You are on page 1of 20

HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
CÁC CƠ CHẾ HỢP TÁC AN NINH CHÍNH TRỊ Ở
ASEAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Lớp: 11QH – Hệ 4
Giáo viên hướng dẫn : Thượng tá Nguyễn Thị Hoài Hương

HÀ NỘI, 12/2022
MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 5
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CHÍNH TRỊ 6
AN NINH TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN
1.1. Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) 6
1.2. Một số cơ chế hợp tác chính trị an ninh giữa các 7
thành viên ASEAN
Chương 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HỢP TÁC CHÍNH TRỊ - 17
AN NINH TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN
2.1. Thực tiễn triển khai các cơ chế hợp tác 17

2.2. Một số khuyến nghị chính sách cho cơ chế hợp tác chính 21
trị an ninh trong khu vực ASEAN và hàm ý cho Việt
Nam
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

2
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các quốc gia và mức độ tham gia vào chính trị
quốc tế, việc nghiên cứu quan hệ quốc tế ngày càng trở nên quan trọng. Trong quá
trình đó, những vấn đề quốc tế cũng bắt đầu xuất hiện và gây ảnh hưởng nhất định
đến sự phát triển của ngành, đặt ra nhiệm vụ cần phải nghiên cứu và giải quyết
chúng một cách có hiệu quả. Kenneth Walts – một học giả nghiên cứu quan hệ
quốc tế đã đề ra 3 cấp độ phân tích (cấp độ cá nhân, cấp độ quốc gia và cấp độ hệ
thống) nhằm tìm ra con đường luận giải những vấn đề từ khái quát đến chuyên sâu
trong chính trị quốc tế. Đây cũng là ba cấp độ phân tích được sử dụng phổ biến
trong quan hệ quốc tế ngày nay.
Kể từ khi cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô kết thúc, ngày càng có nhiều vấn
đề như biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, mất an ninh lương thực, dịch
bệnh,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến hòa bình, an ninh và ổn định quốc tế. Điều
này đã giúp đánh dấu sự ra đời của thuật ngữ “an ninh phi truyền thống” trong quan
hệ quốc tế. Nằm trong sự ảnh hưởng của nó, các quốc gia Đông Nam Á không thể
đứng ngoài những tác động tiêu cực trước các vấn đề an ninh phi truyền thống ngày
càng gia tăng trong khu vực. Bài tiểu luận này sẽ tiếp cận đến phương pháp giải
quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á bằng cách sử dụng 3 cấp
độ phân tích trong quan hệ quốc tế.
Nội dung chính gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cách tiếp cận giải quyết vấn đề an ninh phi truyền
thống ở khu vực ASEAN
Chương 2: Cách tiếp cận giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống ở ASEAN
bằng 3 cấp độ phân tích
Mặc dù đã dành thời gian nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, song vẫn không
tránh khỏi việc thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của giảng viên cũng như
bạn đọc để hoàn thiện bài tiểu luận.

3
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁCH TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN
THỐNG Ở KHU VỰC ASEAN
1.1. Khái niệm về an ninh phi truyền thống trong quan hệ quốc tế
1.1.1. Khái niệm an ninh phi truyền thống
Thuật ngữ “an ninh phi truyền thống” – Non traditional security (NTS) gần đây
đã xuất hiện và được sử dụng trong các chương trình nghị sự và thảo luận tại các hội
nghị, diễn đàn khu vực, quốc tế, trong các cuộc gặp song phương, đa phương giữa các
quốc gia khi tham gia thảo luận các vấn đề liên quan đến vấn đề an ninh phi truyền
thống. Dù đã được nhắc đến nhiều nhưng đáng tiếc là sau hơn ba thập kỷ, khái niệm về
“an ninh” nói chung và “an ninh phi truyền thống” vấn chưa hoàn toàn nhận được sự
đồng thuận của các học giả trên thế giới do sự đa dạng từ cách tiếp cận.
Hiện nay đã có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về an ninh phi truyền thống cũng
như cách xác định, nhận thức về vấn đề này.
Dưới góc nhìn của Liên hợp quốc, tổ chức này cho rằng có 7 lĩnh vực chứa vấn
đề an ninh phi truyền thống trong thế kỉ XX bao gồm: kinh tế, lương thực, sức khỏe,
môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Bước sang thế kỉ XXI, các thách thức
từ vấn đề an ninh phi truyền thống được Liên hợp quốc nhận diện bao gồm 4 vấn đề
môi trường suy thoái, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và khủng bố quốc tế; 5 lĩnh vực:
kinh tế, môi trường, chính trị, xã hội và văn hóa; 6 nhóm: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt
tài nguyên, tội phạm, khủng bố, dịch bệnh và thảm họa địa chất.
Theo quan điểm của các nước ASEAN, an ninh phi truyền thống được hiểu là
những vấn đề các loại tôi phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma
túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức đối với hòa
bình, ổn định trong và khu vực1.Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng
(ADMM+) đã xác định nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: khủng bố,
cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, buôn bán vũ khí, rửa tiền, kinh tế, công
nghệ cao. Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) tổ chức tại Lào đề xuất những biện
pháp nhằm đối phó với các nguy cơ, thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi
khí hậu, thiên tai, an ninh năng lượng, an ninh hạt nhân, chống cướp biển, bảo vệ và sử
dụng nguồn nước2.
1
2

4
Trong khi đó, một số học giả phương Tây như ông Richard H. Ullman cho rằng
an ninh quốc gia không nên chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước
những quốc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thỗ mà còn bao gồm những thãnh
thức phi truyền thống như là: khủng bố quốc tế, các tội phạm phi quốc gia có tổ chức,
vấn đề an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng và con người. Một
học giả khác là Mely Caballero – Arthony đưa ra quan niệm về các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống, ông cho rằng đó chính là những thách thức đối với sự sống còn và
hạnh phúc của dân tộc và quốc gia3.
Còn ở các quốc gia phương Đông cho rằng: nguy cơ an ninh phi truyền thống là
các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia mà không liên quan nhiều đến sức mạnh quân
sự và chủ quyền lãnh thổ. Các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đã chia vấn đề an ninh
phi truyền thống ở quốc gia này thành 5 nhóm: Một là vấn đề an ninh luên quan đến
phát triển bền vững (sustainable development), bao gồm bảo vệ môi trường, phát triển
tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát phòng chống dịch bệnh; Hai là các mối đe dọa đến
sự ổn định khu vực và quốc tế (regional and international stability), bao gồm an ninh
về kinh tế, xã hội, quyền con người; Ba là tổ chức tội phạm xuyên quốc gia
(transnational organized crimes), bao gồm cả buôn người và buôn bán ma túy; Bốn là
tổ chức tồn tại phi quốc gia (non-state/nation organizations) thách thức trật tự quốc tế,
đặc biêt là vấn đề khủng bố quốc tế; Năm là vấn đề an ninh gây ra bởi phát triển công
nghệ và toàn cầu hóa, bao gồm an ninh mạng, an ninh thông tin và an ninh kỹ thuật di
truyền (genetic engineering secutiry)4.
Tại Việt Nam, khái niệm “an ninh phi truyền thống” được chính thức đề cập đến
trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam ở phần phân tích, dự báo tình hình thế giới và trong nước: “Trên thê giới:
Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức
tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng xung đột tôn giáo, sắc
tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ
diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao
trong các lĩnh vực tài chính – tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường… còn
tiếp tục gia tăng”5. Đến Đại hội lần thứ XII của Đảng đã bổ sung thêm an ninh mạng
và các hình thái chiến tranh kiểu mới như chiến tranh mạng nằm trong các vấn đề an
ninh phi truyền thống.
3

4
5

5
Nhìn chung, các học giả nghiên cứu tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói
chung cho đến nay vẫn chưa đưa ra được định nghĩa chính thức về an ninh phi truyền
thống. Sự khác biệt giữa anh ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống tùy thuộc
vào cách nhìn nhận, góc độ tiếp cận, bối cảnh, văn hóa, tình hình… của học giả nghiên
cứu. Tuy nhiên, về cơ bản, khái niệm an ninh phi truyền thống là bao hàm toàn bộ
những vấn đề nằm ngoài an ninh truyền thống (an ninh chính trị và an ninh quân sự)
như an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường,… Đây là những vấn đề mang tính
toàn cầu, có tính xuyên quốc gia, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải
quyết được mà phải cần sự hợp tác giữa các quốc tế thì mới có thể ứng phó giải quyết
kịp thời.
1.1.2. Đặc điểm của vấn đề an ninh phi truyền thống
Để có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề an ninh phi truyền thống và nhận dạng
được các vấn đề cấp bách đó thì phải hiểu được những đặc điểm của vấn đề này.
Những vẫn đề an ninh phi truyền thống mà ngày nay nhiều quốc gia phải đối mặt có
những đặc điểm chung như sau:
  Một là, những vấn đề anh ninh phi truyền thống đều là những vấn đề đe dọa
nghiêm trọng đến sự ổn định và phát triển của con người, làm suy giảm chất lượng
cuộc sống, ảnh hưởng đến sự tồn vong của con người và của mỗi cộng đồng, quốc gia,
vùng lãnh thổ và trên thế giới. Chẳng hạn như mối đe dọa đến môi trường sống: biến
đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (ô nhiễm
không khí, nguồn nước) tạo ra các loại bệnh có thể cướp đi mạng sống của con người.
Theo ước tính gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), việc tiếp xúc với không khí ô
nhiễm là một nguyên nhân trầm trọng dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm. Ô nhiễm
không khí là tác nhân lớn nhất dẫn đến gánh nặng bệnh tật có nguồn gốc từ môi
trường6. Từ những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến con người sẽ dẫn tới tác động tiêu
cực đến quốc gia và sẽ làm suy yếu cả hệ thống thế giới nếu không có biện pháp kịp
thời.
Hai là, những vấn đề an ninh phi truyền thống mang tính xuyên quốc gia. Nó
không bó hẹp trong một phạm vi quốc nhất định mà có thể lan rộng từ quốc gia này
sang quốc gia khác. Ví dụ như dịch bênh viêm đường hô hấp (COVID-19) là một ví dụ
điển hình cho đặc điểm này. Dịch bệnh bắt đầu xuất hiện từ tháng 12/2019 và đến

6
tháng 5/2020 đã lan rộng khắp toàn cầu với 215 quốc gia và vùng lãnh thổ có người bị
nhiễm bệnh7.
Ba là, các vấn đề an ninh phi truyền thống có khả năng chuyển hóa thành đe dọa
an ninh truyền thống. Khi nhắc đến an ninh truyền thống là nhắc về sự tồn vong của
quốc gia và luôn đi kèm với bạo lực vũ trang, quân sự; còn an ninh phi truyền thống
mối đe dọa trên mọi lĩnh vực và biện pháp đối phpos là phi quân sự. Tuy nhiên, rất
nhiều cuộc xung đột đã bắt nguồn từ an ninh phi truyền thống. Ví dụ như cuộc chiến
tranh Libăng năm 1982 hay Ixraen luộn tranh giành với các quốc gia láng giềng và
Palextin về nguồn nước ngọt ở lưu vực sông Gioócđan hàng chục năm qua8.
Bốn là, các vấn đề an ninh phi truyền thống có tính vận động luôn biến đổi cả về
nội dung lẫn hình thức, phù hợp với tình hình phát triển của con người và những biến
động của xã hội. Ví dụ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở thế kỉ XXI, con người
hoạt động giao tiếp nhiều hơn trên không gian mạng. Từ đó nảy sinh nhiều mối đe dọa
và sự bất an lớn với cá nhân, quốc gia và trên toàn thế giới. Một trong số đó là tội
phạm công nghệ cao với các loại hoạt động phi pháp tinh vi như khủng bố mạng, gián
điệp, lửa đảo và chiến tranh mạng. Điều đó cho thấy là tội phạm công nghệ cao trên
không gian mạng mới xuất hiện theo sự phát triển của con người.
Năm là, các vấn đề an ninh phi truyền thống có tính tiềm ẩn và khó xác định.
Nhìn một cách bao quát, các vấn đề an ninh phi truyền thống đều không thể dự báo
chính xác hay nhận ra biểu hiện trước khi nó xuất hiện hoặc những biểu hiện đó có thể
mờ nhạt, không rõ ràng. Nếu như vấn đề an ninh truyền thống có thể xác định ngay
được kẻ thù, thời gian, địa điểm đe dọa và hậu quả của nó thì các mối đe họa an ninh
phi truyền thống lại không thể xác định rõ kẻ thù, chỉ có thể xác định khả năng một
cách chung chung như khả năng biến đổi khí hậu, khả năng ô nhiễm môi trường. Bên
cạnh đó, vấn đề an ninh phi truyền thống cũng khó có thể xác định được thời điểm
xuất hiện, ví dụ như biến đổi khí hậu là dự báo chung nhưng khi nào xuất hiện mối đe
dọa đó như hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần,… thì khó có thể xác đinh được hậu
quả.
  Sáu là, các vấn đề an ninh phi truyền thống tác động trực tiếp, đa chiều, đa
phương diện đến con người và các quốc gia cũng như thế giới. Rõ ràng rằng, những
vấn đề như biến đổi khí hậu không chỉ tác động đến môi trường sống mà còn tác động
đến tính mạng con người, tác động đến sự phát triển (trực tiếp nhất là kinh tế, quốc gia
7
8

7
sẽ phải chi ra một khoảng ngân sách khổng lồ để có thể khắc phục những tổn tất do
những thảm họa gây ra), tác động đến vấn đề xã hội, chính trị (uy tín của các nhà lãnh
đạo thế giới trước và sau khi xuất hiện và giải quyết hậu quả của các vấn đề an ninh
phi truyền thống). Những tác động tiêu cực đó nói chung sẽ làm nảy sinh những tổn
hại cho xã hội loài người, khiến cho quốc gia đang phát triển có thể trở nên kiệt quệ và
dẫn đến rối loạn cục bộ.
1.2. Quan điểm của các quốc gia ASEAN về vấn đề an ninh phi truyền thống
Kể từ khi được thành lập vào năm 1967, ASEAN đã đặt việc thúc đẩy hòa bình
và an ninh khu vực lên hàng đầu trong các mục tiêu đề ra. Vào thời điểm đó, khái niệm
an ninh phi truyền thống không phải là điều mới lạ đối với các thành viên. Ví dụ, trong
Tuyên bố Bangkok, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội,
phát triển văn hóa, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực đã được đề xuất, điều này
cho thấy quan điểm của họ rằng an ninh không chỉ giới hạn trong các vấn đề quân sự 9.
Về vấn đề này, Malaysia, Indonesia và Singapore đã đưa ra các nguyên tắc về an ninh
phi truyền thống trong luật pháp quốc gia của họ10.
Mục tiêu hàng đầu của các quốc gia ASEAN trong thế kỉ XXI là phản ứng hiệu
quả và kịp thời, phù hợp với các nguyên tắc an ninh toàn diện trước mọi mối đe dọa.
Chỉ sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính chây Á 1997-1998 và cuộc tấn công
khủng bố năm 2002 ở Bali đã thúc đẩy các quốc gia thành viên ASEAN nỗ lực hợp tác
và phối hợp ở cấp khu vực để đối phó với các loại vấn đề an ninh mới, chính thức đánh
dấu sự ra đời của khái niệm an ninh phi truyền thống trong ASEAN. Kể từ đó, ASEAN
đã bày tỏ mối quan ngại về sự gia tăng các mối đe dọa từ vấn đề an ninh phi truyền
thống, điều này được thể hiện trong các chính sách và cơ chế của ASEAN như:
Trong Tuyên bố chung đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần
thứ 6 tổ chức tại Phnom Penh vào tháng 11 năm 2002, nhấn mạnh “tính chất ngày càng
nghiêm trọng” của vấn đề an ninh phi truyền thống và tác động của vấn đề này đến sự
ổn định của khu vực và trên toàn cầu, đồng thời cũng xác đinh một số hoạt đông hợp
tác, bao gồm: “chống buôn bán ma túy bất hợp pháp, buôn lậu người bao gồm buôn
bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế
quốc tế và tội phạm mạng”. Thông qua cuộc họp này, nhiều nước ASEAN đã triển
khai nhiều hoạt động và sáng kiến để phòng ngừa các vấn đề an ninh phi truyền thống.
9
Mely Caballero-Anthony (2016), An introduction to Non-traditional security Studies- A transnational approach, SAGE
Publications Ltd, Singapore.
10
Emmers Ralf (2009), “Comprehensive security and resilience in Southeast Asia: ASEAN’s approach to terrorism”, The
Pacific Review, 22(2), pp. 159–177, https://doi.org/10.1080/09512740902815300
8
Hiệp đinh Bali II được thông qua vào năm 2003 đã phác thảo tầm nhìn của tổ
chức về việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên 3 trụ cột: Cộng
đồng An ninh Chính trị ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng
đồng Văn hóa Xã hội (ASCC) 11. Việc thành lập APSC đã cung cấp nhiều giải pháp và
sáng kiến hơn cho các vấn đề mới nổi của vấn đề an ninh phi truyền thống xuất hiện
vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỉ XI, như cuộc khủng hoảng tiền tệ Thái Lan vào năm
1997, các cuộc tấn công khủng bố lớn từ năm 2002 đến 2005, các vụ đánh bom và các
vụ tấn công bằng súng ở Thái Lan vào năm 2004. Khi ngày càng có nhiều thành viên
ASEAN nhận ra rằng gần như tất cả các vấn đề an ninh khu vực hiện nay đều mang
tính phi quốc gia và không thể giải quyết một mình, và các thỏa thuận song phương
dường như không đủ để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Do đó, hầu hết các
sáng kiến chung của ASEAN được thiết kế để giải quyết vấn đề và mang lại kết quả tối
ưu nhất. Trong đó bao gồm các lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo chống khủng bố,
xác định các điểm nóng của cháy rừng và kiểm soát ô nhiễm môi trường, xây dựng các
hệ thống theo dõi khu vực và cơ chế chia sẻ thông tin về dịch bệnh lây lan, thành lập
các trung tâm phối hợp và hỗ trợ khu vực có các thảm họa thiên nhiên. Nó cũng liên
quan đến việc phát triển các biện pháp phản ứng phối hợp để đối phó với các tội phạm
trên biển như cướp biển, phối hợp các khôn khổ pháp lý để đối phó với các tội phạm
xuyên quốc gia khác như buôn người12.
Trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 2005 đã liệt kê các mối đe dọa đối
với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm vấn đề khủng bố và các vấn đề an
ninh phi truyền thống khác như ma túy bất hợp pháp, dịch bệnh, HIV/AIDS, buôn bán
người, tham nhũng, rửa tiền, khai thác gỗ trái phép13.
Hội nghị Á-Âu (ASEM) lần thứ 9 tại Lào (tháng 11 năm 2012) đã đề xuất các
biện pháp chống lại các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, giải
trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh năng lượng, an ninh lương
thực, quản lý tài nguyên nước, quản lý thiên tai, chống khủng bố và cướp biển hàng
hải.

11
ASEAN (2012), Declaration of ASEAN Concord II (Bali Concord II), Indonesia,
https://asean.org/speechandstatement/declaration-of-asean-concord-ii-bali-concord-ii/
12
David Martin Jones, Nicole Jenne (2015), “ Weak regionalism: ASEAN and the limits of security cooperation in Asia–
Pacific”, International Relations of the Asia Pacific, 16 (2), pp. 209–240, https://doi.org/10.1093/irap/lcv015
13
ASEAN (2005), “Agreement on the Establishment of The ASEAN Center for Biodiversity”,
https://agreement.asean.org/media/download/20220330063351.pdf.

9
Tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ 8 (tháng 6/2021),
các nhà Lãnh đạo khẳng định tình hình an ninh khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp,
cạnh tranh giữa các nước lớn diễn ra trên mọi phương diện, các thách thức mới của an
ninh phi truyền thống nổi lên14. Một trong những thách thức nghiêm trọng nhất của vấn
đề an ninh phi truyền thống hiện nay là đại dịch COVID-19, đòi hỏi sự hợp tác quốc
tế, nhất là từ các nước lớn có tiềm lực khoa học, công nghệ và nguồn lực lớn.
Tháng 10/2022, Diễn đàn Hợp tác quản lý an ninh phi truyền thống ASEAN
(ACF-MNS) lần thứ nhất đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề đoàn kết và hợp tác tích cực
trong khu vực ASEAN trong quản lý và ứng phó với các rủi ro, thách thức và mối đe
dọa an ninh phi truyền thống. Trong khi thảo luận về tác động của các vấn đề an ninh
phi truyền thống đối với mỗi quốc gia và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác nhằm
nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý an ninh phi truyền thống, các học giả, nhà khoa
học và những người tham gia khác đã đề cập đến ba lĩnh vực chung của an ninh phi
truyền thống; An toàn môi trường, an ninh biển và cứu hộ; An ninh kinh tế và y tế;
cũng như an ninh mạng và công nghệ và phòng chống tội phạm, có thể có tác động lớn
nhất đến khu vực Đông Nam Á15.
Hiện nay, vấn đề an ninh phi truyền thống trong khu vực ASEAN đang phải đối
mặt với những rủi ro và thách thức liên tục và các quốc gia phải cùng nhau tìm ra
những cách thức khả thi để đảm bảo an ninh cho toàn khu vực. Nếu không được ngăn
chặn, vấn đề an ninh phi truyền thống dự kiến sẽ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa
các quốc gia trong khu vực. Khi nói đến giải quyết xung đột, các thành viên ASEAN
luôn nhấn mạnh quá trình đối thoại và đàm phán, được chứng minh là hiệu quả hơn so
với các cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ gây ra xung đột trên diện rộng. Do đó, các nước
thành viên ASEAN cần duy trì liên kết chặt chẽ ở mọi cấp độ. Trong những năm gần
đây, các nước thành viên ASEAN đã xây dựng nhiều cơ chế hợp tác hơn để giảm thiểu
mối đe dọa của an ninh phi truyền thống nhằm duy trì hòa bình và an ninh khu vực.

14
Li Jiayao (2021), “8th ASEAN Defense Ministers' Meeting-Plus held online”, Ministry of National Defense of the
People's Republic of China, http://eng.mod.gov.cn/news/2021-06/16/content_4887482.htm.
15
Admin Kos (2022), “The First ASEAN Cooperation Forum on Management of Non-Traditional Security Discussing
Challenges and New Strategies For ASEAN Security Management”, ASEAN University Network,
https://www.aunsec.org/news/first-asean-cooperation-forum-management-non-traditional-security-discussing-challenges-
and-new-strategies-asean-security-manage
10
Chương 2
CÁCH TIẾP CẬN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở ASEAN BẰNG
3 CẤP ĐỘ PHÂN TÍCH
Trên thế giới hiện nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách tiếp cận khi
nghiên cứu vấn đề an ninh phi truyền thống trong quan hệ quốc tế. Tiếp cận các vấn đề
an ninh phi truyền thống theo bản chất và nội dung sẽ phân tích nguyên nhân, biểu
hiện và hậu quả của vấn đề. Tiếp cận từ góc độ lợi ích quốc gia sẽ nghiên cứu vấn đề
an ninh phi truyền thống trong mối quan hệ với lợi ích quốc gia, gồm 3 mục tiêu: anh
ninh quốc gia, sự phát triển của quốc gia và vị thế, khả năng gây ảnh hưởng của quốc
gia trong quan hệ quốc tế.
Khi nghiên cứu vấn đề an ninh phi truyền thống trong quan hệ quốc tế đương
đại, lý thuyết phân tích tác động phổ biến trong quan hệ quốc tế được sử dụng theo 3
cấp độ phân tích: cá nhân, quốc gia và hệ thống.
Ở cấp độ phân tích cá nhân, tập trung vào vai trò của các chủ thể cá nhân trên
chính trường quốc tế và nhấn mạnh các yếu tố tâm lý thúc đẩy hành động của các nhà
hoạch định chính sách đối ngoại thay mặt cho quốc gia và các chủ thể toàn cầu khác.
Cấp độ phân tích này được sử dụng trong giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống sẽ
nghiên cứu sự tác động của vấn đề an ninh phi truyền thống đến cá nhân (làm cho cá
nhân thay đổi tư duy chính sách và hoạch định chính sách) và ngược lại cá nhân dưới
nhận thức sẽ đưa ra những chiến lược để giải quyết các vấn đề an ninh phi truyên
thống đó.
Cấp độ phân tích quốc gia là một cách tiếp cận trong nghiên cứu chính trị quốc
tế nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của các thuộc tính bên trong nhà nước đối với hành vi
chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Với cấp độ phân tích này sẽ cho thấy những vấn
đề an ninh phi truyền thống tác động động như thế nào đến những đặc điểm của quốc
gia, đồng thời phân tích các đặc điểm của quốc gia cũng tác động trở lại các vấn đề an
ninh phi truyền thống trong việc giải quyết chúng như thế nào.
Cấp độ phân tích hệ thống là một cách tiếp cận phân tích trong nghiên cứu chính
trị quốc tế, nhấn mạnh ảnh hưởng của cấu trúc và quá trình quốc tế đối với hành vi của
các chủ thể ở cấp độ toàn cầu. Ở cấp độ này, vấn đề an ninh phi truyền thống sẽ được
11
nhìn nhận theo hướng tác động là tác động của an ninh phi truyền thống đến đặc điểm
của quan hệ quốc tế, đặc biệt là tình hình chính trị ở khu vực và trên thế giới. Đồng
thời, nghiên cứu đặc điểm quan hệ quốc tế tác động trở lại và giải quyết các vấn đề an
ninh phi truyền thống như thế nào.
Dựa trên nhận thức đó và những quan điểm lý luận của chính các quốc gia Đông
Nam Á đã đề cập ở chương 1, trong chương 2 tác giả sẽ sử dụng 3 cấp độ phân tích
trên để tập trung phân tích và chỉ ra cách giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống ở
ASEAN. Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của mỗi cấp độ phân tích trong việc
đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề mang tính quốc tế ngày nay.
2.1. Giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực ASEAN – tiếp cận theo cấp
độ cá nhân
Các vấn đề an ninh phi truyền thống có mối quan hệ mật thiết với an ninh con
người và mục tiêu hướng đến của các thách thức này là chính cuộc sống dân sự hơn
16

là các mục tiêu về an ninh, chủ quyền quốc gia trong an ninh truyền thống. Do đó, các
cá nhân phần nào đó đóng một vai trò chủ đạo trong giải quyết các vấn đề an ninh phi
truyền thống. Theo đó, ở cách tiếp cận này người dân ở khu vực Đông Nam Á có thể:
Một là, hướng nhiều hơn sự quan tâm đến các vấn đề an ninh phi truyền thống
hơn và đề ra những hành động thiết thực góp phần giải quyết các vấn đề. Hình thức có
thể bao gồm: tổ chức biểu tình, tuần hành để thể hiện quan điểm, lập trường và nhận
thức về các vấn đề an ninh phi truyền thống. Ví dụ như các thanh niên, sinh viên ở
Thái Lan tham gia phong trào “Những ngày thứ sáu vì tương lai” với việc đi tuần hành
bên ngoài trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan và kêu gọi các nhà lãnh đạo
có những động thái mạnh mẽ để chống biến đổi khí hậu và tháng 9/2019. Tại
Indonesia, trong bối cảnh hơn một nghìn đám cháy đang thiêu không khí, vấn đề môi
trường đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người dân, tại Bali, đảo du lịch
nổi tiếng của Inđônêxia, các nhà hoạt động vì môi trường đã tuần hành kêu gọi hành
động chống biến đôi khí hậu, bảo vệ môi trường biển và giảm ô nhiễm không khí…
Hai là, về phía vai trò của cá nhân các nhà lãnh đạo của các quốc gia. Các nhà
lãnh đạo ở các quốc gia và khu vực đã nâng cao nhận thức và hành vi trong việc giải
quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là thường xuyên vận động tuyên
truyền người dân như một cách thức phòng chống hay đối phó với các vấn đề an ninh

16
The UN Development Programme (UNDP) (1994), Human Development Report,
https://hdr.undp.org/system/files/documents/hdr1994encompletenostatspdf.pdf
12
phi truyền thống. Ví dụ: Thủ tướng Xingapo Lý Hiển Long kêu gọi người già ở trong
nhà trong thời kì đại dịch COVID 19, hay Thủ tướng Timo Leste Taur Matan Ruak
kêu gọi người dân hợp tác với Chính phủ để phòng, chống sự lây lan của đại dịch này.
Bên cạnh đó các nhà lãnh đạo cũng đã đưa ra những chính sách cứng rắn để giải quyết
các vấn đề an ninh phi truyền thống. Chẳng hạn như Tổng thống Inđônêxia Joko
Widodo đến tận nơi có đám cháy để thị sát và đưa ra ý kiến chỉ đạo. Hay nhân dịp
quốc khánh Xingapo năm 2019, Thủ tướng Lý Hiển Long đã đề cập trong bài phát
biểu mang tính thông điệp hàng năm như sau: đến năm 2100, nhiệt độ trung bình hàng
ngày tại Xingapo dự kiến sẽ tăng lên thêm 4,6 độ C, mực nước biển tại Xingapo sẽ
tăng lên tới 1m. Trong khi đó, 30% hòn đảo này nằm ở vị trí chỉ cao hơn mực nước
biển trung bình chưa tới 5m. Dó đó ông khẳng định việc đối phó với biến đổi khí hậu,
đặc biệt là tình trạng nước biển dâng là đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của quốc
gia này17.
Ngoài ra các nhà lãnh đạo cũng thể hiện lập trường của mình trong các hội nghị
đa phương cấp cao hoắc qua các tuyên bố chung. Ví dụ: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ 36 tháng 6/2020, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố “Tầm nhìn về
ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng
trưởng” và Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc
đang thay đổi và ghi nhận 9 văn kiện khác. Thông qua các hoạt động đối ngoại chính
thức, các nhà lãnh đạo đã gửi thông điệp mạnh mẽ về giải quyết các vấn đề an ninh phi
truyền thống như vấn đề dịch COVID-19 cần vừa kiểm soát dịch, vừa khôi phục hoạt
động kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực, từ đó ổn định cuộc sống của người dân
và doanh nghiệp18.
Bên cạnh đó, những cá nhân quan trọng trong khu vực Đông Nam Á như Tổng
Thư ký ASEAN, Bộ trưởng của các nước cũng luôn nỗ lực trong các hội nghị cấp cao
đa phương, đưa việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống vào chương trình
nghị sự để góp phần giải quyết thành công các vấn đề này.
2.2. Giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực Đông Nam Á – tiếp cận theo
cấp độ quốc gia
Ở góc độ quốc gia, để giải quyết triệt để các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc
17
Hữu Hưng (2019): “Singapore chú trọng đối phó tình trạng biến đổi khí hậu”, Báo điện tử VTV. Nguồn:
https://vtv.vn/viet-nam-hom-nay/singapore-chu-trong-doi-pho-tinh-trang-bien-doi-khi-hau-20190819193953437.htm
18
Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (2020): “ASEAN thông qua tuyên bố về “vượt lên thách thức và duy trì tăng trưởng””.
Nguồn: https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/asean-thong-qua-tuyen-bo-ve-vuot-len-
cac-thach-thuc-va-duy-tri-tang-truong-
13
biệt là đặt trong tình hình nội bộ các quốc gia Đông Nam Á, các thành viên ASEAN có
thể tiếp cận theo 2 phương diện.
Một là, không ngừng tăng cường củng cố sức mạnh quốc gia. Hầu như tất cả 11
quốc gia trong khu vực ASEAN đang nỗ lực phát triển sức mạnh quốc gia của mình để
làm cơ sở giải quyết tốt các vấn đề an ninh phi truyền thống không chỉ ở trong nước
mà còn trên phương diện quốc tế. Kinh tế là một trong các lĩnh vực được hầu hết các
nước quan tâm phát triển mạnh. Điển hình như: Từ năm 2018, Chính phủ Malaixia đã
triển khai các biện pháp cải cách quan trọng nhằm gia tang sự ổn định, tăng cường
kiểm soát tài chính và tính minh bạch của nên kinh tế; đồng thời khẳng định vai trò
then chốt của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự tăng trưởng kinh tế, là chìa khóa thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Chính phủ Brunây thiết lập một Doanh nghiệp Darussalam
(DARe) nhằm cung cấp tài chính và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
cung cấp các khuyến khích đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành
công nghệ thông tin và các hoạt động công nghệ cao. Campuchia đang phát triển một
kế hoạch để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ về thể chế còn bao gồm đóng
góp của Chính phủ đến 6-7 triệu USD cho các quỹ khu vực tư nhân, đi cùng với các
khuyến khích thuế. Một số giải pháp khác cũng đang được cân nhắc để thúc đẩy sự
phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Indonesia, thương mại điện tử, trong đó
đầu tư nước ngoài trước đây bị hạn chế, thì nay đã mở cửa cho các thương vụ lớn (trên
700.000 USD) thỏa mãn các yêu cầu về liên doanh. Lào đã cập nhật Luật Xúc tiến đầu
tư và cũng đang nỗ lực tạo thuận lợi cho thương mại như một cách nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tiếp cận thị trường khu vực rộng lớn hơn. Chính phủ
Mianma cũng lên kế hoạch xây dựng Chính sách Xúc tiến đầu tư kinh tế số năm 2020
và mở cửa Trung tâm sáng tạo Yangon cho các doanh nghiệp số. Tại Singapore, Cơ
quan phát triển truyền thông Infocom ưu tiên đầu tư nhằm hỗ trợ Sáng kiến “Quốc gia
thông minh” của Singapore. Ngoài ra, Temasek Holdings, quỹ đầu tư quốc gia, sở hữu
cổ phần trong nhiều doanh nghiệp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông
và thông qua hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm để đầu tư vào các cơ hội công nghệ
thông tin ở cả Singapore và trong khu vực. Tại Thái Lan, Ủy ban đầu tư có nhiều ưu
đãi về thuế và phi thuế nhằm hỗ trợ nền kinh tế số. Bao gồm miễn thuế và miễn thuế
nhập khẩu đối với thiết bị và nguyên liệu cho việc đầu tư vào các khu công nghệ, các
trung tâm dữ liệu, các dịch vụ đám mây và các dịch vụ số khác. Các ưu đãi phi thuế
nhằm hỗ trợ đầu tư số bao gồm cấp phép hành nghề đối với lao động nước ngoài, cho
phép sở hữu đất đai và không giới hạn cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
14
Những khuyến khích này cũng mở rộng sang các dự án thương mại điện tử. Chính phủ
cũng hỗ trợ phát triển Công viên số Thái Lan như một khu vực thu hút đầu tư toàn cầu
vào 8 ngành kinh tế số, với ưu đãi thuế đặc biệt và nhiều lợi ích khác19.
Bên cạnh đó, các nước trong khu vực Đông Nam Á còn tích cực đầu tư một
khoản chi phí khổng lồ cho lĩnh vực khoa học. Ví dụ như: Chính phủ Xingapo cam kết
sẽ chi 19 tỷ SGD (khoảng 13,5 tỷ USD) cho công tác nghiên cứu khoa học và công
nghệ từ năm 2016 đến 202020. Philípin đưa ra chương trình “The Batik Scientist Act”
khuyến khích các nhà khoa học hồi hương; chương trình Đổi mới sáng tạo kinh doanh
Philípin (Filipinovation Entrepreneurship Corps), tạo điều kiện đưa các nhà nghiên cứu
vào các nhóm doanh nghiệp tư nhân và các chuyên gia, tham gia một khóa huấn luyên
kéo dài một tháng. Họ được các chuyên gia từ Đại học George Washington và Đại học
John Hopkins Mỹ trực tiếp giảng dạy, qua đó giúp họ có thể xác định giá trị thương
mại và ý nghĩa xã hội trong nghiên cứu của mình cũng như việc tìm các đối tác chiến
lược để thực hiện ý tưởng nghiên cứu 21. Lĩnh vực công nghệ thông tin (ICT) đã đóng
góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của Malaixia vừa qua. Theo báo cáo của cục
thống kê Malaixia, ngành ICT được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ 8,32%, phấn đấu
đóng góp 17% cho GDP vào năm 2020 (so với mức 13,1% năm 2015)22.
Hai là, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc hệ thống chính sách, pháp luật để
phòng và giải quyết từng vấn đề an ninh phi truyền thống trong nước. Hệ thống pháp
luật của một quốc gia là yêu tố quan trọng nhằm thắt chặt những hành động mang tính
cá nhân hoặc tập thể có ảnh hưởng xấu tới an ninh quốc gia. Do đó, hầu hết các nước
trong khu vực Đông Nam Á đều đưa ra các chính sách pháp luật để phòng chống, giải
quyết hậu quả do vấn này gây ra.
Trong vấn đề về biến đổi khí hậu, điển hình là Chính phủ Xingapo đã xây dựng
Kế hoạch Xanh, là kế hoạch chính thức đầu tiên để cân bằng môi trường và sự phát
triển kinh tế. Đến năm 2002, bản kế hoạch mới được ban hành với tên gọi Xingapo
2012. Thêm vào đó, một loạt các đạo luât được ra đời như: Đạo luật về môi trường và
sức khỏe cộng đồng, Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường, Đạo luật về hệ thống
cống tiêu thoát nước,… Đi cùng với các đạo luật là một loạt các biện pháp thực thi khá
hiệu quả như: biện pháp xử lý hình sự, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự.

19
Xem http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=21881
20
Xem https://tuoitre.vn/singapore-manh-tay-chi-tien-nghien-cuu-khoa-hoc-cong-nghe-1036486.htm
21
22

15
Trong vấn đề an ninh kinh tế - tài chính, năm 2019 chính phủ Thái Lan công bố
hàng loạt chính sách khuyến khích về thuế hướng tới một số nước cụ thể và tiến tới
sửa đổi Luật kinh doanh nước ngoài, qua đó “bật đèn xanh” cho các nhà đầu tư nước
ngoài mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, gói chính sách này còn đưa ra các biện
pháp giúp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến…
Về vấn đề an ninh lương thực, biểu hiện của an ninh lương thực trong khu vực là
nghèo đói, do đó các quốc gia luôn quan tâm đến vấn đề này và có những biện pháp
hợp lý. Điển hình như ở Malaixia, Chính phủ nước này luôn đặt mục tiêu đảm bảo lợi
ích hài hòa giữa các dân tộc trên cơ sở chú trọng đến lợi ích cộng đồng người bản địa,
vì họ là thành phần dân cư đông nhất và cũng chiếm tỉ lệ nghèo cao nhất. Thông qua
các cơ chế quản lý hiệu quả và đồng bộ, các chính sách xóa đói giảm nghèo của
Malaixia đã đến được với những đối tượng nghèo khổ. Ở Malaixia, nhà nước có vai trò
đi đầu và có vai trò nóng cốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Thông qua các
chương trình xã hội như y tế, giáo dục…Trong các chương trình đầu tư lâu dài này,
chính phủ Malaixia đặc biệt chú trọng cho giáo dục – đào tạo, phần chi ngân sách cho
đầu tư và trợ cấp giáo dục qua từng thời kì là rất lớn23.
Về vấn đề tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức. Vấn đề này luôn thu hút được sự
quan tâm của các quốc gia. Ví dụ: Philipin đưa ra đạo luật An ninh con người, ban
hành Luật phòng tránh tội phạm ảo tháng 12/2012, Sắc lệnh chống ma túy năm 2016,
Luật chống khủng bố năm 2020 để có các động thái phòng chống tội phạm xuyên quốc
gia có tổ chức.

2.3. Giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực Đông Nam Á – tiếp cận theo
cấp độ hệ thống
Như đã đề cập, các vấn đề an ninh phi truyền thống đều có tính chất xuyên quốc
gia nên tác động của chúng thường sẽ mang tính liên khu vực thay vì chỉ giới hạn
trong phạm vi một nước. Do đó, nếu xét theo cách tiếp cận hệ thống về cơ bản sẽ phù
hợp và mang lại hiệu quả nhiều hơn trong giải quyết những thách thức mới này. Trong
phần này, tác giả tập trung vào các cơ chế hợp tác song phương, đa phương giữa các
quốc gia ASEAN và giữa khối ASEAN với các quốc gia, nhóm quốc gia ngoài khu
vực.
Một là, nâng cao hợp tác song phương giữa các quốc gia khu vực Đông Nam Á
23

16
trong đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống.
Hai là, chú trọng thúc đẩy quan hệ đa phương của các quốc gia khu vực Đông
Nam Á trong giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.
Ba là, tích cực cải thiện mối quan hệ ASEAN và các quốc gia ngoại khối.

Tuy nhiên, do quan hệ, hợp tác về chính trị - an ninh của ASEAN không chỉ diễn
ra

17
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1, Chu Đức Dũng, Nguyễn Mạnh Hùng (2014): “Kinh tế và chính trị thế giới năm
2013 - triển vọng năm 2014” Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, tr.61. 
2, Đào Minh Hồng và Lê Hồng Hiệp (chủ biên) (2013): “Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ
Quốc tế”, Khoa QHQT – Đại học KHXH&NV TPHCM. Nguồn:
https://nghiencuuquocte.org/2016/09/24/tuyen-bo-ve-cach-ung-xu-cua-cac-ben-o-bien-
dong-doc/
3, Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân. Nguồn:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Hiep-uoc-khong-vu-khi-
hat-nhan-khu-vuc-Dong-Nam-A-1995-67201.aspx
4, Hoàng Vũ (2022): “ Mở rộng hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á”, Báo
điện tử QĐND. Nguồn: https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/mo-rong-hiep-uoc-than-
thien-va-hop-tac-o-dong-nam-a-643445
5, Lê Hoài Trung (2016): “Hợp tác về chính trị - an ninh – nền tảng phát triển của
cộng đồng ASEAN”, Tạp chí QPTD. Nguồn: http://tapchiqptd.vn/vi/nhung-chu-truong-
cong-tac-lon/hop-tac-ve-chinh-tri-an-ninh-%E2%80%93-nen-tang-phat-trien-cua-
cong-dong-asean/8811.html
6, Lưu Thúy Hồng (2021): “Vấn đề an ninh phi truyền thống trong quan hệ quốc tế
hiện nay”. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
7, Ngọc Hà (2022): “Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 16
thông Tuyên bố chung”, Báo QĐND. Nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-ngoai-
quoc-phong/hoi-nghi-bo-truong-quoc-phong-cac-nuoc-asean-lan-thu-16-thong-qua-
tuyen-bo-chung-697878
8, Nguyễn Thị Hoài Hương (2020): “Giáo trình một số tổ chức quốc tế”, Nxb chính trị
QG sự thật, HVKHQS, Hà Nội.
9, Nguyễn Văn Du, Trịnh Thị Hoa (2020): “Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu
18
trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính
trị số 3-2020. Nguồn: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/3152-
%E2%80%9Cvai-tro-trung-tam%E2%80%9D-cua-asean-trong-cau-truc-an-ninh-khu-
vuc-chau-a-thai-binh-duong.html
10, Phạm Bình Minh (2015): “Cộng đồng ASEAN và dấu ấn đóng góp của Việt Nam”.
Nguồn: http://dantri.com.vn/chinh-tri/cong-dong-asean-va-dau-an-dong-gop-cua-viet-
nam20151201085354233.htm
11, Thu Trang (2022): “Bộ trưởng Phan Văn Giang tham dự Hội nghị ADMM+ lần
thứ 9”, Báo QĐND. Nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-ngoai-quoc-phong/bo-
truong-phan-van-giang-tham-du-hoi-nghi-admm-lan-thu-9-711852
12, Trịnh Thị Hoa và Bùi Hải Yến (2018): “Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN: cơ
hội, thách thức và triển vọng”, Tạp chí Lý luận chính trị. Nguồn:
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/2452-cong-dong-chinh-tri-an-
ninh-asean-co-hoi-thach-thuc-va-trien-vong.html
13, Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN II (1987) (Tuyên bố Bali II).
14, Hồng Nhung (2017): “Tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025- cơ hội và thách thức
cho Việt Nam”. Nguồn:
https://songoaivu.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/nwZpHte8w4DF/
content/tam-nhin-cong-ong-asean-2025-co-hoi-va-thach-thuc-cho-viet-nam/pop_up?
_101_INSTANCE_nwZpHte8w4DF_viewMode=print&_101_INSTANCE_nwZpHte
8w4DF_languageId=vi_VN
15, Trần Khánh (chủ nhiệm) (2008), “Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC): Nội dung, lộ
trình, triển vọng và tác động” - đề tài nhánh của đề tài cấp Bộ “Cộng đồng ASEAN:
Cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính sách của các nước trong khu vực”,
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
16, Vũ Hồ (2022): “ASEAN: Hành trình năm mươi lăm năm từ quá khứ đến tương
lai”, HVCT CAND, Bộ Công an. Nguồn:
http://hvctcand.edu.vn/nghien-cuu-quoc-te/asean-hanh-trinh-nam-muoi-lam-nam-tu-
qua-khu-den-tuong-lai-4435
17, Nguyễn Ngọc Linh (2021): “TAC là bộ quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước
Đông Nam Á và các nước ngoài khu vực”, CT Luật Minh Khuê. Nguồn:
https://luatminhkhue.vn/tac-la-bo-quy-tac-dieu-chinh-quan-he-giua-cac-nuoc-dong-
nam-a-va-cac-nuoc-ngoai-khu-vuc.aspx
19
18, Trần Quyên (2022): “Thêm 6 nước tham gia vào hiệp ước thân thiện và hợp tác
Đông Nam Á”, Thông tấn xã Việt Nam. Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/them-6-
nuoc-tham-gia-hiep-uoc-than-thien-va-hop-tac-dong-nam-a/809225.vnp
19,https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm
%3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/gioithieu/chuyende/biendaoquehuong/
tulieuvanban/fesfewgweg435
20,https://special.nhandan.vn/thachthuc_asean/index.html
21,https://hungyen.gov.vn/portal/Pages/2022-10-18/ASEAN-cam-ket-no-luc-thuc-day-
khu-vuc-Dong-Nam-A-kspetp6.aspx
22,https://dangcongsan.vn/chinh-tri/admm-thuc-day-doi-thoai-va-hop-tac-ve-quoc-
phong--an-ninh-giua-asean-va-cac-nuoc-doi-tac-vi-hoa-binh-on-dinh-va-phat-trien-o-
khu-vuc--333397.html
DANH MỤC TIẾNG ANH
1, M. C. Abad, Jr (2014) : “The ASEAN Regional Forum”, ASEAN at 50: A Look at
Its External Relations , Singapo. Nguồn:
https://www.kas.de/c/document_library/get_file?uuid=c701f861-6182-0754-745a-
8f7f389f8268&groupId=288143

20

You might also like