You are on page 1of 3

Kết luận

Xây dựng chiến lược Marketing quốc tế cho doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào một thị
trường mới chưa bao giờ là một điều dễ dàng với doanh nghiệp, trong khi môi trường cạnh tranh
nội địa ngày càng khốc liệt, điều đó đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường ra quốc tế là xu
hướng của hầu hết các doanh nghiệp. Để xâm nhập thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần
phải quan tâm nhiều hơn đến các chiến lược marketing quốc tế, đặc biệt nghiên cứu kỹ môi
trường văn hóa- xã hội, môi trường nhân khẩu học vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng
chiến lược marketing hiệu quả. Việc tìm hiểu hay bước chân vào một thị trường khác nghiên cứu
thị trường cụ thể chính xác đòi hỏi phải am hiểu, nắm bắt cũng như cung cấp chính xác những
yêu cầu của thị trường, nhất là khi thâm nhập vào thị trường mới mẻ có những rào cản về ngôn
ngữ, văn hóa và thị hiếu của khách hàng… Từ đó doanh nghiệp xác định được những khó khăn
nhận diện được sự thay đổi trong môi trường kinh doanh, đề ra những biện pháp thích ứng và
những thay đổi cần thiết. Một chiến lược Marketing thành công chắc chắn sẽ mang lại cho doanh
nghiệp những lợi ích khổng lồ về doanh thu và cả thương hiệu, thế nhưng, nếu một chiến lược
Marketing thất bại sẽ ảnh hưởng và gây tổn thất về doanh thu và lợi nhuận, làm ảnh hưởng đến
thương hiệu của công ty và có thể phải đánh đổi bằng cả uy tín của doanh nghiệp và niềm tin của
khách hàng.

Unilever thâm nhập vào thị trường Việt Nam và đánh giá thị trường Việt Nam như là một “ngôi
sao” sáng đầy tiềm năng, đồng thời Việt Nam có môi trường kinh tế vĩ mô rất ổn định và phát
triển tốt. Unilever đã xác định và có một chiến lược cũng như tầm nhìn đối với thị trường Việt
Nam vì vậy Unilever đã phát triển rất mạnh mẽ, chinh phục người tiêu dùng bằng những sản
phẩm có giá thành rẻ, chất lượng tốt phù hợp với mức thu nhập. Vấn đề khai thác thị trường tiềm
năng sao cho hiệu quả sau khi đã tiến hành thâm nhập thành công, sẽ phải dựa vào kế hoạch dài
hạn của doạnh nghiệp, trong đó doạnh nghiệp nào thực sự có bản lĩnh, thể hiện được sự am hiểu
thị trường sâu sắc mới có thể tồn tại lâu dài tại thị trường trước làn sóng các doanh nghiệp mới
tràn vào ồ ạt.

Đề xuất giải pháp

* Giải pháp mở rộng sức ảnh hưởng


Unilever của hiện này đã là chủ sở hữu các thương hiệu phổ biến như Vaseline, Suave và
Dove, với việc dựa vào các thương vụ mua bán sát nhập với các thương hiệu chăm sóc sắc đẹp
cá nhân nhỏ hơn thì càng ngày công ty này càng nhanh chóng tiếp cận các xu hướng mới trong
ngành mỹ phẩm.
Bên cạnh đó xu hướng tiêu dùng của người Việt cũng như toàn thế giới đang hướng đến
những dòng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường nên Unilever hoàn toàn có thể xem xét
đây là cơ hội và là điểm mấu chốt để tăng thêm tính cạnh tranh đối với hầu hết những mặt hàng
ngoại nhập khác.
Theo cập nhật gần đây, việc mua lại các thương hiệu đang là xu hướng tiêu dùng mới như
Naturals của Schmidt, Sundial, và Carver Hàn Quốc đã giúp tập đoàn này hướng đến đối tượng
khách hàng Thiên niên kỷ toàn cầu.
Hình 7: Mô phỏng sự sáp nhập giữa các công ty

Vậy nếu như Unilever sáp nhập hoặc kết hợp với một vài thương hiệu nội địa của Việt
Nam cùng phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô thì chắc hẳn đây là một sự cộng sinh giúp hai
bên cùng có lợi. Unilever thì tiến gần hơn và rộng hơn đối với người tiêu dùng, còn các sản
phẩm được sản xuất bởi sự kết hợp nội và ngoại này sẽ có cơ hội đi xa hơn trên thị trường quốc
tế.

*Giải pháp bán hàng, tiếp thị thị trường


Có một điều dễ dàng về mặt tâm lý khách hàng ta có thể nhận ra là họ thường thích mua
sản phẩm vào những đợt sale, đại hạ giá hoặc là những sản phẩm có tặng kèm. Dù sản phẩm tặng
kèm của bạn có là gì thì thường nó vẫn có sức hút rất lớn đối với người mua hàng. Vậy nên
Unilever có thể tận dụng đây là điểm để bán hàng, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một
cách nhanh chóng hơn.

Các gói combo khuyến mãi hiện nay vẫn chưa được Unilever tận dụng nhiều so với các
thương hiệu khác, khi đã dùng sản phầm thì công ty có thể xác định hướng đi là khi khách hàng
mua sản phẩm A thì phải có một lý do để họ mua sản phẩm B dùng cùng. Đây là bài toán mà
Unilever nên tìm lời giải để việc bán hàng, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được thuận
tiện và ngày càng mở rộng hơn.

*Giải pháp điểm nổi bật của thương hiệu


Những cái hay của những thương hiệu khác, Unilever hoàn toàn có thể tham khảo và học
hỏi. Tuy nhiên, cần nhớ rằng hòa nhập chứ không hòa tan. Lúc cựa mình phát triển thì Unilever
cần hỏi bản thân mình rằng đâu là điểm nổi bật của chính họ. Vậy với những sản phẩm của
Unilever như Ponds, Dove, Vaseline thì ngành mỹ phẩm của Unilever hoàn toàn có thể tập trung
để phát triển chúng hơn nữa, cải thiện những khuyết điểm tìm ra những điểm riêng biệt của sản
phẩm công ty mình, đưa chúng trở thành duy nhất. Có như thế thì Unilever mới để lại ấn tượng
lâu trong lòng khách hàng chứ không phải chỉ như những người qua đường.

Ngoài ra còn có một số giải pháp doanh nghiệp có thể thực hiện như: Chiến lược giảm giá, kênh
phân phối, cải tiến sản phẩm,…

You might also like