You are on page 1of 40

AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC

MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN


THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Khái niệm, Đặc điểm, Bối cảnh nảy sinh

2. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

Nguyễn Lâm Đạt


3. Ứng phó các mối đe dọa an ninh phi truyền thống Nguyễn Duy Bảo
Dương Bình Minh
Phạm Quang Trung
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BỐI CẢNH NẢY
SINH
KHÁI NIỆM
a) An ninh truyền thống
- An ninh truyền thống là khả năng giữ vững sự an toàn, ổn
định và phát triển bền vững của chế độ xã hội, các quyền
dân tộc cơ bản của quốc gia trước các mối đe dọa hoặc tấn
công quân sự từ bên ngoài, hoặc các mối đe dọa cả từ bên
ngoài và bên trong
- Trong đó,nổi bật là âm mưu, hoạt động của các cơ quan
đặc biệt nước ngoài, của các thế lực thù địch, chống phá từ
bên trong và cả bên ngoài quốc gia.
- An ninh truyền thống gắn liền với lợi ích về chính trị và
quân sự bên trong của mỗi quốc gia. Do đó, an ninh truyền
thống có cốt lõi là an ninh chính trị và an ninh quân sự, lấy
Nhà nước làm trọng tâm.
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BỐI CẢNH NẢY
SINH
KHÁI NIỆM
a) An ninh truyền thống
* Phương hướng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, an
ninh truyền thống là:

- Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc,
của cả hệ thống chinh trị .
- Bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa…

- Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị , an ninh
quốc gia, trật tự an tòan xã hội.

- Giữ vững thế chủ động trong đảm bảo an ninh quốc gia

- Bảo vệ công cuộc đổi mới, bảo vệ nền văn hóa dân tộc
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BỐI CẢNH NẢY
SINH
KHÁI NIỆM
b) An ninh phi truyền thống
- An ninh phi truyền thống là những nhân tố mới xuất hiện,
hoặc mới trở thành xu hướng phổ biến trong những thập kỷ
gần đây, có khả năng đe dọa đến sự sinh tồn và phát triển
của nhiều quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.
- Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay có khá nhiều cách hiểu,
quan niệm về an ninh phi truyền thống. Giới nghiên cứu
trong nước và quốc tế hiện nay chưa thống nhất được một
khái niệm hoàn chỉnh xung quanh thuật ngữ này
- Tùy thuộc vào cách nhìn nhận, góc độ, lĩnh vực tiếp cận,
hoàn cảnh cụ thể mà từng nhà nghiên cứu đưa quan niệm
khác nhau về an ninh phi truyền thống.
Quan niệm an ninh phi truyền thống trên thế giới

Richard H. Ullman là một trong những người đầu


tiên đưa ra quan niệm ngắn gọn và cô đọng nhất
về an ninh phi truyền thống. Theo ông, an ninh phi
truyền thống là một bộ phận của an ninh quốc gia
và bao gồm 6 nhánh lớn là khủng bố quốc tế, tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia, an ninh môi
trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng và
an ninh con người.

Richard H. Ullman
Quan niệm an ninh phi truyền thống trên thế giới

Nhìn nhận dưới một góc độ khác, Mely Caballero


Anthony quan niệm mối đe dọa an ninh phi truyền
thống có thể được định nghĩa là: thách thức đối với sự
tồn vong và thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc,
xuất hiện chủ yếu trong các nguồn phi quân sự, chẳng
hạn như thay đổi khí hậu, suy thoái môi trường xuyên
biên giới và nguồn tài nguyên cạn kiệt, bệnh truyền
nhiễm, thiên tai, di cư bất hợp pháp, tình trạng thiếu
lương thực, buôn lậu, buôn bán ma túy và các hình
thức khác của tội phạm xuyên quốc gia.

Mely Caballero Anthony


Quan niệm an ninh phi truyền thống trên thế giới

Theo giới học giả Trung Quốc, các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Trung
Quốc hiện nay được chia thành năm nhóm:
Một là, vấn đề an ninh liên quan đến phát triển bền vững bao gồm bảo vệ
môi trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm
soát phòng chống dịch bệnh.
Hai là, các mối đe dọa an ninh đến sự ổn định khu vực và quốc tế bao gồm
an ninh kinh tế, an ninh xã hội, quyền con người và người tị nạn
Ba là, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia bao gồm cả buôn người và buôn
bán ma túy
Bốn là, tổ chức tồn tại ngoài nhà nước/phi quốc gia thách thức trật tự
quốc tế, lớn nhất là sự đe dọa của khủng bố quốc tế
Năm là, vấn đề an ninh gây ra bởi phát triển công nghệ và toàn cầu hóa,
bao gồm cả an ninh mạng, an ninh thông tin và an ninh kỹ thuật di truyền
Quan niệm an ninh phi truyền thống trên thế giới

Một số diễn đàn khu vực trong đó có ASEAN đã đưa an ninh phi truyền
thống trở thành một trong những vấn đề nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh
lần thứ sáu, trong khuôn khổ hợp tác song phương ASEAN với Trung Quốc
năm 2002 trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống.

Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc sau đó đã khẳng định các quốc gia
ASEAN và Trung Quốc quan ngại sâu sắc về tính chất ngày càng nghiêm
trọng của các vấn đề an ninh phi truyền thống như buôn bán ma túy bất
hợp pháp, buôn lậu người; bao gồm buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp
biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội
phạm mạng

Nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính của tổ chức quốc tế, theo Liên hợp quốc,
an ninh phi truyền thống bao gồm bảy lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức
khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.
Quan niệm an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

Song trùng với khoảng thời gian xuất hiện các quan niệm về
an ninh phi truyền thống của những học giả trên thế giới
được công bố, ở Việt Nam, thuật ngữ an ninh phi truyền
thống cũng bắt đầu được sử dụng, đồng thời cũng là chủ đề
hấp dẫn đối với giới nghiên cứu nói chung, khoa học chính
trị, an ninh, quốc phòng nói riêng.

Tại Việt Nam, an ninh phi truyền thống đã được Đảng cộng
sản Việt Nam đề cập đến trong các văn kiện đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI, XII, mới nhất là nghị quyết Trung ương
XIII. Theo đó, đây là một loại hình an ninh mới do các yếu tố
phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự ổn định, an toàn và phát triển bền vững của Việt
Nam và thế giới.
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BỐI CẢNH NẢY
SINH
ĐẶC ĐIỂM AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

- Các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi
khu vực hoặc toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia. Nó có thể phát sinh từ
một quốc gia này nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi
rộng đến quốc gia khác (biến đổi khí hậu, tội phạm mạng, dịch bệnh lây
lan nhanh ở người, gia súc và cây trồng...)
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự
nhiên hoặc do các tổ chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá
nhân tiến hành; còn an ninh truyền thống là xung đột giữa quân đội các
nhà nước.
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có cả những vấn đề mang tính
phi bạo lực (kinh tế, văn hóa, môi trường, an ninh mạng…)và những vấn
đề mang tính bạo lực, nhưng đó là bạo lực phi quân đội (khủng bố, tội
phạm có tổ chức...)
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BỐI CẢNH NẢY
SINH
ĐẶC ĐIỂM AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống hủy hoại an ninh quốc gia dần
dần và lâu dài

- Giải quyết an ninh phi truyền thống nhấn mạnh đến hợp tác, sử dụng
biện pháp ngoại giao, kể cả ngoại giao giữa quân đội các nước. Còn an
ninh truyền thống thường lấy biện pháp vũ trang - quân sự là chính, còn
ngoại giao là hỗ trợ.

- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có quan hệ, tác động ảnh
hưởng lẫn nhau và với các mối đe dọa an ninh truyền thống

- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đa dạng về nguồn gốc, có quá
trinh tích lũy tiềm tàng
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, BỐI CẢNH NẢY
SINH
BỐI CẢNH NẢY
SINH
+ Sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp của cục diện quốc tế sau chiến tranh lạnh

+ Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên phạm vi rộng, tốc độ nhanh và tiếp tục trở
thành xu hướng chủ đạo trong các quan hệ quốc tế Toàn cầu hóa làm gia tăng sự
phụ thuộc vào trong nghiên cứu, đánh giá và liên hệ đến tình hình, chiến lược an
ninh của nước mình. Trong bối cảnh mới, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể trở
thành đối tượng bị xâm hại của các vấn đề an ninh phi truyền thống
+ Khoa học và công nghệ phát triển: Một trong những nhân tố tác động đến sự
hình thành của những vấn đề an ninh phi truyền thống là khoa học và công nghệ.
Các thành tựu khoa học và công nghệ đã tạo ra những đột phá, được áp dụng
nhanh chóng vào công tác bảo vệ an ninh của mỗi quốc gia, đặc biệt các ngành
vũ trụ và không gian, năng lượng, hóa học và sinh học, điện tử và phần mềm...
Các quốc gia hiện nay có xu hướng tăng cường đầu tư phát triển khoa học công
nghệ, hình thành các lực lượng tác chiến mới, làm thay đổi phương thức chiến
tranh truyền thống, “số hóa chiến trường”, xây dựng nền công nghiệp lưỡng
dụng, rút ngắn thời gian sản xuất vũ khí, triển khai các hoạt động vũ trang.
2. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
Ở VIỆT NAM

Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt
với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên, do những điều
kiện cụ thể về địa lý tự nhiên và chính trị, xã hội mà các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống cũng có những khía cạnh khác với các nước khác
trên thế giới. Tại Việt Nam, các thách thức an ninh phi truyền thống không
chỉ nảy sinh từ âm mưu của các thế lực thù địch mà còn nảy sinh từ phía
chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
2.1) Mối đe dọa từ an ninh kinh tế

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
an ninh kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với an ninh quốc gia. Thực tế, các cuộc khủng
hoảng kinh tế đã chứng minh sâu sắc hơn vai trò
trung tâm của an ninh kinh tế trong tổng thể an
ninh quốc gia. Nếu không đảm bảo được an ninh
kinh tế sẽ không thể bảo vệ được an ninh quốc gia.

- Những năm qua, mặc dù được đánh giá là điểm


sáng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực, nhưng
Việt Nam đối diện với những vấn đề cơ bản của
kinh tế. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, khả năng
tự chủ kém, nội lực chưa cao, còn phụ thuộc vào
nguồn vốn của nước ngoài.
2.1) Mối đe dọa từ an ninh kinh tế

- Kinh tế của ta dễ bị tổn thương với các tác động


bên ngoài; Năng lực điều hành, quản lý vĩ mô đối
với nền kinh tế còn nhiều yếu kém, bất cập; Cơ
chế, chính sách còn nhiều bất cập, lỗ hổng tạo điều
kiện cho các loại tội phạm hoạt động gây tổn thất
cho các lợi ích kinh tế của đất nước, từ đó gây mất
lòng tin của nhân dân. Trong hợp tác quốc tế về
kinh tế, Việt Nam cũng còn nhiều yếu kém, tạo sơ
hở để các đối tác nước ngoài lợi dụng gây ra các
nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia.

- Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu: nếu không


cảnh giác, lường trước rủi ro, chủ động xây dựng
các kịch bản ứng phó, chúng ta sẽ không đảm bảo
được an ninh kinh tế, từ đó uy hiếp an ninh quốc
gia.
2.2) Mối đe dọa từ an ninh xã hội
Các mối đe dọa từ an ninh xã hội ở nước ta hiện nay đến từ thực trạng:

- Mặc dù Nhà nước và chính quyền các cấp đã thực hiện


nhiều chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng tôn
giáo, dân tộc nhưng vẫn chưa giải quyết được ổn thỏa các
vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc, nhất là tại các vùng
chiến lược...

- Tình hình phức tạp về trật tự xã hội không được giải quyết
thấu đáo dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở nhiều địa
phương. Thậm chí, các sự kiện, vụ việc không chỉ hướng
đến đòi quyền lợi dân sinh mà còn có yếu tố địch móc nối,
kích động, lồng ghép vào mục tiêu chính trị.
2.2) Mối đe dọa từ an ninh xã hội
Các mối đe dọa từ an ninh xã hội ở nước ta hiện nay đến từ thực trạng:

- Xuất hiện tâm lý bạo lực trong một bộ phận nhân dân khi
xảy ra tình huống có va chạm, tranh chấp với các cán bộ thi
hành công vụ. Xu hướng treo băng rôn, khẩu hiệu, tụ tập đông
người kéo lên trụ sở chính quyền phản đối, biểu tình đang thực
sự trở thành một mối đe dọa đối với an ninh xã hội.

- Đáng chú ý, các thế lực thù địch bên ngoài và đối tượng bên
trong đang tìm cách lợi dụng, kích động tâm lý bức xúc trong
quần chúng, âm mưu làm “cách mạng màu” ở Việt Nam

- Những vấn đề trên dẫn đến tích tụ mâu thuẫn trong lòng xã
hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, làm mất an ninh quốc gia.
2.3) Mối đe dọa từ an ninh nội bộ

- Không ít cán bộ, đảng viên bị lung lay ý chí, bị tác động
bởi chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực
thù địch.

- Một số bộ phận bộc lộ tư tưởng băn khoăn, lo lắng, mất


niềm tin vào tiền đồ của chủ nghĩa xã hội cũng như nền
tảng tư tưởng của Đảng: chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.

- Một số khác phủ nhận thắng lợi của cách mạng, mơ hồ


mất cảnh giác, mất phương hướng, muốn Đảng ta phải
“cải cách”, “mở rộng dân chủ”, phi chính trị hóa quân
đội…
2.3) Mối đe dọa từ an ninh nội bộ

- Nhiều mối đe doạ của hiện tượng “tự diễn biến” “tự
chuyển hóa” trong nội bộ ngày càng rõ nét như: xuất hiện
nhiều ý kiến của một số cán bộ, đảng viên đương chức và
nghỉ hưu không đồng thuận với chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước ở nhiều cấp độ khác nhau.

- Họ dùng danh nghĩa góp ý cho Văn kiện Đại hội Đảng,
thư ngỏ, hồi ký,… để đưa vào các vấn đề gây tổn hại đến
uy tín của Đảng, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, những thành tựu của đất nước

- Tình trạng trên đã và đang diễn ra âm thầm ở mọi cấp,


ngành và trở thành mối đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong
của chế độ chính trị, đến sự thịnh suy của dân tộc nếu
chúng ta không có giải pháp quyết liệt để ngăn chặn, đẩy
lùi.
2.4) Mối đe dọa từ an ninh thông tin

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, trong đó
có Internet và công nghệ liên lạc không dây vì vậy An ninh thông tin, đặc biệt là an ninh mạng đang
thực sự trở thành mối lo ngại đối với an ninh quốc gia của mỗi nước
Đối với Việt Nam, sự phát triển bùng nổ của các phương tiện thông tin và truyền thông (Với 140 triệu
thuê bao di động đứng thứ 7 thế giới về số lượng thuê bao di động và hơn 40% dân số Việt Nam tiếp
cận sử dụng dịch vụ mạng).
Việt Nam là một trong 5 nước đứng đầu về tỉ lệ tán phát thư rác, xếp thứ 12 thế giới về mức độ đe doạ
bị tấn công bằng mã độc, đứng thứ 33 toàn cầu về hệ thống máy chủ bị lợi dụng lừa đảo trực tuyến,
xếp thứ 45 về mức độ de doạ máy tính bị nhiễm phần mềm điều khiển của tin tặc
2.4) Mối đe dọa từ an ninh thông tin
Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng triệt để công cụ Internet để tuyên truyền phá hoại tư
tưởng, móc nối cơ sở, thu thập tin tức tình báo. Trên mạng Internet xuất hiện hàng trăm website của
các tổ chức phản động lưu vong, hàng nghìn Blog cá nhân có nội dung không lành mạnh. Các thể
lực sử dụng phòng hội thoại trực tuyến 24/24 với luận điệu chống Đảng, Nhà nước, lôi kéo một số
lượng đông đảo học sinh, sinh viên tham gia. Không chỉ dừng ở tuyên truyền, phá hoại tư tưởng,
các đối tượng đã sử dụng công nghệ thông tin để phối hợp, tiến hành các hành động chống đối.
Nhiều vụ kích động biểu tình, tụ tập đông người được truyền đi thông qua Internet và tin nhắn điện
thoại di động. Các vụ khủng bố đe doạ tính mạng của nhiều người, gây mất ổn định chính trị xã hội
được kích nổ bằng một cuộc gọi di động.

Các thế lực thù địch sử dụng mạng lưới internet phiên tòa xét xử vụ án phạm tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
để đăng bài, thông tin chống phá cách mạng Việt truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội
Nam chủ nghĩa Việt Nam”, ngày 20/4/2020
2.5) Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế
Từ sau sự kiện 11/9 đến nay, nguy cơ khủng bố lan rộng toàn thế giới và trở thành mối đe doạ an ninh phi
truyền thống đối với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.Tại Việt Nam, các hoạt động khủng bố quốc tế đã
diễn ra trên thế giới chưa xảy ra nhưng nguy cơ bị đe doạ bởi khủng bố vẫn đang hiện hữu do lãnh thổ
Việt Nam đang có các lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vụ tấn công 11/9/2001 khủng bố al-Qaeda lao hai máy


bay vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới
tại New York, Hoa Kỳ

Việt Nam cũng trở thành một trong những địa điểm uy tín để tổ chức các diễn đàn, hội nghị quốc tế, các cuộc
hội đàm cấp cao, thu hút sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Điều này cho thấy sự hiện
diện lợi ích của các nước tại Việt Nam ngày càng gia tăng và không loại trừ khả năng các tổ chức khủng bố
quốc tế sẽ tiến hành khủng bố tại Việt Nam để đánh thẳng vào các lợi ích này. Nếu chúng ta để xảy ra khủng
bố, hậu quả đối với an ninh quốc gia của Việt Nam sẽ rất lớn, tác động trực tiếp và nghiêm trọng đến môi
trường đầu tư của Việt Nam, đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ đối tác giữa Việt Nam với các nước
chúng ta đang cần tranh thủ
2.5. Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế

Ngoài ra, hiện nay đã xuất hiện một số tổ chức phản động lưu vong cử người về nước
nhằm khủng bố, gây nổ tại các mục tiêu chính trị. Một số vụ gây nổ nhằm vào mục tiêu
nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo ban, ngành tại một số địa phương có dấu hiệu
khủng bố... đòi hỏi nước ta phải nâng cao nhận thức và tăng cường các mặt công tác an
ninh hơn nữa để đối phó với mối đe doạ khủng bố.

Hiện trường vụ khủng bố trụ sở Công an phường 12 quận Tân Bình, TP HCM Hình ảnh các bị cáo tại tòa
2.6) Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở thành một vấn đề nóng của thế giới, được xác định là một thực tế đe
doạ sự tồn tại của loài người trên trái đất, có tác động trực tiếp đến chính trị và an ninh quốc gia của
nước ta.
Nguyên nhân của tình trạng biến đổi khí hậu do tình trạng hiệu ứng nhà kính dẫn đến hiện tượng nóng
lên toàn cầu. Hiện tượng này làm mực nước biển dâng cao, đe dọa một số khu vực trũng thấp như các
đảo, quần đảo, vùng đất giáp biển cùa một số quốc gia. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan,
thiên tai xảy ra thường xuyên hơn với cường độ cao và mức độ nguy hại lớn đã đe dọa đến đời sống dân
sinh và hoạt động kinh tế - xã hội. Sâu sắc hơn, những thách thức trên có thể dẫn đến viễn cảnh của hiện
tượng “tị nạn môi trường” và những luồng di dân khổng lồ, làm biến đổi mối quan hệ chính trị giữa các
quốc gia.

Các sông băng trên thế giới đang ngày càng Mực nước biển dâng cao và sự xuất hiện của các cơn bão
khuyết dần dưới tác động của nền nhiệt tăng kéo theo nguy cơ lũ lụt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
cao
2.6) Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu
Việt Nam là một trong những nước chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu
trong 30 năm tới (đứng thứ 13 trong 16 nước) với hậu quả trực tiếp là tình trạng nước biển dâng
nhấn chìm các vùng đất ven biển và xâm ngập mặn. Theo tính toán của các chuyên gia, 100
năm tới có 2 kịch bản về nước biển dâng cao Việt Nam phải đối mặt.

Kịch bản 1: mặt nước biển chỉ dâng cao hơn 1 mét. Khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long sẽ bị
ngập chìm 40% diện tích và trên bình diện cả nước, làm đảo lộn cuộc sống của 11% dân số (tỉ lệ
cao nhất thế giới), lấy đi của Việt Nam 10% GDP, tàn phá 13% diện tích đất nông nghiệp, 10%
các vùng đô thị và 28% các vùng ngập nước.
Kịch bản 2: Nếu mặt nước biển dâng cao 5m. lãnh thổ nước ta sẽ bị ngập chìm 16% diện tích,
35% dân chúng sẽ phải di dời nơi cư trú, mất đi 36% GDP và 24% diện tích đất nông nghiệp sẽ
bị huỷ hoại.
Hiện nay, người dân Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình trạng nước mặn
ngày càng tiến sâu vào đất liền và hiện tượng sạt lở bờ sông tác động không nhỏ đến đời sống
và sản xuất.

Sạt lở bờ sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long


3. Ứng phó các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống
3.1. Quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về ứng phó
với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (4/2011):
“ Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng
sẽ có những diễn biến phức tạp mới,tiềm ẩn nhiều bất trắc
khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc,
Ứng phó các ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp
mối đe dọa lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa
an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong
an ninh phi các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh
học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng ”
truyền thống Xác định tinh thần sẵn sàng ứng phó với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để
bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đảng ta chính thức sử dụng thuật ngữ “An ninh phi
truyền thống ”
3.1. Quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về ứng phó
với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1/2016):
“ Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác
những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội
Ứng phó các phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe
mối đe dọa dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an
ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”
an ninh phi Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2020):
truyền thống Đảng nhấn mạnh: “Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe
dọa an ninh phi truyền thống, nhất là nhiệm vụ cứu nạn
cứu hộ phòng chống thiên tai dịch bệnh”
3.1. Quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về ứng phó
với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
An ninh phi truyền thống cùng với an ninh truyền thống đã trở
thành một bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia, được Đảng
hết sức coi trọng và đề cập trong các văn kiện, nghị quyết, định
hướng mục tiêu và nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ
Ứng phó các mới
Cần sẵn sàng ứng phó trước các mối đe dọa an ninh
mối đe dọa phi truyền thống và tăng cường hợp tác nhằm duy trì sự ổn
an ninh phi định, phát triển của khu vực và thế giới

truyền thống
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
 Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và của toàn dân
về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

Ứng phó các


mối đe dọa
an ninh phi
truyền thống
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
 Tăng cường tiềm lực quốc gia, xây dựng nền tảng kinh tế - xã
hội vững chắc, tập trung giải quyết các mâu thuẫn, xung đột
xã hội.

Ứng phó các


mối đe dọa
an ninh phi
truyền thống
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
 Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo
kịp thời các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Ứng phó các


mối đe dọa
an ninh phi
truyền thống
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong
ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Ứng phó các


mối đe dọa
an ninh phi
truyền thống
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
 Phát huy các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế
trong ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Ứng phó các


mối đe dọa
an ninh phi
truyền thống
Đội cứu hộ cứu nạn thuộc Bộ Công an Việt Nam đang sẵn sàng tiếp cận sâu
vào khu vực có nạn nhân bị kẹt lại ở khu vực động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
 Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và của toàn dân
về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
 Tăng cường tiềm lực quốc gia, xây dựng nền tảng kinh tế - xã
hội vững chắc, tập trung giải quyết các mâu thuẫn, xung đột
Ứng phó các xã hội.
 Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình, dự báo
mối đe dọa kịp thời các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
an ninh phi  Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong
ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
truyền thống  Phát huy các nguồn lực xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế
trong ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
KẾT LUẬN
An ninh phi truyền thống là một vấn đề rộng lớn, tác động sâu sắc đến tất cả mọi mặt
của đời sống con người. Mỗi sinh viên cần nhận rõ nguồn gốc nảy sinh, đặc điểm và
mức độ tác của các mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống đối với đất nước, cá nhân
hiện nay.
Mặc khác, mỗi sinh viên học sinh cần xây dựng, định hình cho bản thân lối sống lành
mạnh, tích cực, tự giác, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu các tác động tiêu cực của an
ninh phi truyền thống.
Chủ động và sẵn sàng trước mọi tình huống, đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế
nhằm duy trì sự ổn định và an ninh trong nước, khu vực và toàn cầu là chủ trương
lớn của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Các mối đe doạ an ninh phi truyền thống tại Việt Nam bao gồm ?
A. Kinh tế, xã hội, nội bộ, thông tin, khủng bố quốc tế, biến đổi khí hậu toàn cầu
B. Chính trị, mạng xã hội, ngoại giao, xã hội, kinh tế, thông tin
C. Kinh tế, thông tin, nội bộ, ngoại giao, chính trị, khủng bố quốc tế
D. Biến đổi khí hậu toàn cầu, nội bộ, chính trị, khủng bố quốc tế, ngoại giao, xã hội
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Các mối đe doạ an ninh phi truyền thống tại Việt Nam bao gồm ?
A. Kinh tế, xã hội, nội bộ, thông tin, khủng bố quốc tế, biến đổi khí hậu toàn cầu
B. Chính trị, mạng xã hội, ngoại giao, xã hội, kinh tế, thông tin
C. Kinh tế, thông tin, nội bộ, ngoại giao, chính trị, khủng bố quốc tế
D. Biến đổi khí hậu toàn cầu, nội bộ, chính trị, khủng bố quốc tế, ngoại giao, xã hội
2. Tại đại hội Đảng lần thứ bao nhiêu Đảng ta đã chính thức sử dụng thuật ngữ “ An ninh phi
truyền thống ? ”
E. Lần thứ X
F. Lần thứ XI
G. Lần thứ XII
H. Lần thứ XIII
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
1. Các mối đe doạ an ninh phi truyền thống tại Việt Nam bao gồm ?
A. Kinh tế, xã hội, nội bộ, thông tin, khủng bố quốc tế, biến đổi khí hậu toàn cầu
B. Chính trị, mạng xã hội, ngoại giao, xã hội, kinh tế, thông tin
C. Kinh tế, thông tin, nội bộ, ngoại giao, chính trị, khủng bố quốc tế
D. Biến đổi khí hậu toàn cầu, nội bộ, chính trị, khủng bố quốc tế, ngoại giao, xã hội
2. Tại đại hội Đảng lần thứ bao nhiêu Đảng ta đã chính thức sử dụng thuật ngữ “ An ninh phi
truyền thống ? ”
E. Lần thứ X
F. Lần thứ XI
G. Lần thứ XII
H. Lần thứ XIII
️️️CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE ! ️

You might also like