You are on page 1of 3

Nhiều phản ứng xảy ra chậm hoặc hiện diện cân bằng không thuận

lợi cho việc chuẩn độ trực tiếp. Aspirin là một axit yếu cũng trải qua
quá trình thủy phân chậm nên rất khó chuẩn độ trực tiếp. Để giải
quyết vấn đề này ta dùng phương pháp chuẩn độ ngược.

Mẫu được chuẩn độ bằng NaOH để trung hòa bất kỳ axit tự do nào được
tạo thành bằng cách thủy phân axit axetylsalixylic như được biểu diễn
trong phương trình 1 và để trung hòa nhóm cacboxyl của axit
axetylsalixylic.

Ta sẽ cho một lượng dư NaOH phản ứng với Aspirin, sau đó chuẩn
độ với HCl để xác định lượng NaOH dư sau phản ứng. Từ đó xác
định được lượng NaOH phản ứng với Aspirin. Dựa vào phương trình
sẽ xác định được lượng aspirin có trong mẫu.

Phản ứng axit-bazơ aspirin / NaOH (phương trình 1) tiêu thụ một mol
NaOH trên mỗi mol aspirin. Phản ứng thủy phân aspirin / NaOH (phương
trình 2) cũng tiêu thụ một mol NaOH trên mỗi mol aspirin, và như vậy
đối với chuẩn độ hoàn toàn, ta sẽ cần sử dụng tổng cộng gấp đôi lượng
NaOH , ngoài ra ta sẽ thêm một ít NaOH dư để đảm bảo rằng thực sự
đã phản ứng với tất cả aspirin trong mẫu.
Vì vậy khi phenolphtalein (đóng vai trò là chất chỉ thị) chuyển màu,
ta xác định được thể tích V1 của NaOH. Lượng NaOH cần thêm vào
nữa là V1(gấp đôi NaOH) và thêm 0.5 V1 NaOH dư để đảm bảo
aspirin đã phản ứng với hết. Vì vậy tổng cộng là 2.5V1 là thể tích là
được V2 xác định.
Nếu dung dịch không màu thì thêm vài giọt phenolphtalein(vì trong
quá trình đun nóng trước đó phenolphtalein có thể bị phân hủy hết),
nếu dung dịch vẫn không màu thì thêm NaOH 0.100N và đun nóng
trở lại(dung dịch không màu lúc này là do không có NaOH dư ta
cần thêm vào NaOH và đun nóng để đảm bảm NaOH phản ứng hết
với aspirin và dư)
Ta phải ghi lại tổng NaOH đã sử dụng từ nãy (V2 và lượng NaOH
thêm vào sau đó nếu có)

Chuẩn độ lượng NaOH dư bằng HCl sẽ xảy ra phản ứng (phương trình
3,4) cho đến khi màu hồng chỉ thị của phenolphtalein biến mất. Ta xác
định được lượng HCl. Từ dữ kiện về thể tích NaOH ban đầu và thể tích
HCl và các phương trình phản ứng ta gọi số mol aspirin là x. Số mol
NaOH dư sau phản ứng với aspirin là y. Ta có
2x+y= số mol NaOH
x+y= số mol HCl
Từ đấy tìm được lượng aspirin có trong mẫu ban đầu

(4) NaOH+HCl→NaCl+H2O

1. Ethanol được thêm vào vì nó là dung môi được khuyến nghị cho chất
chỉ thị phenolphtalein. Ethanol thêm vào phải được trung hòa để không
truyền tính axit vào dung dịch có thể tiêu tốn thêm một lượng NaOH.
Mặc dù vậy dung môi như ethanol có thể ảnh hưởng đến kết quả phân
tích. Ethanol dễ bay hơi ở 70-80℃, aspirin bị phân hủy ở nhiệt độ 143℃.
Vì vậy nếu đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn ở nhiệt độ cao thì
ethanol bị bay hơi kéo theo một phần aspirin dẫn đến kết quả sai lệch.
Mặc khác nếu dung dịch ở nhiệt độ quá cao aspirin sẽ bị phân hủy và bị
bay hơi mất đi và nhiệt độ thấp thì phenolphtalein cho giá trị ổn định. Đó
là lí do vì sao phải đun nhẹ dung dịch chứa trong erlen trên nồi cách thủy
(tránh đun sôi, vì mẫu có thể bị phân hủy), trong khi đun, thỉnh thoảng
xoay erlen vài vòng.
Để nguội trong 5 phút trước khi chuẩn độ bằng HCl đảm bảo sự thay đổi
màu của phenolphtalein sẽ đúng vì pKa của nó phụ thuộc vào nhiệt độ.

You might also like