You are on page 1of 9

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: SỬ - ĐỊA- GDCD – TD- QP

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ 1


MÔN LỊCH SỬ 10 – HỌC KÌ 1 – NH: 2021 – 2022
I.TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM
Bài 1. Sự xuất hiện loài người(tích hợp với nội dung Bài 13)
Nêu được nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ Vượn thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
Biết được cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm, Người tối cổ đã sống trên đất nước ta (Lạng Sơn, Thanh Hoá);
sau đó Người tinh khôn (Sơn Vi, Phú Thọ).
- Hiểu được lao động tạo ra con người và xã hội loài người.
Bài 2. Xã hội nguyên thủy (tích hợp với nội dung Bài 13)
- Biết được về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ.
Biết được sự hình thành của công xã thị tộc (văn hoá Sơn Vi) và sự phát triển của công xã thị tộc (văn hoá Hoà
Bình - “cuộc cách mạng đá mới”).
Liệt kê được sự ra đời của các công cụ lao động bằng kim loại.
Biết được ở Việt Nam, kĩ thuật luyện kim đã ra đời từ nền văn hóa Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai.
- Hiểu được vai trò của công cụ lao động bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.
Hiểu được ý nghĩa ra đời của thuật luyện kim và biết được những đặc điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc
Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai
Phân tích được quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ và hiểu nguyên nhân của quá trình đó.
Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông
Nêu được điều kiện tự nhiên, sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ).
Biết được thể chế chính trị, hoạt động kinh tế, các lực lượng xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông.
Biết được những thành tựu văn hóa của phương Đông cổ đại (thiên văn, lịch, chữ viết, …)
Hiểu được các điều kiện tự nhiên với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.
Hiểu được đặc trưng kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông.
Bài 4. Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp – Rô ma.
Nêu được điều kiện tự nhiên, sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây (Hi Lạp, Rô- ma).
Biết được thể chế chính trị, hoạt động kinh tế, các lực lượng xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Tây.
Biết được những thành tựu văn hóa của phương Tây cổ đại (thiên văn, lịch, chữ viết, toán học, kiến trúc…)
Hiểu được các điều kiện tự nhiên với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.
Hiểu được đặc trưng kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây (thành bang, hoạt động
kinh tế, thể chế chính trị: dân chủ cộng hòa).
Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến
Nhận biết:
Trình bày sơ giản về sự hình thành xã hội cổ đại ở Trung Quốc.
Nêu được nét chính về sự hình thành, phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Thông hiểu:
Trình bày được nét nổi bật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các thời kì Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên và
tình hình chính trị thời Minh, Thanh.
II. TỰ LUẬN: 3 ĐIỂM
Câu 1: Phân tích được đặc trưng về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các thời kì Tần, Hán, Đường, Minh,
Thanh.
Câu 2: Đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội của chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông.
Câu 3: tác động, ảnh hưởng của mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với đặc điểm phát triển kinh tế các quốc gia
cổ đại phương Tây.
Câu 4: Đánh giá được sự kế thừa, phát triển của văn minh phương Tây cổ đại.
III. TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
BÀI 1,2, 13:
Câu 1: Khoảng 6 triệu năm trước đây, ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người đã có sự xuất hiện của
A. người tối cổ.
B. một loài vượn cổ.
C. người tinh khôn.
D. người nguyên thủy.
Câu 2: Khoảng 4 triệu năm trước đây, trên đường tiến triển của loài người đã có sự sinh sống của
A. người tối cổ.
B. một loài vượn cổ.
C. người tinh khôn.
D. người nguyên thủy.
Câu 3: Các địa danh như Đông Phi, Tây Á và Việt Nam là nơi tìm thấy di cốt của
A. người tối cổ.
B. loài vượn cổ.
C. người tinh khôn.
D. người nguyên thủy.
Câu 4: Các địa danh như Đông Phi, Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc)… là nơi tìm thấy di cốt của
A. người tối cổ.
B. loài vượn cổ.
C. người tinh khôn.
D. người nguyên thủy.
Câu 5: Đến cuối thời đá cũ khoảng 4 vạn năm trước đây đã có sự sinh sống của
A. người tối cổ.
B.người nguyên thủy.
C. người tinh khôn.
D. một loài vượn cổ.
Câu 6: Sự xuất hiện của loài người có nguồn gốc từ
A. một loài vượn cổ. 
B. ý muốn của chúa Giê-su.
C. sự sáng tạo của thượng đế.
D. cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
Câu 7: Sự kiện đánh dấu thời kì đầu tiên của lịch sử loài người là sự tiến triển nhảy vọt từ
A. vượn cổ thành người tối cổ.
B. loài vượn cổ thành người tinh khôn.
C. từ người tối cổ thành người tinh khôn.
D. người nguyên thủy thành người hiện đại.
Câu 8: Trong việc chế tạo công cụ ở thời đá cũ sơ kì, Người tối cổ đã biết
A. ghè hai rìa của một mảnh đá cho sắc nhọn.
B. ghè đẽo công cụ cho sắc nhọn và tinh xảo hơn.
C. chế tạo cung tên và mài đẽo xương cá, cành cây.
D. ghè một mặt của mảnh đá cho sắc và vừa tay cầm.
Câu 9: Hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là
A. thị tộc.
B. bộ lạc.
C. cộng đồng.
D. bầy người nguyên thủy.
Câu 10: Từ cuối thời đá cũ, Người tinh khôn cư trú phổ biến ở đâu?
A. Nhà cửa.
B. Hang động.
C. Ven sông, suối.
D. Mái đá ngoài trời.
Câu 11: Khi chuyển hóa thành người tinh khôn, những người cùng họ có chung dòng máu sống trong một đơn vị
xã hội đầu tiên gọi là
A. thị tộc.
B. gia đình mẫu hệ.
C. gia đình phụ hệ.
D. bầy người nguyên thủy.
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc?
A. Những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.
B. Những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội.
C. Những người sống chung trong hang động, mái đá.
D. Những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.
Câu 13: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với bộ lạc?
A. Tập hợp một số thị tộc sống trong cùng bộ lạc làm chung ăn chung hưởng chung.
B. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau, cùng đoàn kết kiếm sống.
C. Một số thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng gần với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
D. Những nhóm người gồm 2 – 3 gia đình sống trong hang động,mái đá.
Câu 14: Trong quá trình phát triển chung của lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm
nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam.
B. Tây Á, Ai Cập.
C. In-đô-nê-xi-a, Đông Phi.
D. Đông Nam Á và Đông Phi.
Câu 15: Khoảng 3.000 năm trước đây, cư dân nước nào là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt?
A. Trung Quốc.
B. Việt Nam.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Tây Á và Nam Châu Âu.
Câu 16: Kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng đồ sắt là
A. khai hoang mở rộng diện tích, khai khẩn những vùng đất cứng.
B. năng suất lao động tăng lên, con người thoát khỏi sự ràng buột của tự nhiên.
C. sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng nhưng vẫn còn lệ thuộc vào tự nhiên.
D. sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
Câu 17: Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A. Sắt.
B. Đồng thau.
C. Đồng đỏ.
D. Thiếc.
Câu 18: Điều kiện nào làm cho xã hội nguyên thủy có sản phẩm dư thừa?
A. Con người có sự phân công lao động hợp lý, làm chung, ăn chung.
B. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện.
C. Con người biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã chinh phục được tự nhiên.
Câu 19: Trong xã hội nguyên thủy, ai là người có thể chiếm đoạt của thừa?
A. Những người phụ trách lễ nghi trong thị tộc và bộ lạc.
B. Những người có chức phận trong thị tộc hoặc bộ lạc.
C. Tù trưởng hoặc tộc trưởng của thị tộc, bộ lạc.
D. Người đàn ông trong gia đình phụ hệ.
Câu 20: Gia đình phụ hệ xuất hiện khi công cụ sản xuất nào dưới đây được sử dụng phổ biến?
A. Kim loại.
B. Đồng đỏ.
C. Đồng thau.
D. Đồ đá mới.
Câu 21: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông là
A. săn bắt , hái lượm kết hợp với trồng trọt và chăn nuôi.
B. trồng trọt chăn nuôi kết hợp công thương nghiệp.
C. kinh tế nông nghiệp là chính.
D. phát triển đều các ngành kinh tế.
Câu 22: Tầng lớp đóng vai trò quan trọng trong xã hội cổ đại Phương Đông là
A. nô lệ.
B. thị dân.
C. quý tộc.
D. nông dân công xã.
Câu 23: Chữ viết của người Phương Đông cổ đại ra đời từ nhu cầu
A. ghi chép và trao đổi kiến thức.
B. lưu giữ và trao đổi kiến thức.
C. ghi chép và lưu giữ kiến thức.
D. phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị.
Câu 24: Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện sớm nhất ở
A. ven bờ Địa Trung Hải.
B. Châu Á và Địa Trung Hải.
C. lưu vực các con sông lớn ở Châu Á.
D. lưu vực các con sông lớn ở Châu Á, Châu Phi.
Câu 25: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là gì?
A. Chuyên chế cổ đại.
B. Dân chủ chủ nô.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Chuyên chế trung ương tập quyền.
Câu 26: Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là
A. đất sét nung.
B. giấy papyrut.
C. bối diệp.
D. da dê.
Câu 27: Các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ V TCN – IV TCN.
B. Thiên niên kỉ IV TCN – III TCN.
C. Thiên niên kỉ III TCN – II TCN.
D. Thiên niên kỉ II TCN – I TCN.
Câu 28: Xã hội cổ đại Phương Đông gồm các tầng lớp
A. quý tộc - chủ nô - nô lệ.
B. quý tộc - nông dân công xã - nô lệ.
C. chủ nô - bình dân thành thị - nô lệ.
D. quý tộc - nông dân công xã - chủ nô.
Câu 29: Khi xã hội nguyên thủy tan rã, cư dân cổ đại phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống?
A. Vùng sa mạc.
B. Vùng rừng núi.
C. Vùng trung du.
D. Lưu vực các con sông lớn.
Câu 30: Các quốc gia cổ đại phương Đông thường xuất hiện đầu tiên ở
A. ven biển Địa Trung Hải.
B. lưu vực các con sông lớn.
C. vùng cao nguyên và bình địa.
D. nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 31: Một trong những đặc điểm của loài Vượn cổ là
A. đã có thể đứng và đi bằng hai chân.
B. đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
C. đã hoàn toàn loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
D. đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.
Câu 32: Một trong những đặc điểm của Người tối cổ là
A. đã có thể đứng và đi bằng hai chân.
B. bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.
C. đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. đã hoàn toàn loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
Câu 33: Hoạt động nào dưới đây có ý nghĩa cải thiện căn bản đời sống của Người tối cổ?
A. Biết cư trú phổ biến bằng “nhà cửa”.
B. Biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây.
C. Biết ghè hai mảnh đá với nhau để lấy lửa.
D. Biết sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau.
Câu 34: Nội dung không phải đặc điểm của Người tối cổ là
A. hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân.
B. đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
C. đã hoàn toàn loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
D. đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.
Câu 35: Nội dung nào dưới đây đã đánh dấu bước nhảy vọt thứ hai trong lịch sử tiến hóa của loài người?
A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
B. Đã chế tạo được đồ gốm có kĩ thuật tinh xảo.
C. Đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Đã phát minh ra lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn.
Câu 36: Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người đã hoàn thành quá trình tự cải biến mình bằng việc
A. loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
B. sử dụng phổ biến cung tên trong lao động.
C. hoàn thiện trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. phát minh ra lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn.
Câu 37: Sự xuất hiện những màu da khác nhau ở Người hiện đại là kết quả
A. của sự khác nhau về trình độ hiểu biết.
B. sự thích nghi tạm thời với điều kiện sống.
C. của sự khác nhau về quá trình tự cải biến mình.
D. sự thích ứng lâu dài của con người với những hoàn cảnh khác nhau.
Câu 38: Một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí của Người tinh khôn là sự ra đời của những
chiếc
A. rìu đá.
B. cung tên.
C. khoan đá.
D. bàn xoay.
Câu 39: Trong quá trình tiến hóa của lịch sử, con người tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ vào quá trình
nào dưới đây?
A. Lao động.
B. Chế tạo cung tên.
C. Hợp đoàn tự nhiên.
D. Thích nghi với cuộc sống.
Câu40: Một trong những đặc điểm nổi bật của công cụ lao động thời đá mới là gì?
A. Những mảnh đá được ghè đẽo thô sơ vừa tay cầm.
B. Những hòn cuội được ghè hai rìa thô sơ vừa tay cầm.
C. Những mảnh đá được ghè sắc và mài nhẵn thành công cụ.
D. Những hòn cuội được ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
Câu41: Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi như thế nào trong xã hội nguyên thủy?
A. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp.
B. Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
C. Có sự phân công lao động giữa người đàn ông và người đàn bà.
D. Các quốc gia cổ đại ra đời bên cạnh các dòng sông lớn.
Câu 42: Hệ quả lớn nhất của sự xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại là gì?
A. Con người có thể khai phá đất đai.
B. Sự xuất hiện của nền nông nghiệp dùng cày.
C. Xã hội xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên.
D. Kỹ thuật đúc đồng trở thành ngành sản xuất chính.
Câu43:Tính cộng đồng của thị tộc được hiểu là
A. sự đoàn kết, yêu thương nhau, con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ.
B. hưởng thụ bằng nhau, người già truyền thụ kinh nghiệm cho giới trẻ.
C. làm chung với nhau, có sự phân công lao động hợp lý.
D. hợp tác lao động, làm chung, ăn chung, hưởng chung.
Câu 44: “Nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy là
A. mọi người được hưởng thụ bằng nhau.
B. mọi người làm chung với nhau.
C. hái lượm và săn bắt để tồn tại.
D. tính cộng đồng.
Bài 13. VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
Câu 1: Những di vật ngày nay tìm thấy được tại các di chỉ của Người tối cổ ở nước ta được chế tác bằng chất gì?
A. Đá. B. Đồng thau. c. Thau. D. sắt.
Câu 2: Phương thức để kiếm sổng của Người tối cổ ở Việt Nam là
A. săn bắt, hái lượm. B. săn bắn, hái lượm.
C. hái lượm, săn bắn. D. trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 3: Ở di tích Sơn Vi (Phú Thọ), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di chỉ gì của Người hiện đại Việt Nam?
A. Răng hoá thạch. B. Xương hoá thạch,
C. Công cụ bằng đá. D. Công cụ bàng đồng thau.
Câu 4: Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai, Bình Phước là địa bàn cư trú của
A. Người tối cổ ở Việt Nam.
B. Người Sơn vi.
C. Người Hoà Bình - Bắc Sơn.
D. Người Hạ Long, Cái Bèo, Quỳnh Văn Đa Bút, cầu sắt.
Câu 5. Công cụ phổ biến của cư dân Bắc Sơn là
A.đá mài ở hai đầu. B. đá mài nhẵn và tra cán.
C. đá mài ở lưỡi. D. rìu mài ờ lưỡi
Câu 6. Người Hoà Bình - Bắc Sơn sử dụng công cụ lao động bằng
A. đá cuội được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi sắc.
B.đá được ghè đẽo hai mặt, xương, tre gỗ.
C. đá được mài, cưa, khoan lồ.
D. sử dụng kim khí
Câu 7. Đặc điểm của công cụ do Người tối cổ ở Việt Nam chế tác là gì?
A. Công cụ bằng đá được ghè đẽo thô sơ.
B. Công cụ bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng.
C. Công cụ bằng đá được ghè đẽo, mài cẩn thận.
D. Công cụ chủ yếu được làm bằng xương, tre, gỗ.
Câu 8. Do đâu mà cư dân Hòa Bình đã sớm hình thành nền nông nghiệp sơ khai ?
A.Sống gần nguồn nước.
B. Trước đó họ đã biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả.
C. Điều kiện sống tập trung.
D. Trình độ sản xuât còn thấp.
Câu9: Việc sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ lao động cỏ tác dụng đối với ngành
sản xuất nào?
A. Nông nghiệp trồng lúa. B. Thủ công nghiệp,
C. Thương nghiệp. D.Đánh bắt thủy,hải sản.
Bài 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Câu 1:Công trình kiến trúc nào không thuộc văn hoá cổ đại phương Đông?
A. Vạn lý trường thành.
B. Đấu trường Colisee.
C. Lăng mộ Taj Mahal.
D. Vườn treo Babilon.
Câu 2: Kì quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại đến ngày nay là
A. tượng thần Zớt.
B. tượng thần Athêna.
C. vườn treo Babilon.
D. kim tự tháp Ai Cập.
Câu 3: Công việc nào đã khiến cư dân cổ đại phương Đông gắn bó ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã?
A. Trị thuỷ.
B. Chăn nuôi.
C. Trồng lúa nước.
D. Làm nghề thủ công nghiệp.
Câu 4: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập, quốc gia nào được hình
thành sớm nhất?
A. Ai Cập.
B. Ấn Độ.
C. Lưỡng Hà.
D. Trung Quốc.
Câu 5: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai?
A. Vua chuyên chế.
B. Địa chủ, quan lại.
C. Đông đảo quí tộc quan lại.
D. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ.
Câu 6: Trong xã hội Phương Đông cổ đại tầng lớp nào đóng vai trò sản xuất chính?
A. Nô lệ.
B. Nông nô.
C. Thợ thủ công.
D. Nông dân công xã.
Câu 7: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp nào thấp nhất trong xã hội?
A. Nông dân công xã.
B. Nông dân tự do.
C. Nông nô.
D. Nô lệ.
Câu 8: Vua ở Ai Cập cổ đại thường được gọi là gì?
A. Pha-ra-on.
B. En-xin.
C. Thiên tử.
D. Hoàng đế.
Câu 9: Cư dân Lưỡng Hà cổ đại thạo về số học là do
A. phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc bằng đất nung.
B. cần đo diện tích đất đai do phù sa bồi đắp sau mỗi mùa lũ.
C. nhu cầu buôn bán hàng hóa, tính toán trong trao đổi tiền tệ.
D. phục vụ công việc tính thuế của nhà nước sau mỗi mùa vụ.
Câu 10:Thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học là do
A. yêu cầu vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.
B. phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp.
C. cần đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.
D. cần tính toán các công trình kiến trúc.
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Câu 1. Lãnh thổ của các quốc gia cổ đại phương Tây phần lớn là
A. đồng bằng. B. cao nguyên. C. núi và cao nguyên. D. núi.
Câu 2. Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?
A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN. B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN.
C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN. D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
Câu 3. Người Hi-lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?
A. Khắp các nước phương Đông. B. Khắp thế giới.
C. Khắp Trung Quốc và ấn Độ. D. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải.
Câu 4. Người Hi-lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ
A. Địa Trung Hải. B. Hắc Hải, Ai Cập.
C. Ấn Độ, Trung Quốc. D. các nước trên thế giới.
Câu 5. Trong các quốc gia cổ đại Hi-lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải
nuôi sống xã hội?
A. Chủ nô. B. Nô lệ. C. Nông dân. D. Quý tộc.
Câu 6. Xã hội chiếm nô ở Hi-lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?
A. Địa chủ và nông dân. B. Quý tộc và nông dân.
C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân công xã.
Câu 7. Cư dân ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải sống tập trung ở
A. nông thôn. B. miền núi. C. thành thị. D. trung du.
Câu 8. Cư dân quốc gia cổ đại nào tại Địa Trung Hải sớm có hiểu biết chính xác về Trái Đất và Hệ Mặt trời?
A. Rô-ma. B. Hi Lạp. C. Ai Cập. D. Ba Tư.
Câu 9. “Một năm có 365 ngày và ¼” là cách tính lịch của cư dân quốc gia cổ đại
A. Hi Lạp. B. Ai Cập. C. Trung Quốc. D. Rô-ma.
Câu 10. Cư dân quốc gia cổ đại nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?
A. Ai Cập, Lưỡng Hà. B. Hi Lạp, Ba Tư.
C. Hi Lạp, Rô-ma. D. Ai Cập, Ấn Độ.
Câu 1. Đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội chiếm nô là gì?
A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.
B. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.
C. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.
D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
Câu 2. Sự tiến bộ của thể chế dân chủ A-ten được thể hiện như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc của xã hội.
B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc của xã hội.
C. Viện nguyên lão có quyền tham gia và giám sát đời sống chính trị của đất nước.
D. Công dân có quyền tham gia và giám sát đời sống chính trị của đất nước.
Câu 3. Trong xã hội cổ đại phương Tây tồn tại mâu thuẫn cơ bản nào?
A. Nông dân với địa chủ. B. Chủ nô với nông dân.
C. Nô lệ với chủ nô. D. Nông dân với quí tộc.
Câu 4. Ở Địa Trung Hải không thể hình thành những quốc gia rộng lớn như ở phương Đông do điều kiện
A. địa hình chủ yếu là đồi núi. B. không có đồng bằng.
C. đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt. D. không có những con sông lớn.
Câu 5. Vì sao nói đến thời kì Hi Lạp và Rô-ma các hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học?
A. Độ chính xác và khái quát cao. B. Đạt nhiều thành tựu.
C. Có tính hệ thống. D. Ảnh hưởng đến nhiều nước.
Câu 6. Sự ra đời chữ viết là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại vì
A. đó là những kí hiệu đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa.
B. được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.
C. có hệ thống chữ viết gồm nhiều nét, ghép các nét theo quy ước để thành từ.
D. khả năng ghép chữ linh hoạt thành từ và ứng dụng rộng rãi đến ngày nay.
Câu 7. Kinh tế hàng hải phát triển mạnh ở Hi Lạp và Rô-ma vì
A. thủ công nghiệp phát triển,quan hệ thương mại mở rộng.
B. cư dân các quốc gia này sống chủ yếu ở thành thị.
C. ở đây thuận lợi cho trồng cây lưu niên có giá trị cao.
D. có nhiều hải cảng, giao thông đường biển thuận lợi.
Câu 8. Ngoài nô lệ, trong xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma còn có lực lượng nào cũng chiếm tỉ lệ khá đông?
A. Nông dân. B. Thương nhân. C. Thợ thủ công. D. Bình dân.
Câu 9. Đặc điểm nổi bật của thị quốc Địa Trung Hải là
A. nhiều quốc gia có thành thị.
B. mỗi thành thị là một quốc gia.
C. nền kinh tế phát triển ở thành thị.
D. mỗi thành thị có nhiều quốc gia.
Câu 12. I-li-át và Ô-đi-xê là tác phẩm thuộc thể loại
A. sử thi. B. kịch. C. truyện huyền thoại.D. truyện cổ.
BÀI 5 - TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Câu 1. Chế độ “quân điền” ở Trung Quốc thời Đường có nghĩa là
A. lấy ruộng đất của quan lại, địa chủ chia cho nông dân.
B. lấy ruộng đất của nhà giàu chia cho nông dân nghèo.
C. lấy ruộng tịch điền chia cho nông dân.
D. lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
Câu 2. Người sáng lập triều đại nhà Minh là
A. Lưu Bá Ôn. B. Chu Nguyên Chương.
C. Lý Tự Thành. D. Lý Uyên.
Câu 4. Chính sách đối ngoại của nhà Thanh là
A. mở rộng hợp tác. B. bế quan toả cảng.
C. mở cửa tự do. D. học hỏi phương Tây.
Câu 6. Triều đại nào đánh dấu sự xác lập của chế độ phong kiến ở Trung Quốc?
A. Hán B. Tần C. Minh – Thanh D. Đường
Câu 7. Mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa được hình thành và phát triển dưới triều đại nào ở Trung Quốc?
A. Minh – Thanh. B. Đường - Tống. C. Hán – Đường. D. Tần – Hán.
Câu 9. Giai cấp địa chủ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ
A. quan lại, quý tộc, địa chủ và nông dân giàu có.
B. quan lại và một số nông dân giàu có.
C. quan lại, địa chủ, tăng lữ.
D. quan lại, quý tộc, tăng lữ và nông dân giàu có.
Câu 10. Nhà Tần có chính sách gì để khuyến khích sản xuất?
A. Thống nhất tiền tệ, đo lường, mở rộng giao thông.
B. Chú trọng công tác thủy lợi.
C. Chú trọng phát triển nông nghiệp.
D. Chú trọng phát triển thủ công và buôn bán.
Câu 11. Công cuộc thống nhất đất nước của Tần Thuỷ Hoàng đã
A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh, loạn lạc ở Trung Quốc.
B. xác lập được chế độ phong kiến.
C. tập trung quyền hành vào tay nhà vua.
D. đưa chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển.
Câu 12. Nhà Thanh thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng nhằm
A. ngăn chặn sự thâm nhập của phương Tây.
B. kiểm soát phong trào dân chúng.
C. thể hiện độc lập, tự chủ của Trung Quốc.
D. bảo vệ lợi ích cho nhân dân Trung Quôc.
Câu 13. Quan hệ sản xuất phong kiến phản ánh sự bóc lột của
A. địa chủ với nông dân. B. quí tộc với nông dân.
C. địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. quý tộc với nông dân lĩnh canh.
Câu 14. Tác dụng lớn nhất của chế độ quân điền đối với chế độ phong kiến Trung Quốc là
A. nông dân yên tâm sản xuất.
B. nông dân được cải thiện đời sống.
C. thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
D. thúc đẩy sản xuất phát triển.
Câu 15. Bốn phát minh quan trọng mà Trung Quốc đóng góp cho nền khoa học thế giới là
A. giấy, kĩ thuật in, đóng thuyền, thuốc súng.
B. giấy, kĩ thuật in, la bàn, dệt.
C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, đại bác.
Câu 16. Chính sách thống trị của nhà Thanh gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với Trung Quốc là
A. mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt
B. làm cho chế độ phong kiến khủng hoảng, trì trệ.
C. nhiều cuộc xung đột của thương nhân châu Âu với nhà Thanh.
D. chế độ phong kiến suy sụp, tạo điều kiện cho phương Tây dòm ngó, xâm lược.
Câu 17. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào triều đại nào?
A. Thời Hán B. Thời Đường
C. Thời Tống D. Thời Minh.

You might also like