You are on page 1of 2

Trường THCS Bạch Đằng Quận 3 – GV: Nguyễn Đỗ Đăng Khoa – Bài tập Hóa Học 9

BÀI TẬP HÓA HỌC 9


CHỦ ĐỀ: ACID
Bài 1: Từ Mg, MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và dung dịch sulfuric acid H2SO4 loãng, hãy viết các phương
trình hóa học điều chế magnesium sulfate MgSO4.
Bài 2: Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã
cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
a) khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) dung dịch có màu xanh lam.
c) dung dịch có màu vàng nâu.
d) dung dịch không có màu.
Viết các phương trình hóa học.
Bài 3: Viết phương trình hoá học giữa các cặp chất sau:
a) Magnesium oxide MgO và nitric acid HNO3.
b) Copper (II) oxide CuO và hydrochloric acid HCl.
c) Aluminium oxide Al2O3 và sulfuric acid H2SO4.
d) Iron Fe và hydrochloric acid HCl.
e) Zinc Zn và sulfuric acid H2SO4 loãng.
Bài 4: Có những chất: Cu(OH)2, BaCl2, Zn, MgO, Na2SO3. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch
HCl, dung dịch H2SO4 loãng sinh ra:
a) Chất khí cháy được trong không khí?
b) Chất khí có mùi hắc?
c) Dung dịch có màu xanh lam?
d) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và acid?
e) Dung dịch không màu và nước?
Viết các phương trình hóa học.
Bài 5: Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuỗi biến hóa sau:

Bài 6: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất sau đựng riêng biệt trong từng lọ:
a) Các chất khí: CO2 và O2.
b) Các dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4, NaNO3.
c) Các dung dịch: KOH, NaCl, Na2SO4, HNO3.
Viết phương trình hóa học.

1
Trường THCS Bạch Đằng Quận 3 – GV: Nguyễn Đỗ Đăng Khoa – Bài tập Hóa Học 9

Bài 7: Hòa tan hết 12,4 gam Na2O vào nước, thu được 200 gam dung dịch X.
a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
b) Hấp thụ toàn bộ V lít khí SO2 (ở 25oC và 1 bar) vào lượng dung dịch X ở trên, thu được
dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa.
- Tính giá trị của V.
- Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Y.
Cho: H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32
Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 24 gam SO3 vào nước, thu được dung dịch Z có nồng độ 20% (loãng,
khối lượng riêng là 1,14 g/ml).
a) Tính thể tích dung dịch Z thu được.
b) Hòa tan m gam Fe vào dung dịch Z ở trên, phản ứng xảy ra vừa đủ, sau phản ứng thu
được dung dịch T và V lít khí (ở 25oC và 1 bar).
- Tính các giá trị của m và V.
- Tính nồng độ phần trăm của dung dịch T.
Cho: H = 1, O = 16, S = 32, Fe = 56
Bài 9: Trung hòa dung dịch NaOH 10% cần dùng vừa đủ 200 gam dung dịch H2SO4, sau phản ứng
thu được dung dịch A có chứa 14,2 gam muối.
a) Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4.
c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.
Cho: H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32
Bài 10: Cho 4,16 gam BaCl2 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% (khối lượng riêng là 1,08
g/ml), thu được kết tủa A và dung dịch B.
a) Tính khối lượng của A tạo thành.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng.
c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B.
Cho: H = 1 ; O = 16 ; S = 32 ; Cl = 35,5 ; Ba = 137

You might also like