You are on page 1of 6

1.

Quốc hiệu (tiêu ngữ)


b) Thể thức:
Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
c) Kỹ thuật trình bày:
Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng ½ trang giấy theo chiều ngang,
ở phía trên bên phải.
Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được
trình bày bằng chữ in hoa, cỡ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm.
Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in
thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới dòng thứ
nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối, có cách
chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ ( Sử
dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline).
2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành
a)Thể thức
Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc
hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn
kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi cơ quan chủ quản.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên cơ quan, tổ chức chủ quản
trực tiếp ( nếu có) ( đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên cơ quan tổ
chức ban hành văn bản.
* Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viết tắt
theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức bộ máy, phê chuẩn cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

c) Kỹ thuật trình bày:


Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được tình bày tại ô số 2; chiếm khoảng ½
trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa,
cùng cỡ chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu , kiểu chữ đứng. Nếu tên cơ quan, tổ chức chủ
quản dài, có thể trình bày thanh nhiều dòng.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ
chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ
quan, tổ chức chủ quản; phía dưới có dòng kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến
1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức
ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng.

3 Số và ký hiệu
a)Thể thức
Số của văn bản: Là số thứ tự đăng ký văn tại văn thư của cơ quan, tổ chức. Số của
văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu số 01 tính từ ngày đầu năm và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Ký hiệu của văn bản:
- Ký hiệu của văn bản có tên loại bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản theo bảng
chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao kèm theo Thông tư này ( Phụ lục I ) và chữ viết
tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước (áp dụng đối với chức danh Chủ tịch
nước và Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản.

+ Đối với văn bản quy phạm pháp luật:


Số: …/năm ban hành VB/tên viết tắt của loại VB-tên viết tắt của cơ quan ban
hành VB
+ Đối với văn bản bản hành chính và văn bản cá biệt:
Số: …/tên viết tắt của loại VB-tên viết tắt của cơ quan ban hành VB
- Đối với văn bản không có tên loại (công văn hành chính)
Số: …/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản
b) Kỹ thuật trình bày:
Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3
Từ “số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13,
kiểu chữ đứng; sau từ “số” có dấu hai chấm; giữa số, năm ban hành và ký hiệu văn bản
có dấu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối
không cách chữ (-).

4. Địa danh và ngày tháng, năm ban hành văn bản


Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ ngày ... tháng … năm …; các
chỉ số ngày, tháng năm dùng chữ số Ả rập; đối với những chỉ số ngày nhỏ hơn 10 và
tháng 1 - 2 phải ghi thêm số 0 ở trước.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 2010
b) Kỹ thuật trình bày:
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một
dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu
chữ nghiêng; Các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa, sau địa danh có dấu phẩy; địa
danh và ngày tháng năm được đặt canh giữa dưới quốc hiệu.
5. Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản:
a) Thể thức
Tên loại văn bản: Là tên của từng loại văn bản do cơ quan tổ chức ban hành. Khi
ban hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn.
Trích yếu nội dung văn bản: là câu văn ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái
quát nội dung chủ yếu của văn bản.
b) Kỹ thuật trình bày:
Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được trình bày
tại ô số 5a; tên loại văn bản được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 14, kiểu chữ
đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản,
bằng chữ in thường, cỡ chữ 14 kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ
ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với
dòng chữ.
6. Nội dung của văn bản:
7. Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền:
a) Thể thức
*Quyền hạn của người ký
Trong trường hợp thủ trưởng uỷ quyền cho cấp dưới ký văn bản thì tuân thủ các
nguyên tắc sau:
+ Nếu người ký văn bản là cấp phó trực tiếp thì phải ký hiệu “KT” (Ký thay) trước
tên chức vụ.
+ Nếu người ký văn bản là cán bộ dưới một cấp thì phải ghi ký hiệu “TL” (Thừa
lệnh) trước tên và chức vụ.
+ Nếu thủ trưởng đơn vị vắng mặt lâu ngày hay chuyển sang đảm nhiệm công tác
khác mà chưa có quyết định bổ nhiệm người thay thế thì cấp trên ra quyết định cử một
người cấp phó tạm thời đảm nhiệm công việc của cấp trưởng. Trong trường hợp này khi
ký vào văn bản phải ghi ký hiệu “Q” (quyền) trước tên và chức vụ.
+ Nếu thủ trưởng đơn vị đi công tác lâu ngày thì phải viết văn bản tạm uỷ quyền
cho người cấp phó. Trong trường hợp này khi ký văn bản phải ghi ký hiêu “TUQ” (Thừa
uỷ quyền) trước tên và chức vụ.
+ Nếu đại diện cho một hội đồng, một tổ chức thì ghi ký hiệu “TM”.

b) Kỹ thuật trình bày:


Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a; chức vụ khác của
người ký được trình bày tại ô số 7b; các chữ viết tắt "TM", "KT", "TL", "TUQ", hoặc "Q"
(quyền), hoặc quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ
từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Họ tên của người ký văn bản được trình bày tại ô số 7b; bằng chữ in thường, cỡ
chữ từ 13 đến 14; kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa so với quyền hạn, chức vụ của
người ký.
Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c.
Khi ký văn bản không được dùng bút chì, bút mực đỏ hay mực dễ phai và phải ghi
rõ chức vụ họ tên người ký.

8. Dấu cơ quan:
a) Thể thức
Là dấu thể hiện tư cách pháp nhân của chính quyền, đơn vị, có hai loại dấu:
+ Dấu có quốc huy: Văn bản của Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Văn phòng
Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ quốc hội, các uỷ ban của quốc hội, hội đồng dân tộc
của quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, uỷ
ban nhân dân các cấp, toà án nhân dân các cấp, viện kiểm sát nhân dân các cấp; phòng
công chứng các tỉnh, các cơ quan ngoại giao.
+ Dấu không có quốc huy: được sử dụng để xác nhận tư cách pháp nhân của cơ
quan, tổ chức, đơn vị không thuộc diện kể trên.
b) Kỹ thuật trình bày:
Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào
khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần tờ giấy; mỗi
dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.
Dấu phải đóng rõ ràng, ngay ngắn, trùm lên khoảng 1/3 hoặc 1/4 về phía bên trái
chữ ký để đảm bảo không làm trên giấy có dấu đóng trước (dấu khống chỉ).

***
+ Nếu người ký văn bản là cấp phó trực tiếp thì phải ký hiệu “KT” (Ký thay) trước
tên chức vụ.
+ Nếu người ký văn bản là cán bộ dưới một cấp thì phải ghi ký hiệu “TL” (Thừa
lệnh) trước tên và chức vụ.
+ Nếu thủ trưởng đơn vị vắng mặt lâu ngày hay chuyển sang đảm nhiệm công tác
khác mà chưa có quyết định bổ nhiệm người thay thế thì cấp trên ra quyết định cử một
người cấp phó tạm thời đảm nhiệm công việc của cấp trưởng. Trong trường hợp này khi
ký vào văn bản phải ghi ký hiệu “Q” (quyền) trước tên và chức vụ.
+ Nếu thủ trưởng đơn vị đi công tác lâu ngày thì phải viết văn bản tạm uỷ quyền
cho người cấp phó. Trong trường hợp này khi ký văn bản phải ghi ký hiêu “TUQ” (Thừa
uỷ quyền) trước tên và chức vụ.
+ Nếu đại diện cho một hội đồng, một tổ chức thì ghi ký hiệu “TM”.

You might also like