You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

MÔN: VẬT LÝ 8

PHẦN 1. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN


1) Công cơ học: phụ thuộc vào 2 yếu tố: + Lực tác dụng vào vật.
+ Quãng đường vật dịch chuyển.
Công thức: A = F.s (1) - Trong đó: A: công cơ học – đv: J
F: lực kéo – đv: N
s: quãng đường – đv: m
Nếu vật chuyển động với vận tốc v thì: s = v.t (2)
Từ (1) và (2), suy ra: A = F.v.t
Lưu ý: 1 kJ = 1000 J
2) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì
thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Hiệu suất: H = Trong đó: A1: công có ích; A: công toàn phần.
P: trọng lượng vật (N); h: chiều cao (m)
F: lực kéo (N); l: chiều dài mặt phẳng riêng
(m)
Vì A > A1 H < 1
3) Công suất: được xác định bằng công thực hiện trong một giây .
Công thức: A: Công thực hiện, đv: J
t: thời gian, đv: s
P: công suất, đv W
* Lưu ý: 1 kW = 1000W 1 MW = 1 000 000 W 1 h = 3600s
Ví dụ: Khi nói công suất của máy quạt là 35W có nghĩa là mỗi giây cần cung cấp cho quạt một công là
35J
4) Bốn nguyên lí về cấu tạo phân tử của các chất:
- Vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
- Nguyên tử hay phân tử có kích thước rất nhỏ và giữa chúng có khoảng cách
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật đó chuyển động càng nhanh,
động năng của chúng càng lớn.
5)Cơ năng: Khi 1 vật có khả năng sinh công. Có 2 dạng: Thế năng và động năng.
Thế năng có 2 dạng gồm:
+ Thế năng hấp dẫn (phụ thuộc vào h, m)
+ Thế năng đàn hồi ( phụ thuộc vào độ biến dạng)
 Thế năng hấp dẫn: cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với 1 vị trí khác
được chọn làm mốc để tính độ cao.
 Thế năng đàn hồi: cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
Động năng: Cơ năng của vật do chuyển động mà có.
Phụ thuộc vào khối lượng, vận tốc (v)

Trang 1
PHẦN 2: BÀI TẬP
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong một phút, động cơ thứ nhất kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m.
Động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công suất của
động cơ thứ nhất là P1, của động cơ thứ hai là P2 thì biểu thức nào dưới đây đúng?
A. P1 = P2     B. P1 = 2P2     C. P2 = 4P1     D. P2 = 2P1
Câu 2: Một viên đạn đang bay có dạng năng lượng nào dưới đây?
A. Chi cỏ động năng.
B. Chỉ có thế năng
C. Chỉ có nhiệt năng.
D. Có cả động năng, thế năng và nhiệt năng.
Câu 3: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 6m với lực kéo ở đầu
dây tự do là 100N. Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu?
A. 1200J.                   C . 300J.
B. 600J. D. 2400J.
Câu 4: Cần cẩu (A) nâng được l000kg lên cao 5m trong 1 phút, cần cẩu (B) nâng được 800kg lên
cao 5m trong 40s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.
A. Công suất của cần cẩu (A) lớn hơn. B. Công suất của cần cẩu (B) lớn hơn.
C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau. D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh.
Câu 5:  Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất ? Hãy chọn câu đúng nhất
A. oát ( W) B. kilô oát( kW) C. Jun trên giây(J/S) D. Cả ba đơn vị trên
Câu 6: Một chiếc ô tô chuyển động đều di được đoạn đường 36km trong 30 phút. Lực cản của
mặt đường là 500N. Công suất của ô tô là:
A. 500W.     B. 58kW.     C.36kW.     D. 10kW.
Câu 7: Một người kéo đều một gàu nước từ giếng sâu 9m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công
suất của lực kéo là 15W. Trọng lượng gàu nước là
A. 30N.     B. 36N.     C.50N.     D. 45N.

Câu 8: Vật rắn có hình dạng xác định và các hạt nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật rắn:

A. Không chuyển động. C. Chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể.
B. Đứng sát nhau. D. Chuyển động quanh một vị trí xác định.

Câu 9: Một người kéo đều một vật từ giếng sâu 8m lên trong 20 giây. Người ấy phải dùng một
lực F = 180N. Công và công suất của người kéo có thể nhận giá trị nào:

Trang 2
A. A = 1420 J ; p = 71 w B. A = 1440 J ; p = 72 w
C. A = 1460 J ; p = 73 w D. Một cặp giá trị khác
Câu 10: : Một con ngựa kéo một xe với lực không đổi là 80N và đi được 4,5 km trong nửa giờ.
Công và công suất trung bình của con ngựa có thể nhận giá trị nào sau :
A. A = 36000J ; p = 20 w B. A = 3600000 J ; p = 2000 w
C. A = 3600000 J ; p = 200 w D. A = 360000 J ; p = 200 w
Câu 11: Câu nào sau đây là sai?
A. Vật có công suất càng lớn nếu thực hiện công trong thời gian càng ngắn.
B. Thời gian vật thực hiện công càng dài thì công suất của nó càng nhỏ.
C. Vật nào thực hiện công lớn hơn thì vật đó có công suất lớn hơn.
D. Trong cùng một thời gian, vật nào có khả năng sinh ra một công lớn hơn thì vật đó có
công suất lớn hơn.
Câu 12: Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất ?
A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây
C. Công suất được xác định bằng công thức p =A.t
D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét
Câu 13: Để kéo vật lên cao 5m người ta dùng một lực tối thiểu 850N. Cũng để thực hiện việc
này người ta dùng một máy tời có công suất p = 1450w Và có hiệu suất 70% .Thời gian máy thực
hiện công việc trên là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A. 4,2 giây B. 420 giây C. 42 giây D. 4200giây
Câu 14: Tại sao quả bổng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể
qua đó thoát ra ngoài.
Câu 15: Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là:
A. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.
B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau.
C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều.
D. Khối khí được nung nóng.

Trang 3
Câu 16: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào dưới
đây của vật tăng lên?
A. Nhiệt độ     B. Thể tích C. Khối lượng riêng     D. Khối lượng
Câu 17: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn ? Hãy chọn phương án đúng
A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc
khỏe hơn
B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn
C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn thì người đó
làm việc khỏe hơn
D. Các phương án trên đều không chọn được
Câu 18: Một cưa máy khi hoạt động với công suất p =1600w thì nâng được vật nặng 252kg lên
độ cao 10m trong 36 giây. Công mà máy thực hiện trong thời gian nâng vật là bao nhiêu? Hiệu
suất của máy trong quá trình làm việc là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A. A = 5760J ; H = 43,75% B. A = 576000J ; H = 43,75%
C. A = 57600 J ; H = 43,75% D. A = 576J ; H = 43,75%
Câu 19: Hiện tượng nào dưới đấy không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử,
phân từ gây ra?
A. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước.
B. Sự tạo thành gió.
C. Sự tăng nhiệt năng cùa vật khi nhiệt độ tăng.
D. Sự hòa tan của muối vào nước.
Câu 20: Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo là 200N. Công suất của
ngựa có thể nhận giá trị nào sau :
A. p = 1500 w B. p = 500 w C. p = 1000 w D. p = 250 w
II. TỰ LUẬN
Câu 21: Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m , có một thang máy chở tối đa 20 người,
mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng 10 nếu không dừng thì mất 1
phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu ?
Câu 22: Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước
là 120m3 /phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Công suất của dòng nước có thể nhận
giá trị nào sau

Câu 23: Một con ngựa kéo xe đi được 120m với lực kéo là 200N trong thời gian 60 giây.
a. Tính công của con ngựa đã thực hiện?

Trang 4
b. Tính công suất làm việc của con ngựa?
Câu 24: Để kéo vật lên cao 5m người ta dùng một lực tối thiểu 850N. Cũng để thực hiện việc này
người ta dùng một máy tời có công suất p = 1450w Và có hiệu suất 70% .Thời gian máy thực
hiện công việc trên là bao nhiêu ?
Câu 25: Một máy bơm bơm nước lên cao 5,5m. Trong mỗi giây máy sinh công 7500J. Hỏi máy
hoạt động liên tục trong 1 giờ, thể tích nước mà máy bơm chuyển được
lên cao là bao nhiêu ?

Câu 26: Đưa một vật có trọng lượng P = 500N từ mặt đất lên độ cao 50cm.
a. Tính công đưa vật lên theo phương thẳng đứng?
b. Dùng ván nghiêng dài 2m để đưa vật lên thì cần lực kéo nhỏ nhất bằng bao nhiêu? Bỏ qua ma
sát giữa vật và ván nghiêng.
c. Dùng tấm ván khác cũng có độ dài 2m. Nhưng do có ma sát nên lực kéo vật bằng ván nghiêng
này là 150N. Hãy tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng và độ lớn của lực ma sát? 
Câu 27: Một máy bơm chạy bằng động cơ điện tiêu thụ công suất 7,5kw.Trong 1 giây máy hút 60
lít nước lên cao 6,5m. Hiệu suất của máy bơm là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng
A. H = 50% B. H = 54% C. H = 52% D. Một giá trị khác
Câu 28: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao
2m.Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N.Thực tế có ma sát và lực kế là 150N.Hiệu suất của
mặt phẳng nghiêng dùng ở trên là bao nhiêu?Hãy chọn câu đúng
A. H = 81,33% B. H = 85,33 % C. H = 83,33% D. H = 87,33 %

Trang 5

You might also like