You are on page 1of 2

2.

3 Tòa án xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội
đồng trọng tài:

Tại khoản 1 Điều 43 quy định: “Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp của Hội
đồng trọng tài:

Tại khoản 1 Điều 43 quy định “Trước khi xem xét nội dung tranh chấp, Hội đồng
trọng tài xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọn tài: thỏa thuận trọng tài thực hiện
được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh
chấp theo quy định của Luật này. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không
thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết dịnh đình chỉ việc giải quyêt và
thông báo ngay cho các bên biết”. Do đó, việc xem xét thỏa thuận trọng tài,
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, trước hết thuộc
thẩm quyền của chính Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp đó. Trong
trường hợp, các bên tranh chấp đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài
về vấn đề này thì Tòa án không có thẩm quyền xem xét thỏa thuận trọng tài,
thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp
không đồng ý với quyết định cua Hội đồng trọng tài về vấn đề này thì các bên
có quyền yêu cầu Tòa án xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài, theo
quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật TTTM 2010 như sau:

“ Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài quy định
tại Điều 43 của Luật này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
quyết định của Hội đồng trọng tài, các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án có
thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Bên khiếu nại phải đồng
thời thông báo việc khiếu nại cho Hội đòng trọng tài”.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật TTTM 2010 thì trọng thời gian Tòa
án giải quyết đơn khuyết nại các bên, Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục
giải quyết vụ tranh chấp. Pháp lệnh TTTM 2003 không có quy định này. Điều
này đã dẫn đến nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Thực tế trước khi có
Luật TTTM 2010, chúng ta không xác định được Hội đồng trọng tài có thể
tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp nữa hay không, làm ảnh hưởng đến thời gian
và hiệu quả giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài. Quy định này đã
cho phép Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục giải quyết tranh chấp trong
thời gian Tòa án giải quyết đơn khiếu nại.

Tại khoản 6 Điều 44 Luật TTTM có quy định :”…”. Điều này thể hiện sự tác động
của Tòa án đối với hoạt động trọng tài thương mại, ngăn ngừa những hành vi trái
pháp luật khi giiar quyết tranh chấp bằng trọng tài, đảm bảo cho hoạt động trọng
tài thương mại thực hiện theo đúng pháp luật.

You might also like