You are on page 1of 10

Nội dung

1. Tổng quan về thị trường kinh doanh mỹ phẩm hiện nay............................................2

1.1. Môi trường vĩ mô................................................................................................2

1.2. Môi trường vi mô................................................................................................3

2. Nên quan tâm đến doanh số bán hàng hay khôi phục lại số lượng khách hàng?........3

2.1. Doanh số bán hàng..............................................................................................4

2.2. Khôi phục lượng khách hàng...............................................................................4

2.3. Kết luận...............................................................................................................5

3. Biện pháp thúc đẩy nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp thực hiện mục tiêu.......6

3.1. Tổ chức khen thưởng...........................................................................................6

3.2. Tổ chức các khóa đào tạo bán hàng cho nhân viên..............................................7

3.3. Thiết lập mục tiêu bán hàng rõ ràng....................................................................7

3.4. Các biện pháp khác..............................................................................................8

4. Ví dụ thực tiễn: Hasaki..............................................................................................8

Nguồn tham khảo.........................................................................................................10

1
1. Tổng quan về thị trường kinh doanh mỹ phẩm hiện nay

1.1. Môi trường vĩ mô

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay đang có xu hướng phát triển đột phá
với hàng trăm thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước. Năm 2022, Mintel ước tính
thị trường mỹ phẩm nước ta đạt giá trị khoảng 2,3 tỷ đô và dự báo sẽ tiếp tục tăng
trưởng 6.2% mỗi năm trong tương lai. Tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm
toàn quốc cũng được ghi nhận tăng 40%, từ 87 cửa hàng trong năm 2021 lên đến 124
cửa hàng trong năm 2022. Trong đó, phần lớn cửa hàng tập trung tại hai trung tâm
kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Theo số liệu của doanh nghiệp nghiên cứu thị trường Statista, thị trường làm đẹp và
chăm sóc cá nhân tại Việt Nam sẽ cán mốc 2,8 tỷ USD vào năm 2024. Nguồn: Statista

Một trong nguyên nhân chính khiến thị trường mỹ phẩm Việt Nam bùng nổ đó
là sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Việt Nam được đánh giá là
nền kinh tế phát triển nhanh và năng động tại châu Á. Thu nhập người dân ngày càng
cải thiện và nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng. Đặc biệt là sự bùng nổ của giới trung lưu
- tầng lớp sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm sắc đẹp từ mọi phân khúc giá cả và chất
lượng. Theo thống kê, hiện một phụ nữ thuộc lớp trung lưu trong độ tuổi 25 - 45 ở
Việt Nam chi trung bình 450.000 - 500.000 đồng/tháng cho các sản phẩm trang điểm.
2
Các con số chi tiêu này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong tương lai. Chính
vì vậy, thị trường mỹ phẩm Việt được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng.

1.2. Môi trường vi mô

Cuộc đua thị phần ngành kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam đang diễn ra rất khốc
liệt. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu châu Âu và châu Á, như Anh, Pháp, Hàn Quốc,
Nhật Bản, đang tích cực tìm kiếm cơ hội gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam. Đến nay, hàng trăm nghìn thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như mở văn phòng đại diện, đặt đại lý, nhà phân phối bán hàng,
thành lập doanh nghiệp và xây dựng nhà máy sản xuất. Tiêu biểu nhất có thể kể đến
các chuỗi bán lẻ mỹ phẩm như Watson, Sociolla, Guardian, v.v với quy mô hàng chục
các cửa hàng trải dài khắp cả nước và được giới trẻ yêu mến. Trong khi đó, trong nước
cũng đang nổi lên nhiều cái tên như Hasaki, Thế giới SkinFood và Beauty Garden, v.v
với đa dạng loại sản phẩm và thu hút được lượng khách hàng đông đảo ghé thăm.
Cuộc cạnh tranh của các thương hiệu thường được nhìn thấy rõ nhất qua chất lượng
sản phẩm, các chiến dịch quảng bá và khuyến mãi hằng năm. Tuy nhiên, nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng cung cách phục vụ và đội ngũ bán hàng mới là yếu tố hàng đầu giúp
doanh nghiệp cạnh tranh thành công trên thị trường và khiến khách hàng quay trở lại.
Thông qua tương tác giữa nhân viên với khách hàng, các thương hiệu có thể dễ dàng
tiếp cận, nắm được mọi vấn đề và tập hợp phản hồi từ người tiêu dùng. Từ đó, các
nhãn hàng sẽ đưa ra cải thiện tương ứng với mong muốn và “điểm đau” của đối tượng
mục tiêu. Chính vì lý do này, đội ngũ bán hàng tại các doanh nghiệp kinh doanh mỹ
phẩm ngày nay rất được chú trọng và phát triển.

2. Nên quan tâm đến doanh số bán hàng hay khôi phục lại số lượng khách hàng?

Từ tổng quan về thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam hiện nay, một nhận định chỉ
ra rằng Việt Nam là một trong những thị trường mỹ phẩm cạnh tranh khắc nghiệt
nhưng tiềm năng và còn nhiều dư địa để phát triển. Do vậy, các doanh nghiệp mỹ
phẩm đang cố gắng tận dụng lợi thế này, chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù
hợp, đồng thời kết hợp với việc xây dựng giá trị thương hiệu và đầu tư vào chất lượng
sản phẩm để tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Mục đích cuối cùng của các
doanh nghiệp đều là nhằm tăng doanh số và thu hút khách hàng, có vậy doanh nghiệp
mới có khả năng cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững trong tương lai. Một câu
hỏi được đặt ra tại đây là liệu doanh nghiệp chỉ nên quan tâm đến việc tăng trưởng
doanh thu hay khôi phục lại số lượng khách hàng.

3
Đối với một nhân viên phụ trách bán hàng, doanh số bán hàng hay khôi phục lại
số lượng khách hàng đều rất quan trọng và trở thành yêu cầu thiết yếu của ngành nghề
này. Tuy nhiên, tùy vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà sự ưu tiên của hai mục
tiêu trên có thể khác nhau, đòi hỏi nhân viên phụ trách bán hàng có những biện pháp
phù hợp thúc đẩy nhân viên thực hiện đúng mục tiêu đề ra.

2.1. Doanh số bán hàng

Với doanh nghiệp mỹ phẩm đang ở giai đoạn đầu phát triển, tăng trưởng doanh
số bán hàng có thể là ưu tiên hàng đầu mà doanh nghiệp này theo đuổi. Doanh số tăng
nói lên doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả và thỏa mãn tối ưu nhu cầu tiêu dùng
của khách hàng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đánh giá được năng lực của đội ngũ bán
hàng và có kế hoạch điều chỉnh tương ứng trong tương lai. Ngoài ra, tăng trưởng
doanh số bán hàng còn cung cấp cho doanh nghiệp nguồn tài chính dồi dào hơn, nhờ
vậy doanh nghiệp có thể đầu tư vào các hoạt động như nghiên cứu và phát triển sản
phẩm, mở rộng thị trường, tăng cường cơ cấu nhân lực, hay đẩy mạnh quảng bá nhằm
tăng sức cạnh tranh và phục vụ trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng. Về phía nhân
viên bán hàng, đóng góp vào tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp khiến họ cảm
thấy vai trò của mình được đánh giá cao. Điều này sẽ là động lực cho các nhân viên
không ngừng học hỏi, phát triển bản thân và nâng cao kỹ năng nhằm tạo ra nhiều giá
trị hơn cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, các doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm ngày nay đều đua nhau tạo
ra nhiều sản phẩm làm đẹp mới lạ, mở rộng danh mục sản phẩm hay tung ra các chiến
lược quảng bá độc đáo, v.v chỉ để nhằm mục đích tăng doanh thu cho hãng. Trong môi
trường cạnh tranh như ngành mỹ phẩm, không tạo ra doanh thu có thể nhấn chìm một
doanh nghiệp trong khủng hoảng, thậm chí là bị đẩy tới bờ vực phá sản. Tuy nhiên,
doanh nghiệp không chỉ nên chú trọng vào doanh số bán hàng, bởi đây chưa phải là
yếu tố tiên quyết khiến doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững. Việc giữ chân
khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới là cách làm hiệu quả để đảm bảo doanh
nghiệp vừa duy trì doanh số bán hàng ổn định vừa tăng trưởng mạnh mẽ trong tương
lai.

2.2. Khôi phục lượng khách hàng

Nếu một doanh nghiệp đã tồn tại trong thị trường mỹ phẩm một khoảng thời
gian dài, khôi phục lại số lượng khách hàng có thể là mục tiêu được doanh nghiệp ưu
tiên hơn. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần tập trung vào việc tạo ra giá trị và đáp
4
ứng nhu cầu làm đẹp của khách hàng hiện có, đồng thời tạo ra sự khác biệt để thu hút
thêm khách hàng mới tiềm năng. Thu hút lại lượng khách hàng đã từng mua hàng hoặc
sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng
cáo và tiếp thị, tạo sự trung thành, tăng lợi nhuận (nghiên cứu từ Bain & Company cho
thấy tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% sẽ mang lại lợi nhuận 25–95%) và tạo đà phát
triển bền vững trong tương lai. Ngoài ra, khách hàng cũ là những đối tượng thường
xuyên có sự tương tác với doanh nghiệp, do đó những đánh giá và phản hồi của họ sẽ
giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn, góp
phần nâng cao vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chi ngân sách và nguồn lực khổng
lồ cho việc tìm kiếm và thu hút khách hàng mới. Thế nhưng họ vẫn cho rằng khách
hàng cũ mới chính nhân tố quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Khi sự
cạnh tranh về chất lượng và giá cả càng trở nên gay gắt thì chăm sóc khách hàng cũ
chính là chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp chiếm được vị thế và lòng tin của
khách hàng. Với hai mặt hàng cùng giá cả và chất lượng như nhau, khách hàng cũ vẫn
lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp họ đã tin tưởng và sử dụng. Chính điều đó đã
làm sâu sắc thêm tầm quan trọng của việc khôi phục lại lượng khách hàng với doanh
nghiệp.

2.3. Kết luận

Doanh số bán hàng hay khôi phục lại lượng khách hàng đều các yếu tố cần thiết
để một doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm tồn tại và phát triển. Do đó, tùy vào yêu
cầu và mục tiêu của từng doanh nghiệp mà người phụ trách bán hàng chọn chú trọng
vào yếu tố nào nhiều hơn. Nhưng theo em, doanh số bán hàng tuy giúp doanh nghiệp
tạo ra nguồn thu tiếp tục duy trì và phát triển nhưng không đảm bảo khả năng giữ chân
thành công khách hàng và tạo ra lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Chính khách hàng
mới là nguồn cung cấp và đảm bảo doanh thu, lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp.
Vì vậy, một khi khách hàng hài lòng và trung thành với doanh nghiệp thì lợi nhuận lâu
dài sẽ được tạo ra, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục tăng trưởng bền vững và
cạnh tranh hiệu quả trong tương lai.

Vì vậy trong vai trò một người phụ trách bán hàng, em cho rằng khôi phục lại
lượng khách hàng nên được quan tâm và chú trọng. Doanh nghiệp cần thường xuyên
phân tích, đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời cải thiện sản phẩm, dịch vụ
cho phù hợp để tạo ra một chiến dịch tiếp thị và chăm sóc khách hàng tốt hơn.

5
3. Biện pháp thúc đẩy nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp thực hiện mục tiêu

Nhân viên bán hàng chính là “cửa ngõ” để sản phẩm doanh nghiệp nhanh chóng
đến được với người tiêu dùng. Họ chính là người trực tiếp tư vấn, giới thiệu sản phẩm
của doanh nghiệp cho khách hàng để giúp họ yêu thích và mua hàng; qua đó giúp thúc
đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, mang về khách hàng trung thành và doanh số, lợi nhuận
cho công ty. Vì vậy, để khôi phục lại lượng khách hàng, các doanh nghiệp cần có các
chiến lược và biện pháp cụ thể, nhằm tạo cơ hội, môi trường và động lực để thúc đẩy
nhân viên hoàn thành mục tiêu đề ra.

3.1. Tổ chức khen thưởng

Khen thưởng nhân viên là việc làm không thể thiếu trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là môi trường kinh doanh mỹ phẩm - nơi yêu
cầu cao về giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng. Tùy theo kết quả năng suất, mức
độ cống hiến, doanh số bán hàng của nhân viên mà doanh nghiệp có thể khen thưởng,
ghi nhận thành tích của nhân viên bằng những hình thức khác nhau. Mục đích của việc
này chính là để nâng cao tinh thần và tạo động lực cho nhân viên giúp họ cống hiến hết
mình, không ngừng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để nỗ lực tìm kiếm và giữ chân khách
hàng cho doanh nghiệp.

Một trong những lý do khiến nhân viên bán hàng mất đi nhiệt huyết và quyết
định rời bỏ doanh nghiệp là vì cảm thấy những đóng góp của họ không được ghi nhận.
Mỗi nhân viên khi làm việc, đều mong muốn có được sự công nhận từ đồng nghiệp
cũng như cấp trên. Do đó, khi doanh nghiệp không có các chính sách khen thưởng
nhân viên hoặc các chương trình đó không thiết thực, được triển khai kém thì có thể
làm giảm động lực và thậm chí đẩy nhân viên giỏi đến với những nơi có chế độ tốt
hơn. Một khi những nhân tài hoặc những nhân viên bán hàng lâu năm rời đi, doanh
nghiệp có khả năng đẩy khách hàng ra xa vì họ không cảm nhận được sự tôn trọng, tận
tâm hoặc đơn giản là sự quen thuộc trong cung cách phục vụ ban đầu.

Ngày nay, có nhiều cách để khen thưởng nhân viên bên cạnh việc tuyên dương
hay tăng lương thưởng, như cung cấp các bữa ăn nhẹ, giảm giá các sản phẩm làm đẹp,
tặng mỹ phẩm cho nhân viên vào các dịp hoặc nghỉ phép. Dù khen thưởng bằng
phương thức nào thì người phụ trách bán hàng cũng phải đảm bảo việc khen thưởng
diễn ra kịp thời, chính xác, đúng nguyên tắc và công bằng. Có như vậy, nhân viên bán
hàng mới có động lực làm việc chăm chỉ và hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

6
3.2. Tổ chức các khóa đào tạo bán hàng cho nhân viên.

Môi trường kinh doanh mỹ phẩm cạnh tranh như ngày nay đòi hỏi bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng có một lực lượng bán hàng lành nghề và có kỹ năng cao. Tuy nhiên,
nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo nhân sự. Một khi nguồn
tài chính eo hẹp thì các chương trình đào tạo kỹ năng là một trong những hoạt động bị
cắt bỏ đầu tiên.

Khóa đào tạo bán hàng có thể hiểu là quá trình các doanh nghiệp tổ chức các
lớp học, sau đó mời các chuyên gia, giảng viên đến giảng dạy trực tiếp cho nhân viên
bằng các khóa học ngắn hạn nhưng chuyên sâu về lĩnh vực bán hàng và các kỹ năng,
kiến thức liên quan. Thông qua khóa đào tạo, nhân viên có thể trau dồi được kỹ năng
làm việc, nâng cao năng lực chuyên môn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ
năng đàm phán, thương lượng, hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề, v.v, qua đó đáp ứng
được yêu cầu doanh nghiệp đề ra. Hiện nay, tổ chức đào tạo nhân viên được coi là đầu
tư vào tương lai của doanh nghiệp. Khi sở hữu cho mình những đội ngũ bán hàng chất
lượng cao, linh hoạt và nhạy bén, doanh nghiệp có cơ hội tiến gần hơn tới khách hàng.
Nhờ đó, doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với họ, phát triển các chiến
lược bán hàng hiệu quả, và cuối cùng là tăng doanh thu và thu hút khách hàng quay trở
lại.

3.3. Thiết lập mục tiêu bán hàng rõ ràng

Trong kinh doanh và bán hàng, cụ thể là các mặt hàng mỹ phẩm, việc thiết lập
mục tiêu cụ thể sẽ giúp quá trình bán hàng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ
hết.

Mục tiêu bán hàng là kết quả kỳ vọng của một chiến dịch bán hàng mà các nhà
lãnh đạo đặt ra yêu cầu đội ngũ nhân viên bán hàng của mình phải đạt được trong một
khoảng thời gian nhất định. Mỗi mục tiêu bán hàng có thể bao gồm các mục tiêu ngắn
hạn và dài hạn. Trong đó, trước mỗi một chiến dịch bán hàng, các nhà phụ trách sẽ có
trách nhiệm hướng dẫn, làm rõ các mục tiêu cho đội ngũ bán hàng để trong quá trình
triển khai, nhân viên dễ dàng hành động, tương tác; từ đó mang lại giá trị cao cho
doanh nghiệp. Ngoài ra, thiết lập mục tiêu rõ ràng giúp nhân viên xác định được nhiệm
vụ, có động lực và tập trung hơn vào công việc của mình. Chẳng hạn, khi một doanh
nghiệp mỹ phẩm đặt ra mục tiêu hàng đầu là khôi phục lại lượng khách hàng tại các
cửa hàng, nhân viên bán hàng có thể hiểu nhiệm vụ của mình sẽ là tìm hiểu nhu cầu và
mong muốn của khách hàng, sau đó cung cấp trải nghiệm và sự phục vụ tốt nhất để giữ
7
chân những đối tượng khách hàng này. Kết quả là những khách hàng hài lòng sẽ quay
trở lại cửa hàng, mục tiêu của doanh nghiệp được hoàn thành và doanh số bán hàng
của doanh nghiệp được cải thiện.

3.4. Các biện pháp khác

Ngoài 3 biện pháp kể trên, còn nhiều phương thức khác mà người phụ trách bán
hàng có thể thực hiện để thúc đẩy nhân viên đạt mục tiêu. Ví dụ tạo ra một môi trường
làm việc tích cực; hỗ trợ, lắng nghe nhân viên hay tạo ra cuộc thi cá nhân, đội nhóm sẽ
là những biện pháp hữu hiệu mà phụ trách bán hàng nên áp dụng để đưa doanh nghiệp
đến gần với mục tiêu.

4. Ví dụ thực tiễn: Hasaki

Được thành lập vào năm 2016 với xuất phát điểm là một cửa hàng mỹ phẩm và
clinic, đến nay công ty TNHH Hasaki Beauty & Spa đã tạo dựng một hệ thống bán lẻ
mỹ phẩm với 76 cửa hàng trải dài xuyên suốt 27 tỉnh thành của Việt Nam. So với con
số 5 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm năm 2019, Hasaki cho thấy
thấy sự vươn mình và phát triển vượt bậc của một chuỗi kinh doanh mỹ phẩm nội địa,
bất chấp sự cạnh tranh từ những “ông lớn” ngành bán lẻ mỹ phẩm trong và ngoài
nước.

Tuy nhiên, vào khoảng tháng 9/2017, tại chi nhánh Hasaki địa chỉ 71 Hoàng
Hoa Thám, Phường 13, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Công an phối hợp với Đội
Quản lý thị trường đã phát hiện và tạm giữ 1.000 đơn vị sản phẩm do Trung Quốc sản
xuất không có nhãn phụ tiếng Việt và hoá đơn chứng từ. Khách hàng với trạng thái
hoang mang lần lượt đến trang mạng xã hội chính thức của Hasaki, đặt ra nhiều câu
hỏi về nguồn gốc, chất lượng của không chỉ các sản phẩm vừa bị tịch thu mà còn nghi
ngờ những sản phẩm còn lại. Thương hiệu phân phối mỹ phẩm Hasaki lúc này đang
đối mặt với sự khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có, từ thất thoát sản phẩm và tài
chính đến đánh mất lòng tin người tiêu dùng; đồng thời kéo theo những ảnh hưởng tiêu
cực tới tiềm năng bán hàng và sự tăng trưởng của hệ thống trong tương lai.

Đối mặt với khủng hoảng này, đội ngũ bán hàng của Hasaki đã bình tĩnh, đứng
ra đính chính cũng như kiên nhẫn với từng khách hàng. Hasaki đã xin lỗi, thừa nhận
sai phạm của mình về chứng từ, nhưng đồng thời khẳng định nguồn gốc và thương
hiệu đều không có vấn đề, kèm theo bằng chứng chứng minh. Về sự cải thiện của hệ
thống trong tương lai, Hasaki khẳng định sẽ hoàn tất công bố các mặt hàng theo đúng

8
quy định của pháp luật. Tại thời điểm năm 2017, Hasaki vẫn còn là một doanh nghiệp
non trẻ với chỉ 1 năm kinh nghiệm, vốn dĩ chưa xây dựng được danh tiếng và lòng
trung thành của khách hàng thì sự cố xảy ra càng khiến người tiêu dùng trở nên e ngại
với thương hiệu. Trong khoảng thời gian này, việc bán hàng của Hasaki đã có phần
chững lại và chịu nhiều thua lỗ. Một trong những lý do nhiều khách hàng không ghé
đến cửa hàng là do bị mất lòng tin. Rất may, Hasaki có những điều chỉnh kịp thời, đặc
biệt là khâu bán hàng để thu hút khách hàng quay trở lại.

Doanh nghiệp đã tập trung chú trọng việc đào tạo nhân viên - những người trực
tiếp tiếp xúc với khách hàng bằng cách cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng và đặt ra
yêu cầu khắt khe cho nhân viên trong quy trình phục vụ. Hasaki yêu cầu các nhân viên
bán hàng của mình phải tận tình giới thiệu sản phẩm, kiên nhẫn giải đáp thắc mắc và
không né tránh e ngại vấn đề được đặt ra bởi người tiêu dùng. Cùng với đó, những
chương trình quảng cáo, giảm giá, chăm sóc khách hàng, v.v được Hasaki tổ chức hiệu
quả, nhờ đó mà doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng này.
Vào năm 2018 và 2019, doanh thu của hệ thống mỹ phẩm Hasaki đã ghi nhận tăng
trưởng trở lại với doanh thu mỗi năm hơn 120 tỷ VNĐ.

Qua kinh nghiệm thực tế này của hệ thống mỹ phẩm Hasaki, có thể thấy việc
khôi phục lại lượng khách hàng là cần thiết và quan trọng. Khi một doanh nghiệp mỹ
phẩm rơi vào khủng hoảng niềm tin và có nguy cơ bị khách hàng quay lưng, doanh
nghiệp nên sớm đính chính về sự trong sạch trong việc kinh doanh của mình và cam
kết sửa sai phạm trong tương lai gần, kèm theo những chứng minh thuyết phục khách
hàng để khôi phục niềm tin người tiêu dùng trở lại. Sự tin yêu từ khách hàng chính là
cơ sở cho doanh nghiệp phát triển toàn diện, đứng vững trên thị trường, ngày càng
phát triển hơn và tăng trưởng trong doanh thu.

9
Nguồn tham khảo

BÌNH, K. (2023, 2 10). Kiến thức cần biết cho vị trí nhân viên bán hàng (phần 1/2).
From https://tuoitre.vn/kien-thuc-can-biet-cho-vi-tri-nhan-vien-ban-hang-phan-
1-2-20230208151716171.htm

BÌNH, K. (2023, 2 10). Kiến thức cần biết cho vị trí nhân viên bán hàng (phần 2/2).
From https://tuoitre.vn/kien-thuc-can-biet-cho-vi-tri-nhan-vien-ban-hang-phan-
2-2-20230208152607427.htm

HNV. (2022, 5 20). Ngành bán lẻ mỹ phẩm tiếp tục tăng trưởng tốt. From
https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/nganh-ban-le-my-pham-tiep-tuc-
tang-truong-tot-610488.html

Hoa, A. (2023, 4 23). Cuộc đua khốc liệt trên Thị trường mỹ phẩm Việt: Ngóng sự trỗi
dậy của những “đế chế” một thời. From https://baodautu.vn/cuoc-dua-khoc-
liet-tren-thi-truong-my-pham-viet-ngong-su-troi-day-cua-nhung-de-che-mot-
thoi-d97451.html

Lam, L. (2022, 6 4). ‘Miếng bánh’ thị trường làm đẹp quy mô 2,8 tỷ USD đang trong
tay ai? From https://vietnambusinessinsider.vn/mieng-banh-thi-truong-lam-dep-
quy-mo-28-ty-usd-dang-trong-tay-ai-a26381.html

PV. (2022, 9 30). Hasaki - Chuỗi hệ thống mỹ phẩm chính hãng hơn 70 chi nhánh
khiến giới trẻ "đổ đứ đừ". From https://vtv.vn/goc-doanh-nghiep/hasaki-chuoi-
he-thong-my-pham-chinh-hang-hon-70-chi-nhanh-khien-gioi-tre-do-du-du-
20220930102802555.htm

10

You might also like