You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
----------

BÀI TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng Minh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh

MSSV: 31191026457 Lớp: AD007 Khóa: 45

TP. HCM, THÁNG 10 NĂM 2021


ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
----------

BÀI TIỂU LUẬN

KẾT THÚC HỌC PHẦN

BỘ MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng Minh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Khánh

MSSV: 31191026457 Lớp: AD007 Khóa: 45

Email: khanhnguyen.31191026457@st.ueh.edu.vn

TP. HCM, THÁNG 10 NĂM 2021


CÂU 1: PHÂN TÍCH CASE STUDY VỀ L’OREAL VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI.

1. Xem lại danh mục thương hiệu của L’Oréal. Địa phương và tiếp thị toàn cầu,
mua
lại thông minh và R&D đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc phát triển
những thương hiệu đó?
a. Địa phương và tiếp thị toàn cầu

L’Oreal là một trong những công ty mỹ phẩm hàng đầu trên thị trường toàn cầu.
Trong những năm qua đến nay, nó đã tạo ra một giá trị thương hiệu thành công và nổi
tiếng trong lĩnh vực mỹ phẩm và sắc đẹp. Nhắm vào thị trường là một trong những yếu tố
đóng vai trò then chốt trong thành công của L’Oreal. Công ty nhắm vào đối tượng khách
hàng với các sản phẩm theo nhu cầu của họ. Chẳng hạn như ở Nhật Bản, họ tiếp thị các
loại mascara được thiết kế đặc biệt và theo yêu cầu của họ. Với dòng thương hiệu về sản
phẩm tiêu dùng, L’Oreal nhắm vào thị trường đại chúng chuỗi bán lẻ. Các thương hiệu về
L’Oreal Luxe, L’Oreal nhắm vào thị trường dành cho khách hàng cao cấp, chỉ có trong
các cửa hàng cao cấp, cửa hàng bách hóa, hay cửa hàng đặc sản. Về các thương hiệu của
nhóm sản phẩm Chuyên nghiệp, L’Oreal nhắm vào thị trường chỉ dành cho các tiệm làm
tóc chuyên nghiệp. Cuối cùng, các thương hiệu của nhóm hoạt động Mỹ phẩm, L’Oreal
nhắm vào thị trường dược phẩm, chỉ bán tại quầy thuốc, spa. Điều này giúp cho sản phẩm
của họ đến các khách hàng có nhu cầu một cách riêng biệt, mỗi khách hàng sẽ có những
nhu cầu riêng biệt. Owen-Jones cũng giải thích, “Mỗi thương hiệu được định vị trên một
phân khúc [thị trường], càng ít càng trùng lặp càng tốt với những người khác."

b. Mua lại thông minh

L’Oreal đã mua lại các công ty làm đẹp địa phương trên toàn thế giới, tân trang với
định hướng chiến lược và mở rộng thương hiệu vào các lĩnh vực mới thông qua cánh tay
tiếp thị mạnh mẽ của nó. Cụ thể, L’Oreal đã mua lại Soft Sheen Products năm 1998 và
Carson Products năm 2000. Điều này giúp L’Oreal loại bỏ được sự cạnh tranh giữa các
sản phẩm và các công ty với nhau, giúp công ty chiếm 20% thị phần trong ngành chăm
sóc tóc dân tộc. Tiếp theo đó, họ còn thu được một lợi nhuận khổng lồ từ thị trường Hoa
Kỳ.

c. R&D

Hiểu các thói quen và nhu cầu làm đẹp độc đáo của các nền văn hóa, khí hậu, truyền
thống và đặc điểm sinh học khác nhau là rất quan trọng đối với thành công toàn cầu của
L’Oreal. Công ty đã dành ra 3,5% doanh thu hàng năm để đầu tư vào R&D. Công ty đã
đầu tư vào 22 trung tâm nghiên cứu trên thế giới. Điều này giúp L’Oreal luôn hiểu rõ
ràng về khái niệm của các loại làn da và mái tóc khác nhau. Từ đó, họ hiểu được những
nhu cầu khác nhau của các khách hàng ở những nơi khác nhau trên khắp thế giới. Qua đó,
L’Oreal sẽ tạo ra các sản phẩm đa dạng phù hợp riêng cho mọi người.
2. Chìa khóa để sản phẩm nội địa thành công là gì khi ra mắt thương hiệu như
Maybelline’s Wondercurl ở Nhật Bản.
L’Oreal đã dành 3,5% doanh thu của mình hàng năm dành cho bộ phận R&D.
Thành lập 22 trung tâm nghiên cứu trên thế giới. L’Oreal đã nhận ra nhu cầu của khách
hàng ở Nhật Bản, đó là lông mi của những người phụ nữ ở đây thường ngắn và thẳng. Do
đó, bộ phận R&D của L’Oreal đã nghiên cứu ra sản phẩm Wondercurl mascara có công
thức đặc biệt làm cong lông mi của phụ nữ. Công ty đã thành công tạo ra được sản phẩm
đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Chỉ trong 3 tháng, Wondercurl mascara đã trở
thành sản phẩm bán chạy số một tại Nhật Bản và phụ nữ phải xếp hàng dài để mua sản
phẩm. Do vậy, việc đầu tư một số tiền khổng lồ vào bộ phận R&D của L’Oreal là chìa
khóa thành công cho sản phẩm hay thương hiệu Maybelline’s Wondercurl này. Công ty
tiếp cận và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và có thể dễ dàng nghiên cứu và đổi mới để
tạo ra sản phẩm thích hợp và hiệu quả nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trên
toàn cầu thông qua bộ phận R&D được L’Oreal đầu tư cao hơn một phần trăm so với
mức trung bình của ngành.
3. Điều gì khiến cho L’Oréal mở rộng trên phạm vi toàn cầu? Ai là đối thủ cạnh
tranh lớn nhất? Nếu bạn là Giám đốc điều hành, bạn sẽ bạn tiến hành quản lí như
thế nào. Giải thích?
a. Điều gì khiến cho L’Oreal mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Ở cấp độ toàn cầu, tăng trưởng có thể được duy trì bằng cách tham gia vào các thị
trường mới. Các thị trường mới nổi sẽ mang đến những cơ hội tuyệt vời cho L’Oreal .
L'Oreal đã thành công và có uy tín tại các thị trường mà không ai mơ ước, bao gồm Nam
Mỹ, Liên và Trung Quốc. Vì vậy, L’Oreal muốn mở rộng trên phạm vi toàn cầu là có
khả năng. L’Oréal tin rằng tương lai của mình nằm ở các lĩnh vực mới nổi như Châu Á,
Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, nơi họ mong đợi tìm kiếm hàng triệu khách hàng mới
trong vài năm tới. Với mục đích tạo ra những sản phẩm phù hợp riêng cho mọi người trên
thế giới, thì việc mở rộng phạm vị toàn cầu là cần thiết. Việc này giúp các trung tâm
nghiên cứu có thể dễ dàng tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm, văn hóa của khách hàng để phát
triển và đổi mới sản phẩm. Hơn nữa, việc đặt các trung tâm nghiên cứu ở các quốc gia
này có thể giúp tiết kiệm chi phí hoặc có thể học hỏi những công nghệ kỹ thuật tiên tiến
của các nước.
Hiện nay, mua bán trên các kênh thương mại điện tử đang được khách hàng ưa
chuộng và sử dụng phổ biến. Việc các doanh nghiệp toàn cầu tập trung vào kênh thương
mại điện tử sẽ dễ dàng chạm đến người tiêu dùng. Từ đó có thể kiếm được một khoản
doanh thu khổng lồ.
Bên cạnh đó, các đối thủ của L’Oreal đã và đang trong quá trình mở rộng phạm vi
toàn cầu như: Avon, Shiseido, Estee Lauder,...Nếu L’Oreal không mở rộng phạm vi toàn
cầu, công ty sẽ không cạnh tranh nổi với các đối thủ.
b. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất.
Avon: là một đối thủ cạnh tranh nội địa, tuy nhiên hiện nay đã và đang trong quá
trình mở rộng phạm vị toàn cầu. Avon là một công ty đa quốc gia về mỹ phẩm, chăm sóc
da, hương thơm và chăm sóc cá nhân, có trụ sở tại Luân Đôn. Avon có doanh thu 5,57 tỷ
đô trên toàn cầu vào năm 2019
Shiseido: là một đối thủ cạnh tranh toàn cầu, xuất thân từ một hiệu thuốc phương
tây đầu tiên ở Nhật Bản. Hiện nay, Shiseido đã trở thành một tập đoàn làm đẹp toàn cầu,
hiện đang hoạt động tại khoảng 120 quốc gia trên thế giới.
Estee Lauder: vừa là đối thủ cạnh tranh nội địa, vừa là đối thủ cạnh tranh toàn cầu.
là nhà sản xuất và tiếp thị đa quốc gia của Mỹ về các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm,
hương thơm và chăm sóc tóc, có trụ sở tại Midtown Manhattan, Thành phố New York.
Công ty sở hữu danh mục thương hiệu đa dạng, được phân phối trên toàn thế giới thông
qua cả kênh thương mại kỹ thuật số và kênh bán lẻ.
c. Nếu là CEO, tôi sẽ quản lý.
Công ty sẽ tập trung vào các kênh phân phối thương mại điện tử để tiếp cận đến
khách hàng một cách nhanh chóng. Ví dụ, ở Việt Nam thông qua Shoppe, ta có thể đưa
sản phẩm của mình đến khách hàng bằng các đợt sale vào ngày 8/8, 9/9, 10/10,..
Hiện nay, ý thức về sức khỏe của người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng tăng. Do
đó, công ty nên cố gắng tạo ra những sản phẩm hữu cơ để có thể bảo đảm tốt về sức
khỏe, mang đến niềm tin cho người tiêu dùng. Tiếp tục chi tiền cho bộ phận R&D để các
phòng nghiên cứu có thể làm tốt mục tiêu này.
CÂU 2: PHÂN TÍCH Ý KIẾN VÀ NÊU RA ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM.
1. Khái niệm về thị trường mục tiêu:
Thị trường mục tiêu hay còn biết đến là target market, Thị trường nói chung
bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng và hiện tại đối với sản phẩm hay dịch vụ,
liên quan đến đến các yếu tố có khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, mong muốn,
nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Thị trường mục tiêu (target market)
được hiểu là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với
hướng đi riêng của từng doanh nghiệp (Kotler, 2012). Nghĩa là, thị trường mục
tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một
doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thu hút và đáp ứng được nhu cầu để biến họ
thành khách hàng trung thành.
2. Nhận định về quan điểm:
Việc một chiến lược tiếp thị của marketer hướng đến một thị trường mục tiêu
nhất định cơ bản sẽ có rất nhiều lợi ích, có thể được kể đến như sau:
- Tiết kiệm chi phí: Việc tập trung vào một mục tiêu nhất định sẽ làm
giảm đi việc phải viral nhiều trong cộng đồng, chỉ cần có thể truyền
thông tốt trong nhóm đối tượng mà mình muốn hướng đến
- Đạt được hiệu quả cao: Xác định mục tiêu đúng và tập trung điều này
khiến cho mức độ tiếp cận sẽ thường xuyên và dễ dàng hơn, tránh tình
trạng phải tiếp cận không đúng đối tượng.
- Tiết kiệm thời gian trong việc lên chiến lược: Điều này có nghĩa chiến
lược chỉ tập trung đến một đối tượng, từ đó các tiêu chí đưa ra chỉ cần
xoay quanh các thói quen, hành vi, nhận thực của nhóm đối tượng đó.
Và cũng đồng nghĩa với việc chiến lược mà marketer đưa ra không cần
phải phù hợp với tất cả đối tượng trong cộng đồng.
Tuy vậy việc xây dựng các chiến lược tiếp thị với mục tiêu nhất định cũng
gây ra một số bất cập nhất định cũng như một số khuyết điểm:
- Việc này sẽ bỏ qua một số khách hàng tiềm năng nhất định trong các thị
trường khác: Việc chỉ tập trung quá vào một thị trường và ít quan tâm
đến một số thị trường tiềm năng lân cận có thể bỏ sót các khách hàng
tiềm năng của các thị trường này.
- Có thể sẽ bị rập khuôn và theo một mô típ nhất định: Một thị trường sẽ
có một mô hình hay một hình thức để marketing phù hợp cho thị trường
đó, điều này có nghĩa là khi các marketing sẽ áp dụng các chiến lược có
sẵn mà không hiểu những bản chất sâu xa của chiến lược đó, dẫn đến
triển khai kém hiệu quả, tốn chi phí và cả chi phí cơ hội.
- Có thể sẽ là hành vi lợi dụng các điểm yếu của thị trường này để tiếp
cận đến các đối tượng dễ bị tổn thương nhất: Đối với các khách hàng có
nhận thức thấp và dễ bị tác động bởi các chiến lược tiếp thị thì việc các
marketer có ý đồ không tốt sẽ tận dụng các kẽ hở này để truyền thông
thông tin kích thích việc mua hàng của họ. Nhóm đối tượng này thường
có thu nhập thấp và thuộc tầng lớp dưới của xã hội, việc để các chiến
lược làm ảnh hưởng đến nhất thức có thể sẽ khiến cho cuộc sống đặc
biệt là tính hình tài chính của họ sẽ bị tổn thương nhất định.

Nhìn chung việc tiếp thị trong một thị trường nhất định sẽ rất hiệu quả tuy nhiên cần
phải biết áp dụng đúng phương pháp cũng như là mục đích của các chiến lược, tránh tình
trạng áp dụng sai đối tượng dẫn đến các khuyết điểm cũng như hiệu quả không mong
muốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Kotler, P. (2012). Kotler on marketing. Simon and Schuster, New York: NY 10020.

IvyPanda. (2019, December 22). Market Analysis: L’Oreal.

You might also like