You are on page 1of 2

13-Đỗ Hoàng Tùng-N2

Chiến lược xuyên quốc gia của Unilever giai đoạn 2017-2019
 Về nghiên cứu, phát triển sản phẩm (R&D):
 Để khác biệt hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu địa phương, Unilever đã theo
dõi
sự thay đổi tâm lý của người tiêu dùng thông qua việc thành lập và phát triển các
Trung tâm Dữ liệu về con người của họ trên khắp thế giới. Từ năm 2017 – 2019,
Unilever đã mở rộng và phát triển từ 25 trung tâm lên 30 trung tâm dữ liệu. Thông
qua việc kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động Marketing và R&D, doanh nghiệp sử
dụng thông tin thu thập được mình để nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Hàng
năm doanh nghiệp chi khoảng 900 triệu euro cho các hoạt động R&D.
 Tùy thuộc vào yêu cầu của thị trường và chiến lược thương hiệu, Unilever sử dụng
tỷ lệ phần trăm chung là 70: 20: 10. 70% danh mục đầu tư là dự án đổi mới triển
khai trên toàn cầu, chẳng hạn như Baby Dove đã được giới thiệu tại 19 thị trường
vào năm 2017 các đổi mới địa phương được tiếp thị thông qua các thương hiệu
toàn cầu chiếm 20% trong danh mục đầu tư của doanh nghiệp, như việc ra mắt
Comfort Sakura tại Nhật Bản. 10% là các dự án siêu địa phương như chuỗi Sunsilk
Yuya ở Mexico đáp ứng trực tiếp các yêu cầu của địa phương.
 Về sản xuất:
 Tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ Unilever sẽ đánh giá, điều chỉnh mục tiêu sản xuất
dựa trên một số yếu tố như; môi trường dân cư, kinh tế, chính trị xã hội, môi
trường tại đó để quyết định chiến lược sản xuất.
 Công ty cũng thiết lập cơ cấu tổ chức mới dựa trên hai nhóm hàng toàn cầu là
nhóm
hàng chăm sóc cá nhân, gia đình và nhóm hàng thực phẩm. Mỗi nhóm hàng được
chia thành các khu vực địa lý để tập trung phát triển, sản xuất và tiếp thị cho sản
phẩm đó. Ví dụ, Unilever Châu Âu với nhóm hàng thực phẩm (Unilever Bestfoods
Europe) đặt trụ sở tại Rotterdam, Hà Lan tập trung kinh doanh các nhóm hàng thực
phẩm cho thị trường Tây và Đông Âu, tương tự với nhóm hàng chăm sóc các nhân,
gia đình tại Châu Âu. Unilever cũng áp dụng mô hình tương tự cho các thị trường
khác như Bắc Mỹ, châu Mỹ La-tinh, châu Á. Tuy nhiên giữa các sản khu vực trong
cùng một nhóm mặt hàng vẫn có sự khác nhau giữa các sản phẩm.
 Bên cạnh đó, Unilever khác biệt hóa sản phẩm để đảm bảo rằng mọi tầng lớp trong
xã hội đều được phục vụ và không ai bị bỏ rơi, đáp ứng nhu cầu của thị trường
cũng như tối đa hóa doanh thu nhận được. Ví dụ, khi sản xuất bột giặt tại Ấn Độ,
‘Surf Excel’ được tạo ra cho những người khá giả, ‘Rin’ cho tầng lớp trung lưu và
“Wheel” cho người nghèo.
 Hiện tại Unilever xây dựng hệ thống 300 nhà máy và 700 nhà sản xuất là đơn vị
thứ 3 trên 69 quốc gia tham gia sản xuất sản phẩm nhằm khác biệt hóa sản
phẩm,phù hợp nhu cầu địa phương.
 b. Hoạt động Marketing Unilever tạo ra ngày càng nhiều nội dung kỹ thuật số phù
hợp để kết nối với khách hàng, giúp người tiêu dùng địa phương dễ dàng chọn sản
phẩm phù hợp nhu cầu mang thương hiệu Unilever.
 Về chiến lược marketing:
 Ở thị trường đang phát triển như Malaysia, Unilever đã thực hiện chiến lược
marketing mix gồm “phát triển dải sản phẩm, cải tiến chất lượng, đặc điểm sản
phẩm kết hợp với thay đổi phương thức truyền thông” một cách rất hiệu quả với
thương hiệu Dove. Cụ thể ở Malaysia Unilever dẫn đầu thị trường mặt hàng xà
phòng và dầu gội đầu. Các sản phẩm xà phòng và dầu gội đầu mang thương hiệu
Dove có đa dạng kích thước và hình dáng cũng như mùi hương khác nhau, đặc biệt
là nhiều đặc điểm ưu việt có lợi cho da hơn so với những mặt hàng tương tự. Ở thị
trường mà đa số người dân theo đạo Hồi với nhiều quy chuẩn khắt khe đối với phụ
nữ, Dove cũng đạt mục tiêu “Trở thành đại sứ thay đổi để giáo dục và truyền cảm
hứng cho phụ nữ về việc mở rộng nhận thức vẻ đẹp cũng như tự tin về bản thân
hơn”.

You might also like