You are on page 1of 4

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”


Qủa vậy, xuyên suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã phải trải qua vô
vàn gian khó, oan khiên thảm khốc. Dẫu vậy, ông vẫn mang trong mình một
tấm lòng trung thành với tổ quốc, trọn cả đời cống hiến cho nước, cho dân.
Trong suốt bao năm qua, ông luôn được nhớ tới như một bậc truyền kỳ, một anh
hùng vừa là nhà thơ toàn tài hiếm có của nền văn học trung đại Việt Nam.
Những kiệt tác của ông luôn mang trong mình một tư tưởng chủ đạo là nhân
nghĩa, trung quân ái quốc. Và “Bình Ngô Đại Cáo” là một trong những áng văn
tiêu biểu không thể không kể đến, tác phẩm là áng “thiên cổ hùng văn” kết tinh
những tư tưởng đẹp đẽ nhất của ông cũng như là lời tuyên ngôn độc lập để
tuyên bố chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt. Xuyên suốt bài thơ là một tư
tưởng nhân nghĩa chủ đạo và gía trị tư tưởng nhân nghĩa ất được Nguyễn Trãi
được bộc lộ rõ nét qua đoạn đầu của tác phẩm.
Ngay từ những câu đầu đầu tiên bài cáo, Nguyễn Trãi đã tuyên ngôn về
nhân nghĩa như để làm chỗ dựa, căn cứ xác đáng cho toàn bài:
“Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Soi chiếu vào dòng chảy lịch sử nhân loại thì ta thấy ngay “nhân nghĩa”
mà Nguyễn Trãi nêu ở đây là một tiền đề có tính tiên nghiệm bởi tiền đề này có
nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo - chỉ mối quan hệ giữa người
với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lý. Nguyễn Trãi đã chặt lôc lấy
những gì cơ bản nhất của tư tưởng nhân nghĩa. Cốt lõi tư tưởng của ông ở đây là
“ yên dân” và “trừ bạo”, lấy nhân dân làm gốc, mà muốn dân yên thì trước hết
phải lo tiêu diệt, đánh tan quân xâm lược. Nguyễn Trãi không những chắt lọc
lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực của Nho giáo mà còn đem đến một nội dung
mới, lấy ra từ thực tiễn của dân tộc: nhân nghĩa phải gắn liền với chống quân
xâm lược. Tư tưởng đó đã trở thành “kim chỉ nam” xuyên suốt chiều dài lịch sử
Việt Nam. Đó chính là cơ sở để Nguyễn Trãi bóc trần những luân điệu xảo trá
của giặc Minh, đồng thời khẳng định lập trường chính nghĩa của nghĩa quân
Lam Sơn và tính phi nghĩa của kẻ thù xâm lược. Qua đó ta thấy được tư tưởng
của ông luôn hướng về dân, vì dân. Điều này cũng đã được ông giãi bày trong
tác phẩm Cảnh Ngày Hè:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Sau khi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi đã khẳng định chân lý
về chủ quyền nước ta đã có từ xa xưa một cách hào hùng khí thế:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có”.
Chữ “ta” mang ý sở hữu đã thể hiện hùng hồn quyền độc lập dân tộc của
nước Đại Việt. Ta có thể bắt gặp chữ “ta” ấy trong thơ văn cách mạng của
Nguyễn Đình Thi:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
Không chỉ dừng lại ở chữ « ta », Nguyễn Trãi đã đưa ra các yếu tố cơ bản
để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập
quán, nền văn hiến lâu đời. Nếu chỉ đưa vào đơn giản như vậy thì đâu có ý
nghĩa, cái hay của áng “thiên cổ hùng văn” là sử dụng hàng loạt từ ngữ: “từ
trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác” để khẳng định quyền độc
lập, chủ quyền của dân tộc ta một cách hiển nhiên, vốn có lâu đời. Đồng thơi,
chữ “đế” gợi nhớ cho ta về tác phẩm “Nam Quốc Sơn Hà” tương truyền của Lý
Thường Kiệt:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Ở “Nam Quốc Sơn Hà”, tác giả mới chỉ khẳng định chân lý độc lập về
cương vực lãnh thổ nhưng lại ở sách trời, còn ở “Đại Cáo Bình Ngô” Nguyễn
Trãi đã nâng tầm chân lý đôc lập qua nhiều phương diện khác nhau. Không
những vậy, Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp sóng đôi để làm nổi bật tư thế tự
chủ tự cường của dân tộc ta. Nước Đại Việt ta lúc bấy giờ có đầy đủ các điều
kiện của một quốc gia, sánh ngang với các triều đại “Hán, Đường, Tống,
Nguyên” với hào kiệt không bao giờ thiếu. Đó chính là bước tiến của tư tưởng
thời đại đồng thời cũng là tầm cao tư tưởng nơi con người Ức Trai. Từ đó tác
giả muốn khẳng định đất nước bé nhỏ của ta được đặt ngang hàng với các triều
đại to lớn của Trung Hoa một cách oai hùng. Khẳng định của tác giả cũng như
là lời răn đe đối với kẻ có âm mưu xâm lược nước ta thì sẽ chuốc họa vào thân.
Như vậy ta có thể thấy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mang đậm sắc tinh
thần hãnh diện về một đất nước oai hùng, về một dân tộc với lòng yêu nước
nồng nàn.
Lòng yêu nước nồng nàn đó đã trở thành một nền móng vững chãi để ông
cha ta viết lên những trang sử vẻ vang, hào hùng về kháng chiến chống giặc
ngoại xâm:
“Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi.”
Tác giả đã sử dụng phép liệt kê với dẫn chứng rõ ràng: “Lưu Cung”,
“Triệu Tiết”, “Toa Đô”, “Ô Mã” đều bại trận như một lời răn đe cho thấy những
kẻ cố gắng xâm lược nước ta đều phải chuốc lấy thất bại. Nguyễn Trãi lấy
“chứng cứ còn ghi” làm minh chứng cho sức mạnh của chân lí, sức mạnh tư
tưởng của chính nghĩa của nhân dân ta đã chiến thắng những hành động bạo
tàn, vô nhân tính của kẻ thù. Qua từng câu thơ ta càng có cái nhìn sâu sắc về tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng thân dân là cội nguồn của
sức mạnh, cội nguồn của chân lí giúp ta làm nên chiến thắng vang dội.
Tư tưởng nhân nghĩa đã gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Trãi, ngày đêm
vượt thời gian, qua bao thế kỉ. Trong bản tuyên ngôn Độc Lập của chủ tịch Hồ
Chí Minh năm 1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc
trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Người cũng đã
dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc
tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt
ngang hàng cuộc cách mạng và giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường
quốc Mĩ và Pháp, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Sự so sánh này khẳng
định rằng “Bình Ngô đại cáo” cũng chính là một bản Tuyên ngôn độc lập hùng
hồn của dân tộc.
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi không chỉ là một văn kiện lịch sử
mà nó còn là một áng văn chính luận sâu sắc với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
yếu tố chính luận và yếu tố trữ tình. Các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, thậm
xưng, cảm thán… được Nguyễn Trãi sử dụng rất đặc sắc gợi cảm kì lạ. Nguyễn
Trãi đã sử dụng biến hóa các kiểu làm cho nhịp văn lúc co ngắn, lúc duỗi dài,
lúc nén xuống, lúc dồn dập. Khí văn mạnh mẽ, mang âm điệu anh hùng ca.
“Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và
cái nhân đạo của lòng người.” (Xêlêkhốp). Nguyễn Trãi đã đề cao tư tưởng
nhân nghĩa của mình như một triết lí sống, vẫn trọn sức sống cho đến ngày nay,
có giá trị sâu sắc đối với nền văn hiến lâu đời của nước ta. Chính vì vậy mà
“Bình Ngô Đại Cáo” được coi như là bản tuyên ngôn hào hùng của nước ta sau
“Nam Quốc Sơn Hà. Qua đoạn đầu của áng “ thiên cô hùng văn” này, ta đã
phần nào cảm nhận được sức mạnh kiên cường của ông cha ta cùng với sự hãnh
diện của tác giả về một đất nước tự cường độc lập để từ đó càng thêm tự hào về
những trang sử vẻ vang của dân tộc.

You might also like