You are on page 1of 21

Thuế GTGT

Bài 2
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT đầu ra = Doanh số bán ra x Thuế suất.
15 tấn chè sơ chế do nông trường tự trồng và bán ra không chịu thuế GTGT => không
được khấu trừ đầu vào.
Doanh số bán = 15 x 20.000.000 = 300 triệu
Doanh số bán 5 tấn chè đó qua chế biến = 5 x 40.000.000 = 200 triệu
Thuế GTGT bán 5 tấn chè đã qua chế biến = 200 x 10% = 20 triệu
Doanh số ủy thác xuất khẩu = 30.000 x 5.000 = 150 triệu
Thuế GTGT chè xuất khẩu = 0 => được khấu trừ đầu vào.
Doanh số bán của cửa hàng = (800 hộp x 5.500đ/hộp + 40 kg x 42.000đ/kg) = 6,08 triệu
Thuế GTGT đầu ra của cửa hàng: 6.080.000 x 10% = 0.608 tr.
Mặt hàng khác 10 triệu mua của đơn vị nộp thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp          
=> không được khấu trừ đầu vào
Thuế GTGT Bán hàng khác: 10tr x 10% = 1tr
Tổng thuế GTGT đầu ra: 20 triệu + 0,608 triệu + 1 triệu = 21,608 triệu.
Tổng doanh thu = 300 + 200 + 150 + 6,08 = 656,08 triệu
Thuế GTGT được khấu trừ = 3.200.000 x (1 – 300/656,08) = 1,737764
Số thuế GTGT phải nộp trong quý = 21,608 triệu – 1,737764 triệu = 19,870236 triệu.
 
Bài 3: Một nông trường trồng và chế biến cà phê trong quý có tình hình sản xuất và tiêu
thụ như sau:
1. Nông trường bán 20 tấn cà phê nhân chưa qua chế biến cho một công ty sản xuất cà
phê khác với giá bán là 42 triệu đồng/tấn.
2. Xuất bán 8 tấn cà phê hạt rang với giá bán 120 triệu đồng/tấn
3. Sử dụng 6 tấn cà phê nhân để chế biến thành cà phê hòa tan với tỷ lệ là 3kg cà phê
nhân = 1kg cà phê hòa tan; sau đó đóng gói 0.5kg và bán ra thị trường 1.000 gói với giá
70.000 đồng/gói. Số còn lại giao cho cơ sở đại lý hạch toán độc lập bán đúng giá giao là
70.000 đ/gói. Cơ sở này trong kỳ đã tiêu thụ được 60% lượng hàng.
4. Xuất khẩu 2.000 hộp cà phê thượng hạng với giá FOB là 850.000 đồng/hộp.
5. Thuế GTGT của các chi phí mua ngoài khác dùng cho hoạt động sơ chế và sản xuất cà
phê tập hợp được trong quý là 124 triệu đồng. Nông trường không hạch toán riêng được
số thuế đầu vào đươc khấu trừ cho từng loại sản phẩm
Yêu cầu: Xác định số thuế GTGT nông trường phải nộp trong tháng đối với hoạt động
trên. Biết rằng đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Thuế suất thuế GTGT với các
sản phẩm cà phê chế biến và mặt hàng khác là 10%, giá nói trên chưa bao gồm thuế
GTGT.
Giải: 
1. 20 tấn cà phê nhân chưa qua chế biến => không chịu thuế GTGT => không được khấu
trừ thuế GTGT đầu vào
Doanh thu = 20*42=840tr đồng
2. Doanh thu = 8*120=960tr đồng, thuế gtgt đầu ra = 960*10% = 96tr
3. Doanh thu 1000 gói = 70tr đồng, thuế gtgt đầu ra = 70*10%=7tr
Tổng số gói được cf hòa tan là 4000 gói => giao đại lý 3000 gói 
=> doanh thu = 3000*60%*70000= 126 tr đồng, thuế gtgt đầu ra = 126*10%=12,6tr
4. Doanh thu xuất khẩu = 2000*0.85=1700tr đồng, thuế GTGT là 0% nên được khấu trừ
đầu vào, gtgt đầu ra = 170tr
Tổng doanh thu = 840+960+70+126+1700=3.696tr
Tổng thuế gtgt đầu ra = 96+7+12,6+170 =
Tổng thuế gtgt đầu vào được khấu trừ = 124*(1.156/3.696)= 38,8tr
Số thuế GTGT phải nộp trong quý =
Bài tập 5:
Công ty C kinh doanh hàng gia dụng trong kỳ tính thuế có tài liệu về mua bán hàng hóa
như sau:
1. Hàng hóa mua về bán:
- Nhập khẩu 100 bếp từ với trị giá tính thuế nhập khẩu là 500USD/ chiếc, thuế suất NK
10%
 Giá tính thuế gtgt= 100*500*1.1*20000= 1.100 triệu
 Thuế GTGT đầu vào = 110triệu
- Mua nội địa 80 bộ nồi với giá thanh toán là 693.000 đồng/bộ
 Thuế GTGT đầu vào = 80*693*0.1/1.1 = 5,040 triệu
- Mua của một công ty thương nghiệp trong nước 80 chảo từ với giá chưa thuế GTGT là
350.000/chiếc
 Thuế GTGT đầu vào = 80*350*10%= 2,8 triệu
2. Hàng hóa tiêu thụ trong kỳ:
- Bán 30 bếp từ với giá chưa thuế GTGT là 20 triệu đồng/chiếc, 50 bộ nồi với giá tính
thuế GTGT là 1triệu/bộ, 20 chảo từ với giá thanh toán 572.000/chiếc
 Doanh thu = 30*20+50*1+ 20*0,572/1.1=660,4 triệu
 Thuế GTGT đầu ra = 66,04 triệu
- Gửi bán đại lý 20 bếp từ, cơ sở đại lý bán được 15 chiếc, giá bán chưa có thuế là 20
triệu đồng/chiếc. Công ty trích trả ngay 5% tiền hoa hồng theo giá bán cho cơ sở đại lý
 DT = 20*15 = 300tr, vat đầu ra dt = 30tr
 Vat đầu vào hoa hồng = 300*0.05*0.1=1,5tr
- Bán trả góp 20 bếp từ, giá bán trả góp chưa thuế là 21 triệu đồng/chiếc (lãi trả góp là 1
triệu đồng)
 DT = 20*20=400tr
 Vat đầu ra = 40tr
3. Trong kỳ công ty có chạy 2 chương trình khuyến mãi
- Sử dụng 50 chảo từ để khuyến mãi kèm theo khi khách hàng mua bếp từ, giá tính thuế =
0
- Giảm giá bán 10% khi mua bếp từ (không tặng kèm chảo). Số bếp từ bán được trong
chương trình là 20 chiếc. Giá bán chưa bao gồm thuế GTGT.
Vat đầu ra = 20*18*0.1=36tr
Yêu cầu: Tính số thuế GTGT công ty C phải nộp trong kỳ tính thuế. Biết rằng thuế suất
thuế GTGT là 10%, thuế nhập khẩu 10%, tỷ giá giao dịch tại thời điểm hiện tại.
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Bài tập 4:
Công ty B xây dựng và kinh doanh bất động sản đất trong kỳ tính thuế có phát sinh các
nghiệp vụ sau:
1. Nhận thầu công trình không bao gồm giá trị NVL: tổng giá trị công trình chưa thuế
GTGT là 2,4 tỷ trong đó giá trị NVL do chủ đầu tư cung cấp là 800 triệu đồng.
2. Được Nhà nước giao 8.000m2 đất để xây dựng khu căn hộ liền kề. Công ty đã chuyển
nhượng 5 căn hộ có diện tích 80m2/căn với giá chuyển nhượng là 6,2 tỷ/căn. Tiền sử
dụng đất phải nộp NSNN (không kể tiền sử dụng đất được miễn, giảm) cho cả lô đất là 54
tỷ đồng. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 30 tỷ đồng.
3. Được Nhà nước cho thuê 10.000m2 đất với thời hạn 50 năm để đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng để cho thuê lại. Giá thu tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê là
80.000đồng/m2. Công ty ký hợp đồng cho nhà đầu tư thuê lại với thời gian thuê là 30
năm, diện tích đất cho thuê là 6.600m2. Đơn giá cho thuê tại thời điểm ký hợp đồng là
648.000đ/m2 cho cả thời gian thuê. (Giá đã bao gồm thuế GTGT)
Yêu cầu: Tính số thuế GTGT công ty B phải nộp trong kỳ. Biết rằng công ty B nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ; thuế suất thuế GTGT là 10%.

Thuế TTĐB
Bài tập 1:
Trong 3 tháng cuối năm N, doanh nghiệp A có phát sinh các nghiệp vụ như sau:
1.Mua 20.000 lít rượu nếp cái nồng độ 19% vol với giá 40.500 đồng/lít chưa thuế GTGT.
Doanh nghiệp đã sử dụng 15.000 lít để sản xuất 22.000 chai rượu nồng độ 30% vol
 Thuế ttdb rượu nếp = 20.000*40.500/1.35*0.35 = 210tr
2. Xuất bán cho công ty thương nghiệp 6.000 chai rượu với giá chưa thuế GTGT là
105.000đ/chai.
 Thuế ttdb đầu ra = 6.000*105.000/1.5*0.5= 210tr
 Thuế ttđb đầu vào 210*(6000/22.000)*(15.000/20.000) = 42.95tr
 Thuế phải nộp = 210-42.95
3. Xuất khẩu sang Lào 10.000 chai với giá là 150.000 đ/chai.
 xuất khẩu thì k chịu thuế, không được khấu trừ
4. Số rượu còn lại DN vẫn để trong kho.
Yêu cầu: Tính số thuế TTĐB doanh nghiệp A phải nộp nhà nước trong 3 tháng cuối năm
biết rằng: Thuế suất thuế TTĐB với rượu nếp là 35%, với rượu đóng chai và là 50%.
Bài tập 2:
Nhập khẩu 10.000 lít rượu mạnh với giá FOB là 180.000 đồng/lít, chi phí vận chuyển và
bảo hiểm từ cảng xuất đến cảng nhập là 200 triệu đồng. Trong kỳ, doanh nghiệp sử dụng
½ số rượu nhập khẩu sản xuất ra 20.000 chai rượu thuốc.
Giá tính thuế ttdb = (10*180+200) *1.2= 2.400 triệu
 Thuế ttdb của rượu mạnh đầu vào = 2.400*0.4 = 960tr
VAT rượu mạnh đầu vào = (2.400+960) * 0.1 =336tr
Tình hình tiêu thụ như sau:
• Bán 5.000 chai rượu thuốc cho công ty TMại ABC với giá chưa thuế GTGT là 120.000
đồng/chai.
Thuế ttdb đầu ra = 5.000 * 120.000/1.2*0.2 = 100tr
VAT đầu ra = 5.000*120.000 * 0.1 = 60tr
Thuế ttđb đầu vào đkt = 960 * 5000/20.000 * 1/2 =120tr
• Bán 5.000 chai tiếp theo cho công ty thương mại M&A với giá chưa có thuế TTĐB là
90.000 đồng/chai.
 giá chưa vat = 90+18 = 108 < giá ấn định * 7% = 117,18
Thuế ttdb đầu ra = 5.000*122.400*0.2= 102tr
Thuế ttđb đầu vào = 960 * 5000/20.000 * 1/2 =120tr
VAT đầu ra = (5.000 * 122.400 +90tr)* 0.1 = 61.2tr
• 2.000 chai gửi bán đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng. Cuối tháng, đại lý thông báo đã
bán được 500 chai với giá chưa thuế GTGT là 121.200 đồng/chai.
Thuế ttdb đầu ra = 500*121.200/1.2 *0.2 = 10.1tr
Thuế ttđb đầu vào = 960 * 500/20.000 * ½ = 12tr
VAT đầu ra = 500*121.200*0.1= 6.06tr
• Xuất 1.000 chai cho cơ sở kinh doanh phụ thuộc với giá chưa thuế GTGT là 120.000
đồng/chai. Biết cơ sở này đã bán hết ra thị trường với giá chưa VAT là 121.200
đồng/chai.
Thuế ttdb đầu ra = 1000*121.200/1.2 *0.2 = 20.2tr
Thuế ttđb đầu vào = 960 * 1.000/20.000 *1/2 = 24tr
VAT đầu ra = 12.12tr
• Dùng 100 chai để khuyến mại trong hội chợ không thu tiền.
Thuế ttđb đầu vào = 240 * 100/20.000 *1/2 = 1.2tr
Thuế ttdb đầu ra =100 * 121.200/1.2*0.2 = 2.02tr
• Số còn lại công ty xuất khẩu với giá FOB là 140.000 đồng/chai.
 xuất khẩu thì k chịu thuế ttdb đầu ra, không được khấu trừ thuế ttdb, VAT đầu ra = 0,
VAT đầu vào được khấu trừ
Thuế xuất khẩu = 140.000 * 6.900 * 0.05= 48.3tr
 Tổng hợp :
TTĐB phải nộp = 234.32-277.2 : DN được khấu trừ vào kỳ sao kỳ có tham gia sxuat
VAT phải nộp = 139.38 – 336 : được cấn trừ vào kỳ sau
Xác định các loại thuế phát sinh biết thuế suất thuế TTĐB rượu mạnh, rượu thuốc là
40%, 20%. Thuế suất VAT 10%, thuế xuất khẩu 5%, thuế nhập khẩu rượu mạnh 20%.
Giá mà 2 công ty thương mại bán ra thị trường (chưa VAT) là 126.000 đồng/chai. Giá
bán do cơ quan thuế ấn định là 122.400 đồng/chai (chưa VAT). Giá tương đương trên thị
trường là giá công ty giao đại lý.
Bài tập 3:
Một đơn vị sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm tính thuế có tài liệu sau:
- Nhập kho số sản phẩm sản xuất hoàn thành 10.000 SPA, 15.000 SPB.
 Thuế TTĐB đầu vào đối với 10.000kg nguyên liệu sản xuất sp A:
= 8.000 * 69.000 / 1.25 * 0.25= 110.4 tr

- Xuất kho thành phẩm tiêu thụ trong kỳ : 8.000 SPA, 12.000 SPB trong đó:
+ Bán cho Cty thương nghiệp 4.000 SPA và 7.000 SPB, giá bán 105.000đ/SPA và 55.000
đ/SPB.
TTĐB đầu ra sp A= 4.000*105.000/1.4*0.4= 120tr
TTĐB đầu ra sp B = 7.000*55.000/1.6*0.6=144.375tr
TTĐB đầu vào sp A= 110.4 * 4.000/10.000 = 44.16tr
TTĐB đầu vào sp B =
+ Vận chuyển đến đại lý bán hàng của đơn vị 2.000 SPA và 3.000 SPB. Đến cuối kỳ cửa
hàng đại lý mới chỉ bán được 900 SPA và 2.200 SPB, giá bán 112.000 đ/SPA và 62.000
đ/SPB.
TTĐB đầu ra sp A= 900*112.000/1.4*0.4=28.8tr
TTĐB đầu ra sp B = 2.200*62.000/1.6*0.6=51.15tr
TTĐB đầu vào sp A= 110.4*900/10.000=9.936
TTĐB đầu vào sp B =

+ Số còn lại xuất khẩu ra nước ngoài theo giá FOB là 92.000đ/SPA và 48.000đ/SPB.
 TTĐB phải nộp =
Yêu cầu:
Tính thuế TTĐB đơn vị phải nộp trong kỳ, biết rằng:
- Thuế suất thuế TTĐB đối với sản phẩm A là 40%, sản phẩm B là 60%. Thuế suất thuế
XK đối với 2 sản phẩm là 45%.
- Trong kỳ đơn vị đã mua 8.000 kg nguyên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB để SX 10.000
SPA, giá mua 69.000đ/kg, thuế suất thuế TTĐB đối với nguyên vật liệu là 25%.
- Giá bán và giá mua trên chưa bao gồm thuế GTGT
- Đơn vị không có nguyên vật liệu và sản phẩm tồn kho đầu kỳ.
Bài tập 4
Một cơ sở kinh doanh Golf trong kỳ tính thuế có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Bán 100 thẻ hội viên với giá chưa bao gồm thuế GTGT là 450.000đ/vé
TTĐB đầu ra= 100*450.000/1.2*0.2=7.5tr
2. Bán 300 vé tập golf với giá đã bao gồm thuế GTGT là 374.000đ/vé
TTĐB đầu ra=(300*374.000/(1.1*1.2))*0.2=17tr
3. Doanh thu cho thuê xe Buggy và người giúp việc khi chơi golf trong kỳ là 275
triệu đồng
TTĐB đầu ra=275.000/1.2*0.2=45,833tr
4. Doanh thu bán đồ ăn uống tại sân tập trong kỳ là 700 triệu đồng trong đó doanh
thu của mặt hàng bia lon chiếm 60%. Tổng giá trị mua vào chưa thuế GTGT của
bia lon là 340 triệu đồng. Cơ sở bán hết số bia đã mua vào.
*** Bán đồ ăn tại sân tập thì không tính thuế
TTĐB đầu ra= 700*0.6/1.55*0.55=149.03tr
TTĐB đầu vào = 340*0.55/1.55=120,65tr
5. Cơ sở có kinh doanh thêm dịch vụ massage có doanh thu trong kỳ là 900 triệu
đồng trong đó doanh thu bán đồ ăn kèm chiếm 40%.
TTĐB đầu ra= 900/1.3*0.3=207,69tr
 TTĐB phải nộp =

Yêu cầu:
Tính số thuế TTĐB cơ sở này phải nộp trong kỳ tính thuế biết rằng thuế suất thuế TTĐB
đối với kinh doanh golf là 20%, kinh doanh massage là 30%, với mặt hàng bia lon là
55%. Thuế suất thuế GTGT là 10

Thuế xuất nhập khẩu


Bài tập 1:

Một công ty kinh doanh XNK có trụ sở ở Hà Nội trong tháng tính thuế có tình hình
sau:

1. Nhập khẩu hàng tiêu dùng, giá tính thuế NK 1.000 triệu đồng. Trong kỳ công ty đã
bán trong nước được một nửa số hàng hóa nhập về với doanh thu đã bao gồm thuế
GTGT là 1.500 triệu đồng. Khi lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa tiêu thụ, kế toán
chỉ ghi giá thanh toán. -> bị phạt, nên 1.500 là chưa tính thuế

Thuế NK = 1.000*0.2=200tr

Thuế GTGT đầu vào = 120tr

Thuế GTGT đầu ra = 150tr

2. Mua 5.000 chai rượu loại I từ một DN sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký
với nước ngoài, giá mua chưa có thuế GTGT trên hoá đơn là 60.000 đồng/chai. Trong
kỳ, công ty đã xuất khẩu được 2.000 với giá FOB là 100.000 đồng/ chai. Số còn lại do
thay đổi thời hạn giao hàng, nên doanh nghiệp chưa xuất khẩu mà nhập kho chưa tiêu
thụ của doanh nghiệp.

Thuế ttdb của 5.000 chai rượu loại I = 5.000*60.000/1.25*0.25=60tr

 xuất khẩu thì k chịu thuế ttdb đầu ra, không được khấu trừ thuế ttdb, VAT đầu ra = 0,

VAT đầu vào được khấu trừ = 5.000*60.000*0.1=30tr

Thuế xk = 2.000*100.000*0.02=4tr
3. Nhận nhập khẩu ủy thác cho công ty X 2000 chai rượu loại II, giá tính thuế nhập
khẩu được xác định là 140.000 đồng/chai. Hoa hồng ủy thác đã nhận 3% trị giá nhập
khẩu. Công ty đã giao trả hàng và các chứng từ liên quan.

Thuế nk = 2.000*140.000*0.7 = 196tr

Thuế ttdb của rượu loại II = (2.000*140.000+196) *0.3=142.8tr

Thuế VAT đầu vào được khấu trừ = 61.88tr

VAT hoa hồng = 2.000*140.000*0.03*0.1=0.84tr

Yêu cầu: Xác định thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XK và thuế NK công ty phải kê
khai, phải nộp.

Biết rằng: Thuế suất thuế NK hàng tiêu dùng 20%; Thuế suất thuế XK rượu loại I là
2%, TTĐB 25%; Thuế suất thuế nhập khẩu rượu loại II là 70%; TTĐB 30%;

- Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, hoa hồng là 10%.

Thuế GTGT đầu vào của các hàng hoá, dịch vụ khác được khấu trừ là 5.000.000đ.

- Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Đã nộp đủ thuế khi nhập khẩu,
hàng hóa, dịch vụ mua vào đều thanh toán qua ngân hàng

Bài tập 2:

Tại một cơ sở kinh doanh XNK A trong kỳ tính thuế có số liệu sau:

1. Nhập khẩu 1000 chai rượu ngoại, giá tính thuế NK được xác định là
150.000đ/chai. Trong quá trình làm thủ tục tại khu vực Hải quan quản lý, số rượu
này bị vỡ hoàn toàn 150 chai (đã có giám định của phía Hải quan). Trong kỳ, cơ sở
đã tiêu thụ toàn bộ số rượu ngoại nhập khẩu với giá chưa thuế GTGT là
600.000đ/chai.

THUẾ NK = 850*150.000*0.5=63,75tr
Thuế TTBĐ đầu vào = (850*150.000+63.75)*0.5=95,625tr

Thuế TTĐB đầu ra = 600.000*850/1.5*0.5=170tr

VAT đầu vào = 28,6875tr

VAT đầu ra = 51tr

2. Mua 9.000 chai rượu vang của 1 cơ sở sx trong nước để XK theo hợp đồng kinh tế
đã ký với nước ngoài. Giá mua chưa thuế GTGT là 50.000 đ/chai. Trong kỳ, DN
đã XK được 8.000 chai theo giá FOB là 60.000đ/chai. Số còn lại DN không XK
mà để tiêu thụ trong nước với giá chưa thuế GTGT là 66.000đ/chai.
Thuế xk = 8.000*60.000*0.05=24tr
Thuế TTĐB đầu vào = 9.000*50.000/1.5*0.5=150tr
VAT đầu vào đkt = 50.000*9.000*0.1=45tr

Thuế TTĐB đầu ra = 1.000*66.000/1.5*0.5=22tr


VAT đầu ra = 1.000*66.000*10%= 6.6tr
Phải nộp

3. Nhận NK ủy thác 40 chiếc xe ô tô loại 4 chỗ ngồi cho công ty A, trị giá NK là
10.000$/chiếc. Phí vận tải bảo hiểm quốc tế tính bằng 2% trị giá nhập khẩu. Công ty
A đã trả hoa hồng ủy thác (chưa

thuế GTGT) tính bằng 4% trị giá tính thuế NK. Công ty đã nộp đủ thuế cho công ty A
và bàn giao hàng đầy đủ.

Yêu cầu: Xác định các loại thuế công ty Toàn Cầu phải kê khai, phải nộp có liên quan
đến tình hình trên.

Biết rằng: Thuế suất thuế NK rượu 50%, ô tô 50%. Thuế xuất thuế XK rượu 5%. Thuế
suất thuế TTĐB của rượu ngoại, rượu vang 50%, ô tô 60%. Thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa, hoa hồng 10%. Tỷ giá giao dịch tại thời điểm hiện tại. Thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ mua ngoài khác được khấu trừ trong kỳ là 10 triệu đồng. Đơn vị
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, chấp hành tốt chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ.
Đã nộp đầy đủ các loại thuế ở khâu nhập khẩu. VAT đầu vào đủ điều kiện được khấu
trừ.
Bài tập 3:

Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong năm N có phát sinh các nghiệp vụ sau:

1. Nhập khẩu một lô linh kiện, máy móc phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác
dầu khí. Tổng giá trị hàng nhập theo điều kiện CIF là 28,4 tỷ đồng. Thuế suất thuế
Nhập khẩu là 20%

2. Nhập khẩu 3 lô hàng từ Mỹ theo điều kiện FOB, chi phí vận tải cho cả 3 lô hàng là
10.000 USD:

- Lô hàng A gồm 250 sản phẩm (SP), đơn giá 300 USD/SP, bảo hiểm bằng 2% giá
FOB. Thuế suất thuế Nhập khẩu là 10%

- Lô hàng B gồm 180 sản phẩm, đơn giá 218USD/SP, bảo hiểm bằng 3% giá FOB.
Thuế suất thuế Nhập khẩu là 30%

- Lô hàng C có tổng trị giá là 40.000 USD, bảo hiểm bằng 5% giá CIF. Thuế suất thuế
Nhập khẩu là 25%

3. Nhận ủy thác xuất khẩu một lô hàng D theo điều kiện CIF có tổng trị giá là
52.000USD. Chi phí vận tải bảo hiểm cho cả lô hàng bằng 2% giá FOB. Thuế suất
thuế Xuất khẩu là 5%

Yêu cầu: Tính số thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà công ty phải nộp trong năm N, biết
rằng tỷ giá giao dịch tại thời điểm hiện tại.

Bài tập 4

Công ty N trong kỳ tính thuế có các tài liệu sau:

1. Ký hợp đồng gia công cho nước ngoài. Theo đó, công ty N nhập khẩu 30.000kg
nguyên liệu theo giá CIF là 1,4 USD/kg. Định mức tiêu hao nguyên liệu để gia công
là 1,5kg/SP. Khi giao hàng, có 800 sản phẩm không đạt yêu cầu và bị phía nước ngoài
trả lại. Số hàng này phải tiêu thụ trong nước với giá bán chưa có thuế GTGT là
63.000đ/SP.
2. Nhập khẩu 200.000 SP A theo điều kiện FOB là 5,6 USD/SP, chi phí vận tải, bảo
hiểm cho cả lô hàng bằng 4% giá FOB. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển có
1.700 SP bị hỏng hoàn toàn do thiên tai theo giám định của cơ quan chức năng.

3. Xuất khẩu 5.000 tấn SP C với giá bán xuất tại kho là 2,7triệu/tấn. Chi phí vận
chuyển từ kho đến cảng là 300.000đ/tấn.

Yêu cầu: Tính các loại thuế gián thu công ty phải nộp trong kỳ biết rằng thuế suất thuế
NK nguyên liệu là 30%, sản phẩm A là 15%, hàng dự hội chợ là 20%; Thuế suất thuế
xuất khẩu là 5%; Thuế suất thuế GTGT là 10%; Tỷ giá giao dịch tại thời điểm hiện
tại.

Bài tập 5:

Trích tình hình sản xuất kinh doanh của một công ty trong kỳ như sau:

1. Công ty ký hợp đồng nhận gia công cho nước ngoài. Theo hợp đồng công ty
nhập khẩu 10 tấn nguyên liệu nhựa với giá CIF là 2 USD/kg để sản xuất 5000
sản phẩm nhựa với giá tính theo điều kiện FOB là 12 USD. Tuy nhiên khi xuất
trả có 500 sản phẩm không đạt tiểu chuẩn chất lượng bên nước ngoài trả lại.
Công ty X đã bán số sản phẩm này này trong nước với giá bán chưa thuế
GTGT là 230.000 đ/SP. Công ty đã thỏa thuận với phía nước ngoài mua lại
toàn bộ nguyên liệu đã dùng để sản xuất sản phẩm không đúng quy cách.
Vì NVL nhập khẩu để gia công và xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế nên được
miễn thuế , chỉ tính thuế đối với lô hàng 500sp không đạt bị trả lại như sau:
Số NVL để sx 500sp = 10.000/5.000*500=1.000kg
Thuế nk phải nộp cho 1.000kg = 1.000*2*23*10%= 4,6tr
VAT đầu vào = 1.000*2*23.000*0.1=4,6tr
VAT đầu ra = 500*230.000*0.1= 11,5tr
VAT phải nộp = 11,5-4,6= 6,9tr
2. Nhập khẩu 32.000 kg nguyên liệu đá với trị giá CIF 5 USD/kg để sản xuất hàng
xuất khẩu. Trong kỳ công ty sử dụng 20.000 kg nguyên liệu để sản xuất được
50.000 sp và bán cho 1 doanh nghiệp trong khu chế xuất 30.000 sản phẩm với
giá 300.000 đồng/sp. Số sản phẩm còn lại được bán cho 1 doanh nghiệp thương
mại trong nước với giá thanh toán là 330.000 đồng/sp.
Thuế nk = 32*5*23*0.1=368tr
VAT đầu vào đkt = (32.000*5*23.000+368)*0.1=404,8tr
VAT đầu ra = (330.000*20.000)/1.1*0.1=600tr
VAT phải nộp= 195,2tr
3. Nhập khẩu 5 tấn nguyên liệu theo giá CIF là 4 USD/kg. Theo giám định của cơ
quan chức năng có 500kg nguyên liệu bị hỏng hoàn toàn do thiên tai trong quá
trình vận chuyển.
Thuế nk = 4.500*4*23.000*0.1=41,4tr
VAT đầu vào đkt = (4.500*4*23.000+41,4)*0.1=45,54tr
4. Nhập khẩu sợi thuốc lá trị giá theo điều kiện CIF quy đổi là 12 tỷ đồng, công ty
sử dụng 60% nguyên liệu để sản xuất 200.000 cây thuốc lá bao xuất khẩu.
Công ty chỉ xuất khẩu được 120.000 cây với trị giá CIF là 4 USD/cây, phí vận
chuyển và bảo hiểm là 5%/ giá FOB. Số thuốc lá còn lại không đủ điều kiện
xuất khẩu, công ty bán trong nước với giá chưa thuế GTGT là 140.000 đồng/
cây.
Thuế nk sợi thuốc lá = 12.000*0.3=3.600tr
VAT đầu vào = (12.000+3.600)*0.1=1.560tr
Thuế xk = 0%
Thuế TTĐB của thuốc lá = 80.000*140.000/1.7*0.7=4.611,76tr
VAT đầu ra= 80.000*140.000*0.1+ 120.000*(4*23.000/1.05)*0.1=2.171,43tr
VAT phải nộp = 611,43tr

Yêu cầu: Tính các khoản thuế công ty phải nộp ở mỗi nghiệp vụ trên?

Vat phải nộp =

Thuế nk phải nộp

Thuế xk phải nộp

Thuế TTĐB phải nộp =

Biết rằng: - Các trường hợp xuất nhập khẩu đều có hợp đồng, chứng từ hợp lệ, thanh
toán qua ngân hàng. Công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT

- Thuế suất thuế nhập khẩu nhựa và đá là 10%, thuốc lá là 30%; thuế suất thuế xuất
khẩu nhựa và thuốc lá là 0%, của đá là 10%; thuế suất thuế TTĐB của thuốc lá là
70%, thuế suất thuế GTGT của các mặt hàng trên là 10%.

- Tỷ giá hối đoái tại thời điểm hiện tại.


Bài tập 6:

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ uống trong tháng có tình hình sau:

- Nhập khẩu 3000 hộp bia loại 0,5 lít/hộp, giá tính thuế nhập khẩu 4.500đ/hộp.Trong
tháng cơ sở đã tiêu thụ hết lô hàng này với giá chưa có thuế GTGT 16.000đ/hộp.

- Nhập khẩu 200.000 chai rượu 18 độ, với giá FOB là 8USD/ chai, phí vận chuyển và
bảo hiểm của cả lô hàng 80.000 USD. Sau đó DN bán cho một DN trong khu chế xuất
100000 chai với giá 200.000 đồng/chai, số còn lại bán cho một cơ sở kinh doanh
thương mại trong nước với giá hạch toán doanh thu là 260.000 đồng/chai

Yêu cầu: Xác định các loại thuế doanh nghiệp phải nộp ở các nghiệp vụ trên?

Biết rằng: - Thuế suất thuế nhập khẩu bia hộp 35%, rượu là 40%; thuế suất thuế
TTĐB bia hộp 65%, rượu dưới 20 độ là 35%. Thuế suất thuế GTGT của các sản phẩm
nói trên là 10%. Thuế GTGT của các chi phí mua ngoài khác được khấu trừ là 1 triệu
đồng.

- Doanh nghiệp đã nộp các loại thuế liên quan đến hàng nhập khẩu cho cơ quan hải
quan. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thực hiện tốt chế độ
sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.

THUẾ TNDN
Bài tập 1:

Tại một doanh nghiệp sản xuất trong năm tính thuế có thông tin như sau: ( đơn vị tính:
triệu đồng).

1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (chưa thuế GTGT): 4.000. Trong đó, doanh thu hàng
chịu thuế TTĐB là 1500 (thuế suất thuế TTĐB: 50%)

2. Chi phí SXKD phân bổ cho doanh thu tiêu thụ trong kỳ: 2.500 (chưa bao gồm thuế
TTĐB phải nộp)

- Khấu hao TSCĐ: 1000, trong đó 100 là khấu hao tài sản cố định mang cho thuê hoạt
động.
- Chi phí vật tư tương ứng: 1050 (trong đó: 50 là thuế GTGT)

- Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động: 100

- Thuế, phí, lệ phí được trừ theo quy định và chưa bao gồm thuế TTĐB phải nộp trong
kỳ.

- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, tiếp khách: 200

- Chi trang phục làm việc bằng tiền: 300.

3. Thu nhập nhận được từ góp vốn liên doanh trong nước: 525 (bên chia thu nhập
chưa nộp thuế TNDN).

- Thu từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học: 100. Đây là năm thứ 3 có thu nhập.
( được miễn thuế trong 3 năm đầu)

- Thu nhập nhận được từ nước ngoài là 80, đây là thu nhập sau khi đã nộp thuế thu
nhập ở nước ngoài với thuế suất 17%. Nước phát sinh thu nhập chưa ký hiệp định
tránh đánh thuế 2 lần với VN.

Yêu cầu: Tính thuế TNDN phải nộp?

Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN tại thời điểm hiện tại, DN không được ưu đãi, miễn
giảm thuế, đăng ký nộp thuế GTGT theo PPKT. Thuế GTGT của nguyên liệu đủ điều
kiện được khấu trừ. Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ không có trong hợp đồng lao
động, doanh nghiệp có 50 lao động.

Bài làm:

- Doanh thu thuần = 2.500 + 1.500/1.5= 3.500

- Tổng CP: 2.500

Các loại CP CP không được trừ

CP khấu hao 100


CP mua vật tư 50

CP Quảng cáo

Chi trang phục làm việc bằng tiền 50

Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động 100

Thuế, phí, lệ phí được trừ theo quy định và chưa


bao gồm thuế TTĐB phải nộp trong kỳ.
Tổng cộng 300

Tổng CP được trừ = 2500-300=2.200

- Thu nhập khác:

+ Góp vốn liên doanh trong nước = 525

=> DTCT = 3.500 – 2.200 + 525 = 1.825

=> Thuế TNDN phải nộp = 1.825*20%=365

+ Thu nhập từ nước ngoài (Trước thuế) = 80/(1-17%)=96,39

=> Số thuế TNDN cần nộp ở VN = 96,39 * (20%-17%) = 2,8917

Vậy tổng thuế TNDN phải nộp = 365+2,8917=367,8917

Bài tập 2:

Một doanh nghiệp sản xuất trong năm tính thuế có hoạt động như sau: (đơn vị triệu
đồng)

1. Doanh thu tiêu thụ hàng hóa: 55.000

=> DTT = 55.000

2. Tổng chi phí phục vụ sxkd (có hóa đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ): 42.000 trong
đó:
- Mua xe ô tô 7 chỗ, trả bằng tiền mặt, giá trị xe 1.500, thuế GTGT: 75, lệ phí đăng ký
xe và lệ phí trước bạ: 80.

- Chi tài trợ giáo dục: 510.

- Phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 40.

- Trích trước sửa chữa TSCD 160, thực chi 150.

- Chi trả lãi vay vốn sxkd vay theo hợp đồng vay vốn của CBCNV trong DN: 240, với
lãi suất vay 12% năm;

- Các chi phí còn lại của DN được trừ theo quy định.

Các loại CP CP không được trừ


Mua ô tô 1.655
Chi phí tài trợ giáo dục
Phạt vi phạm hợp đồng 40
Trích trước sửa chữa TSCĐ 10
Chi trả lãi vay vốn 240-(240*0.07*1,5)/0.12=30
Tổng cộng 1.735

CP được trừ = 42.000-1.945=40.265

3. Thu lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ đến hạn phải trả vào cuối
năm: 120. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài 400. Đây là thu nhập
còn lại sau khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài với TS 20%. Thu từ phạt vi phạm
hợp đồng kinh tế 70.

Thu nhập khác:

+ Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá = 120

+ Thu nhập từ HĐKD ở nước ngoài = 400 (đã nộp thuế)

=> DTCT = 55.000-40.265+120=14.855


Số thuế TNDN phải nộp = 2.971

Yêu cầu: Tính thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm?

Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN tính theo quy định hiện hành.

- Lãi suất cơ bản của NHNN là 7% năm. DN đã góp đủ vốn điều lệ.

- Quốc gia nơi DN đầu tư chưa thực hiện ký kết Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với
VN.

- DN chấp hành đầy đủ chế độ sổ sách kế toán hóa đơn chứng từ. Các chi phí có hóa
đơn chứng từ hợp pháp.

- DN nộp VAT theo phương pháp khấu trừ, chi tài trợ đúng mục đích, đối tượng.

Bài tập 3:

Một DN sản xuất trong năm tính thuế TNDN có tài liệu sau: (đơn vị triệu đồng)

1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 15.000

2. Tổng chi phí phục vụ sxkd do DN kê khai 10.000 (có hóa đơn chứng từ hợp pháp
hợp lệ): trong đó:

- Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động 240 : Không được trừ

- Chi đầu tư xây dựng nhà tình nghĩa theo chương trình phát động của Bộ lao động
thương binh xã hội 300 : Được trừ

- Chi tiền trang phục cho người lao động 300 (DN có 50 lao động): Không được trừ
50

- Chi trả lãi vay vốn sxkd 1.200 trong đó 1.000 là lãi vay NHTM với ls 16% năm.
Phần còn lại phải trả cho người lao động trong DN với ls vay vốn theo hợp đồng đã ký
kết là 18% năm. Không được trừ 200-200*10%*150%/18%= 33,333

- Chi nộp phạt vi phạm pháp luật về sử dụng lao động 10: Không được trừ
- Chi xử lý nước thải 100: Được trừ

- CÁc khoản chi còn lại được trừ theo quy định

Tổng cp được trừ = 10.000-240-50-33,33-10=9666,67

3.Trong năm DN thanh lý dây chuyền sx đã hết khấu hao với giá 200, chi phí thanh lý
là 20

Thu nhập khác = 180

DTCT = 15.000-9666.67+180=5513,33

Thuế TNDN phải nộp = 5513,33*20%=1.102,67

Yêu cầu: Xác định lại thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm của DN nói trên?

Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN tính theo quy định hiện hành. DN không được ưu đãi
gì về thuế TNDN. Lãi suất cơ bản của NHNN công bố tại thời điểm vay là 10% năm,
DN đã góp đủ vốn điều lệ. Khoản bảo hiểm nhân thọ không có trong hợp đồng lao
động.

Bài tập 4:

Công ty thực phẩm G-food trong quý II năm N nghiệp vụ sau:

1. Ủy thác nhập khẩu 3.000kg Socola Bỉ theo giá FOB là 18USD/kg. Chi phí vận
tải bảo hiểm cho cả lô hàng là 2.000 USD. Trong quý công ty đã tiêu thụ được
2.600kg với giá thanh toán là 671.000đ/kg. Chi phí hoa hồng ủy thác là 5% giá
FOB.

Doanh thu = 2600*671/1.1=1586 triệu

Giá lô hàng NK = (3000*18*23*120%+2000*23+3000*18*23*105%)=2840,5


triệu

GVHB=2840,5*(2600/3000)=2461,77 triệu
2. Dùng 750 triệu tiền nguyên vật liệu để sản xuất 10.000 thùng bia lon. Trong
quý công ty đã xuất khẩu 8000 thùng với giá bán chưa thuế GTGT tại kho là
200.000đ/thùng. Chi phí vận chuyển hàng tới cảng là 20.000đ/ thùng.

Doanh thu=220*8000=1760 triệu

Chi phí được trừ = 750/10,000*8000+0.02*8000=760 triệu

3. Làm đại lý độc quyền phân phối 1.000 sản phẩm sữa cho một công ty nước
ngoài theo đúng giá quy định. Trong quý công ty đã bán được toàn bộ số hàng
trên với giá bán chưa thuế GTGT là 647.000đ/SP. Hoa hồng được hưởng bằng
12% giá bán. Tổng giá trị hàng nhập theo điều kiện CIF là 21.000USD.

Hoa hồng được hưởng = 1000*647*12%=85,4tr

4. Nhập khẩu 8.000 lít rượu vang nồng độ 14,5 vol về để đóng chai. Giá nhập khẩu là
14USD/lít. Công ty đã dùng toàn bộ số rượu trên đóng thành 16.000 chai. Trong quý,
công ty đã tiêu thụ được 12.500 chai với giá thanh toán là 495.000/chai.

5. Các chi phí khác: Khấu hao 100 triệu/tháng; chi phí mua ngoài 100 triệu chưa thuế,
chi phí quản lý chung là 150 triệu, tiền lương 300 triệu/ tháng, Chi phí khác 60 triệu
chưa thuế (thuế GTGT được khấu trừ là 4 triệu đồng)

Yêu cầu: Tính các khoản thuế công ty phải nộp NSNN trong quý biết rằng Thuế suất
thuế NK socola là 20%, sữa là 5%, rượu là 50%; Thuế suất thuế XK bia là 2%; Thuế
suất thuế TTĐB với rượu là 30%; Thuế suất thuế GTGT là 10%; Thuế suất thuế
TNDN tại thời điểm hiện tại; Tỷ giá giao dịch tại thời điểm hiện tại.

Bài tập 5:

Một công ty chế biến lương thực thực phẩm có tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ
tính thuế năm N như sau:

1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm

- Bán trong nước 50 tấn muối i- ốt với giá 3 triệu đồng/ tấn

- Xuất khẩu 100 tấn muối tinh sang Lào với giá FOB là 110 USD / tấn
- Xuất khẩu 200 tấn gạo sang EU với giá FOB là 250 USD/ tấn.

- Bán 20 tấn cá đóng hộp cho hệ thống siêu thị trong nước với giá chưa VAT là 30
triệu đồng/ tấn.

2. Chi phí tương ứng với khối lượng hàng tiêu thụ trong kỳ là

- Tổng giá chưa VAT nguyên vật liệu mua vào là 950 triệu đồng

- Thuế GTGT đầu vào của nguyên vật liệu tổng hợp theo hóa đơn GTGT đầu vào là
30 triệu đồng, cơ sở không hạch toán riêng được cho từng loại sản phẩm.

- Khấu hao TSCĐ là 30 triệu đồng; Thuế GTGT của TSCĐ dùng sản xuất trong kỳ là
10 triệu đồng

- Giá chưa thuế của dịch vụ mua ngoài là 150 triệu đồng.

+ Thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mặt
hàng chịu thuế GTGT là 2 triệu

+ Thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mặt
hàng không chịu thuế GTGT là 3 triệu đồng.

- Tiền lương và các chi phí hợp lý khác 50 triệu đồng.

- Dịch vụ mua ngoài chưa thuế: 150 triệu (Thuế GTGT 10%)

3. Thu nhập từ thanh lý tài sản là 25 triệu đồng

Yêu cầu: Tính các khoản nộp NS của công ty trong kỳ tính thuế biết rằng: Thuế suất
thuế GTGT là 10%; Thuế suất thuế xuất khẩu với muối là 5%, với mặt hàng gạo là
2%; Thuế suất thuế TNDN tại thời điểm hiện tại; Tỷ giá giao dịch tại thời điểm hiện
tại.

Bài tập 6:

Một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực may mặc có số liệu
trong năm N như sau:
1. Bán cho nước ngoài 100.000 m vải đơn giá bán là 170.000đ/m, định mức tiêu hao
là 0,2kg sợi cho 1m vải. Công ty nhập khẩu 30 tấn sợi với giá CIF là 180.000đ/kg để
dùng cho sản xuất. Cuối kỳ công ty đã giao đủ số lượng hàng.

2. Ký hợp đồng gia công 50.000 áo sơ-mi xuất khẩu cho một công ty tại Pháp, giá gia
công là 4$/chiếc. Nguyên liệu gia công do bên nước ngoài cung cấp. Doanh nghiệp
thuê Công ty May 10 gia công lại với giá 40.000đ/chiếc chưa có thuế. Ngày
15/09/2016, doanh nghiệp phải giao hàng nhưng chỉ giao được 35.000 chiếc. Doanh
nghiệp chịu phạt hợp đồng là 0,25 $/chiếc.

3. Trong năm doanh nghiệp bán ra thị trường trong nước được 45.000 áo sơ mi. Giá
bán chưa có thuế GTGT là 530.000đ/chiếc. Chi phí nguyên vật liệu dùng may áo sơ
mi là: 10,8 tỷ (chưa thuế), số thuế GTGT là 985 triệu.

4. Đầu năm, doanh nghiệp mua xe ô tô để dùng cho hoạt động của mình với giá 3,2 tỷ
chưa thuế GTGT. Số năm trích khấu hao là 5 năm.

5. Các khoản chi phí khác trong năm như sau:

- Tiền lương cho công nhân viên là 180 triệu/tháng. Doanh nghiệp trích lập quỹ dự
phòng tiền lương cho năm sau là 400 triệu

- Chi trang phục bằng tiền mặt là 6 triệu đồng/người/năm. Doanh nghiệp có 42 công
nhân viên.

- Chi phí tiếp khách là 80 triệu/năm.

- Khấu hao tài sản cố định (chưa bao gồm ô tô) là 480 triệu

- Chi phí hợp lý hợp lệ khác là 300 triệu chưa thuế (Thuế suất thuế GTGT là 10%)

Yêu cầu:Tính các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp NSNN trong năm N. Biết rằng:
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, áp dụng đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn chứng từ; Thuế suất thuế Nhập khẩu đối với sợi là 15%; Thuế suất thuế
GTGT là 10%; Thuế suất thuế TNDN tại thời điểm hiện tại; Tỷ giá giao dịch tại thời
điểm hiện tại.

You might also like