You are on page 1of 3

Trường THPT Trưng Vương - Hóa Học 10 Trác Nghiệm Chương 3.

Chương 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC (30/34)


Câu 1. Đáp án nào sai? Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử để
A. chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn.
B. có cấu hình electron của khí hiếm.
C. có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e.
D. chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn.
Câu 2. Liên kết hoá học trong NaCl được hình thành là do
A. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.
B. Mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.
C. Mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.
D. Na  Na+ + e; Cl + e  Cl; Na+ + Cl  NaCl.
Câu 3. Các nguyên tố thuộc chu kì 2 có thể tạo thành cation đơn nguyên tử:
A. Li, Be, B, C và N. B. Li, Be, C, N và O. C. Li, Be và B. D. N, O, F và Ne.
Câu 4. Các nguyên tố thuộc chu kì 3 có thể tạo thành anion đơn nguyên tử:
A. Al, Si, P, S, Cl. B. Si, P, S, Cl. C. P, S, Cl. D. Mg, Si, P, S, Cl.
Câu 5. Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hoá trị: “Liên kết cộng hoá trị là liên kết …”
A. Giữa các phi kim với nhau.
B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
D. Được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
Câu 6. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Trong liên kết cộng hoá trị, cặp e chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hoá trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện trong khoảng
từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
C. Liên kết cộng hoá trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hoá
học.
D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
Câu 7. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào là hợp chất ion?
A. HCl. B. H2O. C. NH3. D. CCl4.
Câu 8. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hoá trị?
A. LiCl. B. NaF. C. KBr. D. CCl4.
Câu 9. Các liên kết trong phân tử NH3 thuộc liên kết
A. Cộng hoá trị. B. Cộng hoá trị phân cực.
C. Ion. D. Cho - nhận.

1
Trường THPT Trưng Vương - Hóa Học 10 Trác Nghiệm Chương 3.

Câu 10. Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo đúng của hợp chất C3H6?
A. HCHCHCH2H. B. HCH=CHCH2H.
C. HCH=CH=CH2H. D. HCH2 –CH=CH2H.
Câu 11. Liên kết trong phân tử KF thuộc về liên kết
A. Cộng hoá trị. B. Cộng hoá trị phân cực.
C. Ion. D. Cho - nhận.
Câu 12. Liên kết trong phân tử LiF là liên kết
A. Ion. B. Cộng hoá trị không phân cực.
C. Cộng hoá trị phân cực. D. Cho - nhận.
Câu 13. Liên kết trong phân tử HBr là liên kết
A. Cộng hoá trị không phân cực. B. Cộng hoá trị phân cực.
C. Cho - nhận. D. Ion.
Câu 14. Trong các hợp chất sau đây: TiCl, NaF, CCl4 và KBr. Hợp chất có liên kết cộng hoá trị là
A. LiCl. B. NaF. C. CCl4. D. KBr.
Câu 15. Cho các hợp chất sau đây: HCl, CsF, H2O và NH3. Hợp chất có liên kết ion là
A. HCl. B. CsF. C. H2O. D. NH3.
Câu 16. Điện hoá trị của các nguyên tố O, S (thuộc nhóm VIA) trong các hợp chất với các nguyên
tố nhóm IA đều là
A. 2-. B. 2+. C. 6+. D. 4+.
Câu 17. Số oxi hoá của nguyên tố N trong HNO3 bằng
A. +3. B. +4. C. +5. D. +6.
Câu 18. Số oxi hoá của clo (Cl) trong hợp chất HClO3 là
A. +1. B. 2. C. +6. D. +5.
Câu 19. Số oxi hoá của nguyên tố S trong Na2SO3 bằng
A. +3. B. +4. C. +5. D. +6.
Câu 20. Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong hợp chất với natri có giá trị:
A. -2 và -1. B. 2- và 1-. C. 6+ và 7+. D. +6 và +7.
Câu 21. Số oxi hoá của nitơ trong NH4+, NO2─ và HNO3 lẩn lượt là
A. +5, -3, +3. B. -3, +3, +5. C. +3, -3, +5. D. +3, +5, -3.
Câu 22. Số oxi hoá của Mn, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO43 lần lượt là
A. 0, +3, +6, +5. B. 0, +3, +5, +6. C. +3, +5, 0, +6. D. +5, +6, +3, 0.
Câu 23. Một nguyên tử lưu hùynh (S) chuyển thành ion sunfua (S2) bằng cách:
A. nhận thêm 1 electron. B. nhường đi 1 electron.
C. nhận thêm 2 electron. D. nhường đi 2 electron.
2
Trường THPT Trưng Vương - Hóa Học 10 Trác Nghiệm Chương 3.

Câu 24. Số oxi hoá của mangan (Mn) trong hợp chất KMnO4 là
A. +1. B. 1. C. 5. D. +7.
Câu 25. Số oxi hoá của nitơ trong NO2, NO3, NH3 lần lượt là:
A. 3, +3, +5. B. +3, 3, 5. C. +3, +5, 3. D. +4, +6, +3.
Câu 26. Số oxi hoá của lưu huỳnh (S) trong H2S, SO2, SO32-, SO42- lần lượt là:
A. 0, +4, +3, +8. B. -2, +4, +6, +8. C. -2, +4, +4, +6. D. +2, +4, +8, +10.
Câu 27. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của
nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử
Y thuộc loại liên kết
A. kim loại. B. cộng hóa trị. C. ion. D. cho nhận.
Câu 28. Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
Câu 29. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
A. HCl, O3, H2S. B. O2, H2O, NH3. C. H2O, HF, H2S. D. HF, Cl2, H2O.
Câu 30. Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 31. Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. ion. B. cộng hoá trị phân cực.
C. hidro. D. cộng hoá trị không phân cực.
Câu 32. Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm
dần từ trái sang phải là:
A. HBr, HI, HCl. B. HI, HBr, HCl. C. HCl , HBr, HI. D. HI, HCl , HBr.
Câu 33. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hidro (R có số oxi hóa
thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a: b = 11: 4. Phát biểu nào sau
đây là đúng?
A. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
Câu 34. Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa
liên kết cộng hóa trị không cực là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

You might also like