You are on page 1of 8

TÍNH TOÁN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TỪ

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT


IV.1.1 CƠ SỎ LỰA CHỌN
Trước tình hình chất thải rắn ở thành phố Đà Lạt đang gia tang một cách
nhanh chóng, hiện nay mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 200 tấn rác thải sinh
hoạt. Lượng rác này được đem đi đổ ở bãi rác của thành phố. Cách làm này tiêu tốn
một lượng diện tích đất lớn, đang trở nên không thích hợp và không mang tính bền
vững lâu dài. Trong thời gian sắp tới nếu không có biện pháp xử lý thích hợp thì
cùng với sự gia tang dân số nhanh chóng, cần phải có một diện tích đất lớn để chứa
rác.
VI.1.1. Các nguyên tắc để lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho
thành phố Đà Lạt
IV.1.1.1. Tính khả thi về mặt môi trường
Tính khả thi về mặt môi trường đối với công nghệ xử lý rác thải được đánh giá
thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
 Không được phát sinh ra các chất thải thứ cấp có khả năng gây ô nhiễm và
tác động đến môi trường. Điều này có nghĩa rằng, công nghệ xử lý rác thải
phải bao hàm tất cả giải pháp kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ nhằm xử lý triệt
và thỏa mãn các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất
thải thứ cấp sinh ra trong suốt các quá trình vận chuyển, tập kết, phân loại và
xử ký rác thải như:
 Nước rác
 Khí thải.
 Mùi hôi.
 Cặn bùn từ hệ thống xử lý nước rỉ rác và các loại nước thải khác.
 Các thành phần trơ còn lại được tách riêng khỏi phân rác ( khi dung công
nghệ ủ rác làm phân).
 Không được để cho nước rác thấm xuống đất gây ô nhiễm các tầng nước
ngầm.
 Hạn chế đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được sự phát sinh các loài gặm
nhấm, ruồi nhặng, côn trùng, vi trùng và các vecto truyền bệnh.
 Không gây ra tác hại lâu dài về mặt gen và di truyền học.
IV.1.1.2. Tính khả thi về mặt kỹ thuật
Tính khả thi về mặt kỹ thuật đối với công nghệ xử lý rác thải được đánh giá qua
một số tiêu chí cơ bản sau:
 Công nghệ xử lý được chọn (kể cả các công nghệ phụ trợ kèm theo) phải
đảm bảo tính thích hợp và chắc chắn với diễn biến thành phần và tính
chất rác thải của thành phố Đà Lạt trong bất kỳ điều kiện khí hậu, thời tiết
hay các chế độ thủy văn nào của khu vực xử lý rác.
 Điều kiện cơ sở hạ tầng (ví dụ như: mặt bằng, cấp điện, cấp nước, tiêu
thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy,…) phải
đáp ứng các yêu cầu liên quan đến vuệc thi công và vân hành khu xử lý
rác.
 Các yêu cầu về mặt kỹ thuật của công nghệ xử lý rác (ví dụ như: tiêu
chuẩn lớp lót chống thấm dưới đấy bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh ) phải
được đáp ứng đầy đủ trong suốt quá trình thi công, xây dựng và vận hành
xử lý rác.
 Phải đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết
bị kèm theo. CB-CNV quản lý và vận hành khu xử lý rác phải làm chủ
được công nghệ.
 Các sản phẩm đầu ra của công nghệ xử lý nếu có phải đảm bảo một số chỉ
tiêu kỹ thuật cơ bản và không gây tác hại đối với môi trường và sức khỏe
cộng đồng trong quá trình sử dụng chúng.
 Phải có đầy đủ các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thay thế khi cần thiết
(để đối phó với những tình huống bất trắc có thể xảy ra, đặc biệt là đối
với các khía cạnh môi trường liên quan đến khu xử lý rác).
IV.1.1.3. Tính khả thi về mặt kinh tế
Tính khả thi về mặt kinh tế của công nghệ xử lý rác thải phải được đánh giá
thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
 Chi phí đầu tư ở mức có thể chấp nhận được. Đối với phần lớn các
công nghệ xử lý rác, suất đầu tư tính bình quân trên một đơn vị khối
lượng rác thường giảm dần theo quy mô đầu tư ( tức quy mô càng lớn
thì suất đầu tư đơn vị càng thấp). Tuy nhiên, một số công nghệ xử ký
chỉ có hiệu quả kinh tế khi khối lượng rác thải phải đạt mức độ tối
thiểu nào đó.
 Chi phí vận hành toàn bộ hệ thống xử lý rác (bao gồm các chi phí vận
hành các công trình phụ trợ) không quá đắt để đảm bảo thời hạn hoàn
vốn chậm nhất cũng không vượt quá thời gian sống của dự án trong
điều kiện mức phí dịch vụ thu gom xử lý rác được cộng đồng chấp
nhận.
IV.1.1.4. Tính khả thi về mặt xã hội học
Tính khả thi về mặt xã hội học của công nghệ xử lý phải được đánh giá thông
qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
 Không tạo ra sức ép nặng nề về mặt tâm lý của dân chúng địa phương
và của các cơ quan ban ngành có liên quan. Điều này đòi hỏi công nghệ
xử lý được chọn phải chứng tỏ được các giải pháp hữu hiệu đối với các
vấn đề môi trường thứ cấp nảy sinh trong quá trình xử lý rác.
 Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính an toàn và hạn chế đến mức thấp
nhất những rủi ro, tác hại đối với sức khỏe của những người trực tiếp
vận hành hệ thống xử lý.
IV.1.2. Các phương án công nghệ xử lý rác có nhiều triển vọng áp
dụng
Do tính chất cơ bản là nhằm giải quyết những vấn đề vệ sinh môi trường đô thị, cho
nên bất kỳ một giải pháp công nghệ xử lý nào có nhiều vấn đề môi trường tiềm ẩn (
như đổ đống tự nhiên ở bãi rác, đốt rác tự nhiên…) đều được loại bỏ ngay từ đầu.
Phân tích các điều kiện ở thành phố Đà Lạt, các phương án công nghệ sau đây được
coi là có nhiều triển vọng:
 Chế biến rác thải thành phân bón hữu cơ vi sinh và tái chế, chôn lấp
những phần còn lại.
 Sản xuất điện năng từ rác thải hữ cơ và tái chế, chôn lấp những phần
còn lại.
 Chôn lấp rác thải ở các hố chôn lấp hợp vệ sinh.
Mỗi phương án công nghệ xử lý rác đưa ra ở trên đều có những ưu khuyết
điểm riêng của chúng.
Bảng 4.11: So sánh về đặc điểm của những ccoong nghệ đề xuất áp dụng
cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt.
Công nghệ Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm Loại rác được Tính khả thi
đề xuất áp dụng
Hố chôn Rác được nén -Chi phí đầu tư vận hành -Đòi hỏi diện - Chất thải rắn -Phù hợp với khu
lấp hợp vệ thành khối để thấp tích mặt bằng sinh hoạt vực có mặt bằng
sinh chôn lấp lớn rộng, mực nước
-Không tận dụng ngầm thấp, khả
được các chất năng tài chính hạn
hữu cơ hẹp.
-Khó kiểm soát
nước rác rò rỉ và
khí sinh ra từ bãi
chôn lấp.
Phát điện Khí mê tan từ ủ -Rác hữu cơ từ rau củ quả -Đòi hỏi chi phí - Các rác hữu cơ - Phù hợp với rác
Biogas rác hữu cơ được được tận dụng triệt để sản đầu tư cao từ rau củ quả có thải có nhiều thành
sử dụng để sản xuất điện, phân hữu cơ. -Thiết bị công trong rác thải phần hữu cơ.
xuất điện -Kéo dài tuổi thọ bãi chôn nghệ cao sinh hoạt. -Hạn chế sự nóng
lấp -Phải xử lý một lên của trái đất do
lượng nước rỉ sự thải khí ga.
rác lớn - Tiết kiệm đất đai.
Chế biến Chất hữu cơ có -Vốn đầu tư ban đầu thấp -Đòi hỏi phân - Thành phần hữu - Phù hợp với rác
Compost trong chất thải -Thiết bị không đòi hỏi loại rác triệt để cơ của chất thải thải có nhiều thành
rắn được phân công nghệ cao -Hàm lượng rắn sinh hoạt. phần hữu cơ.
hủy để sabr xuất -Hiệu quả giảm lượng chất dinh dưỡng thấp -Cho phép kết hợp
phân Compost thải rắn cao hơn so với phân xử lý cả phân hầm
-Kéo dài tuổi thọ của bãi hóa học và các cầu.
rác chôn lấp loại phân từ vật -Tiết kiệm đất đai.
nuôi.
- Yêu cầu kỹ
thuật phức tạp
Nếu chỉ dựa vào bảng so sánh trên thì chắc chắn khó có thể đưa ra
quyết định lựa chọn phương án công nghệ xử lý nào cho thích hợp. Đi kèm
theo các công nghệ này là hàng loạt các vấn đề có liên quan khác. Vì vậy,
các phương án công nghệ đề xuất được ra xem xét chi tiết hơn để làm căn
cứ cho việc lựa chọn sau này. Căn cứ vào các nguyên tắc để lựa chọn:
IV.1.2.1. Mức độ an toàn đối với môi trường
Các phương pháp xử lý rác thải thường không tránh khỏi các vấn đề môi
trường thứ cấp và trong một số trường hợp, các vấn đề môi trường thứ cấp nhiều
khi lại nguy hiểm và nan giải hơn chính bản thân rác thải. Vì vậy, trong hầu hết các
trường hợp, việc xử lý các chất thỉa thứ cấp là một yếu tố không thể thiếu trong hệ
thống công nghệ xử lý rác thải.
Theo quan điểm này, mức độ an toàn đối với môi trường của các phương án
công nghệ đề xuất được đánh giá như sau:
Bảng 4.12: Mức độ an toàn đối với môi trường của các công nghệ xử lý
STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp Phát điện Chế biến
vệ sinh biogas Compost
1 Liên quan đến ô nhiễm Thấp (1) Cao (3) Trung bình (2)
nước mặt
2 Liên quan đến ô nhiễm Thấp (1) Cao (3) Trung bình (2)
nước ngầm
3 Liên quan đến phát thải Cao (3) Thấp (1) Trung bình (2)
các chất khí ô nhiễm
4 Liên quan đến mùi hôi Trung bình (2) Cao (3) Thấp (1)
5 Liên quan đến các mầm Thấp (1) Cao (3) Trung bình (2)
bệnh
6 Liên quan đến các hiệu Thấp (1) Thấp (1)
ứng phụ khi sử dụng
chế phẩm sinh học
7 Cặn bùn phát sinh do Thấp (3) Cao (3) Thấp (3)
việc xử lý nước rác
8 Sơ sợi còn lại sau khi ủ Trung bình (2) Trung bình (2)
phân
9 Độ an toàn về cháy nổ Thấp (1) Cao(3) Trung bình (2)
10 Tổng điểm 15 17 17
IV.1.2.2. Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
Bảng 4.13: Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các công nghệ
STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp Phát điện Chế biến
vệ sinh biogas Compost
1 Tính phù hợp với các Trung bình (2) Thấp (1) Cao (3)
điều kiện tự nhiên tại
khu vực xử lý rác
2 Khả năng đáp ứng nhu Trung bình (2) Cao (3) Trung bình (2)
cầu về mặt bằng
3 Tính phù hợp với loại Thấp (1) Trung bình (2) Cao (3)
rác đưa tới khu vực xử

4 Tính chắc chắn về hiệu Thấp (1) Cao (3) Trung bình (2)
quả xử lý rác
5 Khả năng đáp ứng yêu Cao (3) Thấp (1) Trung bình (2)
cầu về cơ sở hạ tầng
6 Khả năng đáp ứng yêu Cao (3) Rất thấp (0) Trung bình (2)
cầu về máy móc thiết bị
sẵn có trong nước.
7 Khả năng đáp ứng yêu Trung bình (2) Rất thấp (0) Cao (3)
cầu trong việc thi công
xây dựng công trình
8 Mức độ đòi hỏi bổ sung Rất thấp (4) Trung bình (2) Cao (1)
các nguyên phụ liệu,
nhiên liệu và hóa chất
9 Tính phức tạp trong Thấp (3) Rất cao (0) Trung bình (2)
việc vận hành và quản

10 Yêu cầu cán bộ có trình Thấp (3) Rất cao (0) Trung bình (2)
độ chuyên môn
11 Khả năng đáp ứng yêu Thấp (1) Rất cao (0) Trung bình (2)
cầu về chất lượng sản
phầm đầu ra
12 Khả năng sẵn có các Cao (3) Thấp (1) Trung bình (2)
giải pháp thay thế trong
tình huống bất trắc
13 Tổng điểm 28 16 26

You might also like