You are on page 1of 11

HỌC PHẦN QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP BÀI THỰC HÀNH SỐ 3


Phân nhóm 2 Nhóm 3 Tổ 3 lớp DƯỢC 3A
TT Họ tên sinh viên Mã SV Sinh viên ĐIỂM
Ký tên Vấn Kỹ Bài Tổng
đáp năng tập kết
1 Nguyễn Thị Ngọc Hoài
2 Ngô Thị Khánh Huyền
3 Phạm Thị Hương
4 Nguyễn Ngọc Lan
5 Phạm Mỹ Linh
6 Đào Thị Xuân Mai
7 Nguyễn Thị Thúy Nga
Giảng viên hướng dẫn 1 chấm Giảng viên chấm kiểm tra kết quả

PHẦN LÝ THUYẾT

Mục tiêu:
- Liệt kê được những khoản mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm.
- Xây dựng được giá thành một mặt hàng sản xuất ở doanh nghiệp.
- Phân tích được điểm hòa vốn.
1.Lý thuyết cần có:
-Khái niệm giá thành, giá bán, điểm hòa vốn của sản phẩm.
- Phân loại giá thành sản phẩm.
- Một số phương pháp hạch toán sản phẩm.
- Phân tích hòa vốn.
⸙ Khái niệm giá thành, giá bán, điểm hòa vốn của sản phẩm
- Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản lao động
sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ
hoàn thành.
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt
động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá
thị trường chấp nhận.
- Giá cả là biểu hiện mặt giá trị của sản phẩm chứa đựng trong nó nội dung bù
đắp hao phí vật chất dùng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
⸙ Phân loại giá thành sản phẩm
⸶ Nếu xét theo thời điểm và nguồn vốn thì giá thành được chia thành:
- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào
sản xuất, kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức,
các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt
đầu sản xuất sản phẩm. Gía thành định mức được xây dựng trên cơ sở các
định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm thích hợp trong kỳ kế hoạch.
Nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định
mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế: giá thành thực tế là chỉ tiêu xác định sau khi kết thức quá
trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở cấc chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất sản phẩm
⸶Nếu xét theo phạm vi phát sinh thì chi phí giá thành được chia thành:
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng): là chỉ tiêu phản ánh
tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
trong phạm vi phân xưởng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (khấu hao tài sản cố định, chi phí
quản lý…).
- Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ
các khoản chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (chi
phí sản xuất, quản lí, bán hàng).
⸙ Một số phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm:
a.Phương pháp trực tiếp:
- Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất giản đơn, với
số lượng mặt hang ít, sản xuất với khối lượng lớn và với một chu kỳ sản xuất
ngắn.
- Giá thành sản phẩm tính theo phương pháp này được tính bằng công thức:
Giá thành sản phẩm =
TổngCPSX tính toán phát sinh trong kỳ ± Chênhlệch SP dôi dư đầu kỳ và cuốikỳ
Khối lượng sản phẩm

b. Phương pháp tổng cộng chi phí:


- Đây là phương pháp được áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản
xuất sản phẩm được tiến hành ở nhiều bộ phận sản xuất hay nhiều giai đoạn
công nghệ.
- Theo phương pháp này, giá thành được xác định bằng cách cộng tất cả các
chi phí sản xuất tại các bộ phận của các chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn
công nghệ, hay bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm:
Giá thành sản phẩm= Z1 + Z2 +…+Zn
c. Phương pháp hệ số:
- Được áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sử dụng cùng
một loại nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng tạo ra nhiều loại sản
phẩm và chi phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà tập
hợp chung cho cả quá trình sản xuất.
- Khi tính toán theo phương pháp này phải căn cứ vào hệ số qui đổi để qui các
loại sản phẩm khác nhau về loại sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí
liên quan đến giá thành sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm
gốc và giá thành của từng loại sản phẩm.
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm
Giá thành sản phẩm = Tổng số sản phẩm gốc qui đổi

Giá thành ĐVSP từng loại = Giá trị ĐVSP gốc × Hệ số qui đổi SP từng
loại
Trong đó: Số lượng SP qui đổi = ∑(Số lượng SP loại i × hệ số qui đổi SP
loại i)
Tổng giá thành SX các loại SP = GTSP dở dang đầu kỳ + TCP phát sinh
trong kỳ - GTSP dở dang cuối kỳ
d. Phương pháp tính tỷ lệ:
- Được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có qui cách phẩm
chất khác nhau như may mặc, dệt kim…
- Phương pháp này được tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản
phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi
phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức sản xuất), ta tính được giá thành đơn
vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại.
Tổng giá thành TT từng loại SP = Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định
mức) từng loại SP × Tỷ lệ chi phí
Tổng giá thàn h SXTT của các loại SP
Tỷ lệ chi phí = Tổng giá thành kế hoạch ( hoặc định mức ) các loại SP ×100%

Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại =


Tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm
Số lượng sản phẩm từng loại

đ. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:


Tổng giá thành SP chính = GTSP chính dôi dư đầu kỳ + TCPSX phát sinh
trong kỳ - GTSP phụ thu hồi – GTSP chính dôi dư cuối kỳ
e. Phương pháp liên hợp:
⸶Kết hợp các phương pháp để tính giá thành như:
- Phương pháp trực tiếp với phương pháp tổng công chi phí.
- Phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ.
- Phương pháp hệ số với phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
g. Phương pháp định mức:
- Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư,
lao động , các dự đoán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh
lệch do những thay đổi định mức cũng như những chênh lệch trong quá trình
thực hiện so với định mức. Theo phương pháp này thì giá thành thực tế của
sản phẩm được xác định như sau:
Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức ( ± )Chênh lệch do thay
đổi định mức( ± ) Chênh lệch do thực hiện so với định mức
h. Phương pháp đơn đặt hàng:
- Phương pháp này được áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất đơn chiếc
hoặc sản xuất hàng loạt nhờ công việc sản xuất thường được tiến hành căn
cứ vào các đơn đặt hang của người mua. Đơn đặt hàng có thể chỉ là một sản
phẩm riêng biệt hoặc một số sản phẩm cùng loại.
⸙ Phân tích hòa vốn
⸘ Khái niệm:
- Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt
động kinh doanh đã bỏ ra, trong điều kiện giá bán sản phẩm dự kiến hay giá
được thi trường chấp nhận.
- Điểm hòa vốn theo khái niệm trên là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù
đắp chi phí, nghĩa là lãi thuần bằng không (không lãi, không lỗ). Nói cách
khác điểm hòa vốn số dư đảm phí bằng định phí.
(SDĐF) = Định phí (ĐF)
- Phân tích hòa vốn giúp cho nhà quản trị trong việc quản lý quá trình kinh
doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ
kinh doanh, hay ở mức sản lượng và liên thu bao nhiêu thì đạt hòa vốn. Từ
đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả cao.
⸶Phương pháp xác định điểm hòa vốn:
a. Sản lượng hòa vốn:
- Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh.
- Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ là căn cứ để nhà quản trị doanh nghiệp đề
ra các quyết định kinh doanh.
Gọi: F: là tổng chi phí cố định Q: là sản lượng hòa vốn
V: là biến phí cho một sản phẩm P: là giá bán cho 1 sản phẩm
Vậy tổng chi phí khả biến là VQ.
Tổng chi phí sản xuất là Y1 = F+VQ và tổng doanh thu tại điểm hòa vốn là
Y2 = PQ. Do tại điểm hòa vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí nên ta có
thể xác định sản lượng hòa vốn:
PQ = F+QV PQ-VQ = F
Q(P-V) = F Q = F/(P-V)
b. Doanh thu hòa vốn
- Doanh thu hòa vốn là doanh thu ở mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu
hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán. Ta có:
F F
Y = PQ = P x P−V = 1−V / P

- Tỷ lệ 1-V/P là tỷ lệ lãi trên biến phí (hay tỷ lệ số dư đảm phí trong đơn
giá), tỷ lệ này càng lớn thì doanh thu hòa vốn càng nhỏ
- Hiện suất P-V là lãi trên biến phí (hay số dư đảm phí trên một đơn vị sản
phẩm)
Định phí
- Từ đó: DTHV = Tỷ lệ số dư đảm phí trong giá bán

c. Doanh thu an toàn


- Doanh thu an toàn có thể hiểu là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện
so với doanh thu hòa vốn.
- Mức doanh thu an toàn = mức doanh thu thực hiện được - Mức doanh thu
hòa vốn.
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện được

- Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá
mức doanh thu hòa vốn như thế nào. Giá trị này càng lớn càng thể hiện tính
an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh
doanh càng thấp và ngược lại.
- Phương trình lợi nhuận:
Từ phương trình cơ bản thể hiện mối quan hệ chi phí – khối lượng lợi nhuận
Doanh thu = Định phí + Biến phí + Lãi thuần
PQ = F + VQ + Lãi thuần
Đặt L N O là lãi thuần mong muốn, là lợi nhuận sau thuế, a là thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp → ln1 =lnO (1-a)
LNo
→ ln O = 1−a

Qm là mức tiêu thụ đạt được lãi thuần mong muốn.


Từ phương trình: PQm = F + VQm + Lãi thuần
F + LNo
Định phí + Lãi thuần mong muốn F+ LNo F + ln 1/(1−a)
Ta có: Qm = P−V = = =
Đơn giá bán−Biến phí đơn vị P−V P−V

⸶Điều kiện để sử dụng phương pháp phân tích điểm hòa vốn:
- Biến thiên của chi phí và thu nhập phải là tuyến tính
-Tổng chi phí phải được phân chia chính xác thành định phí và biến phí
- Kết cấu hàng bán không thay đổi trong quá trình phân tích
tồn kho không đổi khi xác định hòa vốn, nghĩa là sản phẩm sản xuất ra bằng
sản phẩm tiêu thụ trong kì
- Các yếu tố tác động đến quá trình kinh doanh không đổi
- Chỉ số giá cả không đổi

PHẦN THỰC HÀNH

Bảng 1: Xây dựng giá thành sản phẩm theo 4 phương án (Đơn vị: đồng)

Phương Định phí Biến phí Định phí/ Biến phí/1 Giá thành Giá
án kinh 1đvsp đvsp thành/
F V= v*tổng số =F+V
doanh 1 đvsp
lượng đvsp v
f= F/ tổng số =f+v
đvsp

120.000 58.600.000 82.617.000 488,333 688,475 141.217.000 1176,808


360.000 58.600.000 247.851.000 162,778 688,475 306.451.000 851,253
720.000 58.600.000 495.702.000 81,389 688,475 554.302.000 769,864
1.080.000 58.600.000 743.553.000 54,259 688,475 802.153.000 742,734
Cách tính:
Các định mức kỹ thuật cần thiết
 Định phí:

Chỉ tiêu Giá (đồng/tháng)


 Tổng giá trị tài sản cố định tham gia vào dây = (500 triệu + 16 triệu) / (5*12)
chuyền SX của máy dập viên bao gồm cả nhà =8.600.000đ
xưởng là 500 triệu và máy dập vỉ là 16 triệu. Dự
kiến khấu hao trong vòng 5 năm
 Khâu quản lý hành chính ở xí nghiệp có 4 cán =4*5.000.000đ
bộ , lương bình quân là 5000.000đ/tháng =20.000.000đ

 Để đầu tư SX thì xí nghiệp đã chi phí =12.000.000+18.000.000


những khoản sau( trong 1 tháng): =30.000.000đ
 Nghiên cứu SX và xin phép SX 12tr
đồng
 Quảng cáo hướng dẫn và chi phí khác
18tr đồng

Tổng 58.600.000 đồng/tháng


 Biến phí:

 Giá nguyên phụ liệu và bao bì cho 1 viên

Giá nguyên Công thức Biến phí cho 1 viên (đồng)


phụ liệu và bao viên
bì Azytromycin
0,25g
Azytromycin 1.500.000đ/kg 0.25g 375
Lactose monohydrate 85.000 đ/kg 0.044g 3,74
Tinh bột bắp 25 000 đ/ kg 0.07g 1,75
Cellulose vi tinh thể 2 100 000 đ/kg 0.03g 63
Magie stearat 100 000 đ/ kg 0.004g 0,4
Aerosol 300 000 đ/kg 0.002g 0,6
Gelatin 280 000 đ/kg 0.02g 5,6
Màng kim loại 90 đ/ vỉ 15
Hộp các tông nhỏ (1vỉ) 200 đ/ cái 33,33
Hộp các tông nhỏ (1000 vỉ) 8000 đ / cái 1,33

Tổng 499,75 đồng/viên


 Biến phí khác

Chỉ tiêu Biến phí cho 1 viên


(đồng)
Khấu hao nguyên liệu và bao bì 10% 49,975
Tiêu thụ năng lượng cho sản xuất 18,75
Tiền công sản xuất trực tiếp 112,5
Chi phí phân xưởng 7,5
Tổng 188,725
đồng/viên
Tổng biến phí= Chi phí cho nguyên liệu&bao bì+ Biến phí khác
=(449,75+188,725). Tổng số lượng đvsp
=688,475 . Tổng số lượng đvsp

Bảng 2. Chọn phương án kinh doanh phù hợp nhất với dự báo thị trường

Giá bán Q Lợi nhuận (đồng)


dự kiến hòa vốn
16.300đ/vỉ 4815,37 184.783.000 671.549.00
0
15.400đ/vỉ 5199,94 166.783.000 617.549.00 1.293.698.000 1.969.847.000
0
Cách tính:
 Sản lượng hòa vốn:
F
Q = P−v
Trong đó:
 Q: sản lượng hòa vốn
 F: tổng chi phí cố định = 58.600.000đ/ tháng
 P: giá bán cho 1 sản phẩm (1 vỉ)
 v: biến phí cho 1 sản phẩm(1 vỉ) = 688,44 . 6 = 4130,64 đ
 Lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu- tổng biến phí – tổng định phí
= tổng số đvsp.giá 1đvsp – tổng số đvsp.biến phí 1đvsp - tổng định phí
(=tổng số đvsp. Giá 1đvsp - giá thành bảng 1)
 Nhận xét:
 Phương án kinh doanh phù hợp nhất với thị trường là 1.080.000 viên/
1 tháng với giá 15.400 đồng/vỉ ( do bán được số lượng lớn nhất và thu
lợi nhuận lớn nhất)
- Lập đồ thị điểm hòa vốn cho giá bán phù hợp nhất với dự báo thị
trường
Giá bán phù hợp nhất với thị trường là giá 15.400đ/ vỉ với 1.080.000 viên/ 1
tháng. Ứng với sản lượng Q = 5199,94 vỉ
Ta có đồ thị sau:
Cách vẽ:
• Đồ thị biểu diễn tổng chi phí là Y1 = F + VQ
Đường biểu diễn luôn xuất phát từ F nên ta có các điểm biểu diễn sau:
A(0;F) = ( 0; 58.600.000)
B (Q; F + VQ) = ( 5199,94; 58.600.000 + 4130,64*5199,94) = ( 5199,94;
80.079.076)
• Đồ thị biểu diễn tổng doanh thu là Y2 = PQ
Đường biểu diễn luôn xuất phát từ điểm O nên ta có các điểm biểu diễn sau:
C (0;0)
D(Q;PQ) = ( 5199,94; 15.400*5199,94)
= ( 5199,94; 80.079.080,1616)
Với Q = 5199,94 ta có Y1≈ Y2, coi như sai số

Chi phí (VNĐ)


Tổng chi phí

Tổng doanh thu

≈ 80.079.076

58.600.000

5199,94 Sản lượng ( vỉ )

You might also like