You are on page 1of 5

CÁCH ĐÁNH SỐ GỌI TÊN CÁC THIẾT BỊ

TRONG SƠ ĐỒ
1. Quy định chữ số đặc trưng cho cấp điện áp
 Điện áp 500kV: là 5
 Điện áp 220kV: là 2
 Điện áp 110kV: là 1
 Điện áp 66kV: là 7
 Điện áp 35kV: là 3
 Điện áp 22kV: là 4
 Điện áp 15kV: là 8
 Điện áp 10kV: là 9
 Điện áp 6kV: là 6

2. Thanh cái: Thanh cái được qui định gồm các kí tự


 Kí tự thứ nhất là C
 Kí tự thứ 2 chỉ cấp điện áp lấy được quy định trong mục trên.
 Kí tự thứ 3 chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 kí hiệu cho thanh cái đường vòng.
Ví dụ:
C21: thanh cái 1 điện áp 220kV.

3. Máy cắt: tên của máy cắt được quy định gồm các kí tự:
 Kí tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp, được qui định ở mục 1. Riêng đối với
máy cắt của tụ kí hiệu thứ nhất là T, điện kháng là R, còn kí tự thứ 2 đặc trưng cho
cấp điện áp.
 Kí tự thứ 2 (3 đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí máy cắt được quy
định như sau:
 Máy cắt MBA: là 3.
 Máy cắt đường dây: là 7, 8
 Máy cắt MBA tự dùng: là 4
 Máy cắt đầu cực máy phát điện, máy bù quay, tụ điện, kháng điện: là 0
 Kí tự thứ 3 (4 đối với máy cắt kháng và tụ) thể hiện số thứ tự: 1, 2, 3…
 Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng 2 kí tự tiếp theo kí tự thứ nhất là: 00
 Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái hay hai kí tự tiếp theo kí tự thứ nhất là
số của 2 thanh cái.
Ví dụ:
131: máy cắt của MBA1 110kV (T1)
171: máy cắt của đường dây 110kV
100: máy cắt đường vòng 110kV

4. Máy biến áp: tên máy biến áp được quy định gồm các kí tự:
 Một hoặc hai kí tự đầu được qui định như sau: Đối với máy biến áp lực kí hiệu là
chữ T, đối với máy biến áp tự ngẫu kí hiệu là AT, máy biến áp tự dùng kí hiệu là
TD.
 Kí tự tiếp theo là số thứ tự máy biến áp.
Ví dụ:
T1: máy biến áp số 1.
AT9: máy biến áp tự ngẫu số 2.

5. Điện kháng: Tên của điện kháng được qui định gồm các kí tự sau:
 Hai kí tự đầu là KH, riêng kháng trung tính kí hiệu là KT
 Kí tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp lấy theo mục 1
 Kí tự thứ 4 là 0
 Kí tự thứ 5 là kí tự của mạch mắc điện kháng.
Ví dụ:
KH504: Cuộn kháng 500kV mắc ở mạch số 4.

6. Tụ điện: Tên của tụ điện được qui định gồm các kí tự:
Ba kí tự đầu: đối với tụ bù dọc là TBD, tụ bù ngang là TBN.
Kí tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp theo mục 1.
Kí tự thứ 5 là số 0.
Kí tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện.
Ví dụ:
TBD302: Tụ bù dọc điện áp 35kV ở mạch số 2.

7. Máy biến điện áp: Tên của máy biến điện áp được qui định gồm các kí tự:
 Hai kí tự đầu là TU.
 Các kí tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết
bị mà tên thiết bị thể hiện không rõ ràng cấp điện áp thì sau 2 kí tự đầu sẽ là kí tự
đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ:
TU171: Máy biến điện áp ngoài đường dây 110kV 171
TUC22: Máy biến điện áp thanh cái số 2 điện áp 220kV.

8. Máy biến dòng điện: Tên các máy biến dòng điện được qui định gồm các kí tự:
 Kí tự đầu là TI
 ác kí tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị
mà tên thiết bị thể hiện không rõ ràng cấp điện áp thì sau 2 kí tự đầu sẽ là kí tự đặc
trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ:
TI171: Máy biến dòng điện cấp 110kV đường dây 171

9. Chống sét: Tên của chống sét gồm các kí tự:


 Kí tự đầu tiên là CS.
 Kí tự tiếp theo là dấu phân cách (-)
 Kí tự tiếp theo lấy tên thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên thiết bị
không thể hiện rõ cấp điện áp thì 3 kí tự đầu sẽ đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp
theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính MBA thêm kí tự để
phân cách (-) và số 0.
Ví dụ:
CS-1T1: chống sét của MBA T1 điện áp 110kV
CS-2T2-0: chống sét mắc vào trung tính MBA T1 cuộn dây 220kV.
CS-171: Chống sét cho đường dây 110kV lộ 171.

10. Dao cách ly liên quan đến máy cắt, kháng, tụ và TU: tên của dao cách ly được quy
định gồm các kí tự sau:
 Kí tự đầu tiên là tên của máy cắt nối trực tiếp với dao cách ly (đối với DCL của
TU, các kí hiệu đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao
cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).
 Kí tự tiếp theo được qui định như sau:
 DCL thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với DCL
 DCL đường dây lấy số: 7
 DCL nối với MBA, kháng điện lấy số: 3
 DCL nối với thanh cái vòng lấy số: 9
 DCL nối tắt với một thiết bị (tụ, kháng máy cắt…) lấy số 0
 DCL nối tới phân đoạn nào thì lấy số thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc
thanh cái) đó
Ví dụ:
331-3: DCL của máy biến áp T1 điện áp 35kV
171-7: DCL của đường dây 110kV lộ 171.
K601-1: DCL kháng số1, điện áp 6kV nối với phân đoạn thanh cái 1.

11. Dao trung tính nối đất MBA: Tên DCL được qui định dùng các kí tự sau:
 Kí tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp theo mục 1.
 Kí tự thứ 2 lấy số: 3.
 Kí tự thứ lấy theo số thứ tự MBA.
 Kí tự tiếp theo là dấu phân cách (-)
 Kí tự thứ 5 là số 0.
Ví dụ:
231-0: Dao trung tính nối đất MBA T1 phía 220kV

12. Dao tiếp địa: Tên dao tiếp địa được qui định gồm các kí tự:
 Kí tự đầu mang tên DCL mà nó liên quan trực tiếp.
 Kí tự tiếp theo đặc trưng cho tiếp địa, được qui định như sau:
 Tiếp địa của đường dây và tụ điện là 6.
 Tiếp địa của MBA, kháng điện, TU lấy số 8.
 Tiếp địa máy cắt lấy số 5.
 Tiếp địa thanh cái lấy số 4.
Ví dụ:
172-76: tiếp địa của đường dây 172
131-38: tiếp địa máy biến áp phía 35kV.

BẢNG MÃ BẢO VỆ
2 - Phần tử thời gian.
3 - Chức năng kiểm tra hoặc khoá liên động.
4 - Công tắc tơ chính.
21 - Bảo vệ khoảng cách.
24 - Chức năng quá kích từ
25 - Chức năng kiểm tra đồng bộ
26W - Rơle bảo vệ quá nhiệt cuộn dây MBA
26Q - Rơle nhiệt độ dầu
27 - Bảo vệ điện áp thấp
30 - Rơle tín hiệu
32 - Chức năng định hướng công suất
33 - Rơle mức dầu tại MBA
40 - Chức năng bảo vệ mất từ trường
46 - Rơle dòng cân bằng pha
47 - Chức năng thiểu áp thứ tự thuận
50 - Bảo vệ quá dòng cắt nhanh
50/87 - Bảo vệ so lệch cắt nhanh
50BF - Chức năng bảo vệ dự phòng (sự cố máy cắt)
50G - Bảo vệ quá dòng chạm đất tức thời
50F - Chức năng bảo vệ đóng điện vào điểm sự cố (SOFT)
51 - Bảo vệ quá dòng có thời gian
51N - Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian
51P - Bảo vệ quá dòng pha có thời gian
52 - Máy cắt (MC)
52a - Tiếp điểm phụ “thường mở”của MC
52b - Tiếp điểm phụ “thường đóng”của MC
55 - Rơle hệ số công suất
59 - Chức năng điện áp cực đại (quá áp)
63 - Bảo vệ áp suất tăng cao trong MBA
64 - Bảo vệ chống chạm đất có độ nhạy cao
64R - Bảo vệ chống chạm đất có độ nhạy cao cho cuộn dây rôto
64G - Bảo vệ chống chạm đất có độ nhạy cao cho cuộn dây stato
67 - Bảo vệ quá dòng có hướng
74 - Rơle giám sát mạch cắt MC
79 - Tự động đóng lại (TĐL)
81 - Rơle tần số
84 - Bộ điều áp MBA
86 - Rơle khoá trung gian
87 - Bảo vệ so lệch
87B - Bảo vệ so lệch thanh cái
87G - Bảo vệ so lệch máy phát
87L - Bảo vệ so lệch đường dây
87M - Bảo vệ so lệch động cơ
87T - Bảo vệ so lệch MBA
90 - Chức năng tự động điều chỉnh điện áp
96B - Rơle khí Buchhoz

You might also like