khấu hao TSCĐHH 6.900 6.900 5.400

Cách tính:
NG ( nguyên giá )
MKH ( mức khấu hao) = N ( số năm sử dụng ) K kk
sd

NG = CFm + CFvch + CFlđ + CFchạy thử lần đầu tiên - Tiền thanh lý
13.000+ 4.000 8.000−1.000
MKH năm1 ¿ 5
+
2
=6.900 (Triệu VNĐ)

MKH năm2 = MKH năm1 = 6.9000 (Triệu VNĐ)


Năm 3:
NG = 13.000 + 4.000 + 10.000 = 27.000 (Triệu VNĐ)
27.000
MKH năm3 = 5
= 5.400 (Triệu VNĐ)

Bảng 3 : Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Đơn vị tính : triệu VNĐ


TT Chi phí bán hàng và quản lý DN Năm 1 Năm 2 Năm 3
1 Lương nhân viên bán hàng và quản lý 10 000 10 000 18 000
2 Tiền thuê cửa hàng 5 000 5 000 5 000
3 KHTS vô hình 1 000 1 000 1 000
4 Lãi vay ngân hàng 1 300 1 300 1 300
5 Chi phí quản lý khác 3 200 4 000 6 500
6 Tổng: 20 500 21 300 31 800
Cách tính:
NG 20 000
KHTS vô hình ¿ Nsd = 20 = 1000

Bảng 4: Hoạt động công ty qua các năm

Năm 1 Năm 2 Năm 3


Chi phí
74 700 88 200 118 200

LN sau thuế (LNST) =  Tổng


lợi nhuận – thuế TNDN 5 440 6 640 15 840

 Doanh thu thuần (DTT) 82 000 97 000 137 000


Vốn chủ sở hữu (V) 30 000 + 5 440 30 000 + 6 640 30 000 + 15 840
= Thành viên góp vốn + LNST = 35 440 = 36 640 = 45 840
LN từ hoạt động sản xuất kinh
6 800 8 300 18 800
doanh (LNSX)
Tỷ suất LNST/DTT 6,63% 6,84% 11,56%
Tỷ suất LNST/V 15,35% 18,12% 34,55%
Tỷ suất LNSX/DTT 8,3% 8,55% 13,72%
* Doanh thu thuần = DT ngoài VAT – hàng bán bị trả lại
- Năm 1 = 82 000- 0= 82 000 ( triệu đồng )
- Năm 2 = 97 000
- Năm 3 = 147 000 – 10 000= 137 000
* Tổng LN trước thuế = LN thuần từ SXKD + LN từ hoạt động khác
-Năm 1 = 6 800
-Năm 2= 8 300
-Năm 3= 18 800+ 1 000 = 19 800

Nhận xét: Từ kết quả bảng 4, ta sơ bộ phân tích được hoạt động kinh doanh của
công ty dược phẩm Graypharco như sau:
     -Tỷ suất LN sau thuế /Doanh thu thuần( ROS): Cả 3 năm đều dương: Năm 1 là
6,63% nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần công ty bỏ ra tạo ra 0,0663 đồng
lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất LN sau thuế/Doanh thu thuần tăng dần qua năm 2 và 3.
Năm 3 tăng vọt.
     - Tỷ suất LN SXKD /Doanh thu thuần: Năm 1 là 8,3% nghĩa là cứ 1 đồng
doanh thu thuần DN bỏ ra tạo ra được 0,083 đồng LN từ hoạt động SXKD. Sau đó
tăng dần qua năm 2 và 3.
     - Tỷ suất LN sau thuế/ Vốn chủ sở hữu( ROE): Năm 1 là 15,35% nghĩa là cứ 1
đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra được 0,1535 đồng LN sau thuế. Năm 2 tăng lên
18,12%, năm 3 tăng vọt lên 34,55%.      
→ Qua phân tích các chỉ số tỷ suất sinh lời ở trên có thể thấy, Công ty dược phẩm
Graypharco đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy mới hoạt động trong
3 năm nhưng hiệu quả về tài chính của đơn vị đang có xu hướng tăng dần, điều
này chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang dần ổn
định và phát triển theo chiều hướng tốt.

You might also like