You are on page 1of 31

20 CÂU HỎI ÔN THI GIS

Câu 1 : Bản đồ là gì ? Các tính chất cơ bản của bản đồ ? 5đ


- Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của một phần hoặc toàn bộ bề mặt Trái Đất trên
mặt phẳng được thể hiện theo một nguyên tắc toán học, một phương pháp khái
quát, một hệ thống ký hiệu và một tỷ lệ nhất định.
- Bản đồ có ba tính chất cơ bản: tính trực quan, tính đo được, tính thông tin của
bản đồ.
+ Tính trực quan của bản đồ:
Tính trực quan của bản đồ được biểu hiện ở chỗ bản đồ cho ta khả năng bao
quát và tiếp thu nhanh chóng các yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất của nội
dung bản đồ. Một trong những tính chất ưu việt của bản đồ là khả năng bao
quát, biến cái không nhìn thấy thành cái nhìn thấy được. Bản đồ tạo ra mô hình
trực quan của lãnh thổ, nó phản ánh các hình thức về các đối tượng hoặc các
hiện tượng được biểu thị. Qua bản đồ người sử dụng có thể tìm ra được những
quy luật của sự phân bố các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt trái đất.
+ Tính đo được của bản đồ
Đây là một tính chất quan trọng của bản đồ, tính chất này có liên quan chặt chẽ
với cơ sở toán học của bản đồ. Căn cứ vào tỷ lệ và phép chiếu của bản đồ, căn
cứ vào các thang bậc của các ký hiệu quy ước… người sử dụng bản đồ có khả
năng xác định được rất nhiều trị số khác nhau như: Toạ độ, biên độ, độ dài,
khoảng cách, diện tích, thể tích, phương hướng và các trị số khác.
Chính do tính chất này mà bản đồ được dùng làm cơ sở để xây dựng các mô
hình toán học của các hiện tượng địa lý và để giải quyết những vấn đề khoa học
và thực tiễn sản xuất. Tính chất đo được của bản đồ được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực như giao thông, xây dựng, quy hoạch, quản lý đất đai, v.v..
+ Tính thông tin của bản đồ
Đó là khả năng lưu trữ, truyền đạt cho người đọc những tin tức khác nhau về
các đối tượng và các hiện tượng. Từ những thông tin hiện trạng cho ta những ý

1
tưởng, phát hiện mới cho tương lai. Ví dụ bản đồ hệ thống giao thông cho người
đọc những thông tin về hiện trạng hệ thống đường xá, từ đó người ta có thể định
hướng sử dụng, cải tạo hay huỷ bỏ, v.v…
Câu 2 : Khái niệm về hình dáng, kích thước của Quả đất ?5đ
- Quả đất có hình dạng quả cầu, hơi dẹt về phía hai cực.
- Bề mặt vật lý của quả đất lồi lõm, gồ ghề có tổng diện tích khoảng 510
triệu km2; trong đó bề mặt đại dương chiếm tới 71%; còn lại 29% là lục
địa, đất liền. Độ cao trung bình của đất liền so với mặt biển chỉ bằng
khoảng 780m, độ sâu trung bình của đại dương đạt tới 3800m, chênh
lệch giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất của vỏ quả đất cũng chỉ xấp xỉ
20km. Nếu đem so sánh với kích thước quả đất có đường kính khoảng
12000 km thì sự lồi lõm của bề mặt quả đất là không đáng kể.
(Nơi cao nhất là đỉnh Everest Hymalaya = 8882m; nơi thấp nhất là Marian-
Thái Bình Dương = - 11032m)
- Mặt nước gốc của quả đất ( geoid): là mặt đại dương yên tĩnh kéo dài
xuyên qua lục đại tạo thành mặt cong khép kín và có đặc tính là các
đường dây dọi từ ngoài đều vuông góc với mặt cong đó . Tâm và trục
quay của mặt geoid trùng tâm và trục quay của Trái đất . Mặt nước gốc
quy ước song song với mặt nước gốc của quả đất. mặt geoid là mặt vật lý.
- Để có thể giải được các bài toán trên bề mặt trái đất liên quan đến các công
thức toán học cần xác định một mặt có dạng chính tắc về mặt hình học được gọi
là mặt elipxoid.
- Mặt elipxoid : là mặt toán học, nhận được bằng cách xoay hình elip quanh trục
𝑎−𝑏
ngắn của nó. Mặt elipxoid có độ dẹt bằng f = ( a là bk trục lớn, b là bk trục
𝑎

nhỏ) . Mặt elipxoid tham khảo được xác định cho từng quốc gia, gần trùng nhất
với mặt geoid của quốc gia đó , có trục quay và tâm trùng với Trái đất
Từ năm 2000, Việt Nam chuyển qua dùng Ellipxoid WGS-84 (World
Geodetic System 1984) để lập tọa độ quốc gia VN – 2000.

2
[//// (Elipxoid trái đất có những tính chất sau:
- Tâm trùng với tâm trái đất;
- Thể tích bằng thể tích trái đất;
- Mặt phẳng xích đạo trùng với mặt phẳng xích đạo trái đất;
- Tổng bình phương chênh cao giữa mặt Elipxoid trái đất và mặt Geoid là nhỏ
nhất;
- Tại mọi điểm trên bề mặt đất phương của pháp tuyến đều vuông góc với mặt
Elipxoid trái đất.)]
Câu 3 : Nêu khái niệm về hệ tọa độ địa lý, khái niệm về kinh độ và vĩ độ của
một điểm trên địa cầu (có vẽ hình và chỉ rõ các yếu tố)? 5đ
• Hệ tọa độ địa lý là một hệ tọa độ cho phép tất cả mọi điểm trên Trái Đất
đều có thể xác định được bằng một tập hợp các số có thể kèm ký hiệu.
Các tọa độ thường gồm số biểu diễn vị trí thẳng đứng, và hai hoặc ba số
biểu diễn vị trí nằm ngang. Hệ tọa độ địa lý được quy định chung và
thống nhất cho toàn bộ quả đất.
Đường thẳng gốc: -Kinh tuyến gốc
- Vĩ tuyến gốc
Tọa độ địa lý của một điểm là đại lượng đặc trưng cho vị trí địa lý của điểm đó
trên bề mặt quả địa cầu.
• Kinh tuyến là giao tuyến giữa mặt phẳng chứa trục quay của trái đất với
mặt cầu (mặt Geoid). Mặt phẳng chứa đường kinh tuyến và trục quay của
trái đất gọi là mặt phẳng kinh tuyến.
- Đường kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich ở
gần thủ đô London của Anh.
• Vĩ tuyến là giao tuyến của mặt phẳng vuông góc với trục quay của trái
đất và mặt cầu (mặt Geoid). Mặt phẳng chứa đường vĩ tuyến và vuông
góc với trục quay của trái đất gọi là mặt vĩ tuyến.

3
- Đường vĩ tuyến gốc là đường xích đạo, mặt phẳng xích đạo đi qua
tâm O của trái đất và vuông góc với trục quay của trái đất.
• Khái niệm về kinh độ và vĩ độ của 1 điểm:
- Kinh độ địa lý của một điểm là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến đi
qua điểm đó và mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc. Những điểm nằm phía bên phải
kinh tuyến gốc có kinh độ đông, những điểm nằm phía bên trái kinh tuyến gốc
có kinh độ tây. Kinh độ địa lý biến thiên từ 0 độ đến 180 độ đông và 0 độ đến
180 độ tây.
- Vĩ độ địa lý của một điểm là góc hợp bởi đường dây dọi đi qua điểm đó với
mặt phẳng xích đạo. Những điểm nằm trên xích đạo có vĩ độ bắc, những điểm
nằm dưới xích đạo có vĩ độ nam. Vĩ độ địa lý biến thiên từ 0 độ đến 90 độ bắc
và 0 độ đến 90 độ nam.
- Để xác định tọa độ địa lý của một điểm M nào đó trên bản đồ, ta cần căn cứ
vào các yếu tố sau: Kinh tuyến và vĩ tuyến của điểm M đó.
- Để xác định được kinh tuyến và vĩ tuyến của điểm M đó, ta cần các yếu tố:
+ Tâm của trái đất
+ Trục quay của trái đất
+ Mặt phẳng xích đạo
+ Mặt phẳng kinh tuyến gốc.

Câu 4: Nội dung phép chiếu bản đồ hình trụ ngang đồng góc UTM? Hệ tọa
độ vuông góc phẳng UTM? 5đ

A/ Nội dung phép chiếu bản đồ hình trụ ngang đồng góc UTM :
4
* Mục đích : chuyển từ mặt cầu sang mặt phẳng với độ biến dạng nhỏ nhất .

- Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator) được thiết lập trên cơ sở
phép chiếu gốc là phép chiếu Gauss-Kruger dùng cho múi chiếu 6 độ với hệ số
biến dạng k=0.9996 và được thực hiện như sau:

+ Cho quả cầu vào trong hình trụ nằm ngang sao cho mặt phẳng xích đạo trùng
với trục của hình trụ , xoay mặt cầu trái đất sao cho hình trụ cắt các mặt cầu tại
2 cát tuyến cách kinh tuyến trục 180 km .

+ Bề mặt Trái đất được chia làm 60 múi 6 độ, các múi được đánh số thứ tự từ 1
đến 60 kể từ kinh tuyến 180 độ

+ Dựng hình trụ ngang cắt mặt Ellipsoid Trái đất theo hai đường cong đối xứng
với nhau qua kinh tuyến giữa múi và cách kinh tuyến giữa 180 km, trên hai
đường này không có sai số (k = 1, không bị biến dạng chiều dài). Kinh tuyến
trục nằm ngoài mặt trụ.

* Đặc điểm của UTM :

-Phép chiếu UTM là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc

-Hình chiếu kinh tuyến trục là đường thẳng và là trục đối xứng có tỷ lệ chiếu k
= 0.9996.

-Hình chiếu Kinh tuyến trục và hình chiếu đường xích đạo vuông góc với nhau.

-Hai đường cát tuyến đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa, cách KTG là 180km

-Trên cát tuyến không có biến dạng càng xa cát tuyến về phía kinh tuyến biên
biến dạng càng tăng, trị số biến dạng lớn nhất trong phạm vi múi 6o là tại giao
điểm của kinh tuyến biên với xích đạo

B/ Hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM:

Hệ tọa độ được lập trên từng múi chiếu.

Lấy hình chiếu của xích đạo làm trục hoành Oy.

5
Chiều dương Y hướng sang phía Đông.

Lấy hình chiếu của kinh tuyến trục tịnh tiến từ Đông sang Tây 500km làm trục
tung Ox.

Chiều dương X hướng lên phía Bắc. Ở Bắc bán cầu X có giá trị > 0

Tọa độ X cho biết Khoảng cách từ A tới xích đạo.

Trước giá trị tọa độ Y thì có ghi thêm số hiệu múi.

Hình chiếu của xích đạo là trục hoành 0y , chiều dương hướng sang phía đông ,
tịnh tiến kinh tuyến trục từ đông sang tây 500km làm trục tung 0x .Một điểm A
được xác định bởi A(xA ,yA).(vd: A(2065.83 ; 48.398.45) A nằm ở múi 48,
cách KTG về phía tây 101,55km cách xích đạo về phía bắc 2065.83km)

Bắt đầu từ năm 2000 nước ta chính thức đưa vào sử dụng hệ tọa độ quốc gia
VN-2000 thay cho hệ tọa độ HN-72

Câu 5: Các phương pháp thành lập bản đồ?


Các phương pháp thành lập bản đồ:
- Phương pháp đo đạc trực tiếp: Đo bàn đạc, đo toàn đạc
- Phương pháp đo ảnh:
+ Phương pháp phối hợp
+ Phương pháp ảnh lập thể: Quang cơ, giải tích, trạm ảnh số
- Phương pháp biên tập
* Đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa:
- Quy trình thực hiện:

6
• Thiết kế, khảo sát và xây dựng luận chứng kinh tế – kỹ thuật.
• Lập lưới khống chế trắc địa làm cơ sở tọa độ để vẽ chi tiết,
• đảm bảo cho việc xác định vị trí của bản đồ trong hệ tọa độ nhà nước
• Đo đạc các chi tiết ngoài thực địa: đặt máy đo đạc lần lượt tại vị trí các
điểm của lưới khống chế đo vẽ để tiến hành đo vẽ chi tiết các đối tượng
xung quanh điểm đặt máy.
• Nhập số liệu vào máy tính và xử lý bước đầu các kết quả đo
• Biên tập nội dung, bản vẽ ký hiệu và ghi chú cần thiết cho bản đồ.
• Kiểm tra, sửa chữa bản vẽ và hoàn thiện hồ sơ.
- Ưu, nhược điểm, khả năng ứng dụng:
+ Ưu điểm:
Phản ánh trung thực, chính xác, chi tiết các đối tượng nội dung bản đồ cần thể
hiện.
+ Nhược điểm:
Chiụ ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý khu vực đo vẽ.
Năng suất lao động không cao do đó chỉ thực hiện công việc đo vẽ trên khu
vực có diện tích nhỏ.
+ Ứng dụng:
Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính tỉ lệ lớn trên quy mô diện tích không quá lớn,
chủ yếu thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn ở các vùng dân cư, đặc biệt là khu
vực đô thị có mật độ dân cư đông đúc, công trình nhiều.
Đo vẽ bổ sung, kết hợp với các phương pháp thành lập bản đồ khác.
Thực hiện các công việc đo vẽ cho bản đồ chuyên đề và các công tác đo đạc
khác.
* Phương pháp đo ảnh:
- Quy trình công nghệ thành lập bản đồ:
• Tiến hành khảo sát, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật và thiết kế.

7
• Sử dụng máy ảnh chuyên dụng đặt trong máy bay để chụp ảnh hàng
không.
• Lập lưới để khống chế ảnh ngoại nghiệp.
• Để phục vụ cho quá trình nắn ảnh và đo vẽ ảnh thì các điểm khống chế
ảnh được xác định bên ngoài thực địa là không đủ. Cần tiến hành tăng
dày các điểm khống chế ảnh, tính toán tọa độ mặt phẳng và độ cao
của những điểm này ở trong phòng nhờ những thiết bị đo vẽ ảnh
• Thực hiện điều vẽ ảnh. Quá trình này sẽ được thực hiện trong phòng
trước rồi mới tiến hành điều vẽ ngoài trời. Điều này giúp xác định được
tính đúng đắn của quá trình hòa giải ở trong phòng.
• Tiến hành Đo vẽ ảnh: Có thể làm bước này bằng 2 phương pháp: tổng
hợp bình đồ ảnh, lập thể và đo vẽ ảnh số.
• Biên tập, hoàn thiện bản đồ gốc và trình bày các nội dung cần thiết.
• Hoàn chỉnh, kiểm tra, sửa chữa, nghiệm thu và giao nộp lại bản đồ.
- Ưu, nhược điểm và khả năng ứng dụng
+ Ưu điểm:
Loại bỏ khó khăn, vất vả của công tác ngoại nghiệp.
Cùng một lúc có thể đo vẽ được vùng rộng lớn, rút ngắn thời hạn sản xuất,
hạ giá thành bản đồ.
+ Nhược điểm:
• Chất lượng bản đồ phụ thuộc vào chất lượng và độ chính xác đo vẽ, tỷ lệ
ảnh chụp.
• Qúa trình đoán đọc có thể làm sai lệch, giảm độ chính xác của các thông
tin thể hiện trên bản đồ.
+ Ứng dụng: Dùng thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1/2000 – 1/50000.
Thành lập một số bản đồ mang tính chất chuyên ngành tỷ lệ lớn như bản đồ
địa chính hay bản đồ lâm nghiệp.
* Phương pháp biên tập:

8
- Quy trình công nghệ thành lập bản đồ:

- Ưu, nhược điểm của phương pháp


+ Ưu điểm:
Loại bỏ khó khăn vất vả của công tác ngoại nghiệp.
Tận dụng các nguồn tư liệu bản đồ rút ngắn thời gian sản xuất bản đồ.
Sử dụng các nguồn tư liệu phi đồ họa (dữ liệu thuộc tính).
+ Nhược điểm:
Độ chính xác bản đồ phụ thuộc vào độ chính xác của các bản đồ tư liệu.
Quá trình tổng quát hóa nội dung bản đồ, biên tập bản đồ có thể làm sai lệch,
giảm độ chính xác của các thông tin thể hiện trên bản đồ
Câu 6: Các bước của quá trình tổng quát hóa bản đồ?5đ
Quá trình tổng quát hoá bản đồ được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn thiết kết
thành lập bản đồ gốc.

9
Ở giai đoạn chuẩn bị biên tập, quá trình tổng quát hoá được tiến hành qua các
bước: Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị; lựa chọn các đối
tượng biểu thị trên bản đồ; khái quát hình dạng đối tượng; khái quát đặc trưng
số lượng; khái quát các đặc trưng chất lượng; thay các ký hiệu riêng biệt bằng
các ký hiệu tập hợp.
1. Phân loại đối tượng và hiện tượng cần biểu thị , phân loại đối tượng và hiện
tượng cần biểu thị thành từng nhóm , mỗi nhóm bao gồm các đối tượng cùng
loại , có cùng đặc tính nào đó , công việc này nhằm tránh nhầm lẫn , bỏ sót đối
tượng và thuận tiện cho việc lựa chọn hay khái quát đối tượng.
2. Lựa chọn các đối tượng biểu thị trên bản đồ . trước hết thể hiện những đối
tượng quan trọng nhất , sau đó mới lựa chọn thể hiện những đối tượng ít quan
trọng hơn .
3. Khái quát các hình dạng đối tượng : là bỏ đi những chi tiết nhỏ , không quan
trọng vê đối tượng .
4. khái quát đặc trưng số lượng : là quá trình chuyển từ thang liên tục sang
thang phân cấp và tiếp tục tăng dần khoảng cách giữa các thang bậc .
5. khái quát đặc trưng chất lượng : là nhằm giảm bớt sự khác biệt về chất lượng
trên phương diện nào đó của các đối tượng .
6. thay đổi ký hiệu riêng biệt bằng các ký hiệu tập hợp : khi chuyển từ bản đồ
sang tỷ lệ nhỏ thì mức độ tổng quát hóa đôi khi rất lớn .
Câu 7: Ngôn ngữ ký hiệu của bản đồ ( Chức năng, phân loại)?
1. ký hiệu bản đồ biểu diễn địa vật trái đất lên bản đồ là ngôn ngữ của bản đồ .
•Dạng hình vẽ của ký hiệu gợi cho ta liên tưởng đến đối tượng cần phản ánh .
VD : một nét dài là biểu tượng của con đường .
•Chứa trong nó một nội dung nào đó về số lượng , chất lượng , cấu trúc or động
thái phát triển của đối tượng cần phản ánh trên bản đồ .
•Phản ánh vị trí của đối tượng trong không gian ( vị trí của ký hiệu trên lưới
kinh vĩ tuyến ) và vị trí tương quan của nó với các yếu tố khác .

10
2. tính chất ký hiệu bản đồ: (-Dạng đồ họa sử dụng các đặc tính sau : dạng (
vuông , tròn , chữ nhật ...) - kích thước , cấu trúc của hình vẽ , độ sáng định
hướng , màu sắc -Tính chất chủ yếu của màu : độ sáng ...-Chữ : kiểu cỡ ...)
3.Phân loại :
- Ký hiệu điểm: đối tượng có kích thước nhỏ không thể hiện được theo tỷ lệ bản
đồ thì người ta dùng ký hiệu điểm để thể hiện.
- Ký hiệu tuyến: Đối với những đối tượng và những hiện tượng có dạng kéo
dài, không có kích thước chiều rộng hoặc là chiều rộng nhỏ không thể hiện
được theo tỷ lệ bản đồ thì người ta dùng ký hiệu tuyến để thể hiện.
-Ký hiệu diện tích: Trên các bản đồ thường dùng các ký hiệu diện tích để
thể hiện những hiện tượng phân bố theo diện tích.
-Ghi chú trên bản đồ: Các ghi chú trên bản đồ được sắp xếp theo những quy tắc
nhất định đảm bảo cho người đọc bản đồ hiểu ngay là cho đối tượng nào
Câu 8: Khái niệm độ cao và phương pháp biểu diễn địa hình trên bản đồ?

A/ Khái niệm độ cao:
- Độ cao tuyệt đối của một điểm là khoảng cách thẳng đứng tính theo phương
dây dọi từ điểm đó đến mặt nước gốc quả đất (Geoid). (Ký hiệu H)
- Độ cao tương đối (độ cao giả định) của một điểm là khoảng cách thẳng đứng
theo phương dây dọi của một điểm so với bề mặt bất kỳ nào đó song song với
mặt nước gốc. ( Ký hiệu H’)
- Chênh lệch độ cao (tuyệt đối hoặc giả định) giữa hai điểm được gọi là chênh
cao giữa hai điểm đó và được ký hiệu là h.
Ví dụ : điểm A, điểm B có cao độ tuyệt đối HA, HB (so với mặt Geoid có cao
độ ±0.000) và có cao độ tương đối là H’A, H’B so với mặt nước giả định đi qua
điểm do ta chọn trên mặt đất. Hiệu độ cao AB là chênh cao của hai điểm:
hAB = HA - HB= H’A - H’Bv
B/ Phương pháp biểu diễn địa hình:
1.Địa hình : là nội dung biểu diễn quan trọng của bản đồ địa hình .dáng đất là
tập hợp tổng thể toàn bộ lồi lõm , gồ ghề , cao thấp khác nhau của mặt đất tự
nhiên .
Biết đặc điểm của dáng đất sẽ có một ý nghĩa quan trọng khi thiết kế quy hoạch
khu đô thị, dân cư…
2.Các phương pháp biểu diễn địa hình : Có nhiều phương pháp khác nhau để
biểu diễn địa hình như: tô màu, đánh bóng, kẻ vân, ghi số độ cao, đường đồng

11
mức... nhưng có 3 phương pháp hay sử dụng là: Phương pháp kẻ vân, Phương
pháp tô màu, Phương pháp đường bình độ:
* Phương pháp kẻ vân: trong bản đồ cổ, địa hình được biểu diễn bằng những
đường kẻ có chiều dài và mật độ khác nhau. Địa hình bằng phẳng hoặc dốc
thoải được thể hiện bằng nét vân mảnh, dài, xa nhau; địa hình dốc đứng - nét
vân đậm, ngắn và sít nhau; các nét vân hướng theo dốc địa hình.
* Phương pháp tô màu: phương pháp tô màu thường dùng cho bản đồ tỷ lệ nhỏ.
Địa hình mặt đất được biểu diễn bằng thang màu với độ đậm nhạt khác nhau
theo nguyên tắc ấm dần từ thấp đến cao: vùng biển màu xanh nhạt dần từ sâu
đến nông; vùng núi màu đỏ đậm dần từ thấp đến cao
* Phương pháp đường bình độ: là phương pháp thông dụng, chính xác nhất
trong thiết kế quy hoạch, xây dựng công trình.
- Định nghĩa đường bình độ: là giao tuyến của mặt đất tự nhiên với mặt phẳng
song song với mặt nước gốc
-Tính chất:
+ Mọi điểm nằm trên cùng một đường bình độ có cùng một độ cao như nhau
+ Đường bình độ là đường cong liên tục khép kín
+ Các đường bình độ khác độ cao không cắt nhau
+ Các đường bình độ càng gần sít nhau thì địa hình càng dốc nhiều.Các đường
bình đô càng xa nhau thì địa hình càng thoải.
+ Hướng của đường thẳng ngắn nhất nối giữa 2 đường bình độ (đường vuông
góc với 2 đường bình độ ) là hướng dốc nhất của địa hình.
+ Hiệu số độ cao giữa 2 đường bình độ liên tiếp gọi là khoảng cao đều h.
- Thông thường, trong một tấm bản đồ phải lấy cùng khoảng cao đều h, cứ 5
đường đồng mức, có một đường được vẽ nét đậm hơn và ghi độ cao gọi là
đường đồng mức cái, các đường còn lại gọi là đường đồng mức con. Ngoài ra,
còn có các đường đồng mức phụ có khoảng cao đều bằng nửa khoảng cao đều
đã chọn được vẽ bằng nét đứt đoạn.
- Các dạng địa hình cơ bản : Núi đồi, Lòng chảo, sườn dốc, khe núi, yên ngựa.
- Đường phân thủy, đường tụ thủy, đường chân núi, đường mép chảo... được gọi
chung là các đường đặc trưng của địa hình.
- Những nơi có địa hình vách đứng, bờ lở, sườn dốc lớn hơn 45° không biểu
diễn bằng đường đồng mức mà dùng các kí hiệu riêng.
- Khi không vẽ được đường đồng mức thì người ta ghi trên bản đồ các độ cao
theo kết quả đo được.

Câu 9: Khái niệm và lịch sử phát triển của GIS?5đ


A.Định nghĩa : THEO VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG CỦA HOA KỲ
1994 : GIS là một tổ chức tổng thể của 4 hợp phần: phần cứng máy tính, phần

12
mềm, tư liệu địa lý và người điều hành. Được thiết kế hoạt động 1 cách có hiệu
quả nhằm tiếp nhận, lưu trữ , điều khiển và phân tích , hiển thị toàn bộ các dạng
dữ liệu địa lý . GIS có mục tiêu đầu tiên là xử lý hệ thống dữ liệu trong môi
trường không gian địa lý. Và “GIS là công cụ trên cơ sở máy tính để thành lập
bản đồ và phân tích những cái đang tồn tại và các dữ liệu đang xảy ra trên trái
đất. Công nghệ GIS tích hợp các thao tác cơ sở dữ liệu truy cập và phân tích
thống kê với lợi thế quan sát thống kê bản đồ.”
B. Lịch sử phát triển:
- Vào những năm 60 (TK XX) , các nhà khoa học Canada đã cho ra đời hệ
thống thông tin địa lý GIS.
- Trong những năm 70 (TK XX), công nghệ thông tin phát triển, trên thế giới đã
dần hình thành những hệ thống TTĐL.
- Năm 1977 : có 54 hệ thống thông tin địa lý ra đời .
-Thập kỷ 80: hàng loạt nhu cầu mới nảy sinh như các bài toán về quản lí và sử
dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai, phân tích, đánh giá
và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội…
-Năm 1986 , Hội liên hiệp địa lý quốc tế quyết định thành lập ủy ban thu thập
và xử lý dữ liệu địa lý .
-Thập kỷ 90: đã có sự tích hợp kỹ thuật viễn thám (Remote Sensing - RS) và hệ
thống thông tin địa lý.
Câu 10: Nguyên lý và Nguồn dữ liệu GIS? 5đ
- Nguyên lý:
• Mô hình hóa và thể hiện các đối tượng địa lý (không gian):
Các đối tượng ba chiều được mô hình hóa thành các lớp dữ liệu không
gian 2 chiều với nguyên tắc là mỗi lớp dữ liệu gồm những đối tượng:
/ Có cùng chức năng
/ Có mối quan hệ không gian với nhau
• Quản lý kết hợp không gian và dữ liệu thuộc tính:

13
Mỗi đối tượng không gian địa lý sẽ được mô hình hóa thành dạng điểm, đường,
vùng và hình dạng hình học, đồng thời được quản lý trong CSDL không gian
bằng một mã đối tượng duy nhất. Thuộc tính của các đối tượng đó được quản lý
trong các bảng dữ liệu với các quan hệ và cũng chứa trường (ID) chung để liên
kết là mã đối tượng. Dựa trên trường mã đối tượng duy nhất đó, dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính được quản lý liên kết với nhau trong một cơ sở dữ
liệu quan hệ không gian.
• Nguyên lý về bản đồ và hệ quy chiếu:
Dưới dạng số, bản đồ GIS khác với bản vẽ ở chỗ thể hiện chính xác tỷ lệ và tọa
độ thực của các đối tượng. Như vậy, các lớp dữ liệu của bản đồ mới có thể kết
hợp lại với nhau thể hiện đúng với thế giới thực như nó vốn có.
- Nguồn dữ liệu GIS:
• Bản đồ quét và số hóa
• Cơ sở dữ liệu – bảng thuộc tính
• Hệ thống định vị toàn cầu GPS: Hệ thống Định vị Toàn cầu (Global
Positioning System - GPS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ
tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản

• Lấy mẫu thực địa
• Ảnh hàng không và ảnh viễn thám
• Dữ liệu LIDAR (Light Detection And Ranging)
Câu 11: Thành phần của hệ thống thông tin địa lý GIS? 5đ
Gồm 5 thành phần:
-Phần cứng : máy tính chủ , CD-ROM , printer , plotter , personal computer ,
digitize , scanner : thiết lập phần mền , thu thập dữ liệu .
-Phần mềm : đảm bảo được 4 chức năng :
•Tương tích chuyển đổi dữ liệu
•Lưu trữ , sửa chữa đồng bộ

14
•Có khả năng phân tích dữ liệu
•Có khả năng hiển thị toàn bộ hoặc từng phần dữ liệu
-Con người : là thành phần quan trọng nhất của hệ thống thông tin địa lý. Việc
xác định quy trình , mục tiêu cho GIS, quản trị hệ thống , lựa chọn thông tin
không thể thay thế bằng phần mềm và các thiết bị khác .
Yêu cầu của con người là:
•có kiến thức vè bản đồ
•có kiến thức về máy tính
•có kiến thức chuyên môn
•có khả năng phân tích dữ liệu
•có kiến thức hệ thống
- Phương pháp (chính sách và quản lý ) :
•Là hợp phần quan trọng nhất để đảm bảo hoạt động của hệ thống
•Được dặt trong 1 khung tổ chức phù hợp và được điều hành bởi 1 tổ chức
•Trong quá trình hoạt động , mục đích chỉ có thể đạt được và tính hiệu quả của
kỹ thuật GIS chỉ được minh chứng khi công cụ này có thể hỗ trợ những người
sử dụng thông tin để giúp họ thực hiện những mục tiêu công việc .
•Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan cũng phải được đặt ra ,
nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng cửa GIS cũng như các nguồn dữ liệu hiện có .
- Cơ sở dữ liệu: có 2 dạng dữ liệu : không gian và thuộc tính .
A/ Cơ sở dữ liệu không gian :
* Đặc trưng thông tin không gian :
- vật thể ở đâu ?
- hình dạng hiện tượng?
- quan hệ và tương tác ?
* Mô hình không gian đặc biệt quan trọng vì cách thức thông tin sẽ ảnh hưởng
đến khả năng thực hiện phân tích dữ liệu và khả năng hiển thị đồ họa của hệ
thống.

15
* Có cấu trúc ở dạng Vector và Raster:
•vector :
- kiểu đối tượng điểm (Points):
+ Xác định bởi 1 cặp giá trị
+ Là tọa độ đơn (x;y)
+ Không cần thể hiện chiều dài và diện tích
- kiểu đối tượng đường (lines, polylines, arcs):
+ được xác định như 1 tập hợp dãy các điểm
+ Là 1 dãy các cặp tọa độ
+ 1 đường bắt đầu và kết thúc bởi điểm
+ các đường nối với nhau và cắt nhau tại điểm nút (node).
+ hình dạng của đường được định nghĩa bởi các điểm có hướng
+ độ dài chính xác bằng các cặp tọa độ.
- kiểu đối tượng vùng (polygons):
+ xác định bởi ranh giới các đường thẳng được mô tả bằng tập các đường và
điểm nhãn
+ một điểm nhãn nằm trong vùng để mô tả, xác định cho mỗi một vùng
+ có diện tích và đóng kín bởi 1 đường
•raster:
*Đặc điểm raster:
- phản ánh toàn bộ khu vực nghiên cứu bằng lưới các ô vuông, hay điểm ảnh
(pixel)
- các điểm được xếp liên tiếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
- mỗi một điểm ảnh chứa một giá trị
- một tập hợp các ma trận điểm và các giá trị tương tự tạo thành một lớp (layer)
- trong cơ sở dữ liệu có thể có nhiều lớp.
*ứng dụng :
-phổ biến trong các bài toán về môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên .

16
- chủ yếu dùng để phản ánh các đối tượng dạng vùng; là ứng dụng cho các bài
toán tiến hành trên các loại đối tượng dạng vùng: phân loại, chồng xếp
b) Dữ liệu thuộc tính: là những mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện tượng
xảy ra tại các vị trí địa lý xác định. ( đặc tính của đối tượng, dữ liệu hiện tượng,
tham khảo địa lý, chỉ số địa lý, quan hệ giữa các đối tượng trong không gian)
Đặc điểm :
- có thể nằm dọc theo đường
-có thể nằm tại một vị trí xác định trên bản đồ
-có thể có kích thước, màu sắc, kiểu chữ khác nhau
- nhiều mức thông tin mô tả có thể tạo ra các ứng dụng khác nhau
- có thể tạo thông tin cơ sở dữ liệu lưu trữ thuộc tính
- có thể tạo độc lập với các đối tượng trên bản đồ
- không có liên kết với các đối tượng điểm, đường, vùng và dữ liệu thuộc tính
của chúng.
Câu 12: Tổng quát hóa bản đồ là gì ( Khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng)? 5đ
- Tổng quát hóa bản đồ là sự lựa chọn và khái quát các đối tượng được thể hiện
trên bản đồ cho phù hợp với mục đích sử dụng , tỷ lệ , đề tài bản đồ và các đặc
điểm địa lý vùng lãnh thổ .
- Thực chất của tổng quát hóa bản đồ là truyền đạt lên bản đồ các điểm cơ bản
và các tính chất đặc trưng của các đối tượng , hiện tượng và mối liên hệ giữa
chúng.
- Chât lượng tổng quát hóa bản đồ ( chất lượng bản đồ ) trước hết phụ thuộc vào
trình độ hiểu biết , kinh nghiệm , của các nhà bản đồ ( biên tập viên , người
thành lập bản đồ ) .
* Các yếu tố ảnh hưởng :
- Ảnh hưởng của mục đích sử dụng bản đồ : trên bản đồ chỉ biểu thị các đối
tượng phù hợp vs mục đích của nó .những bản đồ có cùng đề tài , cùng tỷ lệ

17
nhưng mục đích sử dụng khác nhau thì mức độ chi tiết và đặc điểm của sự biểu
thị các yếu tố nội dung cũng khác nhau .
- Ảnh hưởng của tỷ lệ bản đồ : đây là yếu tố ảnh hưởng đến tổng quát hóa bản
đồ mà chúng ta dễ nhận biết nhất .
- Ảnh hưởng của đề tài bản đồ và kiểu bản đồ : quyết định phạm vi các yếu tố
nội dung cần thể hiện , quyết định những yếu tố nào , những yếu tố nào chỉ làm
sơ lược ...
- Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ : phải xem xét đến đặc điểm địa
lý vùng lãnh thổ mà bản đồ cần thê hiện .
- Ảnh hưởng của các tư liệu dùng để thành lập bản đồ: bản đồ được thành lập sẽ
đầy đủ về nội dung
- Ảnh hưởng của sự trình bày bản đồ
- Kỹ thuật và công nghệ thành lập bản đồ cũng ảnh hưởng đến độ chính xác và
mức độ chi tiết của nội dung của bản đồ .
Câu 13: Các chức năng của GIS? 5đ
•Nhập và biến đổi dữ liệu địa lý từ dạng thực tế sang dạng thích hợp để tạo 1
cơ sở dữ liệu làm nguồn thông tin cơ bản GIS.
- Bao gồm mọi khía cạnh của việc biến đổi các số liệu thu thâp được thành một
hình thức số tương thích.
-Chuyển đối định dạng, cấu trúc dữ liệu trên bản đồ.
- Biên tập làm sạch dữ liệu và xây dựng cấu trúc topo
-Gắn thuộc tính cho các đối tượng bản đồ, liên kết giữa các dữ liệu không gian
và thuộc tính.
- Hoàn thiện các lớp thông tin, tích hợp các dữ liệu và trình bày bản đồ
- Chuyển đổi hệ quy chiếu
- Truy nhập CSDL
•Quản lý dữ liệu: lưu trữ ,hiển thị , cập nhập và truy xuất dữ liệu .

18
Là đưa các dữ liệu về vị trí, tính hình học và các tính chất của các yếu tố địa lý
như điểm, đường, vùng, để hiển thị các đối tượng lên trên bề mặt trái đất,. Các
chương trình phần mềm được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ tổ chức CSDL và
có thể xem đây là hệ thống quản trị dữ liệu. các chương trình này sẽ lưu trữ và
quản lý dữ liệu một cách chuẩn mực riêng hợp lý để đáp ứng nhu cầu cần thiết
của hệ thông sao cho có hiệu quả cao nhất
•Xử lý , phân tích dữ liệu để giải quyết bài toán , các nhiệm vụ nghiên cứu,
người dùng có thể tìm kiếm các đối tượng không gian và thuộc tính thoả mãn
điều kiện cho trước một các dễ dàng và chính xác. Cho phép xử lý hàng loạt các
phân tích bản đồ và số liệu phục vụ yêu cầu.
•Xuất dữ liệu theo các dạng thông thường: số liệu chuyển từ dạng hình ảnh
thông qua máy in hay máy vẽ cho ra các bản đồ, hay chuyển đổi qua các công
cụ trung gian như băng từ, đĩa, các phương tiện truyền thông khác
Câu 14: Khái niệm mô hình số độ cao? Ứng dụng của mô hình số độ cao?

1.Khái niệm :
•Mô hình số độ cao (DEM) là biểu diễn số của các thông tin bề mặt trái đất
•Mô hình số bề mặt (DSM) là mô mô hình độ cao bề mặt trái đất đầy đủ các lớp
phủ len bề mặt của nó như thảm thực vật . nhà cửa ... trên mặt đất .
•Mô hình độ cao là lớp thông tin đặc trưng về giá trị độ cao của địa hình mặt đất
dưới dạng tồn tại thực tế khu vực lựa chọn
•Bất kỳ sự biểu diễn dạng số nào của địa hình biến thiên liên tục trong không
gian được gọi là mô hình số độ cao .
2. Ứng dụng của mô hình số độ cao :
• Trong thiết kế xây dựng hạ tầng: (nghiên cứu tình trạng hiện thời, tính toán
khối lượng đào đắp để đưa ra phương án tối ưu, lên kế hoạch giải toả và tái định
cư, hiển thị mô hình thiết kế, lấy ý kiến đóng góp, trình duyệt.)

19
• Trong giám sát thiên tai : phòng ngừa , giảm nhẹ và đánh giá tác hại ; đưa ra
các dự báo về khoảng thời gian, phạm vi ngập lũ và đề xuất các biện pháp
phòng ngừa.
•Trong viễn thông: Thiết kế các trạm phát sóng, tiếp sóng dựa trên phân tích về
vùng thông hướng nhìn.
•Trong hàng không: Thiết lập một hệ thống phòng tránh các va chạm hàng
không, cảnh báo tiếp cận sân bay và quản lý các chuyến bay.
•úng dụng quân sự: phục vụ tác chiến, phân tích địa hình cho các hoạt động
chiến trường như: phân tích tầm nhìn hay khả năng cơ động của các trang thiết
bị cơ giới.
•Trong du lịch : quan sát 3 chiều hay mô phỏng địa hình .
•Trong giáo dục : môn địa lý và lịch sử
•Trong quản lý đô thị: thông qua sử dụng bản đồ ba chiều (3D) phục vụ cho
công tác quy hoạch, khoanh vùng quan sát phục vụ công tác xây dựng, thiết kế
các công trình đường bộ, đường tàu điện, tàu hỏa có tốc độ cao
Câu 15: Khái niệm mô hình và quá trình mô hình hóa ? Vai trò của GIS
trong thực hiện mô hình?5đ
* Khái niệm:
- Một mô hình là sự thể hiện đơn giản của một hiện tượng hay một hệ thống.
- Mô hình có thể là mô hình mô tả (Descriptive model) hoặc mô hình tiên đoán
(Prescriptive model).
-Mô hình mô tả mô tả tình trạng hoặc trạng thái hiện tại của dữ liệu không gian.
-Mô hình tiên đoán đưa ra tiên đoán về trạng thái có thể xảy ra.
-Một mô hình có thể là xác định (deterministic model) hoặc ngẫu nhiên
(stochastic model).
Cả hai là những mô hình toán học được thể hiện bởi các phương trình với các
tham số và biến..
*Quá trình mô hình hóa:

20
- Bước đầu tiên: xác định vấn đề cần giải quyết là gì?
- Bước thứ hai: phát triển mô hình.
Để phát triển mô hình đòi hỏi người sử dụng phải trả lời các câu hỏi đặt ra
như: Hiện tượng được mô hình hóa là gì ? Tại sao phải mô hình hóa ? Tiêu chí không
gian và thời gian nào thích hợp cho mô hình ?Các bước xử lý cần thiết nào hoặc các
câu lệnh cần thiết nào trong GIS được dùng làm cơ sở cho việc thực hiện các tính
toán. Đối với các bài toán phân tích không gian, thì mô hình mà người sử dụng đã xây
dựng có thể được trình bày dưới dạng lưu đồ - thường được gọi là mô hình đồ họa
diễn tiến.
- Bước thứ ba: thực hiện mô hình trên một khu vực cụ thể với một tập dữ liệu xác định
và các phương pháp xử lý đã phác thảo ra trong mô hình kết quả thực hiện mô hình sẽ
là một giải pháp hoặc sản phẩm cụ thể.
* Vai trò :
-GIS có thể mô hình hóa bằng nhiều cách.
-GIS là một công cụ có thể giúp xử lý, hiển thị và tích hợp các nguồn dữ liệu
khác nhau như bản đồ, DEM, hệ thống định vị toàn cầu GPS, dữ liệu vệ tinh
thám sát tài nguyên, ảnh và bảng dữ liệu. Các dữ liệu này là cần thiết cho quá
trình thực hiện, định cỡ và kiểm chứng mô hình.
-GIS có thể thực hiện chức năng như là công cụ quản lý dữ liệu và cùng lúc là
công cụ cho việc phân tích thăm dò dữ liệu và hiển thị dữ liệu của mô hình.
- Có thể liên kết với các GIS khác
- Quá trình mô hình hóa có thể xảy ra trong GIS hoặc đòi hỏi phải liên kết GIS
với các chương trình máy tính khác.
Rất nhiều phần mềm GIS, như ARCGIS, GRASS, IDRISI, ILWIS....có chức
năng phân tích mạnh phục vụ cho mô hình hóa.
Tuy nhiên, GIS không có khả năng phân tích thống kê mạnh như các phần mềm
phân tích thống kê SPSS, STAT và cũng không có khả năng mô phỏng động
Câu 16: Quá trình mô hình hóa là gì? Cho ví dụ 1 dự án cụ thể có sử dụng
mô hình nhị phân ( với ít nhất 4 tiêu chí) 5đ

21
*Quá trình mô hình hóa:
- Bước đầu tiên: xác định vấn đề cần giải quyết là gì?
- Bước thứ hai: phát triển mô hình.
Để phát triển mô hình đòi hỏi người sử dụng phải trả lời các câu hỏi đặt ra
như: Hiện tượng được mô hình hóa là gì ? Tại sao phải mô hình hóa ? Tiêu chí
không gian và thời gian nào thích hợp cho mô hình ?Các bước xử lý cần thiết
nào hoặc các câu lệnh cần thiết nào trong GIS được dùng làm cơ sở cho việc
thực hiện các tính toán. Đối với các bài toán phân tích không gian, thì mô hình
mà người sử dụng đã xây dựng có thể được trình bày dưới dạng lưu đồ - thường
được gọi là mô hình đồ họa diễn tiến.
- Bước thứ ba: thực hiện mô hình trên một khu vực cụ thể với một tập dữ liệu
xác định và các phương pháp xử lý đã phác thảo ra trong mô hình kết quả thực
hiện mô hình sẽ là một giải pháp hoặc sản phẩm cụ thể.
2. Ví dụ:

Câu 17: Trình bày cơ sở dữ liệu không gian trong GIS? So sánh dữ liệu
Raster và dữ liệu vector?5đ
A/ Cơ sở dữ liệu không gian :
* Đặc trưng thông tin không gian :
- vật thể ở đâu ?
- hình dạng hiện tượng?

22
- quan hệ và tương tác ?
* Mô hình không gian đặc biệt quan trọng vì cách thức thông tin sẽ ảnh hưởng
đến khả năng thực hiện phân tích dữ liệu và khả năng hiển thị đồ họa của hệ
thống.
* Cơ sở dữ liệu không gian có cấu trúc ở dạng Vector và Raster:
•vector :
- kiểu đối tượng điểm (Points):
+ Xác định bởi 1 cặp giá trị
+ Là tọa độ đơn (x;y)
+ Không cần thể hiện chiều dài và diện tích
- kiểu đối tượng đường (lines, polylines, arcs):
+ được xác định như 1 tập hợp dãy các điểm
+ Là 1 dãy các cặp tọa độ
+ 1 đường bắt đầu và kết thúc bởi điểm
+ các đường nối với nhau và cắt nhau tại điểm nút (node).
+ hình dạng của đường được định nghĩa bởi các điểm có hướng
+ độ dài chính xác bằng các cặp tọa độ.
- kiểu đối tượng vùng (polygons):
+ xác định bởi ranh giới các đường thẳng được mô tả bằng tập các đường và
điểm nhãn
+ một điểm nhãn nằm trong vùng để mô tả, xác định cho mỗi một vùng
+ có diện tích và đóng kín bởi 1 đường
•raster:
*Đặc điểm raster:
- phản ánh toàn bộ khu vực nghiên cứu bằng lưới các ô vuông, hay điểm ảnh
(pixel)
- các điểm được xếp liên tiếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
- mỗi một điểm ảnh chứa một giá trị,

23
- một tập hợp các ma trận điểm và các giá trị tương tự tạo tành một lớp (layer),
- trong cơ sở dữ liệu có thể có nhiều lớp.
*ứng dụng :
-phổ biến trong các bài toán về môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên .
- chủ yếu dùng để phản ánh các đối tượng dạng vùng là ứng dụng cho các bài
toán tiến hành trên các loại đối tượng dạng vùng: phân loại, chồng xếp
B/ So sánh dữ liệu Raster và dữ liệu Vector:

Câu 18: Các phương pháp thành lập mô hình số độ cao?5đ


Có 5 phương pháp thành lập mô hình số độ cao (DEM) bao gồm:
- Phương pháp thành lập bằng đo đạc thực địa;
- Phương pháp thành lập từ bản đồ địa hình số;
- Phương pháp thành lập bằng đo vẽ ảnh viễn thám quang học
- Phương pháp thành lập bằng việc sử dụng các hệ thống viễn thám chủ động
như Radar độ mở tổng hợp giao thoa (Interferometric Synthetic Aperture Rada -
IFSAR)
24
- Phương pháp laser (Light Detection And Ranging - LIDAR)
* Phương pháp thành lập bằng đo đạc thực địa:
- Việc đo tọa độ và độ cao của các điểm trên bề mặt địa hình sử dụng máy kinh
vĩ toàn đạc hoặc toàn đạc điện tử; hoặc sử dụng các loại máy đo GPS chính xác
cao và phải chọn các điểm đặc trưng của địa hình để đo.
- Độ chính xác phụ thuộc vào phương pháp, quy trình đo, máy móc sử dụng và
độ chính xác của phép nội suy vốn phụ thuộc vào mật độ và sự phân bố của các
điểm đo độ cao.
- Có độ chính xác cao, nhưng lại tốn kém và hiệu quả kinh tế thấp.
* Phương pháp thành lập bằng đo vẽ ảnh viễn thám quang học:
- DEM có thể được thành lập theo nhiều quy trình khác nhau, trong đó việc đo
điểm DEM có thể được thực hiện một cách trực tiếp hay nội suy tự động.
- Theo cách đo trực tiếp trên các máy đo vẽ giải tích, người thao tác có thể đo
từng điểm DEM bằng cách đặt tiêu đo lên trên mô hình lập thể của bề mặt đất
hay của các đối tượng đặc trưng địa hình.
- Việc đo các điểm độ cao của DEM trực tiếp trên các trạm đo vẽ ảnh số
tương tự như trên các máy đo vẽ giải tích.
- Việc nội suy tự động các điểm độ cao của DEM được sử dụng chương trình
MATCH-T xây dựng trên cơ sở kỹ thuật tự động tìm các điểm cùng tên trên các
ảnh phủ nhau, kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật khớp ảnh.
Ngoài ra, có nhiều cách đo trực tiếp khác, đó là đo vẽ các đường bình độ trực
tiếp trên mô hình lập thể, ….
- Cách đo trực tiếp truyền thống cho kết quả có độ chính xác và độ tin cậy cao
nhưng chậm và không có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với các vùng đo vẽ lớn.
- Cách nội suy tự động nhanh và rẻ nhưng thường cho các kết quả sai tại các
vùng có địa hình phức tạp, chẳng hạn vùng đô thị, vùng rừng, hay các vùng ít
địa vật như các bãi cỏ rộng, bãi cát lớn, mặt nước lớn.

25
- Độ chính xác và độ tin cậy của khớp ảnh tự động thấp hơn nhiều so với đo
trực tiếp do các sai số hệ thống của nó. Do đó sau khi được nội suy tự động, mô
hình số độ cao cần phải được kiểm tra và chỉnh sửa chi tiết.
- Cách đo vẽ trực tiếp các đường bình độ trực tiếp trên mô hình lập thể, sau đó
bổ sung thêm một số điểm độ cao đặc trưng, cũng mang lại hiệu quả kinh tế
nhất định
- Phương pháp thành lập mô hình số độ cao bằng đo vẽ giải tích được tách biệt
so với đo vẽ ảnh số là vì trong đo vẽ giải tích mật độ các điểm đo thường thấp
và người thao tác thường phải chọn đo điểm đặc trưng địa hình.
- Độ chính xác của mô hình số độ cao thành lập theo phương pháp đo vẽ ảnh
phụ thuộc vào tỷ lệ và độ phân giải của ảnh, độ cao bay chụp, tỷ số giữa đường
đáy và độ cao bay chụp, độ chính xác của các máy đo vẽ, mật độ điểm đo,
phương pháp nội suy.
* Phương pháp thành lập từ bản đồ địa hình số:
- Các dữ liệu của bản đồ địa hình số cũng có thể được dùng để xây dựng mô
hình số độ cao dựa vào các đường bình độ. Lúc này dữ liệu đầu vào để thành lập
mô hình số độ cao chủ yếu là các điểm độ cao, các đường bình độ và các yếu tố
đặc trưng địa hình của của bản đồ địa hình số.
- Ít tốn kém hơn 2 phương pháp trước do các đường bình độ thường là sản phẩm
nội suy.
- Phương pháp này rất có lợi cho các dự án, công trình lớn.
* Phương pháp laser (LIDAR):
Nguyên lý vận hành của phương pháp công nghệ LIDAR như sau:
- Các thành phần cơ bản của hệ thống LIDAR bao gồm: bộ quét laser, máy thu
GPS và hệ thống dẫn đường quán tính INS/ IMU. Bộ quét laser đặt trên máy
bay phát các tia laser hồng ngoại với một tần số lớn (từ 2 đến 100 kHz), ghi lại
độ lệch thời gian giữa xung tia laser được phát đi và tín hiệu phản xạ trở lại.
- Một xung laser phát đi có thể có một hoặc nhiều tín hiệu phản xạ trở lại.

26
- khoảng cách D của các véc-tơ từ máy bay tới mặt đất:
D = c.t/2
Trong đó: c: vận tốc của ánh sáng;
t: thời gian cho chuyển động hai chiều của các xung laser.
Vị trí và định hướng của máy bay tại từng thời điểm phát xung của từng tia laser
được xác định bởi hệ thống tích hợp GPS/INS (INS là hệ thống dẫn đường quán
tính).
Sau khi bay xong có thể tính toán tọa độ không gian ba chiều X, Y, Z và độ cao
H của từng điểm mặt đất dựa trên chiều dài D và được kết hợp với các vị trí và
định hướng của máy bay tại từng thời điểm đo tương ứng.
- Từng điểm phản xạ của từng xung laser sau đó được phân loại là các điểm mặt
đất, trên ngọn cây, bề mặt các công trình xây dựng... Sau khi được xử lý, các
điểm này tạo nên mô hình số độ cao và mô hình số bề mặt
- Mô hình số độ cao được thành lập theo công nghệ LIDAR nhanh hơn và có thể
đo được cả ngày lẫn đêm.
Một số đối tượng trên bề mặt đất như: độ ẩm; nước; nhựa đường mới, mái nhà
lợp giấy dầu; và một số mái ván lợp hấp thụ các xung lazer trong các bước sóng
này. tạo nên các “lỗ hổng”- không có dữ liệu trong kết quả. Vì vậy, việc xử lý
các thông tin nhiễu trong dữ liệu thu được cũng được đặt ra đối với công nghệ
LIDAR.
Công nghệ LIDAR được ứng dụng để thành lập mô hình số độ cao độ chính xác
cao tới 0,1m phục vụ cho các bài toán có độ chính xác cao như theo dõi diễn
biến lũ lụt, xác định chính xác khu vực ngập nước,….
* Phương pháp công nghệ IFSAR:
- Độ cao của bề mặt đất có thể được tính toán thông qua sự lệch pha giữa các tín
hiệu radar phản xạ, được thu bởi hai vị trí ăng ten gần nhau. Hai ảnh radar có
thể được thu từ cùng một ăngten nhưng ở hai thời điểm khác nhau, hoặc được

27
thu đồng thời nếu có hai ăng ten được đặt ở hai đầu của một cạnh đáy như
trường hợp của SRTM.
- Giá thành cao hơn công nghệ LIDAR.
Câu 19 : Ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý GIS trong công tác quy
hoạch, quản lý đô thị ( hoặc trong chuyên ngành mà sinh viên đang theo
học) ?5đ

28
- Ở Việt Nam, trong ngành xây dựng , GIS đã đo đạc địa lý , quản lý , phân tích
hiện trạng và dự báo xu hướng phát triển đô thị . Riêng trong lĩnh vực quy
hoạch , GIS được áp dụng trực tiếp vào một số đồ án điển hình do bộ xây dựng
chủ trì như tập bản đồ và quy hoạch các đô thị việt nam (1996-2020) , atlat các
khu công nghiệp việt nam (1997-1999) và các bản quy hoạch quan trọng khác ...
GIS kèm theo đó là những khả năng mới , giải quyết các bài toán phức tạm
trong công tác quản lý địa chính , đền bù , cây xanh hạ tầng , chiếu sáng đô thị
...
29
Qui hoạch sử dụng đất: Trợ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước và địa phương
trong qui hoạch vùng và qui hoạch sử dụng đất các cấp. Giảm bớt các ảnh
hưởng bất lợi do sự phát triển (ví dụ qui hoạch phát triển đô thị) đối với các
vùng cảnh quan tự nhiên.
Câu 20: Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý GIS? 5đ
gồm 2 phần :
a) Cơ sở dữ liệu không gian :
* Đặc trưng thông tin không gian :
- vật thể ở đâu ?
- hình dạng hiện tượng?
- quan hệ và tương tác ?
* Mô hình không gian đặc biệt quan trọng vì cách thức thông tin sẽ ảnh hưởng
đến khả năng thực hiện phân tích dữ liệu và khả năng hiển thị đồ họa của hệ
thống.
* Có cấu trúc ở dạng Vector và Raster:
•vector :
- kiểu đối tượng điểm (Points):
+ Xác định bởi 1 cặp giá trị
+ Là tọa độ đơn (x;y)
+ Không cần thể hiện chiều dài và diện tích
- kiểu đối tượng đường (lines, polylines, arcs):
+ được xác định như 1 tập hợp dãy các điểm
+ Là 1 dãy các cặp tọa độ
+ 1 đường bắt đầu và kết thúc bởi điểm
+ các đường nối với nhau và cắt nhau tại điểm nút (node).
+ hình dạng của đường được định nghĩa bởi các điểm có hướng
+ độ dài chính xác bằng các cặp tọa độ.
- kiểu đối tượng vùng (polygons):

30
+ xác định bởi ranh giới các đường thẳng được mô tả bằng tập các đường và
điểm nhãn
+ một điểm nhãn nằm trong vùng để mô tả, xác định cho mỗi một vùng
+ có diện tích và đóng kín bởi 1 đường
•raster:
*Đặc điểm raster:
- phản ánh toàn bộ khu vực nghiên cứu bằng lưới các ô vuông, hay điểm ảnh
(pixel)
- các điểm được xếp liên tiếp từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
- mỗi một điểm ảnh chứa một giá trị,
- một tập hợp các ma trận điểm và các giá trị tương tự tạo tành một lớp (layer),
- trong cơ sở dữ liệu có thể có nhiều lớp.
*ứng dụng :
-phổ biến trong các bài toán về môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên .
- chủ yếu dùng để phản ánh các đối tượng dạng vùng; là ứng dụng cho các bài
toán tiến hành trên các loại đối tượng dạng vùng: phân loại, chồng xếp
b) Dữ liệu thuộc tính: là những mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện tượng xảy ra
tại các vị trí địa lý xác định. ( đặc tính của đối tượng, dữ liệu hiện tượng tham khảo
địa lý, chỉ số địa lý, quan hệ giữa các đối tượng trong không gian)
Đặc điểm :
- có thể nằm dọc theo đường
-có thể nằm tại một vị trí xác định trên bản đồ
-có thể có kích thước, màu
sắc, kiểu chữ khác nhau
- nhiều mức thông tin mô tả có thể tạo ra các ứng dụng khác nhau
- có thể tạo thông tin cơ sở dữ liệu lưu trữ thuộc tính
- có thể tạo độc lập với các đối tượng trên bản đồ
- không có liên kết với các đối tượng điểm, đường, vùng, và dữ liệu thuộc tính của
chúng.

31

You might also like