123doc Thao Luan Quan Tri Du An Du An Phat Trien 1 San Pham Moi Cua Cong Ty Banh Keo Bibica

You might also like

You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Đề tài:“Dự án phát triển 1 sản phẩm mới của công ty


bánh kẹo Bibica ”

Mã lớp học phần : 2113CEMG2711


Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Ngọc Dương
Nhóm :4

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


THÀNH VIÊN NHÓM 4
STT Họ và tên Mã SV Đánh giá

1 Nguyễn Thị Huệ 19D100159 B+

2 Phạm Văn Hùng 19D100302 B

3 Lê Tuấn Hưng 19D100023 B

4 Ngô Thị Hương 19D100233 A

5 Phạm Thị Thu Hương 19D100373 A

6 Vũ Diệu Hương 19D100024 B+

7 Vũ Thị Mai Hương 19D100163 B

8 Đặng Thị Hường 19D100234 A

9 Hà Thị Ngọc Huyền 19D100021 A


MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1


B. NỘI DUNG ............................................................................................................ 2
1. Giới thiệu về công ty Bibica ................................................................................. 2
2. Giới thiệu khái quát về dự án .............................................................................. 3
2.1. Tên dự án ............................................................................................................ 3
2.2. Cơ sở đề xuất ...................................................................................................... 3
2.3. Mục đích/ Diễn giải dự án ................................................................................. 4
2.4. Mô tả dự án ......................................................................................................... 4
3. Xây dựng kế hoạch marketing ............................................................................. 4
3.1. Sản phẩm ............................................................................................................ 4
3.2. Giá thị trường ..................................................................................................... 5
3.3. Quảng cáo ........................................................................................................... 7
3.4. Địa điểm .............................................................................................................. 7
4. Xây dựng phương án tài chính ............................................................................ 8
4.1. Vốn....................................................................................................................... 8
4.2. Chi phí ................................................................................................................. 8
4.3. Doanh thu lợi nhuận dự kiến .......................................................................... 11
5. Xây dựng phương án quản trị thời gian tiến độ dự án.................................... 12
5.1 Phân tách công việc ........................................................................................... 12
5.2 Biểu đồ GANT ................................................................................................... 13
5.3 Sơ đồ PERT ....................................................................................................... 13
5.4 Chi tiết công vệc ................................................................................................ 13
6. Xây dựng phương án nhân sự ............................................................................ 14
7. Xây dựng phương án quản trị rủi ro ................................................................ 15
7.1. Nhận dạng rủi ro .............................................................................................. 15
7.2. Phân tích rủi ro ................................................................................................ 17
7.3. Đo lường rủi ro ................................................................................................. 19
7.4. Phương hướng phòng ngừa và khắc phục rủi ro .......................................... 20
8. Kết thúc dự án. .................................................................................................... 21
8.1. Lập kế hoạch kết thúc dự án ........................................................................... 21
8.2. Hoàn thiện hồ sơ dự án. ................................................................................... 21
8.3. Viết báo cáo cuối cùng. .................................................................................... 21
9. Viết báo cáo cuối cùng ........................................................................................ 21
C. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 23
A. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, bánh kẹo là một phân đoạn phát triển và năng động của khu vực chế
biến thực phẩm và đồ uống, chiếm 3-4% tổng giá trị của lô hàng, số lượng cơ sở và
số lượng nhân viên ngày càng tăng. Cho dù kinh tế khó khăn đến đâu, ví dụ như
năm 2020 ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 thì bánh kẹo vẫn là một mặt hàng
mà rất nhiều người vẫn có nhu cầu. Theo hiệp hội các nhà sản xuất bánh kẹo của Mỹ,
trong 52 tuần, ngành sản xuất bánh kẹo tăng trưởng 3,7% trong khi nhiều ngành
hàng khác giậm chân tại chỗ hoặc bị xuống dốc không phanh.
Ở Việt Nam, triển vọng bánh kẹo cũng khá sáng trong năm nay và tương lai.
Khoảng 70% sản lượng bánh kẹo sản xuất trong nước được tiêu thụ ở thị trường nội
địa. Tiềm năng thị trường bánh kẹo ở Việt Nam còn rất lớn, bởi mức tiêu thụ bánh
kẹo trên đầu người hiện chỉ khoảng 2 kg, thấp hơn mức trung bình của thế giới (2,8
kg/người/năm); với dân số đông và khá trẻ.
Bánh kẹo không phải là một nhu yếu phẩm thiết yếu nhưng lại là một mặt hàng
có doanh thu không hề nhỏ. Thị trường bánh kẹo ở Việt Nam ngày càng phát triển
sôi động. Chắc hẳn các bạn không còn xa lạ với các thương hiệu bánh kẹo như Kinh
Đô, Hải Hà, Biscafun.... nhưng một trong những đơn vị tiên phong trong ngành bánh
kẹo ở Việt Nam đó chính là Bibica. Cùng với khoảng 30 doanh nghiệp ở quy mô
công nghiệp, Bibica đang góp phần không nhỏ vào khoảng 660 triệu USD xuất khẩu
bánh kẹo, mang về gần 300 triệu thặng dư thương mại trong năm 2019. Chính vì
nhu cầu cao của khách hàng và từ sự thay đổi liên tục nên những công ty lớn phải
nghiên cứu việc sản phẩm mới nhằm giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Nhận thức được vấn đề này, công ty cổ phần bánh kẹo Bibica ngoài việc cung
cấp những loại bánh kẹo truyền thống, công tác nghiên cứu những sản phẩm mới
luôn được quan tâm. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả việc phát triển dòng sản phẩm
mới tại công ty, nhóm 4 chúng em xin lựa chọn đề tài “Dự án phát triển sản phẩm
mới tại công ty cổ phần bánh kẹo Bibica” để làm đề tài nghiên cứu. Trong quá trình
nghiên cứu còn nhiều sai sót, mong thầy và các bạn cùng nhau góp ý để hoàn thiện
bài nhóm chúng em. Chúng em xin cảm ơn!

1
B. NỘI DUNG
1. Giới thiệu về công ty Bibica

Địa chỉ : 443 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, Tp.HCM
Tel : 028.3971 7920
Email: bibica@bibica.com.vn - Website: www.bibica.com.vn
Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa có tiền thân là phân xưởng kẹo của nhà
máy Đường Biên Hòa ( nay là công ty Cổ phần Đường Biên Hòa) đượ thành lập từ
năm 1990. Tháng 12/1998, theo quyết định số 234/1998/ QĐ –TTG của thủ tướng
chính phủ, phân xưởng bánh kẹo nha được chuyển thành công ty cổ phần bánh kẹo
Biên Hòa. Hiện nay, công ty là một trong những đơn vị sản xuất bánh kẹo lớn nhất
Việt Nam với công suất thiết kế là 18 tấn/ ngày.
Ngày 16/1/1999 chính là ngày thành lập nên Bibica. Trước đây, Bibica có tiền
thân là ba phân xưởng Bánh, Kẹo và Mạch nha của công ty đường Biên Hòa. Trải
qua hơn 20 năm đầu tư và phát triển, hiện nay Bibica đã trở thành một nhà sản xuất
bánh kẹo uy tín lớn nhất nhì Việt Nam và khó có thể nào thay thế được. Bên cạnh
Kinh Đô, Bibica được nhiều tổ chức uy tín đánh giá cao và được hầu hết người Việt
Nam ở mọi tầng lớp tin dùng.
Tầm nhìn và sứ mệnh “ khách hàng là trọng tâm với mọi họat động của chúng
tôi” . Bibica cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh
dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn, tất cả vì sức
khỏe và sự yêu thích của khách hàng. Không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng
cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, có trách nhiệm bảo vệ môi trường,...Tầm nhìn
thương hiệu “ Bibica sẽ trở thành công ty bánh kẹo ahfng đầu Việt Nam

2
Ngành nghề kinh doanh : sản xuất, mua bán các sản phẩm đường bánh, kẹo, nha
bột dinh dưỡng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài bánh kẹo, hãng còn đầu tư phát
triển thêm các sản phẩm chuyên về dinh dưỡng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, những
người bị bệnh tiểu đường và ăn kiêng. Bên cạnh đó, các sản phẩm giải khát, snack,
soda, ngũ cốc cũng được Bibica nghiên cứu và phát triển thành công, đưa sản phẩm
phân bố rộng rãi trên khắp cả nước.
Hệ thống phân phối : tính đến tháng 12/2018, công ty có 140 nhà phân phối độc
quyền có mặt ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, được phục vụ trực tiếp bởi nhà
phân phối là hơn 120000 điểm, có mặt ở hơn 3000 siêu thị lớn nhỏ và cửa hàng
tiện lợi và cuối cùng là có mặt hơn 16 quốc gia trên toàn thế giới.
2. Giới thiệu khái quát về dự án
2.1. Tên dự án
 Tên dự án : “Dự án phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần bánh kẹo
Bibica”
 Sản phẩm : bánh phủ socola made in Vietnam đầu tiên mang nhãn hiệu
Orienco

2.2. Cơ sở đề xuất
 Nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, Bibica đã
nghiên cứu và quyết định đưa ra thị trường sản phẩm bánh phủ socola với giá thành
phù hợp mà chất lượng không thua kém sản phẩm của nước ngoài.
 Trong chiến dịch ra mắt sản phẩm mới lần này, Bibica sử dụng thông điệp
“Tôi yêu Việt Nam” nhằm hưởng ứng theo chủ trương của cuộc vận động “Người

3
Việt Nam - Ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nhằm cổ
vũ phong trào yêu nước.
 Sự khác biệt giữa Orienko và các dòng bánh phủ socola của nước ngoài là
thiết kế nhỏ gọn chỉ với 18g, vừa ăn và phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ em.
Đặc biệt, với những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên: lớp vỏ được làm từ sữa thật –
trứng tươi, socola phủ dày bằng cacao tự nhiên, không hương liệu, cùng lớp
Marshmallow dai dai hoàn toàn phù hợp với khẩu vị người dùng nhưng lại có mức
giá thấp hơn hẳn so với hàng ngoại từ 30-40%.
2.3. Mục đích/ Diễn giải dự án
Tại thị trường Việt Nam khi nhắc đến bánh Pie phủ socola, người tiêu dùng chỉ
biết đến các sản phẩm ngoại nhập có xuất xứ từ Hàn Quốc với giá thành cho mỗi sản
phẩm đều rất cao. Do đó, với dây chuyền sản xuất hiện đại sẵn có, Bibica muốn
hướng đến một sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng hơn đó là bánh Pie Orienko.
Từ đây, khi nhắc đến Orienko người tiêu dùng sẽ biết Việt Nam cũng có dòng bánh
phủ socola ngon mà không phải chỉ các hãng nước ngoài mới có.
2.4. Mô tả dự án
 Mục tiêu và tiêu chí thành công
- Thu hút sự chú ý của khách hàng, mang đến sự hài lòng của khách hàng đối
với sản phẩm.
- Tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm khác, tạo ra thương hiệu đầu tiên made
in Vietnam đầu tiên của Bibica
 Yêu cầu
Sản phẩm hoàn thiện nhanh chóng, đảm bảo chất lượng

3. Xây dựng kế hoạch marketing


3.1. Sản phẩm
 Chủng loại: Orienko là loại bánh phủ socola được làm từ các nguyên nhiên liệu
chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hoàn toàn không chứa chất bảo
quản. Tất cả các sản phẩm orienko đã được cấp phép đủ vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Hình dạng/ Thiết kế: bắt mắt, nhỏ gọn và rất tiện lợi. Hình vuông hoặc hình chữ
nhật được không trang trí quá cầu kì mà lại được

4
 Trang trí khá đơn giản.
 Thành phần Bánh: Bột mì, đường, mạch nha, chất béo thực vật (shortening, dầu
olein tinh luyện), chất làm ẩm (E420(i)), trứng (gà), chất tạo xốp (E500(ii), E503(ii)),
muối, gelatin, chất điều chỉnh độ axit (E341(i)), chất làm dày (E415), hương (sữa,
vani) tổng hợp, 0,04% bột lá dứa, đạm sữa.
3.2. Giá thị trường
 Tùy vào chất lượng và số lượng thì mỗi loại bánh phủ orienko lại có những mức
giá khác nhau
- Bánh sữa orienko 264g: 40.000đ
- Bánh Cranberry 264g: 40.000đ
- Bánh socola orienko 216g: 30.000đ
- Bánh lá dứa orienko 360g: 60.000đ
 Mức giá dao động từ 30.000đ – 60.000đ / hộp, với mỗi hộp là 12 gói. Đây được
coi là mức giá hợp lý với khách hàng, không quá cao, với nhiều loại bảnh phủ khác
nhau đa dạng giúp khách hàng dễ dàng chọn lựa loại bánh yêu thích cho mình.
 Thị trường

Phân tích SWOT


Điểm mạnh Điểm yếu
- Giá cả hợp lý. - Chi phí quảng cáo lớn
- Dịch vụ, chất lượng tốt. - Sản phẩm mới nên chưa có nhiều
- Công ty có thương hiệu vững chãi. khách hàng quẹ thuộc.
- Có tiềm lực về tài chính khá dồi dào
- Mẫu mã đẹp, made in Việt Nam
Cơ hội Thách thức
- Có nhiều nguồn cung cấp nguyên - Sự cạnh tranh trên thị trường
liệu tốt
- Thị trường bánh phủ có tiềm năng cao.
- Tiếp cận tốt với giới trẻ.

5
Phân tích đối thủ cạnh
Thương
Hải Hà Choco-Pie(Orion)
hiệu
Các loại bánh kem xốp được phủ socola bên Bánh được phủ socola
ngoài. Trọng lượng khoảng 232g/hộp, 12 bên ngoài và một lớp
Sản hộp/thùng, là một loại bánh được ra mắt bởi socola ở giữa, bao bì sản
phẩm Hải Hà với tên kotokoko phẩm khá đơn giản tiện
lợi. 1 hộp gồm 12 bánh
mỗi bánh 33g
Hầu hết được phân phối trên cả nước. Được phân phối trải
Phân
rộng cả nước, có mặt ở
phối
tất cả các siêu thị đại lý.
Có thương hiệu Hải Hà, hình dáng thiết kế Có thương hiệu, chất
bắt mắt lượng được đảm bảo từ
Xuất xứ từ Việt Nam nên có lợi thế cạnh xưa đến nay.
Điểm
tranh trong nước. Được nhiều người dân
mạnh
Việt Nam biết đến
Chiến lược marketing
hiệu quả
Không có nhiều kiểu dáng, màu sắc như các Xuất thân từ công ty
hãng khác nước ngoài, không có
Điểm
Sản phẩm chưa được biết đến một cách rộng được lợi thế sân nhà.
yếu
rãi. Sản phẩm khá to, ăn
nhiều sẽ nhạnh chán.

 Nhận xét: Dễ dàng nhận thấy trên thị trường hiện có khá nhiều loại bánh
phủ socola khác nhau, bên cạnh những lợi thế cũng như điểm mạnh vốn có thì các
thương hiệu vẫn có những vấn đề còn yếu kém, nhiều thị trường vẫn chưa được
khai thác hết. Đây vẫn là thị trường có rất nhiều tiềm năng cho orienko.

6
3.3. Quảng cáo
 Xây dựng trang facebook, instagram giới thiệu sản phẩm, các chương trình
ưu đãi,….
- Thường xuyên đăng bài, update những sản phẩm mới kèm theo những thông
điệp và những câu chuyện ý nghĩa đối với người đọc.
 Phát quảng cáo trên một số video hay chương trình quảng cáo trên tivi vì
những người hay xem tivi chính là khách hàng tiềm năng nhất của sản phẩm.
- Orienko chính là loại bảnh phủ socola đầu tiên made in Việt Nam nên ta có
thể dựa vào yếu tố này để quảng bá và gây ấn tượng với khách hàng. Người Việt
dùng hàng Việt chất lương cao.
 Kiểm soát tốt các kênh phân phối, không để họ tự ý phá giá sản phẩm
 Đưa ra các khuyến mãi đặc biệt khi mua sản phẩm Orienko
 Thuê một số KOL quảng bá sản phẩm cho mình….
3.4. Địa điểm
- Chiến lược Marketing của Bibica muốn tăng cường mức độ phủ sóng cũng
như khả năng tiếp cận sản phẩm đến từng đối tượng khách hàng mục tiêu của Bibica
hiện nay. Chuỗi cung ứng của Bibica có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước
chủ yếu qua 3 kênh chính là hệ thống các nhà phân phối và đại lý, hệ thống các
Bibica Bakery và siêu thị công ty cổ phần Bibica miền bắc.
- Hiện tại chuỗi cung ứng của Bibica có gần 200 nhà phân phối, 40 cửa hàng
Bibica Bakery hơn 75000 điểm bán lẻ với 1000 nhân viên bán hàng trên cả nước.
Mạng lưới phân phối này được đánh giá là một trong nhiều hệ thống đánh giá mạnh
trên cả nước, thích ứng được nhiều sự biến động của thị trường và nó giúp tiêu thụ
khoảng 96% doanh số bán hàng của công ty. Hệ thống siêu thị chủ yếu tập trung ở
thành phố lớn như Hồ Chí Minh và giúp hãng thu về 10% tổng doanh số của hãng.
Hệ thống Bakery cũng được triển khai từ những năm 1999 và hiện nay có được hệ
thống mạnh ở 2 thành phố lớn là Hồ Chí Minh và hà Nội với 25 cửa hàng quy mô
rất lớn. Chính những toan tính về sự phân phối bài bản này đã khiến thương hiệu
Bibica có được lợi thế “sân nhà” trước đối thủ cạnh tranh của Bibica đến từ ngoài
nước và đạt được sự “hơn phân” với các đối thủ nội địa bởi sự phân phối hết sức
quy mô.

7
 Với hệ thông phân phối rộng lớn của bibica thì việc sản phẩm mới là bánh
kem phủ Orienko sẽ được xuất hiện khắp nước giúp có một lơi thế cạnh tranh lớn
với các loại kem phủ khác, đặc biệt đây còn là sân nhà của Bibica nên Orienko sẽ
đem lại thành công lớn cho Bibica nói riêng và loại kem phủ socola nước ta nói
chung.
4. Xây dựng phương án tài chính
4.1. Vốn
 Tổng vốn đầu tư : 1.000.000.000
 Nguồn vốn: trích xuất từ tiền công ty
4.2. Chi phí
Đơn vị (đồng)
 Chi phí cố định:
- Chi phí các vật dụng:
STT Tên vật dụng Lượng Đơn giá Đơn vị Tổng
1 Cân điện tử 100 55.000 cái 550.000
2 Bát chộn 200 35.000 cái 7000.000
3 Máy đánh trứng 6 7000.000 cái 42.000.000
4 Khay 200 20.000 cái 4000.000
5 Rây bột 200 11.000 cái 2200.000
6 Túi băt kem 100 30.000 Túi/100c 3000.000
7 Cúp giấy mềm 200 20.000 Cọc /450 cái 4000.000
8 Giay nến 100 15.000 cái 1500.000
9 Spatula 200 25.000 Cái 5000.000
Tổng 69.250.000

8
 Chi phí lưu động :
- Chi phí nguyên vật liệu (1 tuần)

STT Hạng mục Số lượng Đơn giá Đơn vị Tổng


1 Socola compund đen 500 10.000 100g 5000.000
2 Socola compund 200 10.000 100g 2000.000
trắng
3 Socola đen nguyên 500 13.000 100g 6.500.000
chất 73%
4 Kem tươi 100 110.000 Lít 11.100.000
5 Bột cacao 100 7.000 50g 700.000
6 Bột matcha 300 7.000 10g 2.100.000
7 Hộp đựng bánh 2000 5.000 Hộp 10.000.000
8 Trứng 3000 2.000 1 quả 6.000.000
9 Kẹo cốm 1000 8.000 10g 8.000.000
10 Bơ nhạt 200 20.000 100g 4.000.000
11 Cơm dừa xấy khô 100 10.000 100g 1.000.000
Tổng 56.400.000

- Chi phí quảng cáo


Phương tiện quảng cáo Chi phí
Qua mạng facebook, instagram, google 10.000.000
Qua truyền hình, youtube... 30.000.000
Tổng 40.000.000

9
- Chi phí lao động
SỐ MÔ TẢ CÔNG
STT CHỨC VỤ TIỀN LƯƠNG
LƯỢNG VIỆC
Quản lý , giám sát
công việc trong suốt
dự án , trịu trách
nhiệm về nguyên vật 15.000.000
1 Quản lý chung 03
liệu , quản lý hoạt  45.000.000
động kinh doanh , duy
trì thống kê kế toán sổ
sách
Làm , sản xuất các sản
phẩm bánh theo kế
hoạch sẵn hoặc theo
yêu cầu của khách 3.000.000
2 Thợ làm 40 hàng nếu khách hàng ( / người )
order số lượng nhiều ,  120.000.000
có tay nghề , đảm bảo
tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm
- Bán các sản
phẩm tại điểm
Bán hàng / chăm
05/ 1 bán hàng 4.000.000
3 sóc khách hàng
điểm bán - Chăm sóc giải  20.000.000
qua điện thoại
đáp thắc mắc
khách hàng
Tổng 185.000.000

10
- Chi phí duy trì hoạt động / 1 tháng :
STT TÊN HẠNG MỤC TIỀN
1 Tiền điện 20.000.000
2 Tiền nước 10.000.000
Tổng 30.000.000

 Tổng chi phí lưu động :


69.250.000x4 + 40.000.000 + 185.000.000 + 30.000.000 = 532.000.000
- Chi phí dự phòng: 300.000.000
- Tổng chi phí dự tính:
Chi phí cố định 69.250.000
Chi phí lưu động 532.000.000
Chi phí dự phòng 300.000.000
Tổng chi phí dự kiến 901.250.000
4.3. Doanh thu lợi nhuận dự kiến

*Doanh thu dự kiến


Chỉ tiêu Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Bánh phủ 1000 2500 3500 4000
socola orienco
Giá trung bình 1000.000 100.000 100.000 100.000
(đồng)
Doanh thu 100.000.000 250.000.000 350.000.000 400.000.000
(đồng)
*Luồng thu nhập của dự án:
Tuần 0 1 2 3 4
Đầu tư ban
69.250.000
đầu
Doanh thu 10.000.000 25.000.000 35.000.000 40.000.000
Chi phí 22.670.000 22.670.000 22.670.000 22.670.000
Lợi nhuận (12.670.000) 2.330.000 12.330.000 17.330.000
Khấu hao
300.000 300.000 300.000 300.000
tài sản
Dòng tiền -69.250.000 -30.000.000 120.000.000 220.000.000 270.000.000

11
Tổng lợi nhuận sau 4 tuần là : 510.750.000 triệu đồng

*Thời gian hòa vốn :


Đầu tư ban Dòng tiền Dòng tiền Số tiền cần Thời gian
Tuần
đầu dòng tích lũy thu hồi hòa vốn
0 69.250.000
1 (30.000.000) (30.000.000)
1 tuần
2 120.000.000 90.000.000
3 220.000.000 310.000.000 62.250.000 -
(-30.000.000)
4 270.000.000 580.000.000
=1.330.000

Trong tuần thứ 2 mỗi ngày thu hồi được :


120.000.000 : 7 = 17.142.875 ( đồng )
Số ngày còn lại của tuần 3 để thu hồi vốn là :
99.250.000 : 17.142.875 = 5,79 (ngày)
Thời gian hòa vốn của dự án là 1 tuần 6 ngày hay 13 ngày
5. Xây dựng phương án quản trị thời gian tiến độ dự án
5.1 Phân tách công việc
STT Công Tên công việc Thời gian thực hiện Thứ tự thực hiện
việc (tháng)
1 A Hình thành ý tưởng 1 Bắt đầu ngay
sản phẩm
2 B Thiết kế sản phẩm 1 Sau A
mẫu
3 C Thử nghiệm sản 1 Sau B
phẩm
4 D Xây dựng chiến lược 1 Sau C
marketing
5 E Sản xuất hàng loạt 3 Sau D
và tung ra thị trường

12
5.2 Biểu đồ GANT

5.3 Sơ đồ PERT

Thời gian dự tính của dự án là 7 tháng bắt đầu từ ngày 16/03/2021 đến
ngày 20/10/2202.

5.4 Chi tiết công vệc


- Tổng số nhân sự thực hiện: Các bộ phận phòng ban và nhân viên sản xuất
● Công việc A: Hình thành ý tưởng sản phẩm
- Thời gian thực hiện: 1 tháng (từ ngày 16/03/2021 – 16/04/2021)
- Yêu cầu: Lên ý tưởng rõ ràng, chi tiết, kiểm tra ý tưởng sản phẩm
- Nội dung chính:
+ Hình thành ý tưởng của sản phẩm
+ Kiểm tra, sửa đổi ý tưởng chi tiết
+ Triển khai ý tưởng
● Công việc B: Thiết kế sản phẩm mẫu
- Thời gian thực hiện: 1 tháng (từ ngày 17/04/2021 – 17/05/2021)
- Trình tự: Sau A
- Yêu cầu: Sản phẩm đẹp, bắt mắt.
- Nội dung: Thiết kế một số sản phẩm bánh phủ socola với các hình dạng, kiểu mẫu
khác nhau.
● Công việc C: Thử nghiệm sản phẩm
- Thời gian thực hiện: 1 tháng (từ ngày 18/05/2021 – 18/06/2021)
- Trình tự: Sau B

13
- Nội dung:
+ Thử nghiệm chất lượng sản pẩm
+ Thử nghiệm độ bền của sản phẩm
● Công việc D: Xây dựng chiến lược marketing
- Thời gian thực hiện: 1 tháng (từ ngày 19/06/2021 – 19/07/2021)
- Trình tự: Sau C
- Nội dung:
+ Họp báo, tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới
+ Lập các page trên các trang web, mạng xã hội, chụp ảnh mẫu sản phẩm
+ Phát tờ rơi, các chương trình trải nghiệm sản phẩm mới gần thị trường và khách
hàng mục tiêu
+ Quảng cáo
● Công việc E: Sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường
- Thời gian thực hiện: 3 tháng (từ 20/07/2021 – 20/10/2021)
- Trình tự: Sau D
- Nội dung:
+ Khách hàng sẽ đặt hàng → nhận đơn và tiến hành làm theo yêu cầu của khách
hàng cả về mẫu mã và thời gian.
+ Làm xong, đến ngày khách hẹn → giao hàng.
6. Xây dựng phương án nhân sự
 Nhân viên quản lý
- Số lượng: 03
- Yêu cầu: có kỹ năng quản lý, giải quyết vấn đề nhanh nhạy, trung thực, nghiêm túc
nhiệt tình với công việc, tinh thần trách nhiệm cao.
- Nhiệm vụ: Quản lý hoạt động cửa hàng, chịu trách nhiệm thu mua các loại nguyên
vật liệu, quản lý hoạt động kinh doanh, lập và duy trì hệ thống kế toán sổ sách, giám
sát hoạt động nhân viên.
 Thợ làm
- Số lượng: 40
- Yêu cầu: Hiểu biết sâu và có nhiều năm kinh nghiệm về làm ở Bibica , có tay nghề
tốt, tinh thần làm việc cao, nhiệt tình.

14
- Nhiệm vụ: Làm, sản xuất các sản phẩm bánh phủ socola made in Vietnam đầu tiên
mang nhãn hiệu Orienko, có tay nghề đảm bảo yêu cầu, quy trình và an toàn vệ sinh
thực phẩm.
 Nhân viên bán hàng, trực page
- Số lượng: 05
- Yêu cầu: Sử dụng thành thạo các kỹ năng về máy tính, ký năng giao tiếp tốt bằng văn
bản và lời nói, kỹ năng viết và chỉnh sửa nội dung tốt. Đặc biệt là biết kiên nhẫn, cởi
mở, khéo léo.
- Nhiệm vụ: Là người trực page, cập nhật thông tin, trả lời tin nhắn, phản hồi bình
luận, tư vấn sản phẩm cho khách hàng, chốt đơn. Đăng bài, hỗ trợ tư vấn, bán hàng
vào giai đoạn 2 tuần cuối cao điểm
7. Xây dựng phương án quản trị rủi ro
7.1. Nhận dạng rủi ro
 Môi trường đặc thù
- Đối thủ cạnh tranh nắm bắt được tiến bộ khoa học công nghệ áp dụng vào sản
xuất khiến năng suất tăng mà giá thành hạ. Ngày nay công nghệ kỹ thuật tiên
tiến nên việc các đối thủ cạnh tranh áp dụng được tiến bộ khoa học công nghệ
và bán với mức giá thấp hơn là điều rất có thể xảy ra.
- Chiến lược của đối thủ cạnh tranh bằng giá thấp để thâm nhập thị trường. Vì đây
là một ngành hàng mới, thị trường còn trống nhiều, nên việc thâm nhập thị
trường ban đầu là rất cần thiết đối với một loại sản phẩm. Hơn thế nữa, để cạnh
tranh với nhau thì các doanh nghiệp sẽ dùng tất cả những biện pháp có thể, và
“chính sách định giá thâp” là chính sách không thể bỏ qua, bởi đây là chính sách
hợp lý nhất để nhanh chóng thâm nhập thị trường, cần khẳng định rằng bất kỳ
một doanh nghiệp nào, muốn tồn tại thì bước đầu phải đứng vững trên thị
trường…
- Đối thủ tìm được nhà cung cấp cùng sản phẩm với doanh nghiệp nhưng giá rẻ
hơn. Khi doanh nghiệp đó có được những nguồn hàng rẻ, chi phí mua hàng thấp.
Việc lựa chọn nguồn hàng cung ứng sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với chính sách định giá của một doanh nghiệp, nếu tìm được nguồn hàng tốt,

15
chất lượng, giả rẻ, đồng nghĩa với chi phí mua hàng thấp- DN sẵn sàng bán sản
phẩm của mình với giá thấp để tăng lượng bán, chiếm lính thị phần.
- Từ phía khách hàng: Xã hội ngày càng hiện đại kèm theo nhu cầu của con người
cũng thay đổi theo hướng phù hợp với xã hội, nhu cầu luôn luôn thay đổi. Nếu
không tìm hiểu kĩ về khách hàng sẽ bị các đối thủ khác lấn sân, chiếm lĩnh mất
thị phần. đặc biệt là với khách hàng Việt Nam, ưa chuộng sản phẩm mới với
mẫu mã đẹp, chất lượng tốt.
- Khách hàng bùng hàng hoặc gieo rắc những thông tin sai lệch, bị đối thủ cạnh
tranh mua chuộc hoặc cố tình gây khó dễ cho mình.
- Sản phẩm của đối thủ có mẫu mã, chủng loại giống mình nhưng chất lượng kém
hơn. Người tiêu dùng dễ nhầm lẫn gây tổn hại về mặt uy tín.
- Chất lượng sản phẩm bị mất mát, không còn nguyên vẹn do quá trình vận
chuyển hoặc do thời tiết.
- Nguồn hàng bị thiếu hoặc dư thừa khi sản xuất do không tính toán kĩ
- Nguồn nguyên liệu bị đình trệ do một số trục trặc (tình hình dịch bệnh, lỡ
chuyến xe,…).
- Hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ do sản phẩm mới chưa được khách hàng
quan tâm nhiều nên không có đơn hàng.
- Mất thời gian, tiền bạc vào việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng nhưng không
đạt hiệu quả.
 Môi trường bên trong:
- Công tác quản lý trong sản xuất chưa tốt, chi phí bỏ ra nhiều nên giá thành vẫn
cao hơn đối thủ cạnh tranh. Chưa có sự đầu tư vào nghiên cứu thị trường để có
biện pháp ứng phó, phương pháp sản xuất còn lạc hậu, truyền thống, thiếu tính
toán dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
- Nguồn nhân lực còn hạn chế về mặt công nghệ. Công tác quản lí, đào tạo nhân
lực còn hạn chế.
- Bất đồng quan điểm nội bộ, gian dối, chia sẻ bí mật với đối thủ cạnh tranh dẫn
đến tình trạng đối thủ có nhiều mẫu mã giống.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng trong và sau bán chưa tốt. Nhóm chỉ quan tâm
đến việc bán sản phẩm hiện tại. Việc không tư vấn tốt cho khách hàng khiến họ

16
tốn nhiều thời gian hơn nhưng lại không nhận được sản phẩm như mong muốn,
không đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho đối
thủ cạnh tranh lôi kéo được khách hàng, nhóm không giữ chân được khách hàng
cũ.
- Tâm lí hoang mang cho nhóm khi không có đơn hàng, nản chí, mất mối làm ăn,
mất việc, mất tiền đầu tư. Tất cả những nguyên nhân trên đều có thể tạo ra nguy
cơ làm mất khách hàng. Mất khách hàng cũ và không tìm kiếm được khách hàng
mới.
7.2. Phân tích rủi ro
Mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động đều có nhiều rủi ro khác nhau. Khi đối
thủ cạnh tranh đưa ra chiến lược thì doanh nghiệp phải tìm cách đối phó lại. Sau khi
nhận dạng rủi ro, doanh nghiệp cần đi sâu vào phân tích và đánh giá, đo lường rủi ro
để có thể đưa ra những biện pháp phòng ngừa trước mắt cũng như lâu dài.
 Đối với nhóm kinh doanh:
- Mất khách hàng, giảm thị phần, sản phẩm bị mất khả năng cạnh tranh, giảm
doanh thu, giảm lợi nhuận. Đối với mỗi doanh nghiệp thì khách hàng là nhân tố
quan trọng nhất tạo nên sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Việc bị
doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh đang dần lấy đi khách hàng của doanh nghiệp,
không chỉ là khách hàng hiện tại mà còn cả khách hàng tiềm năng, đây là một tổn
thất lớn đối với doanh nghiệp. Mất khách hàng, thị phần do phải chia sẻ đã đem lại
rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Lượng bán ra sẽ ngày càng giảm hơn khiến
doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị giảm theo. Khách hàng của doanh
nghiệp đã trở nên quen thuộc nhưng doanh nghiệp lại có thể dễ dàng đánh mất vì
một doanh nghiệp mới xuất hiện hoặc đã có từ lâu. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp
phải xem xét, đánh giá lại toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có
những biện pháp đối phó kịp thời, lâu dài để lấy lại niềm tin của khách hàng. Doanh
thu và lợi nhuận giảm khiến việc chi trả tài chính của doanh nghiệp trở nên khó khăn
hơn. Tài chính chính là huyết mạch của doanh nghiệp, gặp khó khăn trong tài chính
sẽ khiến cho doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kinh doanh.
- Có nguy cơ bị mất người sản xuất do bị đối thủ cạnh tranh lôi kéo. Doanh
nghiệp đối thủ cạnh tranh không những muốn có được khách hàng của bạn mà họ

17
còn muốn có được những nhân viên giỏi từ doanh nghiệp mình. Những nhân viên
giỏi của doanh nghiệp mình là những người đã rất am hiểu công việc kinh doanh
trên thị trường hiện tại. Việc có được những nhân viên này sẽ giúp tăng thêm khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối thủ. Doanh nghiệp đối thủ sẽ có những lời
mời chào với những hứa hẹn để lôi kéo nhân viên giỏi từ doanh nghiệp mình. Môi
trường làm việc là một yếu tố quyết định không nhỏ đến việc cộng tác lâu dài hay ra
đi tìm môi trường mới của nhân viên. Điều quan trọng hơn hết là cách lãnh đạo, cái
tâm, cái tình của ban quản lí. Tìm được người giỏi đã khó, giữ chân họ lại càng khó
hơn.
- Tăng chi phí cho việc giữ chân khách hàng mà không hiệu quả (quảng cáo,
các dịch vụ chăm sóc khách hàng, cái chiến dịch khuyến mãi,…) Việc bị doanh
nghiệp mới hoặc doanh nghiệp lâu đời cạnh tranh trực tiếp buộc doanh nghiệp mình
phải nhìn lại một cách tổng thể những yếu kém cần phải giải quyết để từ đó đưa ra
các giải pháp phù hợp để không những giữ chân được khách hàng cũ mà còn lôi kéo
được những khách hàng mới. Doanh nghiệp mình có thể phải đưa ra những chiến
lược cạnh tranh trực tiếp chẳng hạn như giảm giá sản phẩm, … những chương trình
quảng cáo hấp dẫn, đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng và
có nhiều những thay đổi nhằm thu hút được khách hàng đến mua sản phẩm của
doanh nghiệp mình. Việc đầu tư phải có tính toán, không phải cứ bỏ tiền, bỏ công
sức bừa bãi là có thể nhận được thành quả như mong muốn. Yếu tố quản lí ở đây
cũng cực kì quan trọng, đầu tàu tốt thì đuôi mới lọt.
 Tổn thất cho khách hàng: Cạnh tranh sẽ làm cho cả hai doanh nghiệp đều phải
tốn kém về chi phí và có thể gây khó khăn về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp sẽ tìm ra những thủ thuật cạnh tranh gây ít tổn thất nhất đối với doanh
nghiệp mình. Nếu cả hai doanh nghiệp cạnh tranh một cách lành mạnh thì người
được lợi chính là những khách hàng. Tuy nhiên, vì muốn giảm chi phí nếu một trong
hai doanh nghiệp hoặc cả hai doanh nghiệp cạnh tranh với nhau không lành mạnh
thì có thể gây thiệt hại cho chính khách hàng của họ. Ví dụ, doanh nghiệp sẽ nhập
những nguyên liệu tương ứng như đang sản xuất nhưng với chất lượng kém hơn.
Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm đi chi phí mà lại gia tăng lợi nhuận. Tuy
nhiên, với khách hàng thì đó lại là sự thiệt hại to lớn.

18
 Tổn thất cho nhà cung ứng của doanh nghiệp: Từ khi xuất hiện thêm đối thủ
cạnh tranh, khách hàng bị lôi kéo sang doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh khiến
cho công việc bán hàng của doanh nghiệp mình gặp nhiều khó khăn. Lượng bán ra
không còn nhiều như trước, không có đơn hàng và doanh nghiệp mình không có nhu
cầu nhập hàng nhiều như trước. Do đó, doanh nghiệp mình sẽ phải cắt giảm lượng
nguyên liệu nhập từ nhà cung cấp, lượng hàng cắt giảm tùy thuộc vào mức độ tiêu
thụ hiện tại của doanh nghiệp. Đây là thiệt hại đối với nhà cung cấp của doanh
nghiệp mình.
7.3. Đo lường rủi ro
Biên độ Tần suất Cao Thấp Cao
Biên độ
Tần suất Cao Thấp
- Không bán được hàng - Khách hàng hủy đơn
do sự cạnh tranh về giá hàng, mất mối làm ăn.
giảm doanh thu, lợi - Không có biện pháp
nhuận giảm. xử lí kịp thời dẫn đến
- Mất khách hàng. hoạt động kinh doanh
- Uy tín doanh nghiệp bị ngưng trễ.
suy giảm. - Nội bộ lục đục, quản
- Khả năng huy động lí hạn chế năng lực.
Cao
vốn bị hạn chế. Nhân lực có trình độ
- Đối thủ cạnh tranh có thấp
chiến lược tốt, tiết kiệm
chi phí, và giá thành rẻ.
- Nhân viên không có - Gây tâm lí hoang
việc làm. mang trong nội bộ
- Mất thời gian, công doanh nghiệp.
sức, chi phí vào việc giữ - Đối thủ cạnh tranh có
chân và thu hút khách sản phẩm giống mẫu
hàng. mã, hình thức
Thấp - Kẻ thứ ba phá đám.
- Dịch vụ chăm sóc
khách hàng chưa tốt.

19
7.4. Phương hướng phòng ngừa và khắc phục rủi ro
 Sử dụng hình thức mua hàng khuyến mãi khi mua với số lượng lớn hoặc với
khách hàng đã từng đặt hàng.
 Kết nối với nhà cung cấp nguyên liệu về khả năng phát triển của doanh
nghiệp và có thể trở thành nhà cung cấp động quyền tại một khu vực địa lí nhất
định.
 Thương thuyết với đối thủ cạnh tranh về thị trường hoạt động và tập khách
hàng mục tiêu và khách hàng lâu dài.
 Quảng cáo, truyền thông nói về uy tín của mặt hàng, chất lượng và so sánh
nó với mặt hàng cùng loại để nâng cao khả năng cạnh tranh và củng cố uy tín sản
phẩm.
 Sử dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, cùng nhau phân tích, tìm hiểu thị
trường, đào tạo lẫn nhau về khả năng tư vấn, chăm sóc khách hàng.
 Giảm giá cùng theo đối thủ cạnh tranh làm cân bằng giá thị trường, khách
hàng không còn thắc mắc về chất lượng sản phẩm.
 Tạo sự khác biệt với các dịch vụ đặc biệt: khách hàng thân thuộc đặt hàng
được hỗ trợ tiền giao hàng / khách hàng đặt hàng lần đầu có quà tặng đi kèm ( tăng
thêm 1 phần số lượng hoặc có quà nhỏ như tấm thiệp cảm ơn hoặc 1 vài sản phẩm
nhỏ khác, …) / khách hàng có trẻ nhỏ đặt đồ tự đến lấy cũng sẽ có thêm quà nhỏ /
thiết kế đồ đựng bắt mắt,…
 Xây dựng môi trường hoạt động làm việc tích cực, hăng say.
 Nếu các biện pháp cạnh tranh về giá và khẳng định thương hiệu không mang
lại hiệu quả cho doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ tận dụng lợi thế đánh vào cảm
xúc. Vì trong mua bán hàng hóa, ngoài sự thỏa mãn về giá cả, chất lượng thì còn có
sự thỏa mãn về tâm lí. Doanh nghiệp đã có những khách hàng quen thuộc và nắm
bắt khá rõ nhu cầu thị trường nơi đây. Với những thuận lợi đó chúng ta sẽ có những
biện pháp hiệu quả như: trang trí fanfage bắt mắt, bài trí theo nhu cầu khách hàng,
điều chỉnh những mặt hàng bán chạy luôn ở chế độ hiển thị đầu tiên. Làm các phiếu
mua hàng cho khách hàng, trong đó có những thông tin đơn giản như tên, ngày
tháng năm sinh, nghề nghiệp, giới tính, số điện thoại. Với những khách hàng có tần

20
suất mua nhiều sẽ có những chế độ ưu tiên, chúc mừng sinh nhật khách hàng bằng
tin nhắn hoặc thiệp để tạo ấn tượng với khách hàng.
8. Kết thúc dự án.
8.1. Lập kế hoạch kết thúc dự án
- Tổ chức cuộc họp tổng kết về dự án.
- Đánh giá các công tác nhân sự và phân công lại nguồn lực.
- Hoàn thiện các thủ tục báo cáo, chứng từ sổ sách.
- Lập báo cáo tài chính cuối cùng, thực hiện nốt các nghĩa vụ và quyền lợi về tài
chính.
- Tổ chức cuộc họp đánh giá cuối cùng và nộp báo cáo cho cấp có thẩm quyền.
- Tập hợp và lưu trữ tất cả các tài liệu liên quan đến dự án.
- Nghiệm thu và bàn giao dự án.
8.2. Hoàn thiện hồ sơ dự án.
- Hoàn thành các thủ tục giấy tờ pháp lý trước khi bắt tay vào việc triển khai dự
án.
- Kiểm tra lại mặt bằng kinh doanh, thiết bị và vật dụng cũng như không gian khu
mở rộng được hoàn thiện.
- Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.
- Ký hợp đồng thời hạn với nhà cung cấp nguyên vật liệu.
- Đẩy mạnh tiến trình quảng cáo, thu hút marketing thu hút nhiều sự chú ý của
khách hàng.
- Theo dõi chặt chẽ hoạt động của khu mở rộng để có thể khắc phục, thay đổi theo
yêu cầu của khách hàng.
8.3. Viết báo cáo cuối cùng.
- Báo cáo tổng kết dự án.
- Báo cáo đánh giá về hiệu quả hoạt động chính sách quản lý dự án.
- Đưa ra một số kiến nghị về chính.
9. Viết báo cáo cuối cùng
Báo cáo về dự án
I. Thông tin chung về dự án
Tên dự án : Dự án phát triển 1 sản phẩm mới của công ty bánh kẹo Bibica.

21
Cơ quan chủ trì thực hiện: công ty TNHH Bibica.
Địa chỉ : 443 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Sdt : 0839717920
Phạm vi thực hiện : trên toàn cả nước, có thể tiến ra thị trường nước ngoài.
Đối tượng : Mọi lứa tuổi
II. Kết quả truyền thông đã được thực hiện
III. Doanh thu
IV. Kết quả
- Những hoạt động đã hoàn thành của dự án
- Những hoạt động chưa hoàn thành của dự án
- có những cơ hội phát triển nào ngoài dự án hay không ?
V. Ngân sách
- Những thay đổi về ngân sách.
- Có thành viên nào không còn tham gia dự án không.
- Có thành viên mới nào trong bao tài trợ mà chưa liệt kê trong ngân sách.
VI. Kế hoạch tiếp theo

22
C. KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, việc tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp ngày càng khó khắn. Các biện pháp về quảng cáo, khuyến
mãi, giảm giá thành sản phẩm,.. gây tốn kém chi phí song không phải lúc nào cũng
đem lại lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp. Do vậy, trong bối cảnh nhu cầu
khách hàng ngày càng cao và thay đổi liên tục, việc nghiên cứu đưa ra thị trường các
sản phẩm mới trở thành nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp nhằm giúp
doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng cũng
như nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA được hình thành từ khá sớm. Trải qua nhiều
năm thăng trầm của nền kinh tế, công ty vẫn đứng vững và ngày càng phát triển
không ngừng, khẳng định vị thế và uy tín của mình trong ngành bánh kẹo nói chung
và trong toàn bộ nền kinh tế nói riêng.“Dự án phát triển 1 sản phẩm mới của công ty
bánh kẹo Bibica ” rất mong được sự ủng hộ của người tiêu dùng trên thị trường và
được đánh gia cao về chất lượng, và mong rằng có mặt trên khắp cả nước và đặc biệt
được ưa chuộng tại Việt Nam.

23

You might also like