You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: TOÁN TIN HỌC

Đề tài: Ứng dụng logic trong cuộc sống

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trương Hoàng Vinh

Sinh viên thực hiện: Lương Tấn Đạt – 2051012019

Nguyễn Minh Hoài – 2051012028

Đào Như Quỳnh – 2054052051

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 04 năm 2022


Nhận xét của người hướng dẫn (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày … tháng … năm …

Người hướng dẫn

(ký, họ và tên)
LỜI MỞ ĐẦU
Với cuộc cách mạng 4.0 trong thời hiện đại ngày nay, chúng ta hẳn không xa lạ
với từ “logic” quen thuộc, thường thấy trong mọi lĩnh vực hằng ngày, từ giáo dục, y tế,
chính trị,.. đến triết học. Logic xuất hiện với nhiều ngữ cảnh và ý nghĩa khác nhau. Trong
triết học, logic thường được xem là nghiên cứu về luật tư duy, lý luận chính xác, suy luận
hợp lệ. Cùng với tầm quan trọng trong suy luận toán học, logic học còn có ứng dụng trong
tin học, các quy tắc của logic được dùng để thiết kế mạng các mạng trong máy tính, xây
dựng và kiểm tra tính đúng đắn của chương trình và nhiều ứng dụng khác.

Tính thực tiễn cùng với sự phổ biến của logic trong đời sống, tác giả đã chọn đề
tài Ứng dụng của logic trong cuộc sống để nghiên cứu sâu hơn và làm rõ những quy tắc,
ứng dụng của logic, và cách áp dụng logic vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta nói
chung và trong học tập, làm việc nói riêng. Đặc biệt là trong việc học lập trình, lĩnh vực
công nghệ thông tin (CNTT), cụ thể là ngành khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo (AI).

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1

1. Giới thiệu đề tài: 1

2. Mục tiêu đề tài: 1

3. Tính thực tế của đồ án: 1

4. Bố cục đồ án: 1

CHƯƠNG II: LOGIC VÀ ỨNG DỤNG 2

1. Logic là gì? 2

2. Mệnh đề là gì? 2

3. Các phép tính mệnh đề thường gặp: 3

3.1. Phép phủ định: 3

3.2. Phép hội: 3

3.3. Phép tuyển: 3

3.4. Phép XOR: 4

3.5. Phép kéo theo: 4

3.6. Phép tương đương: 4

4. Ứng dụng của logic trong cuộc sống: 4

4.1. Logic trong giao tiếp: 5

4.2. Logic trong Công nghệ Thông tin: 5

4.2.1. Logic trong ngôn ngữ lập trình: 5

2
4.2.2. Logic trong trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence: AI): 7

4.3. Logic trong tính toán: 8

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 9

1. Kết quả đạt được sau khi nghiên cứu: 9

2. Ứng dụng của logic trong tương lai: 9

3. Ứng dụng vào môn học: 9

4. Liên hệ sinh viên: 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.2.1. 1: Logic với phương trình bậc 2 trong c++ 6

Hình 4.3. 1: Logic trong biểu đồ Venn 8

4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KÝ HIỆU TỪ
STT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
VIẾT TẮT
1 CNTT Công nghệ Thông tin
2 AI Artificial Intelligence

5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1. Giới thiệu đề tài:
Logic có mặt trong mọi lĩnh vực cuộc sống hằng ngày, vì vậy mà tính ứng dụng
của logic cũng được đề cao và được áp dụng trong hầu hết mọi thứ, từ cách chúng ta suy
nghĩ đến cách thế giới rộng lớn vận hành. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta có thể
hiểu rõ và vận dụng logic một cách tốt nhất vào trong những công việc hằng ngày nói
chung và trong học tập, làm việc nói riêng. Vì vậy, trong đề tài Ứng dụng logic trong
cuộc sống ngoài việc nghiên cứu sâu hơn và làm rõ những quy tắc, ứng dụng của logic
trong cuộc sống, trong lĩnh vực lập trình,... còn sẽ làm rõ hơn về những gì logic có thể
ứng dụng vào trong đời sống một cách hiệu quả nhất.

2. Mục tiêu đề tài:


Tác giả muốn đưa ra những khía cạnh trong việc nghiên cứu logic có ứng dụng
như thế nào trong đời sống xung quanh chúng ta, nhấn mạnh tầm quan trọng của logic và
giúp chúng ta có cái nhìn dễ hiểu hơn về logic cũng như là cách áp dụng chúng.

3. Tính thực tế của đồ án:


- Áp dụng những nghiên cứu của đồ án trong giảng dạy.
- Cải thiện tư duy trong lập trình.
- Hiểu rõ hơn để giải quyết các bài toán phức tạp.

4. Bố cục đồ án:
Đồ án được chia thành 3 chương, bao gồm:

- Chương I – Giới thiệu đề tài.


- Chương II – Định nghĩa logic, các phép logic và ứng dụng.
- Chương III - Bàn về vai trò và kết quả nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết
cũng như kết luận về việc áp dụng kết quả của nghiên cứu và các đề nghị cho
những nghiên cứu sẽ được thực hiện trong tương lai.

1
CHƯƠNG II: LOGIC VÀ ỨNG DỤNG
1. Logic là gì?
Logic là một công cụ để phát triển các kết luận hợp lý dựa trên một tập hợp dữ
liệu nhất định. Logic không mang giá trị biểu cảm, xử lý cụ thể với thông tin ở dạng đơn
giản nhất của nó. Nói cách khác, logic được xem như là một mệnh đề được sử dụng để
đánh giá ý kiến, quan điểm của một người, hoặc giải quyết được vấn đề nào đó được đề ra
trong cuộc sống.

Ví dụ, vấn đề được đặt ra là “Tại sao lại cần tưới cây hằng ngày?”. Các lý luận
được xem là logic để trả lời câu hỏi này sẽ là cây cần nước để hỗ trợ quang hợp, nước
giúp vận chuyển chất dinh dưỡng từ đất lên cây …

Có nhiều loại logic trong cuộc sống bao gồm: Logic triết học (Philosophical
logic), Logic chính thức (Formal logic), Logic đại trà (Informal logic), Logic toán học
(Mathematical logic).

2. Mệnh đề là gì?
Mệnh đề là tập hợp các câu lệnh khai báo có giá trị chân trị "true" hoặc "false".
Mệnh đề bao gồm các biến mệnh đề và các phép liên kết. Các câu hỏi, cảm thán, mệnh
lệnh,... không phải là mệnh đề.

VD: Hôm nay là thứ mấy ? (Không phải là mệnh đề).


Các số chẵn đều chia hết cho 2 (Là mệnh đề).

Có 2 loại mệnh đề: mệnh đề sơ cấp và mệnh đề phức hợp:

- Mệnh đề sơ cấp: Là mệnh đề không thể xây dựng từ các mệnh đề khác thông
qua liên từ hoặc trạng từ “không” [1].
- Mệnh đề phức hợp: là mệnh đề được xây dựng từ các mệnh đề khác nhờ liên
kết bằng các liên từ (và, hay, khi và chỉ khi,…) hoặc trạng từ “không” [1].

VD: 0 không là số nguyên âm hay nguyên dương (Mệnh đề phức hợp), 7 là số


nguyên tố (mệnh đề sơ cấp).

2
3. Các phép tính mệnh đề thường gặp:
Trong phép tính của các mệnh đề, người ta thường không ghi rõ các câu ý nghĩa
của mệnh đề mà chỉ ghi bằng ký hiệu. Sẽ dùng các chữ cái để ký hiệu mệnh đề.

Các phép tính mệnh đề được liên kết với nhau để tạo ra một mệnh đề mới. Các
phép toán mệnh đề bao gồm: Phép phủ định, phép hội, phép giao, phép kéo theo (suy ra),
phép tương đương, phép tuyển, phép XOR, phép toán theo bit … Sau đây là một số định
nghĩa về các phép tính:

3.1. Phép phủ định:


Phép phủ định của 1 mệnh đề P được ký hiệu là ¬ P hay P (đọc là “không” P
hay “phủ định của” P [1].

Ví dụ: Cho mệnh đề sau: “x là số nguyên dương”.


Mệnh đề “x không là số nguyên dương” mang ý nghĩa trái ngược được coi là
phủ định của mệnh đề trên.

3.2. Phép hội:


Phép hội (hay còn gọi là phép nối liền, giao) của hai mệnh đề P, Q được kí
hiệu bởi P ∧Q (đọc là “P và Q”), là mệnh đề được định bởi: P ∧Q đúng khi và chỉ
khi P và Q đồng thời đúng [1].

Ví dụ: Cho mệnh đề P: “2 là số nguyên tố” và mệnh đề Q: “2 là số chẵn”.


Hội của hai mệnh đề P ∧Q trên là mệnh đề: “2 là số nguyên tố và là số
chẵn”. Mệnh đề này đúng khi số 2 là số nguyên tố và là số chẵn, sai khi 2 không phải
là số nguyên tố hoặc 2 không là số chẵn.

3.3. Phép tuyển:


Phép tuyển (hay còn gọi là phép nối rời, hợp) của hai mệnh đề P, Q được kí
hiệu bởi P ∨Q (đọc là “P hoặc Q”), là mệnh đề được định bởi: P ∨Q sai khi và chỉ
khi P và Q đồng thời sai [1].

Ví dụ: Cho mệnh đề: “Các sinh viên học ngành CNTT hoặc ngành Luật đều
có thế tham gia cuộc thi do trường tổ chức”.

3
Ở mệnh đề trên, ý rằng các sinh viên thuộc một trong 2 ngành hoặc sinh viên
chỉ thuộc 1 ngành đều có thể tham gia cuộc thi do trường tổ chức.

3.4. Phép XOR:


Cho 2 mệnh đề P và Q, phép tuyển loại của P và Q được kí hiệu bởi P ⨁ Q
(đọc là P xor Q), là mệnh đề được định bởi: P ⨁ Q, P đúng hoặc Q đúng nhưng
đồng thời cả 2 không cùng đúng hoặc không cùng sai.

Ví dụ: Trong các mạch logic của kiến trúc máy tính, các biểu thức boolean
trong mạch xây dựng mạch logic.

3.5. Phép kéo theo:


Phép kéo theo của mệnh đề P kéo theo Q của hai mệnh đề P và Q, kí hiệu bởi
P →Q (đọc là “P kéo theo Q” hay “Nếu P thì Q” hay “P là điều kiện đủ của Q” hay
“Q là điều kiện cần của P”) là mệnh đề được định bởi: P →Q sai khi và chỉ khi P
đúng mà Q sai [1].

Ví dụ: Cho mệnh đề sau: “Nếu bạn Hoài cưới vợ, bạn Đạt sẽ mừng 500.000
VNĐ”.

Là phép kéo theo dùng trong ngôn ngữ thông thường, giữa giả thuyết và kết
luận.

3.6. Phép tương đương:


Mệnh đề P kéo theo Q và ngược lại của hai mệnh đề P và Q, ký hiệu bởi
P ↔Q (đọc là “P nếu và chỉ nếu Q” hay “P khi và chỉ khi Q” hay “P là điều kiện cần
và đủ của Q”), là mệnh đề xác định bởi: P ↔Q đúng khi và chỉ khi P và Q có cùng
chân trị [1].

Ví dụ: Nếu 1 + 2 = 6 thì 6 + 5 = 1 + 2 + 5 = 8.

4. Ứng dụng của logic trong cuộc sống:


Ngày nay, logic được áp dụng nhiều trong cuộc sống, trong các lĩnh vực khác
nhau như: Nói, viết, giao tiếp trong gia đình, tìm kiếm trên mạng, các chương trình máy
tính, toán học, trí tuệ nhân tạo, … Do đó, hiểu biết về các quy tắc logic là rất hữu ích.
4
4.1. Logic trong giao tiếp:
Không thể phủ định khi nói tư duy logic đóng vai trò nền tảng của mọi thành
công. Hằng ngày, con người sử dụng tư duy logic để tham gia các hoạt động như đánh
giá, giao tiếp, giải các quyết vấn đề. Do đó tư duy logic đóng vai trò quan trọng không
chỉ đối với công việc mà cả trong giao tiếp hàng ngày.

Hình thức biểu hiện bên ngoài của tư duy là ngôn ngữ tự nhiên (còn gọi là
ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ giao tiếp). Nếu ta dùng ngôn ngữ tự nhiên mà thiếu
hiểu biết về logic sẽ dễ dàng dẫn tới chỗ lập luận và nhận thức sai lầm.

Ví dụ: Sau 2 năm tạm giam để điều tra, vào năm 2017, Hoa hậu Trương Hồ
Phương Nga đã có những phát ngôn tại phiên tòa xét xử cùng năm, cụ thể:
Nhiều lần phía luật sư của đại gia Cao Toàn Mỹ hỏi khó và cố tình "gài"
Trương Hồ Phương Nga thì cô nàng nhận ra và đáp trả vô cùng khôn khéo. Khi luật
sư hỏi rằng có phải Phương Nga từng làm diễn viên, MC hay không? Nàng hậu đã có
màn chất vấn lại luật sư đầy ngoạn mục rằng: "Tôi sẽ trả lời nhưng tôi muốn hiểu là
câu hỏi liên quan gì đến vụ án để trả lời. Có phải ý luật sư nói tôi là diễn viên, có
phải vì thế luật sư nói tôi diễn tốt không?". [2]
Có thể thấy để bảo vệ cho chính bản thân mình, cô Nga đã vận dụng phép
tính trong logic vào cuộc đàm thoại, ở đây là phép kéo theo ở câu "Tôi sẽ trả lời
nhưng tôi muốn hiểu là câu hỏi liên quan gì đến vụ án để trả lời”. Nếu câu hỏi của
Luật sư đưa ra liên quan đến vụ án thì cô Nga sẽ trả lời câu hỏi của Luật sư trước đó
đã hỏi cô.
Chính vào những lời lẽ và lập luận chắc chắn của cô Nga mà cô đã thắng kiện
và được trả tự do. Qua đó không thể phủ định việc logic đóng vai trò quan trọng trong
giao tiếp, đặc biệt là trong những tình huống như cô Nga đã gặp.

4.2. Logic trong Công nghệ Thông tin:


4.2.1. Logic trong ngôn ngữ lập trình:
Logic cũng là thuật ngữ thân thuộc đối với ngành CNTT, bởi những ứng
dụng quan trọng của nó đối với mọi lập trình viên.

5
Logic trong lập trình là cách mà các nhà lập trình viên sử dụng đầu óc,
chất xám của mình để tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề, từ đó đưa ra cách
giải quyết tốt nhất. Sau khi lựa chọn được phương án thích hợp, lập trình viên sẽ
chuyển phương án đó thành mã code. Logic được thể hiện rõ nhất trong lập trình
qua ý tưởng xây dựng thuật toán một cách triệt để và tiết kiệm tài nguyên của
máy tính.

Ví dụ: Một đoạn mã code giải phương trình bậc hai được viết bằng ngôn
ngữ c++ như sau:

Hình 4.2.1. : Logic với phương trình bậc 2 trong c++

Câu lệnh If/else được sử dụng để kiểm tra tính đúng/sai của mệnh đề.
Trong đoạn mã trên, hầu hết các loại logic được sử dụng, cụ thể:

- Tại dòng số 16, nếu a bằng 0 thì tiếp tục so sánh nếu b bằng 0, hay
nói cách khác nếu a và b đều bằng 0, thì phương trình vô số nghiệm,
sử dụng phép hội trong logic.
6
- Tại vị dòng số 29 khi so sánh điều kiện của delta, nếu a lớn hơn 0 thì
sẽ thực hiện tính nghiệm, đã sử dụng phép kéo theo trong logic.
- Tại dòng số 36, thay vì tính delta nhỏ hơn 0 thì ta dùng đoạn If/else,
sử dụng phép phủ định trong logic, nhằm giảm bớt số lần tính toán
trong máy, giảm thiểu thời gian tính toán.

Qua đó cho thấy, tính cần thiết của phép tính logic trong lập trình, được
coi là nền tảng, ý tưởng, để hình thành các chương trình ứng dụng, tiết kiệm tài
nguyên, chi phí nhưng lại đạt hiệu quả cao.

4.2.2. Logic trong trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence: AI):
Trong thời đại 4.0, khi nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã phát
triển với những thành tựu vĩ đại, máy móc không những ngày càng hỗ trợ con
người trong lao động vật lý, mà cả về hoạt động trí tuệ. Do đó, con người đã chế
tạo ra công cụ sản xuất “thông minh” hay được gọi là “trí tuệ nhân tạo”. Các
chương trình logic máy tính cũng có thể xem là cơ sở để điều khiển các hoạt
động của các AI.

Để nó có thể hiểu và xử lý được những thông tin diễn đạt bằng ngôn
ngữ tự nhiên của con người, người ta cần phải xây dựng một hệ thống lý thuyết
logic toán học. Hệ thống có nhiệm vụ xác định ý nghĩa của các mệnh đề, phép
tính toán,…

Trong hệ thống tự động hoá, các tín hiệu thu nhận được thường mang
tính gần đúng, không chính xác. Mạch logic cho phép biểu diễn và xử lý các dữ
liệu một cách rõ ràng, đơn giản và hiệu quả nhất. Hệ điều khiển logic đang được
sử dụng phổ biến trong những hệ thống máy móc thế hệ mới, đặc biệt là thế hệ
AI.

Chẳng hạn hệ thống cảm biến trong hệ thống tự động lái của xe ô tô
thông minh:

Hệ thống cảm biến trong xe dựa trên nguyên tắc thu nhận các tín hiệu từ
bên ngoài bởi các mạch logic. Các quy tắc logic giúp làm rõ ràng, chính xác và
7
chi tiết thông tin, hình ảnh của tín hiệu. Góp phần cải thiện cuộc sống của những
người bị khiếm thị.

4.3. Logic trong tính toán:


Tính toán để tìm giải pháp trong một vấn đề nào đó luôn được các chuyên
viên cơ sở dữ liệu phân tích hằng ngày nhằm tạo nên dữ liệu người dùng để có hướng
giải quyết về sản phẩm. Trong đó không thể không kể đến biểu đồ Venn.

Biểu đồ Venn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, y tế, …

Ví dụ: Khi các chuyên gia phân tích hoạt động giới trẻ hiện nay họ đã tạo nên
một sơ đồ Venn nhằm đưa ra một số kết luận:

Hình 4.3. : Logic trong biểu đồ Venn

Theo đó, qua khảo sát của các chuyên gia, việc học sinh, sinh viên thức khuya
đều có biểu hiện là tán gẫu trên Facebook và quá nhiều bài tập cần phải được giải
quyết. Dễ thấy các chuyên gia đã sử dụng phép logic hội để đưa ra kết luận trên.

Logic luôn là một nhân tố không thể thiếu đối với mọi mặt trong cuộc sống chúng
ta với những ứng dụng to lớn mà nó mang lại. Logic được coi là phương tiện để kết nối
giữa con người với nhau, với tự nhiên, với khoa học kĩ thuật,… giúp mọi thông tin trở nên
rõ ràng, mạch lạc, chi tiết. Nó cũng tạo tiền đề, đảm bảo cho nền kinh tế của quốc gia
ngày càng phát triển một cách bền vững.

8
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được sau khi nghiên cứu:
— Nắm rõ và hiểu khái niệm logic, logic được ứng dụng như thế nào trong cuộc
sống.
— Ôn tập và hệ thống lại kiến thức Toán tin học.
— Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm.
— Nâng cao kỹ năng tìm kiếm thông tin.
— Hiểu và biết được cách làm đồ án.
— Hiểu cách logic vận dụng và hoạt động trong lập trình.

2. Ứng dụng của logic trong tương lai:


— Trong tương lai, logic có thể được phát triển nâng cao đặc biệt ở lĩnh vực trí
tuệ nhân tạo, cụ thể những robot sẽ có khả năng lập luận logic như con người.
— Logic có thể được phát triển trong lĩnh vực metaverse, nền tảng kỹ thuật số
ảo, nơi người dùng có thể đắm chìm trong không gian ảo và kết nối cùng
những người khác. Với những mã giả nâng cao hơn dựa trên logic, nền tảng
này được dự đoán có tiềm năng phát triển rất cao trong tương lai.
— Sự phát triển của tiền điện tử, giao dịch online ví dụ như nền tảng giao dịch
tiền điện tử Momo. Để tạo ra giao dịch tiền điện tử online hiệu quả, thành
công, đảm bảo an toàn cho người dùng, logic cũng đã được áp dụng nhờ vào
những thuật toán, mã giả thông minh.

3. Ứng dụng vào môn học:


— Áp dụng mệnh đề, các phép toán, cách suy luận logic để học môn học hiệu
quả hơn.
— Áp dụng cách suy nghĩ logic để giải quyết các bài toán.

4. Liên hệ sinh viên:


— Sinh viên có thể ứng dụng logic vào tư duy, suy nghĩ để cải thiện việc học tập, sinh
hoạt.

9
— Sinh viên cần rèn luyện trí não thường xuyên, ví dụ giải các bài tập toán nâng cao,
học lập trình, học một ngôn ngữ,... để phát triển tư duy logic của mình hơn.
— Để có tư duy logic, suy nghĩ thông suốt sinh viên còn cần có lối sống sinh hoạt
lành mạnh, không dính vào tệ nạn xã hội như ma túy, các chất kích thích làm tổn
hại đến hệ thần kinh trung ương não. Bên cạnh đó, cần luyện tập thể dục thể thao
thường xuyên, rèn luyện lối sống sạch, lành mạnh.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1 Lê Xuân Trường, Trương Hoàng Vinh, TOÁN TIN HỌC, Ho Chi Minh city: Đại học Quốc gia TP. Hồ
] Chí Minh, 2016.

[2 T. Đường, "Yan," 29 03 2022. [Online]. Available: https://www.yan.vn/truong-ho-phuong-nga-va-


] cac-phat-ngon-tren-toa-khien-dan-tinh-cam-than-296439.html#:~:text=Nhi%E1%BB%81u%20l
%E1%BA%A7n%20ph%C3%ADa,di%E1%BB%85n%20t%E1%BB%91t%20kh%C3%B4ng%3F%22..
[Accessed 05 04 2022].

11

You might also like