You are on page 1of 3

Ngày xửa ngày xưa, chuyện kể rằng một hành khất đã giết giặc bằng giọng hát kì diệu

của
mình. Thơ ca cũng vậy, nó giống như “thế trận đuổi nghìn quân giặc”, cất lên từ bài ca ngất
ngưởng để cho khi quân thù phanh trái tim nhỏ bé của người hành khất đang phập phồng nơi
lòng ngực thì tiếng hát cất lên cao mới cùng với non sông. Câu chuyện ấy gợi cho ta liên tưởng
về sự bất diệt của thơ ca – dòng chảy hùng tráng của mọi thời đại, và cứ như thế, những văn thơ,
những khúc ca thơ văn bất hũ sẽ “làm cho con người tốt hơn, tầm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh
tình yêu đời với con người và khát vọng đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và tiến bộ cho loài
người” (Sô-lô-khốp). Và Tố Hữu người chiến sĩ – nghệ sĩ tích cực trong cả mặt trận kháng chiến
lẫn nghệ thuật đã cất cao lên tiếng ca “Từ ấy” ghi lại một tiếng reo vui đầy tự hào khi đã giác ngộ
được lí tưởng của cách mạng. Đặc biệt khi đến với khổ thơ đầu tiên, ta như được hòa mình mà
cảm nhận cái niềm vui tột đỉnh và sự say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng của Đảng.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tố Hữu cũng như bao nhiêu người thanh niên khác cùng thời trước khi chưa đến với ánh sáng
cách mạng của Đảng, chưa tìm thấy lối đi riêng cho mình thì những ngày tháng như “nghẹt thở”
đó Tố Hữu đã viết:

Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

Băn khoăn tìm lẽ yêu đời

Vẫn vơ theo mãi vòng quang quẩn

Muốn bước than ôi bước chẳng rời

Nhưng khi tìm thấy cái nguồn ánh sáng diệu kì của Đảng đã khơi lên cái “tâm hồn” của một
thi nhân đang phập phòng nơi lòng ngực ghi lại cái thời khắc vinh dự đứng vào hàng ngũ của
Đảng, thăng hoa cùng với thi ca:

Từ vô vọng, mênh mang đêm tối

Người đã đến. Chói chang nắng dội

Trong lòng tôi. Ôi Đảng thân yêu

Sống lại rồi. Hạnh phúc biết bao

“Thơ ca là ngọn lửa thần” (Platons), thơ ca như một ngọn lửa cháy bùng trong lòng nhiệt
quyết, đầy trẻ trung của một tâm hồn thi ca cách mạng để rồi khi ngọn lửa thần đó cháy rực rỡ
lan tỏa muôn nơi thì niềm vui sướng, niềm hạnh phúc tột đỉnh lại được thổi bùng thành sự nhiệt
huyết của tuổi trẻ để rồi ghi lại dấu ấn của một thời vàng son:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Sau một thời gian hoạt động tích cực trong Đoàn thanh niên cộng sản Huế, Tố Hữu vinh dự
được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Hai chữ “Từ ấy” là bước ngoặc, là mốc thời gian có ý
nghĩa đặc biệt nhất trong đời cách mạng và đời thơ của Tổ Hữu khi chỉ mới 18 tuổi, đang băn
khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, “đang bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước – chọn một dòng hay để
nước trối”. “Em là ai nếu như hoàn toàn bị bó buộc trong thân xác này?” (đồi gió hú) và Tố Hữu
đã vượt qua cái giới hạn của chính mình, giác ngộ lí tưởng cộng sảng để rồi khi được kết nạp vào
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khiến nhà thơ phải hạnh phúc và sung sướng.

Niềm vui sướng ngất ngây được thể hiện qua những hình ảnh ẩn dụ đầy đặc sắc. Đấy kaf
cam giác “trong tôi bừng nắng hạ”, từ “bừng” cho thấy cái ánh sáng đầy đột ngột và bất ngờ, cái
ánh sáng của nắng hạ, mang theo hơi ấm nồng nhiệt, nhiệt huyết nhất, ánh sáng chói chang rực
rỡ nhất trong năm, ánh sáng ấy không chỉ ngập tràn trong từng ngóc ngách của không gian và
thời gian mà còn tỏa ra từ một tâm hồn chiến sĩ cách mạng – đó là Tố Hữu.

Mặt trời chân lí chói qua tim

Ánh sáng ấy xuất phát từ một vằng mặt trời đặc biệt – mặt trời chân lí – ánh sáng của Đảng,
ánh sáng của lí tưởng cộng sản với những lẽ sống mới mẽ, tư tưởng đứng đắn, tiến bộ, hợp quy
luật, cóc tác dụng xua tan cái áng sương mù dày đặc của những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời, mở ra
trong tâm hồn thi nhân một chân trời của tình cảm và hơi thở của nhận thức. Hình ảnh ẩn dụ về
mặt trời mang đến cảm nhận sâu sắc vể vai trò lớn lao cuả Đảng với cuộc sống: nếu mặt trời của
vũ trụ, của không gian bao la mang lại ánh sáng, hơi ấm và sức sống cho muôn loài thì Đang
cũng mang đến ánh sáng của niềm tin, của hơi ấm tình người, lẫn cả sự sống của dân tộc, muôn
người. Ánh sáng sưởi ấm những con người “cùng đường tuyệt lộ, muốn cắt cánh bay bao nhưng
bị áo cơm ghì sát đất”(Đời thừa), “những con người bị dồn dến bước đường cùng” muốn “có
quyền được sống và sống cho ra một con người” (Nam Cao).

Từ “chói” vừa miêu tả ánh sáng, lại vừa gợi lên sức mạng xuyên thấm của tư tưởng cộng sản
với một trái tim trần, khao khác lẽ yêu đời của thi nhân – lí tưởng của Đảng đã thực sự làm bừng
sáng hồn người thanh niên ưu tú, cùng với những khát vọng cao đẹp, và lòng nhiệt quyết thời
niên trẻ.

“Thơ phát khởi từ lòng người mà ra” (Lê Qúy Đôn), chỉ khi mang trong mình một niềm vui
sướng, một thấu cảm tột cùng thì mới bật lên những tiếng thơ ca ngất ngưởng sống mãi với thời
gian. Phải chăng cái khoảnh khắc buổi đầu đến với ánh sáng lí tưởng cộng sản đã phát khởi lên
một tâm hồn vui sướng vô hạn để rồi cất cao lên tiếng hát hòa với dòng chảy của thơ ca?

Hồn tôi là một vường hoa lá


Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Với bút pháp so sánh đã hữu tình hóa niềm vui sướng trong lòng người. “Vườn hoa lấ rất
đậm hương và rộn tiếng chim” là một khoảng không gian đầy sức sống, như một thế giới sinh
động với cả hình ảnh của hoa lá xanh tươi, cá hương thơm cây trái nồng đượm, cả âm thanh giòn
giã, say đấm của tiếng chim mê say. Phải chăng đó là ánh sáng chói chang, ấm áp của mặt trời,
sự hòa quyện giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ đã khẳng định tác động mạnh mẽ của lí tưởng
của đảng Cộng Sản với trái tim con người.

Tố Hữu một nhà thơ yêu đời, luôn tràn đầy sức sống trong tâm hồn. Cạch mạng với thơ ca
như hai trường phái riêng biệt, nhưng thật chất là một trạng thái “thống nhất nhưng không đồng
nhất”. Bởi lẽ ánh sáng của Đảng, lí tưởng cách mạng đã khơi dậy sức sống sáng tạo mạnh mẽ
cho hồn thơ. Như Chủ tịch HCM đã khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh
chị em chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Bài thơ không chủ là tiếng lòng giác ngộ của tác giả mà con là
tình cảm tha thiể dành cho đất nước, cho cách mạng thời bất thời.

You might also like