You are on page 1of 13

BÀI TẬP NHÓM DỰ ÁN AI

Cụ thể, hai module AI.01 và AI.02 tương ứng với hai bài toán quản lý
TNMT vùng bờ cần nghiên cứu, giải quyết bằng trí tuệ nhân tạo là:
*) Đối với bài toán hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản: Cần nghiên cứu thuật toán AI
phục vụ xây dựng mô hình thông minh trợ giúp ra quyết định hỗ trợ hoạt động
quản lý và nuôi trồng thủy hải sản, thí điểm quản lý nuôi cá giò tại đảo Cát Hải
thành phố Hải Phòng và nuôi con hàu tại Vân Đồn – Quảng Ninh.
Bài toán nuôi trồng thủy sản tại Vân Đồn - Quảng Ninh
Với bờ biển dài khoảng 250km, diện tích mặt nước hơn 6.000km2 là điều
kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát triển nuôi trồng thủy sản. Theo thống kê của Sở
NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, quý I/2020, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh
đạt trên 31.400 tấn, đạt 23,1% so với kế hoạch, bằng 102,8% so với cùng kỳ năm
2019. Đóng góp lớn cho sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh
là nghề nuôi Hàu Thái Bình Dương tại Huyện Vân Đồn với diện tích 3.000ha (trên
tổng 3.300 ha nuôi trồng thủy sản của huyện), sản lượng mỗi năm gần 20.000 tấn
và đối tượng nuôi này đã giúp hàng ngàn hộ đổi đời vì vùng biển huyện Vân Đồn
khá lặng sóng, nhiều ghềnh đá, độ mặn đậm, môi trường sống lý tưởng, đã tạo ra
hương vị hàu đặc trưng, có chất lượng tốt và ngon nhất, nhì ở Việt Nam. Tuy
nhiên, nghề nuôi Hàu tại huyện Vân Đồn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách
thức do nghề nuôi Hàu mang lại giá trị kinh tế khá cao, không phải cho ăn, không
cấn nhiều vốn dẫn đến tình trạng người dân phát triển nuôi trồng ồ ạt, không có
định hướng rõ ràng, thiếu quy hoạch, làm dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện
rộng, khiến người nuôi lao đao. Mặt khác, ý thức và nhận thức về môi trường của
phần lớn người nuôi chưa cao, người dân tự ý xả thải ra môi trường, đe doạ nghiêm
trọng đến tính bền vững nghề nuôi Hàu trên địa bàn Huyện. Việc sử dụng bài toán
để giám sát sự biến động về diện tích cũng như dự báo được chất lượng môi trường
nước sẽ giúp các nhà quản lý xác định được diện tích hàng năm để xây dựng quy
hoạch vùng nuôi thích hợp, giúp người dân nắm bắt kịp thời các thông tin cảnh báo
ô nhiễm môi trường để có hướng xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.
* Điều kiện thích hợp để hàu Thái Bình Dương phát triển 
Hàu Thái Bình Dương cũng là loài phân bố vùng triều thấp có thể sống đến
độ sâu 40m, sống bám trên bề mặt đá, rễ cây hay vỏ nhuyễn thể khác.
Độ mặn thích hợp là 20 – 25‰,
Hàu Thái Bình Dương thích hợp ở nhiệt độ 20 – 28ºC.
pH môi trường thích hợp: 7,5 – 8
Khu vực nuôi ít sóng, gió, lưu thông nước
Tránh xa các khu vực cửa sông đổ ra biển, các khu vực xả thải chất thải công
nghiệp và chất thải sinh hoạt.

Bảng ngưỡng cho phép đối với Hàu tại Vân Đồn.
TT Thông số Đơn vị Giá trị cho phép Chuẩn so sánh
QCVN 10-
1 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥5
MT:2015/BTNMT
Đặc tính sinh học
2 Nhiệt độ thích hợp 0
C 20-28
Hàu
7.5 ÷ 8, dao động
Đặc tính sinh học
3 pH trong ngày không
Hàu
quá 0,5
Đặc tính sinh học
4 Độ mặn %o 20 ÷ 25
Hàu
QCVN 10-
5 Độ kiềm mg/l 60 ÷ 180
MT:2015/BTNMT
6 Độ trong cm 20 ÷ 50 nt
7 NH3 mg/l < 0,3 nt
8 H2S mg/l < 0,05 nt
9 Nhiệt độ o
C 18 ÷ 33 nt
10 BOD5(200C) mg/l ≤ 50 nt
11 COD mg/l ≤ 150 nt
12 Coliform MPN /100ml ≤ 5.000 nt
13 TSS mg/l 50 nt
14 CN- mg/l 0.1 nt
15 As mg/l 0.02 nt
16 Cd mg/l 0.005 nt
17 Pb mg/l 0.05 nt
18 Cu mg/l 0.2 nt
19 Hg mg/l 0.001 nt
20 Zn mg/l 0.5 nt
21 Tổng Crom mg/l 0.1 nt

Dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước, diễn biến chất lượng môi trường
nước được đặt tại Trạm quan trắc tự động tại Cảng Vân Đồn (Tần suất 24
lần/ngày), dữ liệu quan trắc; Dữ liệu quan trắc mực nước biển ven bờ theo Quyết
định số 5354/QĐ-UBND ngày 23/12/2019 về phê duyệt mạng lưới quan trắc tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025 trong đó quan trắc Môi trường nước biển ven bờ:
99 vị trí quan trắc định kỳ quan trắc tự động các thông số Nhiệt độ, pH, DO, Độ
muối, Độ trong, Độ đục, TSS, Amoni (NH4+ tính theo N), Phosphat (PO43-),
Florua (F-) Xyanua (CN-), As (Asen), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Crom VI (Cr6+),
Tổng Crom, Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Sắt (Fe), Thủy ngân (Hg), Tổng
phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Coliform.

Đối với nuôi cá giò tại đảo Cát Hải thành phố Hải Phòng: Dựa trên các bộ
dữ liệu thu thập được từ vệ tinh, trạm quan trắc và thiết bị thông minh, các
dữ liệu sẽ được phân loại, phân tích, xử lý để phục vụ nghiên cứu xây dựng
module AI.02 nhằm hỗ trợ:
 Dự báo, cảnh báo sự tác động của các yếu tố về thời tiết, khí hậu, diễn
biến môi trường vùng nuôi cá giò nhằm hạn chế dịch bệnh tại các lồng bè
khi các thông số về chất lượng môi trường vượt ngưỡng phát triển cho
phép.
 Giúp các nhà quản lý điều chỉnh số lượng các lồng bè vùng nuôi, có
phương thức điều chỉnh lịch thời vụ nuôi, đưa ra cảnh báo cho người dân
và doanh nghiệp về các ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường, các
loại nấm, vi khuẩn, dịch bệnh có thể phát sinh trong quá trình nuôi để có
các giải pháp ứng phó kịp thời.
 Giúp cho người dân lựa chọn thời điểm thả giống, tuân thủ các khuyến
cáo của các nhà quản lý về mật độ lồng nuôi theo quy hoạch, có những
biện pháp di chuyển lồng bè kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại do ảnh
hưởng của các nhân tố bất lợi do các hiện tượng thời tiết bất lợi (bão, áp
thấp nhiệt đới, nắng nóng kéo dài…vv) và ô nhiễm môi trường gây ra.
Phần mềm AI sẽ giám sát sự biến động các yếu tố môi trường như biên độ
triều, điều kiện địa hình, bão, áp thấp nhiệt đới, biến động về diện tích, mật
độ lồng bè. Các thông số môi trường với ngưỡng lý tưởng đối với sự phát
triển của con cá giò theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT được xác định gồm:
độ mặn, pH, nhiệt độ nước biển, ôxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng
(TSS),…

* Quy trình quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản:


1. Khi phát hiện ra dịch bệnh hoặc hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường
thì người phát hiện sẽ trực tiếp báo cáo Chủ tịch UBND xã hoặc cán bộ lâm
sinh thủy sản để xem xét giải quyết.
2. Nếu vượt quá thẩm quyền của xã thì xã sẽ làm văn bản báo cáo UBND
huyện hoặc phòng NN&PTNT huyện xem xét, xử lý.
3. Nếu vượt quá thẩm quyền xử lý của UBND hoặc phòng NN&PTNT
huyện thì huyện sẽ làm văn bản báo cáo Sở NN&PTNT. Sở NN&PTNT sẽ
giao cho Chi cục thủy sản xuống kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật xử lý.
4. Nếu Chi cục thủy sản hoặc Sở NN&PTNT không xử lý được thì sẽ báo
cáo UBND tỉnh qua đường công văn để tỉnh thành lập đoàn khảo sát, xử lý.
5. Nếu vượt quá thẩm quyền của UBND tỉnh thì tỉnh sẽ gửi văn bản báo cáo
Bộ NN&PTNT xử lý.
Việc tin học hóa ở đây dự kiến nhằm vào quy trinh thông báo ô nhiễm khu
nuôi trồng thủy hải sản.
* Nhu cầu của nhà quản lý
- Có số liệu thống kê về diện tích, sản lượng hàng năm để đánh giá hiệu quả
kinh tế, xây dựng quy hoạch vùng nuôi và xây dựng kế hoạch quản lý
- Kịp thời phát hiện các trường hợp nuôi ngoài quy hoạch để có chế tài xử
lý.
- Giám sát được chất lượng nước vùng nuôi thường xuyên để kịp thời đưa ra
cảnh báo môi trường đối với các địa phương và người dân nhằm giảm thiểu rủi ro
khi các thông số môi trường vượt ngưỡng trong bảng dưới đây.
- Nắm bắt kịp thời thông tin về các điều kiện thời tiết bất thường (bão, áp
thấp nhiệt đới, mưa lớn) để kịp thời ra các quyết định giúp người dân giảm thiểu
thiệt hại
* Nhu cầu của người dân
Nằm bắt kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo và các khuyến cáo, mệnh
lệnh của nhà quản lý để kịp thời xử lý nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra sự cố
về thiên tai và môi trường.
* Thông tin đầu vào bài toán
Dữ liệu đầu vào của bài toán AI bao gồm: dữ liệu về không gian (Nuôi trồng
ở đâu, diện tích bao nhiêu), dữ liệu về TNMT(dữ liệu quan trắc định kỳ-
quanninh.gov.vn) , dữ liệu về thời tiết, khí hậu, thủy hải văn, các văn bản pháp lý
liên quan, các quy trình quản lý....

Các dữ liệu này bao gồm dữ liệu lịch sử và dữ liệu thu thập tại hiện trường.

- Dữ liệu bản đồ nền, bản đồ địa hình khu vực nuôi trồng thủy sản;

- Dữ liệu ảnh viễn thám, ảnh chụp từ các thiết bị thông minh;

- Số liệu từ trạm quan trắc tự động của Đề tài để giám sát chất lượng môi
trường nước biển tần suất 24 lần/ngày. Tùy thời điểm yêu cầu để đặt trạm quan trắc
tự động.

- Dữ liệu về thời tiết, khí hậu, thủy hải văn: sức gió, nhiệt độ, độ ẩm, lượng
mưa, mực nước, áp suất không khí...

- Các văn bản pháp lý liên quan

- Các quy trình quản lý....

Kết quả đầu ra của bài toán AI xây dựng mô hình thông minh trợ giúp ra
quyết định hỗ trợ hoạt động quản lý và nuôi trồng thủy hải sản bao gồm các chức
năng chính:
- Tính toán, kiểm kê diện tích, sản lượng nuôi Hàu hàng năm huyện Vân
Đồn phục vụ công tác quản lý và quy hoạch vùng nuôi hợp lý.
- Tự động cảnh báo cho nhà quản lý, người dân và doanh nghiệp khi các
thông số môi trường vượt ngưỡng để ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt
hại.
- Tự động thông báo cho nhà quản lý, người dân và doanh nghiệp khi có sự
thay đổi về số lượng cơ sở nuôi, số lượng lồng bè, diện tích canh tác và vị
trí canh tác.
- Khuyến nghị người dân lựa thời điểm phù hợp để nuôi trồng, và các biện
pháp phòng tránh rủi ro.
Mô hình AI cho bài toán 1 & 2 trong hệ thống thông tin quản lý tài nguyên
hệ sinh thái sẽ trợ giúp dự báo, cảnh báo cho khu bảo tồn hệ sinh thái và nuôi trồng
thủy sản. Cách tiếp cận công nghệ trong mô hình AI sử dụng rule-based và luật mờ
theo đặc thù mô tả dữ liệu. Ngoài ra, các bộ dữ liệu không có cấu trúc bao gồm
không gian, thời gian có thể sử dụng phương pháp học máy. Với môi trường hệ
sinh thái và nuôi trồng thủy sản, công tác quản lý, tổ chức và ứng dụng công nghệ
sẽ phù hợp, khi có hệ thống vận hành trong môi trường biến động của hệ sinh thái,
tạo ra các kết quả ứng dụng thực tiễn cho hệ thống quản lý tài nguyên hệ sinh thái
liên các vùng miền.

BÀI TẬP DỰ ÁN AI CẦN LÀM


Mỗi nhóm tối thiểu 15-20 trang, hoàn thành 6/5 8.pm, do lớp trưởng
chia đều, mỗi nhóm 1 bài toán
Bài toán 1.
Ứng dụng AI hỗ trợ đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên đến hệ thực
vật tại khu bảo tồn sinh thái, cụ thể là rừng ngập mặn ven biển tại Thái Thụy
- Thái Bình và các khu vực

Bài toán 2. Bài toán hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản: Hoạt động quản lý và
nuôi trồng thủy hải sản, thí điểm quản lý nuôi cá giò tại đảo Cát Hải thành
phố Hải Phòng
- Tổng quan, tài liệu tham khảo (references), các số liệu tìm kiếm
- Phân tích ưu điểm và nhược điểm, hiện trạng
- Quy trình
- Bộ tiêu chí
- Các dữ liệu đầu vào
- Dữ liệu đầu ra
- Ý tưởng AI đề xuất

Bài toán 3. Bài toán hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản: Hoạt động quản lý và
nuôi trồng thủy hải sản, thí điểm quản lý nuôi con hàu tại Vân Đồn – Quảng
Ninh.
- Tổng quan, tài liệu tham khảo (references), các số liệu tìm kiếm
1.Tổng quan
2.Tài liệu tham khảo
3.Các số liệu hiện tại.
- Phân tích ưu điểm và nhược điểm, hiện trạng
Dựa từ số liệu hiện tại:
1. Ưu điểm (đã tốt)- Copy báo...
2. Nhược điểm (chưa tốt)( Hạnh)
- Quy trình (Hiệp)
Luồng quy trình ( Dữ liệu, hệ thống, cấp quản lý, người dân)
- Bộ tiêu chí
Tiêu chí- dựa vào tiêu chí để so sánh),
- Các dữ liệu đầu vào
Từng tiêu chí sẽ đo như thế nào....(Trang lớn)
- Dữ liệu đầu ra
- Ý tưởng AI đề xuất (Trang)
16h 06/05/2022: Nộp bài để tổng hợp thành 1 file.
http://hpstic.vn:96/tin-chi-tiet/Ky-thuat-nuoi-Hau-Thai-Binh-Duong-
3496.html
Thông tư 4-2018-TT-BNNPTNT cập nhật khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu
quốc gia ve thủy sản .
https://danluat.thuvienphapluat.vn/tong-hop-van-ban-lien-quan-den-linh-
vuc-thuy-san-189488.aspx
6.Tiêu chí:
Hàu Thái Bình Dương là loài phân bố vùng triều thấp chất, đáy tương đối cứng,
có cát sỏi hoặc pha lẫn san hô để con giống không bị chìm trong bùn, độ sâu từ
4 - 9m (độ sâu khi thủy triều thấp nhất) sống bám trên bề mặt đá, rễ cây hay vỏ
nhuyễn thể khác. Lựa chọn khu vực nuôi dựa theo các tiêu chí:
Độ mặn thích hợp là 20 – 25‰,
Hàu Thái Bình Dương thích hợp ở nhiệt độ 20 – 28ºC.
pH môi trường thích hợp: 7,5 – 8
Độ trong nước từ 1,5 - 2,5m
Khu vực nuôi ít sóng, gió, lưu thông nước, có dòng chảy nhẹ, tránh nơi có nhiều
tàu bè qua lại, nhiều rong, cây cỏ thủy sinh.
Tránh xa các khu vực cửa sông đổ ra biển, các khu vực xả thải chất thải công
nghiệp và chất thải sinh hoạt, địa điểm có nguồn nước ngọt từ đất liền chảy vào
trực tiếp.
Bảng ngưỡng cho phép đối với Hàu tại Vân Đồn.
TT Thông số Đơn vị Giá trị cho phép Chuẩn so sánh
QCVN 10-
1 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥5
MT:2015/BTNMT
Đặc tính sinh học
2 Nhiệt độ thích hợp 0
C 20-28
Hàu
3 pH 7.5 ÷ 8, dao động Đặc tính sinh học
trong ngày không
Hàu
quá 0,5
Đặc tính sinh học
4 Độ mặn %o 20 ÷ 25
Hàu
QCVN 10-
5 Độ kiềm mg/l 60 ÷ 180
MT:2015/BTNMT
6 Độ trong cm 20 ÷ 50 nt
7 NH3 mg/l < 0,3 nt
8 H2S mg/l < 0,05 nt
9 Nhiệt độ o
C 18 ÷ 33 nt
10 BOD5(200C) mg/l ≤ 50 nt
11 COD mg/l ≤ 150 nt
12 Coliform MPN /100ml ≤ 5.000 nt
13 TSS mg/l 50 nt
14 CN- mg/l 0.1 nt
15 As mg/l 0.02 nt
16 Cd mg/l 0.005 nt
17 Pb mg/l 0.05 nt
18 Cu mg/l 0.2 nt
19 Hg mg/l 0.001 nt
20 Zn mg/l 0.5 nt
21 Tổng Crom mg/l 0.1 nt

Mật độ nuôi phù hợp tạo điều kiện cho hàu sinh trưởng và phát triển tốt, nâng
cao tỉ lệ sống của hàu nuôi, nâng cao năng suất nuôi hàu thương phẩm. Mật độ
phù hợp 400-500 con/m2.

7. DỮ LIỆU ĐẦU VÀO (Bao gồm dữ liệu lịch sử và dữ liệu hiện tại)

Dữ liệu đầu vào của bài toán AI bao gồm:

7.1. Dữ liệu không gian:

Dữ liệu hóa xác định vị trí các lồng bè nuôi hàu tại Vân Đồn – Quảng Ninh theo
thời gian thực thông qua tên cơ sở nuôi / chủ cơ sở nuôi, kinh độ, vĩ độ.
Dữ liệu bản đồ nền, bản đồ địa hình khu vực nuôi trồng thủy sản, bản đồ vùng

Dữ liệu ảnh viễn thám, ảnh chụp từ các thiết bị thông minh.

Dữ liệu về quy mô và diện tích, mật độ nuôi của lồng bè nuôi hàu.

7.2. Dữ liệu TNMT (dữ liệu quan trắc):

Danh sách đơn vị quan trắc được chỉ định hoặc phòng thử nghiệm được chứng
nhận: Tên, địa chỉ tổ chức, mã số, đơn vị cấp chỉ định, số quyết định và lĩnh vực
hoạt động được chỉ định hoặc chứng nhận;

Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường định kỳ vùng nuôi trồng thủy sản: Đối
tượng, điểm, thông số, tần suất, tọa độ và thời gian quan trắc.

 Dữ liệu về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước, diễn biến chất lượng môi
trường nước được đặt tại Trạm quan trắc tự động tại Cảng Vân Đồn (Tần
suất 24 lần/ngày)
 Dữ liệu quan trắc mực nước biển ven bờ theo Quyết định số 5354/QĐ-
UBND ngày 23/12/2019 về phê duyệt mạng lưới quan trắc tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2020-2025 trong đó quan trắc Môi trường nước biển ven
bờ: 99 vị trí quan trắc định kỳ quan trắc tự động các thông số Nhiệt độ,
pH, DO, Độ muối, Độ trong, Độ đục, TSS, Amoni (NH4+ tính theo N),
Phosphat (PO43-), Florua (F-) Xyanua (CN-), As (Asen), Cadimi (Cd),
Chì (Pb), Crom VI (Cr6+), Tổng Crom, Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Mangan
(Mn), Sắt (Fe), Thủy ngân (Hg), Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng,
Coliform.

Bản tin dự báo, cảnh báo chất lượng môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung;

Dữ liệu về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản: Tên, địa chỉ cơ sở,
đối tượng nuôi và các thông tin trong giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch
bệnh.
7.3. Dữ liệu về thời tiết, khí hậu, thủy hải văn:

Dữ liệu thời tiết, khí hậu: sức gió, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất không
khí, bão, áp thấp nhiệt đới, dòng chảy, bề mặt đáy, hệ sinh thái động thực vật,...

Dữ liệu thủy văn: dòng chảy, dòng hải lưu, tính chất hóa lý của nước.

Dữ liệu về cơ sở hạ tầng thủy lợi và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng.

7.4. Các văn bản pháp lý:

Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý nuôi trồng thủy hải sản, chính sách
phát triển, quy hoạch phát triển vùng khu vực, quy định về xử phạt. Các thông
tin được cập nhật thường xuyên.

Luật Thủy sản 2017 

Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản

Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thủy sản

Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản

Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách
phát triển thủy sản

Nghị định 172/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách
phát triển thủy sản

Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính
sách phát triển thủy sản

Nghị định 66/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 26/2019/NĐ-
CP) Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật;
giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực
phẩm
Quyết định 50/2018/QĐ-TTg quy định về đối tượng thủy sản nuôi chủ lực do
Thủ tướng Chính phủ ban hành

Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi


thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT quy định về trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro,
cấp phép nhập khẩu thủy sản sống

Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý


cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản

Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý giống thủy sản, thức ăn


thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường

You might also like