You are on page 1of 7

CÂU HỎI BÀI: AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

Câu 1: Mục tiêu hàng đầu của mô hình an ninh truyền thống trong sự
thay đổi tư duy về lợi ích và an ninh quốc gia là gì?
A. Bảo đảm sự tồn tại và phát triển của quốc gia, dân tộc.
B. Bảo vệ sinh mệnh, sức khỏe, hạnh phúc của con người.
C. Bảo vệ vận mệnh của từng khu vực và toàn bộ thế giới.
D. Bảo đảm sự tồn tại, phát triển của quốc gia, dân tộc và bảo vệ vận mệnh
của từng khu vực.

Câu 2: Đảng ta chính thức chính thức sử dụng khái niệm an ninh phi
truyền thống với các vấn đề được chỉ ra: “chống khủng bố, bảo vệ môi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa và hạn
chế dịch bệnh hiểm nghèo” vào kỳ Đại hội nào?
A. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (4/2011).
B. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (01/2016).
C. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001).
D. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006).

Câu 3: An ninh phi truyền thống là gì?


A. Sự mở rộng khái niệm an ninh truyền thống trong bối cảnh mới, trước các
mối đe dọa đến an ninh, ổn định và phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
có tính xuyên quốc gia, trực tiếp ảnh hưởng ở một khu vực hoặc phạm vi toàn cầu.
B. Sự thu hẹp khái niệm an ninh truyền thống trong bối cảnh mới, trước các
mối đe dọa đến an ninh, ổn định và phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
có tính xuyên quốc gia, trực tiếp ảnh hưởng ở một khu vực hoặc phạm vi toàn cầu.
C. Sự khác biệt khái niệm an ninh truyền thống, biểu hiện ở các mối đe dọa
đến an ninh, ổn định và phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có tính
xuyên quốc gia, trực tiếp ảnh hưởng ở một khu vực hoặc phạm vi toàn cầu.
D. Sự mở rộng khái niệm an ninh truyền thống trong bối cảnh mới, trước các
mối đe dọa đến an ninh, ổn định và phát triển trên một số lĩnh vực của đời sống xã
hội, có tính nội bộ, trực tiếp ảnh hưởng an ninh của một quốc gia.

Câu 4: Một trong những đặc điểm chủ yếu của an ninh phi truyền
thống: Các vấn đề thuộc an ninh phi truyền thống mang tính chất…
A. Mang tính chất bạo lực và phi bạo lực.
B. Mang tính chất bạo lực.
C. Mang tính chất phi bạo lực.
D. Không bao hàm hai tính chất trên.

1
Câu 5: An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống có mối liên hệ
như thế nào?
A. Vừa có mối liên hệ chặt chẽ đan xen nhau, vừa có điểm khác biệt.
B. Không có mối liên hệ với nhau.
C. Có sự chuyển hóa cho nhau.
D. An ninh truyền thống quyết định đến an ninh phi truyền thống.

Câu 6: An ninh phi truyền thống có vị trí như thế nào trong chiến lược
an ninh quốc gia?
A. An ninh phi truyền thống là bộ phận trong chiến lược an ninh quốc gia, có
liên quan trực tiếp đến sự ổn định chính trị và phát triển của đất nước.
B. An ninh phi truyền thống nằm ngoài chiến lược an ninh quốc gia, không
liên quan đến sự ổn định chính trị và phát triển của đất nước.
C. An ninh phi truyền thống quyết định đến chiến lược an ninh quốc gia.
D. An ninh phi truyền thống là một bộ phận của an ninh truyền thống.

Câu 7: Trong các yếu tố phi truyền thống tác động đến an ninh quốc gia
Việt Nam, tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện các hành vi phạm tội
nhằm mục đích gì?
A. Trục lợi cá nhân hoặc xâm phạm, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, văn
hóa, chính trị của quốc gia.
B. Trục lợi cá nhân và xâm phạm, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, văn hóa,
chính trị của quốc gia.
C. Chỉ trục lợi cá nhân.
D. Chỉ làm ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, chính trị quốc gia.

Câu 8: Hoạt động đưa tiền thu nhập được từ hoạt động phi pháp trở lại
hệ thống kinh tế và tài chính, tiền tệ để che đậy nguồn gốc của nó và qua đó
thu lợi nhuận. Đây là khái niệm thuộc yếu tố an ninh phi truyền thống nào?
A. Rửa tiền.
B. Tội phạm công nghệ cao.
C. An ninh kinh tế.
D. An ninh tài chính, tiền tệ.

2
Câu 9: An ninh môi trường là trạng thái mà một hệ thống môi trường có
khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người trong hệ thống đó.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến hệ thống môi trường bị mất an ninh?
A. Do tự nhiên (thiên tai), do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt
tài nguyên, thải chất độc, gây ô nhiễm…), kết hợp giữa tự nhiên và hoạt động của
con người (biến đổi khí hậu).
B. Chỉ do nguyên nhân từ tự nhiên (thiên tai).
C. Chỉ do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên, thải
chất độc, gây ô nhiễm…).
D. Chỉ do biến đổi khí hậu.

Câu 10: Ngày nào được Liên Hợp quốc chọn là “Ngày Lương thực thế
giới” nhằm mục đích nâng cao nhận thức của mọi người về cuộc chiến chống
đói nghèo trên toàn cầu?
A. Ngày 16 tháng 10 hàng năm.
B. Ngày 16 tháng 11 hàng năm.
C. Ngày 16 tháng 10 năm 1945.
D. Ngày 16 tháng 11 năm 1945.

Câu 11: “Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona
2019-nCoV” - một thách thức an ninh phi truyền thống đối với các quốc gia
trên thế giới hiện nay, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức gọi tên
là COVID-19 (corona virus disease 2019) vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 11 tháng 02 năm 2020.
B. Ngày 11 tháng 12 năm 2019.
C. Ngày 11 tháng 01 năm 2020.
D. Ngày 11 tháng 03 năm 2020.

Câu 12: Ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đối với an ninh quốc gia
nước ta biểu hiện ở nội dung nào?
A. Gặm nhấm “quốc thổ lành mạnh”, khiến cho trình độ kinh tế - xã hội thụt
lùi.
B. Gây ra “xung đột quốc tế”, do hiệu ứng xuyên quốc gia của vấn đề môi
trường đối với các nước láng giềng.
C. Gây ra cuộc chiến tranh đoạt tài nguyên, do áp lực đối với môi trường
ngày càng lớn, tài nguyên thiếu thốn, cạn kiệt.
D. Tất cả các nội dung trên

3
Câu 13: Vấn đề môi trường nào đã và đang có ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường sống của người dân, sự phát triển bền vững kinh tế nhiều quốc gia
trên thế giới mà Việt Nam là một trong những nước có ảnh hưởng nhiều nhất?
A. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
B. Tính đa dạng sinh vật giảm.
C. Thảm thực vật rừng bị phá hoại.
D. Khủng hoảng nguồn nước và tài nguyên hải dương bị phá hoại.

Câu 14: Trạng thái hệ thống tài chính có thể thực hiện được các chức năng
của mình một cách có hiệu quả, an toàn và bền vững; khi đối diện với những cú
sốc thì vẫn có khả năng hấp thụ/phản ứng và phục hồi để có thể thực hiện chức
năng của mình mà không bị gián đoạn. Đây là khái niệm thuộc lĩnh vực an ninh
nào?
A. An ninh tài chính, tiền tệ.
B. An ninh kinh tế.
C. An ninh ngân hàng.
D. An ninh tiền tệ.

Câu 15: Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành vấn đề quốc tế, có khả năng
lan truyền rộng rãi, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và phát triển của
cả thế giới, được hình thành từ nguyên nhân nào?
A. Chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, cực đoan về dân tộc, sắc tộc.
B. Do đói nghèo, bệnh tật, bất bình đẳng, phân hóa, xung đột xã hội.
C. Do tranh giành quyền lực, tranh giành địa - chính trị và các nguồn tài
nguyên giữa các nước lớn.
D. Tất cả các nguyên nhân trên

Câu 16: Trong các nguy cơ an ninh phi truyền thống, yếu tố nào nằm
trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sự an toàn của loài người?
A. Chủ nghĩa khủng bố
B. Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia.
C. Vấn đề tôn giáo, dân tộc.
D. Vấn đề kinh tế, tài chính - tiền tệ.

4
Câu 17: Ảnh hưởng của an ninh phi truyền thống đến việc giữ vững và
kiên định thể chế chính trị của nước ta trong bối cảnh hiện nay được biểu hiện
rõ nét ở vấn đề gì?
A. Sự chống phá của các thế lực thù địch thông qua chiến lược “diễn biến
hòa bình” trên lĩnh vực chính trị.
B. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
C. Sự áp đặt các “giá trị văn hóa”, các luật chơi đối với nước ta của các nước
lớn thông qua việc lợi dụng quá trình toàn cầu hóa trên các lĩnh vực.
D. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ của nước ta
thông qua “cái cớ” chống khủng bố.

Câu 18: Tác động của các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống đến
tính độc lập tự chủ của nền kinh tế đất nước ta được biểu hiện trực tiếp ở vấn
đề gì?
A. Lợi ích kinh tế, chủ quyền kinh tế.
B. Định hướng phát triển kinh tế, thể chế kinh tế.
C. Sự ổn định kinh tế, đặc biệt là về tài chính, tiền tệ và quan hệ hợp tác kinh
tế thương mại quốc tế của quốc gia.
D. Tất cả các vấn đề trên

Câu 19: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hóa trước các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống làm cho nền
văn hóa dân tộc bị mai một, bị các nền văn hóa khác “xâm lăng” là trách
nhiệm của ai?
A. Hệ thống chính trị và toàn dân.
B. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
C. Cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương.
D. Mỗi người dân nhất là thanh niên, sinh viên.

Câu 20: Giải pháp đầu tiên, quan trọng trong các giải pháp ứng phó với
những thách thức an ninh phi truyền thống ở nước ta?
A. Nâng cao nhận thức về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
B. Chủ động, tích cực phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống.
C. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội.
D. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế.

5
Câu 21: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá nhân và cộng
đồng xã hội về thách thức an ninh phi truyền thống bằng hành vi cụ thể nào
trong đời sống hằng ngày?
A. Nâng cao ý thức tích cực trong bảo vệ môi trường sinh thái.
B. Tỉnh táo trước mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, thông thái
trong sử dụng thành tựu khoa học công nghệ.
C. Tôn trọng các giá trị khác biệt và chia sẻ lợi ích giữa các nhóm cộng đồng
với mức sống khác nhau trong xã hội.
D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 22: Để phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống ở nước ta phát sinh do tai biến môi trường, biến đổi khí hậu cần
thực hiện tốt giải pháp nào?
A. Phải làm tốt dự báo, lực lượng tại chỗ và lực lượng chuyên nghiệp để
đủ sức ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, xử lý các khủng hoảng môi trường, các thảm
họa tự nhiên.
B. Phải hạn chế tối đa khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đàm phán
với các đối tác trong chia sẻ khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
C. Phải thúc đẩy hợp tác quốc tế để phòng ngừa và ứng phó ngay từ chính
quốc gia có thể phát sinh và lan truyền các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
D. Phải chủ động và tích cực đầu tư phát triển bền vững, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Câu 23: Để làm tốt công tác phòng ngừa, cảnh báo, phản ứng và ứng phó
với từng mối đe dọa an ninh phi truyền thống, cần phải xây dựng lực lượng
nào đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn?
A. Lực lượng chuyên ngành quản trị an ninh phi truyền thống.
B. Lực lượng Công an nhân dân.
C. Lực lượng Quân đội nhân dân.
D. Lực lượng các ban, ngành ở tỉnh, huyện.

Câu 24: Để đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống đòi hỏi phải
phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội mà trước hết
là:
A. Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp.
B. Hoàn thiện quản lý Nhà nước từ xây dựng hệ thống thể chế đến tổ chức bộ
máy, đội ngũ cán bộ, công chức và chế độ công vụ chuyên nghiệp.
C. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã
hội, các tổ chức xã hội

6
D. Động viên được tính tự giác của người dân.
Câu 25: Đâu là nguồn tài chính cơ bản của công tác phòng ngừa và ứng
phó với các mối đoe dọa an ninh phi truyền thống?
A. Nguồn tài chính từ ngân sách.
B. Nguồn tài chính doanh nghiệp.
C. Nguồn tài chính xã hội hóa với sự đóng góp rộng rãi của nhân dân, các
nhà tài trợ.
D. Nguồn tài chính quốc tế.

Câu 26: Những nguồn lực tài chính nào được huy động để phòng ngừa
và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống?
A. Nguồn tài chính từ ngân sách; Nguồn tài chính doanh nghiệp; Xây dựng
quan hệ đối tác công - tư; Nguồn tài chính xã hội hóa với sự đóng góp rộng rãi của
nhân dân, các nhà tài trợ; Nguồn tài chính quốc tế.
B. Nguồn tài chính từ ngân sách; Nguồn tài chính doanh nghiệp; Nguồn tài
chính xã hội hóa với sự đóng góp rộng rãi của nhân dân, các nhà tài trợ; Nguồn tài
chính quốc tế.
C. Nguồn tài chính từ ngân sách; Nguồn tài chính doanh nghiệp ; Nguồn tài
chính quốc tế.
D. Nguồn tài chính từ ngân sách; Nguồn tài chính doanh nghiệp; Xây dựng
quan hệ đối tác công - tư; Nguồn tài chính quốc tế.

You might also like