You are on page 1of 42

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ....................................................................3


Phần 1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP......................................................4
1. 1. Giới thiệu chung.........................................................................................4
1.2. Những thành tựu nổi bật..............................................................................5
1.3. Chức năng...................................................................................................5
1.4. Nhiệm vụ.....................................................................................................6
Phần 2 NỘI DUNG THỰC TẬP...........................................................................8
MỞ ĐẦU...............................................................................................................8
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................9
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................................................10
3.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................10
3.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................10
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................11
1.1. Vị trí, phân loại và nguồn gốc của cây lạc................................................11
1.1.1. Vị trí, phân loại...................................................................................11
Phân loại khoa học (Scientific classification)...............................................11
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố........................................................................11
1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc..................................................................13
1.2.1. Rễ........................................................................................................13
1.2.2. Thân - Cành........................................................................................13
1.2.3. Lá lạc..................................................................................................14
1.2.4. Hoa......................................................................................................15
1.2.5. Quả và hạt...........................................................................................16
1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lạc................................................................17
1.3.1. Nhiệt độ...............................................................................................17
1.3.2. Ánh sáng.............................................................................................17
1.3.3. Đất.......................................................................................................18
1.3.4. Nước....................................................................................................18
1.3.5. Dinh dưỡng khoáng.............................................................................19
1.4. Giá trị của cây lạc......................................................................................21
1.4.1. Giá trị kinh tế......................................................................................21
1.4.2. Giá trị dinh dưỡng...............................................................................22
1.5. Kĩ thuật canh tác........................................................................................22
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trong nước và thế giới.........................24
1.6.1. Tình hình trồng lạc tại Việt Nam........................................................24
1.6.2. Tình hình trồng lạc trên thế giới.........................................................26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG , PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......28
2.1. Vật liệu nghiên cứu...................................................................................28
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu.................................................................28
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................28
2.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................30
3.1. Nghiên cứu chỉ tiêu sinh trưởng của một số giống đậu phộng..................31
3.1.1. Chiều cao cây......................................................................................31
3.1.2 Số cành cấp 1.......................................................................................33
3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất............................................35
3.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất...........................................................35
3.2.2. Năng suất của các giống đậu phộng thí nghiệm tại An Nhơn, Bình
Định...............................................................................................................37
3.3. Hiệu quả kinh tế........................................................................................38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................40
1. Kết luận........................................................................................................40
2. Đề nghị.........................................................................................................40

2
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ

Bảng 3.1. Bảng tăng trưởng chiều cao cây của 5 giống đậu phộng trồng tại An
Nhơn, Bình Định.................................................................................................32

Bảng 3.2. Số cành cấp 1 của 5 giống lạc thí nghiệm...........................................34

Bảng 3.3.Số quả trên cây của 5 giống đậu phộng thí nghiệm.............................35

Bảng 3.4. Số hạt chắc và tỉ lệ hạt chắc trên quả của 5 giống đậu phộng thí
nghiệm.................................................................................................................35

Bảng 3.5. Trọng lượng 100 hạt của các giống đậu phộng thí nghiệm.................36

Bảng 3.6. Năng suất của 5 giống đậu phộng thí nghiệm.....................................37

Bảng3.7. Hiệu quả kinh tế của các giống đậu phộng thí nghiệm........................38

Đồ thị 3.1. Sự tăng trưởng chiều cao của 5 giống đậu phộng trồng tại An Nhơn,
Bình Định............................................................................................................33

3
Phần 1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1. 1. Giới thiệu chung


Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ được thành
lập theo Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính
phủ và Quyết định số 3409/QĐ-BNN-TCCB ngày 05/12/2005 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp & PTNT trên cơ sở Trung tân nghiên cứu nông nghiệp Duyên hải
Nam Trung bộ .
Chức năng và nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên
cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nông nghiệp dài hạn, năm năm và hàng
năm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung
bộ ; Nghiên cứu chọn tạo, và sản xuất giống cây lương thực, cây thực phẩm, cây
công nghiệp, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc, Hoa và cây cảnh có năng suất, chất
lượng phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng; Nghiên cứu cơ sở
khoa học, xây dựng biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng nông sản,
nông lâm kết hợp, cải thiện và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đất,
nước và bảo vệ môi trường; Nghiên cứu các vấn đề nông thôn và thị trường
nông lâm sản trong Vùng; Nghiên cứu chế biến nông lâm sản và bảo quản sau
thu hoạch; Thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông vùng; thực hiện hợp tác quốc
tế về nhiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo
nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy
định của nhà nước; liên kết về nghiên cứu Khoa học; sản xuất kinh doanh; quản
lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí tài sản được giao theo đúng
quy định của pháp luật.
Tiềm lực KHCN: Trụ sở chính của Viện tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định,Viện có 02 cơ sở chính tại Quy Nhơn và An Nhơn, có 02 Trung tâm
trực thuộc tại Phù Cát và Ninh Thuận, 01 Bộ môn rau hoa và cây cảnh tại Diêu
Trì. Diện tích đất gồm: 2.851.030m2, trong đó: đất nông nghiệp 2.065.262,4m2;

4
đất trồng lúa 77.517m2; đất màu 13.036m2; đất trồng cây ăn quả 1.974.790m2;
đất Lâm nghiệp 702.408m2; đất chuyên dùng 83.359m2; đất xây dựng
32.380m2; đường giao thông 17.745m2; công trình kiến trúc khác 33.234,2m2.
Viện đã hoàn tất các thủ tục và đã được cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; Viện hiện có 01 phòng thí nghiệm tổng hợp(Phân tích đất & chất lượng
lượng nông sản, công nghệ sinh học); 02 Thiết bị nhà xưởng chế biến giống;
Tổng số cán bộ, công nhân (tính đến 15/8/2011) là: 106 người (biên chế 95),
trong đó có 06 Tiến sỹ, 15 Thạc sỹ, 70 Đại học.

1.2. Những thành tựu nổi bật


Giống mới: Giai đoạn 2006 – 2010 chọn tạo và được Bộ NN&PTNT công
nhận 3 giống lạc (LDH.01, LDH.04, LDH.06), 02 giống đậu tương (ĐTDH.01,
ĐTDH.02), 02 giống đậu xanh (NTB.01, ĐX.14), 03 giống điều(ĐDH 67-15,
ĐDH 66-14, ĐDH 102-293), 01 giống khoai môn (MDH.01) ... Ngoài ra còn có
nhiều giống triển vọng khác (lúa AN13, sắn SM 2075-18, ớt 9955-15, v.v)
Kỹ thuật mới: Được Bộ NN&PTNT công nhận 01 quy trình cải tạo vườn
xoài, 02 quy trình kỹ thuật (kỹ thuật canh tác điều, kỹ thuật nhân giống cây điều
bằng phương pháp ghép cho vùng duyên hải Nam Trung bộ).
Khuyến nông: Chuyển giao gần 43ha cây điều mới, xây dựng khoảng 06
mô hình lạc, lúa, điều, xoài, ớt,... và tập huấn cho 500 lượt học viên mỗi năm.
Hợp tác Quốc tế: Hợp tác với các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ
về nghiên cứu phát triển lương thực, thực phẩm và sử dụng tài nguyên đất cát
ven biển: ACIAR, IRRI, ICRISAT, IAEA, Thái Lan, Nhật bản, Cu Ba, Trung
Quốc v.v

1.3. Chức năng


Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, có tên
giao dịch tiếng anh là Agricultural Science Institute for Southern Coastal
Central of Vietnam (ASISOV). Viện là đơn vị thành viên trực thuộc Viện Khoa

5
học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ về nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ cho sự phát
triển kinh tế, xã hội vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

Viện được Nhà nước đầu tư và cấp một phần kinh phí hoạt động, được sử
dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của
pháp luật.

1.4. Nhiệm vụ
(1) Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ dài hạn, năm năm và hàng năm phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung bộ (dưới đây gọi tắt là
Vùng), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê
duyệt.

(2) Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh
vực:

a) Nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống cây: lương thực, thực phẩm, công
nghiệp, ăn quả, thức ăn gia súc, lâm nghiệp, hoa và cây cảnh có năng suất, chất
luợng phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của Vùng;

b) Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng biện pháp canh tác, chất lượng
nông sản, nông lâm kết hợp, cải thiện và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước
và bảo vệ môi trường; 

c) Nghiên cứu các vấn đề phát triển nông thôn và thị trường nông lâm sản
trong Vùng;

d) Nghiên cứu phát triển mô hình chăn nuôi, thủy sản hợp lý và hiệu quả
trong Vùng;

đ) Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch nông lâm sản.

6
(3) Thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông Vùng.

(4) Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp
và phát triển nông thôn theo quy định của Nhà nước.

(5) Liên kết về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm
kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn về các lĩnh vực được giao với các
tổ chức trong nước theo quy định của Nhà nước.

(6) Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm nông lâm nghiệp theo
đúng quy định của pháp luật.

(7) Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được
giao đúng quy định của pháp luật.

(8) Thử nghiệm và kiểm nghiệm giống cây trồng, chế phẩm sinh học và
phân bón trong nông lâm nghiệp.

(9) Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được
giao đúng quy định của pháp luật.

7
Phần 2 NỘI DUNG THỰC TẬP

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu
có giá trị kinh tế cao. Lạc được trồng phổ biến ở nước ta và nhiều vùng trên thế
giới như châu Phi, Nam Mỹ và châu Á. Sản phẩm thu từ hạt lạc có giá trị dinh
dưỡng cao, hạt lạc vừa có tỷ lệ protein cao (25 - 30%), vừa có tỷ lệ dầu rất cao
(45 - 50%) ngoài ra trong hạt lạc còn chứa 8 axit amin không thay thế và các
loại vitamin. Vì vậy, lạc được sử dụng làm thực phẩm cho con người, chế biến
thức ăn gia súc và làm nguyên liệu cho nhiều ngành chế biến khác.
Lạc là một trong những cây lấy dầu quan trọng nhất của thế giới, là cây
trồng dễ tính, có khả năng thích ứng rộng, không kén đất. Ngoài ra cây lạc còn
có vai trò cải tạo, bồi dưỡng đất nhờ vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh trên rễ, kết
quả nghiên cứu cho thấy trong thân cây lạc có tới 4,45%N, 0,77%P2O5,
2,25%K2O, đặc biệt cây lạc có khả năng che phủ đất hạn chế xói mòn và cải tạo
đất cho vùng đất dốc. ðồng thời cũng là cây có khả năng tạo ra tính đa dạng hoá
cho sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen canh, trồng
gối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ngoài ra cây lạc còn là
mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao. Đối với Việt Nam, trong
những năm gần đây nhờ áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong thâm canh cây
lạc như sử dụng giống mới có năng suất cao, bón phân cân đối và hợp lý, mật
độ, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật che phủ nilon...đã góp phân làm tăng năng suất
lạc lên 30-40%. Cây lạc được đánh giá là cây đứng đầu trong số các cây công
nghiệp ngắn ngày tham gia vào thị trường xuất khẩu, chính vì vậy phát triển
sản xuất lạc đang là một trong 10 chương trình ưu tiên phát triển của Nhà nước.
Mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 80-127 ngàn tấn lạc hạt, chiếm 30-50%

8
tổng sản lượng. Ngày nay, cây lạc đã và đang đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho
đất nước. Ở nhiều vùng sản xuất, lạc còn là nguồn thu nhập chính cho nông dân.
Bình Định thuộc vùng sinh thái Duyên hải Nam Trung bộ mang đậm nét
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đất đai và khí hậu của tỉnh chẳng những thích
ứng để sản xuất các loại cây lương thực mà còn phù hợp cho sản xuất các loại
cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó có cây lạc. Lạc được trồng ở tất cả 11
huyện, thị trực thuộc tỉnh Bình Định trong các vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu
Đông trên các loại đất: cát ven biển, phù sa ven sông, đất xám và xám bạc màu.
Mặc dù, là cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng nhất trong hệ thống trồng trọt
ở tỉnh Bình Định, nhưng với năng suất bình quân dưới 30,0 tạ/ha nên hiệu quả
sản xuất lạc trên đơn vị đất canh tác vẫn còn thấp so với lợi thế về điều kiện tự
nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngoài ra, trong thực tế sản xuất lạc của tình còn
gặp phải những khó khăn như:Tuy bộ giống lạc được đưa vào sản xuất khá
phong phú nhưng chưa được chọn lọc phù hợp cho từng chân đất, từng vùng và
từng mùa vụ nên vẫn còn dịch bệnh, năng suất chưa cao; tỷ trọng sử dụng lạc để
chế biến dầu chiếm tỷ lệ lớn nên giống lạc vỏ mỏng và có tỷ lệ nhân cao vẫn
được nông hộ ưu tiên lựa chọn để sản xuất, trong khi đó các giống lạc mới như
LDH09, L14, L18 lại thuộc kiểu hình vỏ dày; chưa có nghiên cứu đồng bộ các
biện pháp kỹ thuật để xây dựng quy trình canh tác hợp lý…

Nắm bắt được thực tế đó, chúng tôi phối hợp cùng viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát sinh
trưởng, phát triển của một số giống lạc (Arachis hypogea L.) vụ đông xuân
2015 – 2016 tại Nhơn Hưng, An Nhơn, Bình Định”.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu và năng suất của
một số giống lạc trong điều kiện vụ đông xuân, trên cơ sở đó đề xuất một số
giống có năng suất cao, chống chịu tốt để đề xuất đưa vào sản xuất.

9
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Xác định cơ sở khoa học, tiềm năng, năng suất của một số giống lạc.
- Tiếp cận với thực tiễn nghiên cứu.
- Bổ sung tài liệu nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học của các giống lạc
phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đề xuất một số giống lạc có tiềm năng năng suất cao cho phục vụ cho
công tác nghiên cứu và sản xuất.
- Góp phần phát triển, nâng cao năng suất lạc trồng tại Bình Định và nâng cao
hiệu quả kinh tế cho ngành sản xuất lạc.

10
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vị trí, phân loại và nguồn gốc của cây lạc

1.1.1. Vị trí, phân loại

Cây lạc có tên khoa học là Arachis hypogaea L.

Tên gọi khác: Đậu phụng, Lạc, Lạc hoa sinh (Hán Việt).

Tên tiếng Anh: Peanuts, Groundnuts, Earthnuts, Pig nuts…[16]

Phân loại khoa học (Scientific classification)

Bộ (ordo) Đậu (Fabales)


Họ (familia) Đậu (Fabaceae)
Phân Đậu (Faboideae)
họ (subfamilia)
Tông (tribus) Rút dại (Aeschynomeneae)
Chi (genus) Lạc (Arachis)
Loài (species) Arachis hypogaea

1.1.2. Nguồn gốc và phân bố

Chi Lạc (Arachis) là một chi của Phân họ đậu (Faboideae) với


khoảng 70 loài thực vật có hoa sống một năm hoặc lâu năm và có nguồn gốc từ
khu vực Trung và Nam Mỹ.
Loài đậu phộng /lạc (Arachis hypogaea L.) có thể được thần hóa đầu tiên
ở các vùng thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia (Nam Mỹ), nơi mà các chủng
hoang dã nhất còn phát triển cho đến ngày nay.

11
Ở Nam Mỹ, nhiều nền văn hóa tiền Columbus, chẳng hạn như nền văn
hóa Moche, đã mô tả đậu phộng trong nghệ thuật của họ. 
Ở Peru, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mẫu vật lâu đời nhất của cây đậu
phộng khoảng 7.600 năm.
Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện cây đậu phộng ở các thuộc
địa ở Nam và Trung Mỹ, từ đó cây đậu phộng được lan truyền trên toàn thế giới
bởi các thương nhân châu Âu.
Vào thế kỷ 16 người Bồ Đào Nha đã mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi
và sau đó là Tây Nam Ấn Độ.
Cây đậu phộng đã được giới thiệu đến Trung Quốc và các nước ở Tây
Thái Bình Dương như Indonesia, Madagascar do thương nhân người Bồ Đào
Nha vào thế kỷ 17 và một loạt các nhà truyền giáo người Mỹ trong thế kỷ 19 và
sau đó lan rộng ra khắp châu Á. 
Ở Việt Nam, lịch sử trồng cây đậu phộng chưa được xác minh rõ ràng,
sách “Văn đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn cũng chưa đề cập đến cây đậu phộng.
Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ “Lạc” có thể do từ Hán
“Lạc hoa sinh” (có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis") là từ
mà người Trung Quốc gọi cây lạc. Do vậy, cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập
vào nước ta khoảng thế kỷ 17-18.
Trước thế kỷ 19, cây đậu phộng ở Nam và Bắc Mỹ được người Châu Âu
khai thác chủ yếu được dùng làm thức ăn gia súc.
Nhà khoa học Mỹ gốc Phi George Washington Carver (1864-1943), là
người đầu tiên khuyến cáo nông dân nghèo ở châu Mỹ trồng rộng rải cây đậu
phộng để làm lương thực cải thiện đời sống. Ông đã đưa ra trên 100 công thức
chế biến đậu phộng làm thực phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm công nghiệp, nhờ đó
ông đã nhận được Huân chương Spingarn của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ
của người da màu (NAACP). Từ đó cây đậu phộng phát triển mạnh mẽ ở Nam,
Trung và Bắc Mỹ.[9]

12
Hiện nay cây đậu phộng có khoảng 1000 giống khác nhau được trồng
khắp các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Do ít mẫn cảm với thời gian chiếu
sáng và có tính chịu hạn tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế
giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam (Nigam et al, 1991).
Hiện nay Lạc được trồng khá phổ biến ở Việt Nam và cho năng xuất và
hiệu quả kinh tế cao.Lạc thích hợp với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ
và thoát nước tốt , như đất cát pha , đất thị nhẹ …và được trồng ở đồng bằng
Bắc bộ ,Trung bộ ,Tây Nguyên và Nam bộ.[11]

1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc

1.2.1. Rễ

* Hình thái cấu tạo rễ

Rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng. quan sát
trong vụ xuân ở nước ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm. Sau gieo 20
ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển. Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc
đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15-20cm, hệ rễ con phát triển với rẽ
cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm.

Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m. Tuy nhiên đại bộ phận
rễ con phân bố ở tầng đất mặt 0-30cm (chiếm 60-80% trọng lượng). Trọng lượng rễ
thay đổi tuỳ thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất. Bộ
rễ phát triển sớm và khoẻ là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc.[1]

1.2.2. Thân - Cành

* Sự phát triển chiều cao thân

Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc
mền, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần trên thân có cành rỗng, hoặc có

13
cạnh. Thân có 15-25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt
dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có lông tơ trắng, nhiều
hay ít tuỳ thuộc vào giống, tuỳ vào điều kiện ngoại cảnh. Thân lạc tương đối cao
và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống.

+ Cành cấp 1: thường có 4- 6 cành.

Cành cấp 1, mọc từ nách lá thân chính. Hai cành đầu tiên mọc từ nách lá
mầm. Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên 2 cành này cũng ở vị trí gần như đối
nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng thời.Trong thực tế, rất khó phân
biệt cành số 1và số 2 cho nên có thể coi chúng như cặp cành đầu tiên. Cặp cành
này xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật. Cành số 3, số 4 mọc từ nách lá thật 1, 2. Lá
lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2 thường ngắn hơn đốt 1và 3 cho nên cành 3,4 gần
nhau hơn và tạo thành cặp cành thứ 2 và cành 5,6 cũng tương đối gần nhau hơn,
tạo nên cạp cành thứ 3.

+ Cành cấp 2: cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên.
Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1. Như vậy, thường chỉ
có 4 cành cấp 2.

Cành cấp 2 xuất hiện khi lạc được 5,6 lá trên thân chính. Số cành của lạc
liên quan trực tiếp đến số quả. Các cành mô tả trên đều là cành quả. Số hoa và
số quả ở tầng cành thứ nhất (cặp cành 1, 2 và các cành cấp 2) chiếm khoảng 50-
70% tổng số hoa, quả/cây; tầng cành thứ 2 chỉ chiếm 20-30% và tầng cành 3
thường dưới 10% số hoa, quả. [8]

1.2.3. Lá lạc

* Hình thái cấu tạo lá

Lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4-
9cm. Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6-8 lá chét. Lá chết không

14
cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược,
màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tuỳ theo giống. Màu sắc lá
thay đổi tuỳ điều kiện trồng trọt. (Đất nhiều nước quá lá màu xanh vàng, đất khô hạn
lá màu xanh tối). Độ ẩm vừa phải, đất thoáng, vi khuẩn cố định N hoạt động mạnh
cung cấp đủ N cho cây thì lá có màu xanh đậm. Có thể

* Sự phát triển của bộ lá

Trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20-25 lá. Khi thu hoạch tổng số lá
trên cây có thể đạt 50-80 lá. Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá
trên cây cao nhất vào thời kỳhình thành quả và hạt, thường đạt 40- 60 lá. Diễn
biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt
tương ứng sự tăng trưởng chieèu cao thân. Thời kỳ ra hoa đến hình thành quả,
hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh. Diện tích lá đạt cao nhất thường vào
thời kỳ hình thành quả- hạt (30-35 ngày sau khi có hoa), sau đó giảm dần do sự
rụng của lá già.[8]

1.2.4. Hoa

* Cấu tạo hoa

Hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc, đài hoa, tràng
hoa, nhị đực và nhị cái.

* Tập tính ra hoa của lạc

Hoa lạc phát triển thành chùm gồm 2-7 hoa có khi tới 15 hoa. Chùm hoa
mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa đầy đủ.
Trên mỗi đốt của chùm hoa mang 1 lá bao và ở nách lá đó một cành hoa rất ngắn
phát triển, cành hoa mang 1 lá thường là chẻ đôi và ở nách lá này là mầm hoa.
Cành hoa phát triển trên trục chùm hoa theo công thức diệp tự 2/5. Như vậy,
chùm hoa phát triển như 1 cành dinh dưỡng có khích thước rất nhỏ. [8]

15
1.2.5. Quả và hạt

Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia do mô phân
sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của quả.Tận cùng tia là
quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất. Tia thường dài không quá 15cm.
Tia có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển ở vị trí
nằm ngang giữa độ sâu 2-7cm dưới mặt đất.

* Cấu tạo quả:

Quả lạc hình kén, dài 1-8cm, rộng 0,5- 2cm, một đầu có vết đính với tia,
đầu kia là mỏ quả, phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt. Mỏ quả, độ thắt, kích
thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để phân loại giống lạc.

Vậy quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ có trước, hạt có sau, hoa nở
được 30 ngày thì vỏ quả hình thành xong. Hoa nở được 60 ngày hạt hình thành
xong. Vì lớp vỏ quả trong giữa noãn và vỏ quả ngoài lớn nhanh làm thành 1 tầng
mô mềm rất dầy. Sau đó sang giai đoạn hình thành hạt, noãn càng lớn lên thì vỏ
quả trong càng xẹp đi và biến mất khi hạt già.

* Hình dạng quả

Hình dạng quả thay đổi tuỳ theo giống. Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn, eo
lưng, eo bụng rõ hay không, đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là những chỉ
tiêu dùng để phân loại giống lạc. Màu sắc vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện
ngoại cảnh đất trồng lạc, đều kiện phơi. Ở đất cát, vỏ quả màu vàng sáng, bóng

* Hình dạng hạt

Hình dạng hạt tròn, bầu dục hay ngắn, phần tiếp súc với hạt bên cạnh thường
thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài, bé, hạt ở ngăn sau ngắn, to. Màu sắc

16
vỏ lụa có thể trắng hồng, đỏ tím. Có vân hoặc không. Màu sắc vỏ lụa ít bị điều
kiện ngoại cảnh chi phối là một đặc tính giống. Màu sắc vỏ hạt quan sát sau khi
phơi khô, bóc vỏ mới chính xác. Số hạt trong 1 quả thay đổi chủ yếu do giống, ít
chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Phần lớn quả có 2 hạt, một số giống
có 3 hạt. Quả có 1 hạt giống nào cũng có. Thường giống quả to, quả có ít hạt,
giống hạt nhỏ quả có nhiều hạt. Chọn giống nhiều quả, quả nhiều hạt , hạt to có
ý nghĩa tăng năng suất lớn. Tỷ lệ hạt quả bến động từ 68-80%; Thay đổi tùy
giống và điều kiện canh tác.[8]

1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây lạc

1.3.1. Nhiệt độ

Cây đậu phộng có khả năng thích ứng với khí hậu nóng. Nhiệt độ thích hợp
nhất là 25-300C, có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng. Nhiệt độ là một
trong 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm của hạt, nhiệt độ để hạt
nảy mầm ít nhất phải trên 120C, hạt nảy mầm nhanh ở 32-340C, gặp giá rét hạt
rất khó hoặc không nảy mầm (Phạm Văn Thiều, 2000) Theo Nguyễn Bảo Vệ và
Trần Thị Kim Ba (2005) cây đậu phộng kém phát triển và cho năng suất thấp khi
trời quá lạnh. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng cây thích hợp với một chế độ nhiệt
khác nhau: thời kỳ cây con cần nhiệt độ trung bình từ 25- 30 0C để phát triển tốt,
ở thời kỳ ra hoa cần nhiệt độ tối ưu cho sự phân hoá mầm hoa là 25-35 0C, và
vào giai đoạn chín của trái hình thành chất khô thì nhiệt độ cần thiết là 25-28 0C.
[8]

1.3.2. Ánh sáng

Cây đậu phộng không đòi hỏi quá nghiêm ngặc và khắc khe về ánh sáng,
theo Norden đậu phộng đòi hỏi ánh sáng khoảng 45% thời gian chiếu sáng là đủ,
quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng, do đó vấn
đề xác định thời vụ thích hợp cho từng giống và từng vùng khác nhau là hết sức
17
quan trọng. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Trần Thị Kim Ba (2005) thì những giống
đậu phộng trồng hiện nay hầu hết không quang cảm, thời gian ra hoa không bị
phụ thuộc vào ngày ngắn hay dài. Chính vì không cần nhiều ánh sáng mà cây
đậu phộng có thể trồng xen canh với những cây trồng khác như bắp, mía, khoai
mì, cao su...Tuy nhiên, vấn đề trồng xen cần phải được tính toán cho hợp lý sao
cho cung cấp đủ ánh sáng và nhiệt độ cho giai đoạn trổ hoa của đậu phộng vì khi
ra hoa cây đậu phộng cần lượng ánh sáng và nhiệt độ cao hơn.[4]

1.3.3. Đất

Do đặc điểm của đậu phộng là hình thành trái dưới đất, nên đất trồng đậu lý
tưởng phải thoát nước nhanh, dễ tưới. Đất có sa cấu nhẹ, xốp, thông thoáng để
thư đài có thể đâm xuống đất dễ dàng và giúp cho trái phát triển tốt hơn, nghĩa là
đất phải có nhiều cát, thịt pha cát và ít thành phần của sét như đất giồng cát. Đất
có pH từ 5-7 là tốt nhất, pH thấp không thích hợp để trồng đậu phộng .[8]

1.3.4. Nước

Chế độ nước có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu
phộng là vì khoảng 80% trọng lượng tươi của cây là nước. Nếu vì lý do nào đó
mà lượng nước của cây giảm xuống dưới mức đó thì cây sẽ bị héo và ảnh hưởng
đến nhiều chức năng khác của cây. Vì thế mỗi khi bị hạn thì tán cây sẽ nhỏ, cành
và hoa sẽ ít hơn, chiều dài thân ngắn làm cho các lá mọc gần nhau. Bị hạn vào
lúc ra hoa thì số lượng hoa và trái giảm, nếu bị hạn vào thời kỳ tạo trái làm giảm
trọng lượng trái và hạt không no tròn. Thời kỳ trái già sắp thu hoạch đậu phộng
cần có thời gian khô ráo nếu có mưa vào lúc này dễ làm trái bị thối và mọc mầm
trong đất (Tôn Thất Trình, 1972). Tuỳ giai đoạn sinh trưởng nhu cầu về nước
cũng khác nhau. Nhu cầu về nước ở giai đoạn cây con là rất thấp, tăng dần lên
khi cây phát triển, vào cuối thời kỳ sinh trưởng lượng nước tiêu thụ giảm
(Nguyễn Danh Đông, 1984). Đậu phộng có khả năng chịu hạn tốt hơn so với

18
một số cây họ đậu khác như: đậu nành, đậu xanh... tuy nhiên nếu bị hạn nặng sẽ
ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất (Phạm Văn Thiều, 2000). Ở miền Nam
nếu chủ động được nước tưới có thể canh tác đậu phộng quanh năm. Riêng
Đồng bằng sông Cửu Long, đậu phộng chính vụ được trồng vào đầu mùa nắng
trên đất chân giồng có tưới và trồng vào mùa mưa trên đỉnh giồng .[8]

1.3.5. Dinh dưỡng khoáng

Đậu phộng cũng như các loài cây trồng khác, để sinh trưởng và phát triển
bình thường, tạo năng suất cao cần một số dưỡng chất nhất định. Ngoài các
nguyên tố đa lượng như N, P, K và các nguyên tố trung vi lượng khác như Mg,
S, Bo, Mo...Hầu hết đất trồng đậu phộng có thành phần cơ giới nhẹ nên nghèo
dinh dưỡng, vì vậy sự sinh trưởng và phát triển cảu cây đậu phộng phụ thuộc
nhiều vào chế độ dinh dưỡng mà cây được cung cấp trong suốt vụ canh tác .[8]

Đạm (N)

Đạm là yếu tố không thể thiếu, nó giúp cho cây đậu phộng hình thành các
cơ quan sinh trưởng như rễ, thân, lá, hoa, trái và tạo ra các sản phẩm để vận
chuyển về hạt dự trữ. Đạm là thành phần của acid amin cấu tạo protein của đậu
phộng, đạm có mặt trong các enzyme quan trọng trong các hoạt động sống, đạm
là thành phần không thể thiếu được ở prôtêin dự trữ trong hột (Tôn Thất Trình,
1972). Do đậu phộng có khả năng tự túc được đạm nhờ vi khuẩn Rhizobium
công sinh trong nốt sần của ở rễ. Theo nguyên tắc đậu phộng thuộc cây họ đậu
nên 30 ngày đầu sau khi gieo không cần bón đạm, nhưng thường đậu phộng
được trồng ở đất nghèo dinh dưỡng nên cần bổ sung đạm để tăng năng suất trái,
lượng đạm cần bón cho đâụ phộng chỉ khoảng 20-30kg/ha (Phạm Văn Thiều,
2000). Lân (P) Lân là một dưỡng chất rất quan trọng cho đậu phộng. Lân thúc
đẩy rễ phát triển, làm tăng số hoa, tăng tỷ lệ hoa thụ phấn và số trái trên cây, làm
giảm tỷ lệ trái lép và giúp cây mau trưởng thành, chín sớm. Ngoài ra, lân còn

19
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nốt sần, giúp cho quá trình tổng hợp
đạm của vi khuẩn cố định đạm xảy ra mạnh hơn .[8]

Kali (K)

Đậu phộng cần nhiều kali, chỉ sau đạm. Kali có vai trò quan trọng trong
quang hợp của lá và sự phát triển của trái, tăng khả năng giưc nước của tế bào,
làm cho thành tế bào vững chắc, tăng tính chịu hạn và chống đổ cây, nhưng kali
không ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng dầu. Cây hấp thu kali tương đối sớm,
khoảng 60% nhu cầu kali của cây được hấp thụ trong thời kỳ ra hoa tạo trái. Cây
thiếu kali giảm sự chuyển vị của amino acid, acid hữu cơ và đường đến rễ và
cây đậu phộng cho nhiều trái chỉ có một hạt .[8]

Canxi (Ca)

Canxi có ảnh hưởng rõ đến sản lượng, khi thiếu canxi trái sẽ không đầy, vỏ
trái bị giòn, canxi là một trong những yếu tố quan trọng nhất để sản xuất đậu
phộng hạt to, nhu cầu canxi của đậu phộng là lúc tạo trái (Phạm Văn Thiều,
2000). Lượng canxi hấp thu gấp 2-3 lần lượng lân, canxi ngăn ngừa tích luỹ
nhôm và các cation gây độc hại khác, canxi giúp chuyển hoá đạm trong hạt,
chính vì vậy mà canxi có tác dụng chống lép và tăng trọng lượng hạt [2]

Magiê (Mg)

Magiê là thành phần của diệp lục tố, do đó magiê có liên quan trực tiếp
đến quang hợp của cây. Thiếu magiê dẫn đến thiếu diệp lục tố ở lá, cây quang
hợp kém, lá có màu vàng úa cây bị lùn [10].

Lưu huỳnh (S)

Lưu huỳnh là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất liên quan
trực tiếp đến sự sinh trưởng, khả năng tạo trái và chất lượng hạt. Lưu huỳnh cần
thiết cho sự hình thành tế bào mới, sự phát triển của chlorophyll và là thành

20
phần của một số amino acid. Lưu huỳnh tham gia vào quá trình tổng hợp chất
dầu vừ sự hình thành nốt rễ. [8]

Bore (Bo)

Bo đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây đậu
phộng. Bo còn giúp cho cây hình thành bộ rễ, thư đài, hạn chế nấm bệnh xâm
nhập khi rễ bị tổn thương (Lê Song Dự và Trần Thế Côn, 1979). Molipden (Mo)
Mo là nguyên tố nằm trong thành phần của men Nitropgenaza. Đây là men khử
N2 trong quá trình cố định đạm nên rất cần cho hoạt động cố định N2 của vi
khuẩn Rhizobium [10]. Vì vai trò của của Mo là trong quá trình chuyển dạng
đạm nên triệu chứng thiếu Mo cũng giống như thiếu đạm .[16]

1.4. Giá trị của cây lạc

1.4.1. Giá trị kinh tế

Ở Việt Nam, đậu phộng là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực với khối lượng xuất khẩu lớn và có giá trị cao. Trong nhiều năm liền sản
lượng xuất khẩu đậu phộng chỉ đứng sau lúa gạo, cà phê và cao su, đứng trước
tiêu, điều và chè. Tuy nhiên, những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ các mặt
hàng như tiêu, điều và chè trên thị trường thế giới ngày càng tăng nên sản lượng
xuất khẩu các mặt hàng này đã vượt qua sản lượng xuất khẩu của đậu phộng (Tạ
Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006). Sản xuất đậu phộng mang lại hiệu quả kinh
tế cao vì cây đậu phộng là cây trồng cạn ngắn ngày canh tác được trên nhiều loại
đất, ngay cả vùng đất kém màu mỡ. Có thể luân canh hoặc trồng xen đậu phộng
với một số loại cây trồng khác như bắp, mía,...Trồng đậu phộng còn tận dụng
đất đai, lao động nhàn rỗi và lao động phụ của một bộ phận cư dân địa phương
để tăng thêm thu nhập cho gia đình .[8]

21
1.4.2. Giá trị dinh dưỡng

Thành phần các chất dinh dưỡng có trong đậu phộng có thể thay đổi tuỳ
thuộc vào giống cây, điều kiện canh tác và các điều kiện khí hậu, đất đai. Tuy
nhiên, các thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu phộng cho phép xếp đậu phộng
vào những loại hạt có nhiều chất béo với tỷ lệ chất béo trung bình là 50%, hạt
đậu phộng cũng có nhiều chất đạm với tỷ lệ trung bình là 20% điều đặc biệt là
trong đậu phộng có nhiều loại đạm dễ tiêu như axit amin, ngoài ra trong hạt đậu
phộng còn có chứa chất bột đường với tỷ lệ trung bình là 15%. Bên cạnh đó thì
trong hạt đậu phộng còn có nhiều vitamin, trong 100 gam hạt đậu phộng thì có
chứa 9 mg vitamin B1 và 1,8 mg vitamin A cùng nhiều loại vitamin khác như
vitamin E, C, K, PP và các khoáng chất như Ca, P, Mg, Fe, Cu .[4]

1.5. Kĩ thuật canh tác


* Chuẩn bị đất

Sau khi thu họach lúa xong tiến hành cắt sát gốc rạ sau đó cày đất sâu
khoảng 10 cm và phơi đất khoảng 1 tháng để diệt sâu bệnh có trong đất và cỏ
dại của vụ trước. Đất được làm sạch cỏ sau đó lên líp bằng phẳng theo kích
thước (cao 15 cm, rộng 1,5m, dài 10m), giữa 2 líp có rãnh rông 30 cm để đi lại
và thoát nước khi trời mưa, đất được làm nhuyễn, rải vôi bột vào đất
(50kg/1000m2 ). Trước khi gieo hạt tiến hành bón lót.

* Chuẩn bị hạt giống và phương pháp gieo

Trái đậu phộng trước khi bóc vỏ đem gieo được phơi lại trong điều kiện
nắng nhẹ để mầm phát triển tốt. Sau đó bóc vỏ, loại bỏ những hạt lép, sâu bệnh,
hạt bị tróc vỏ lụa. Chọn những hạt to đẹp, đồng đều đem ngâm nước khoảng 6
giờ, sau đó vớt ra và tiếp tục ủ trong túi vải khoảng 12 giờ cho nứt nanh. Hạt
giống đã được chuẩn bị đem gieo theo từng nghiệm thức với khoảng cách 20x20
cm, gieo 1 hạt/hốc, vùi hạt sâu khoảng 3 cm, dùng tro trấu phủ lên trên hạt.

22
* Chăm sóc

Hạt sau khi gieo tưới nước thật đẫm, rãi Basudin với liều lượng 1 kg /1000
m2 và phun thuốc trừ cỏ Dual Gold 960EC lên mặt líp để diệt cỏ tiền nảy mầm,
sau đó mỗi ngày tưới nước một lần cho cây, 4-5 ngày sau khi gieo tiến hành
trồng dặm những hốc nào chưa nảy mầm. Làm cỏ: sau khi gieo phun thuốc trừ
cỏ tiền nảy mầm Dual gold, sau đó tiến hành làm cỏ bằng tay trong giai đoạn
cây con đến lúc thư đài bắt đầu đâm xuống đất thì kết thúc làm cỏ. Bón phân: sử
dụng phân bón theo công thức 90-120-120, chia làm 5 lần bón tỷ lệ như sau:

- Lần 1 (bón lót): 1/3 DAP + 1/2 KCL + 5/6 vôi.

- Lần 2 (7 ngày sau khi gieo): 1/3 urê + 1/3 DAP.

-Lần 3 (20 ngày sau khi gieo): 1/3 urê + 1/3 DAP + 1/2 KCL.

- Lần 4 (30 ngày sau khi gieo): 1/3 urê : 1/12 vôi .

- Lần 5 ( 45 ngày sau khi gieo): 1/12 lượng vôi còn lại

Phòng trừ sâu bệnh:

- 7 ngày sau khi gieo phun thuốc ngừa héo cây con Validan 5DD và thuốc
trừ sâu ăn lá Kinalux 25 EC theo liều hướng dẫn.

- 20 ngày sau khi gieo phun thuốc ngừa đốm lá, rỉ sắt bằng Tilt super
300EC + Anvil 5EC và sâu ăn tạp bằng Lanate 40SP theo liều hướng dẫn.

- 30 ngày sau khi gieo phun thuốc ngừa đốm lá, rỉ sắt và sâu ăn tạp.

- 40 ngày sau khi gieo phun thuốc ngừa đốm lá, rỉ sắt và sâu ăn tạp.[6]

23
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trong nước và thế giới

1.6.1. Tình hình trồng lạc tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất nên năng suất, sản lượng lúa không ngừng tăng, không chỉ đáp
ứng nhu cầu lương thực trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Do đã cơ bản
giải quyết được vấn đề lương thực nên các địa phương có điều kiện chuyển đổi
cơ cấu cây trồng đặc biệt là những diện tích lúa khó khăn, năng xuất thấp và
bấp bênh sang trồng các loại cây rau, mầu, cây công nghiệp, có giá trị kinh tế
hơn. Trong đó, cây lạc nhờ ưu thế về khả năng thích nghi rộng, yêu cầu kỹ thuật
canh tác và đầu tư không quá cao, giá trị và thị trường khá ổn định, có nhiều
giống lạc có tiềm năng xuất cao nên đã có một vai trò quan trọng trong định
hướng phát triển sản xuất hàng hoá của các vùng sản xuất.
Sản xuất lạc được phân bố trên tất cả các vùng sinh thái nông nghệp của
Việt Nam, diện tích lạc chiếm khoảng 28% tổng diện tích gieo trồng các cây
công nghiệp ngắn ngày [3] và có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000 – 2009, số
liệu thể hiện qua bảng 2.2.
Theo Tổng cục thống kê, những năm gần đây diện tích lạc của Việt
Nam liên tục tăng, năm 2000 diện tích trồng lạc cả nước đạt 244,9 nghìn ha
nhưng đến năm 2009 diện tích lạc cả nước đã tăng lên 249,2 nghìn ha, tăng 4,3
nghìn ha so với năm 2000 và hiện nay lạc được trồng ở 6 vùng sinh thái khác
nhau:
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: lạc được trồng chủ yếu
ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thanh Hoá, Bình ðịnh,
Quảng Trị, Thừa thiên Huế...với diện tích 108,2 nghìn ha, (chiếm 43,42%
diện tích trồng lạc của cả nước), năng suất trung bình đạt 1,9 tấn/ha, sản
lượng đạt 210,4 nghìn tấn (chiếm 40,07% sản lượng lạc toàn quốc).

24
- Vùng trung du và miền núi phí Bắc: lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh
Bắc Giang, Hà Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Yên Bái, Điện Biên,...với diện tích 50,4 nghìn ha, (chiếm 20,23% diện tích
trồng lạc của cả nước), năng suất trung bình đạt 1,7 tấn/ha, sản lượng đạt 86,3
nghìn tấn (chiếm 16,43% sản lượng lạc toàn quốc).
-Vùng đồng bằng sông Hồng: lạc được trồng chủ yếu ở Hà Nội, Nam
Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng,
Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh với diện tích 31,3 nghìn ha, (chiếm 12,56%
diện tích trồng lạc của cả nước), năng suất trung bình đạt 2,3 tấn/ha, sản lượng
đạt 72,8 nghìn tấn (chiếm 13,86% sản lượng lạc toàn quốc).
- Vùng đông Nam Bộ: lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Bình
Dương, ðồng Nai, Ba Rịa – Vũng Tàu...với diện tích 29,1 nghìn ha, (chiếm
11,67% diện tích trồng lạc của cả nước), năng suất trung bình đạt 2,8 tấn/ha, sản
lượng đạt 83,8 nghìn tấn (chiếm 15,95% sản lượng lạc toàn quốc).
- Vùng Tây Nguyên: lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh ðắk Nông, ðắk
Lắk, Gia Lai...với diện tích 17,7 nghìn ha, (chiếm 7,1% diện tích trồng lạc của
cả nước), năng suất trung bình đạt 1,7 tấn/ha, sản lượng đạt 30,4 nghìn tấn
(chiếm 5,78% sản lượng lạc toàn quốc).
- Vùng ðồng bằng sông Cửu Long: lạc được trồng chủ yếu ở các tỉnh
Long An, Trà Vinh...với diện tích 12,5 nghìn ha, (chiếm 5,01% diện tích
trồng lạc của cả nước), năng suất trung bình đạt 3,3 tấn/ha, sản lượng đạt
41,4 nghìn tấn (chiếm 7,88% sản lượng lạc toàn quốc).
Hiện nay, những tỉnh có diện tích trồng lạc lớn như Nghệ An (23,9
nghìn ha) và là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất cả nước, tiếp đến là tỉnh Tây
Ninh (21,7 nghìn ha), tỉnh Hà Tĩnh (19,9 nghìn ha), tỉnh Thanh Hoá (16,1 nghìn
ha), tỉnh Bắc Giang (11,2 nghìn ha)...
Tuy Việt Nam chưa phải là nước có năng suất lạc cao trong số các nước
trồng lạc trên thế giới, nhưng năng suất lạc của nước ta luôn bằng và cao hơn

25
năng suất trung bình của toàn thế giới. Trong những năm gần đây, do
thị trường tiêu thụ khá ổn định, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất
lạc như: Giống mới , kỹ thuật canh tác tiên tiến được triển khai áp dụng rộng
rãi, điều kiện phục vụ sản xuất như tưới tiêu được cải thiện, đầu tư thâm canh
trong sản xuất được chú trọng, nên năng suất, sản lượng lạc của nước ta
không ngừng được cải thiện và nâng cao. Từ chỗ năng suất lạc trung bình của
cả nước chỉ đạt 14,51 tạ/ha, sản lượng 355,3 nghìn tấn năm 2000 nhưng
đến năm 2009 năng suất đã tăng lên 21,0 tạ/ha, sản lượng đạt 525,1 nghìn tấn.
Tỉnh có sản lượng lạc cao nhất là Tây Ninh (73,4 nghìn tấn), tiếp đến là
Nghệ
An (53,0 nghìn tấn), Hà Tĩnh (42,9 nghìn tấn), Thanh Hoá (27,4 nghìn tấn),
Bắc Giang (23,1 nghìn tấn).
Cho đến nay, diện tích trồng lạc ở nước ta vẫn còn nhỏ lẻ và phân tán, nên
khó khăn cho việc sản xuất lạc hàng hoá. Ở một số địa phương đã hình thành
một vài vùng trồng lạc tập trung lớn như Diễn châu (Nghệ An), Hậu Lộc (Thanh
Hoá). Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam ( Bắc Giang).

1.6.2. Tình hình trồng lạc trên thế giới

Cây lạc đã được trồng lâu đời ở nhiều nước trên thế giới, nhưng cho tới giữa thế
kỷ thứ XVIII sản xuất lạc vẫn mang tính tự cung tự cấp cho từng vùng, cho tới
khi ngành công nghiệp ép dầu lạc phát triển, việc buôn bán trở nên tấp nập và
thành động lực thúc đầy mạnh sản xuất lạc. Hiện nay trên thế giới nhu cầu sử
dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư
phát triển sản xuất lạc với diện tích ngày càng lớn. Trong số các cây lấy dầu, cây
lạc có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau cây đậu tương và được trồng rộng
rãi ở hơn 100 nước trên thế giới. Theo FAO, 2009 cho thấy năm 1998 thế giới
gieo trồng được 23,30 triệu ha, đến năm 2008 diện tích trồng lạc đã tăng lên
25,60 triệu ha.

26
Sản lượng lạc trên thế giới trong những năm gần đây liên tục tăng, sản lượng
trung bình năm 1998 là 34,10 triệu tấn, đến năm 2008 sản lượng đã tăng lên
39,32 triệu tấn, tăng 5,22 triệu tấn so với năm 1998.
Qua nghiên cứu tình hình sản xuất lạc trên thế giới cho thấy, sản lượng lạc được
sản xuất ra hàng năm, chủ yếu do một số nước có sản lượng trên 1 triệu tấn/năm
tạo ra là: Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ…[12]

27
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG , PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu


- Vật tư (phân bón) khác, sử dụng các loại phổ biến trên thị trường như: urê, kali
(KCl), lân (super Lâm Thao)
- Các giống lạc và 1 giống đối chứng nguồn gốc như sau:
Bảng 1. Nguồn gốc các giống lạc tham gia thực nghiệm
TT Tên giống Nguồn gốc
1 LDH12 Viện Khoa học kỹ thuật Duyên Hải Nam trung bộ
2 LDH15 Viện Khoa học kỹ thuật Duyên Hải Nam trung bộ
3 LDH09 Viện Khoa học kỹ thuật Duyên Hải Nam trung bộ
4 Lỳ Địa phương
5 L14 Viện Khoa học kỹ thuật Duyên Hải Nam trung bộ

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu


* Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Duyên hải Nam Trung bộ cơ sở 2 (Nhơn Hưng-An Nhơn-Bình Định).
* Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu vào vụ đông xuân 2015-2016.

2.3. Nội dung nghiên cứu


- Nghiên cứu chỉ tiêu sinh trưởng của một số giống lạc

+ Chỉ tiêu chiều cao cây: được đo trên 10 cây cố định cho một lô thí nghiệm.
Chiều cao cây được đo ở thời điểm 15 ngày sau khi gieo, sau đó cứ 10 ngày đo
một lần. Đo từ góc thân sát mặt đất đến đỉnh của thân chính.

+ Chiều rộng tán: được đo trên 10 cây cố định cho một lô thí nghiệm Chiều cao
cây được đo ở thời điểm 15 ngày sau khi gieo, sau đó cứ 10 ngày đo một lần. Đo

28
ở vị trí rộng nhất của tán và vị trí vuông góc với vị trí rộng nhất, sau đó lấy trung
bình.

+ Số cành cấp 1: Cành cấp 1 là những cành mọc từ thân chính, không tính thân
chính, được đếm trên 10 cây cố định cho một lô thí nghiệm. Số cành cấp 1 được
tính ở giai đoạn 15 ngày sau khi gieo, sau đó cứ 10 ngày đếm một lần.

- Nghiên cứu chỉ tiêu năng suất và cấu thành năng suất của một số giống lạc

+ Số quả trên cây: được xác định bằng cách đếm tất cả các trái non và trái già
hình thành trên cây.

+ Số hạt chắc/quả: hạt chắc là những hạt có vỏ lụa láng bóng, hạt no tròn không
nhăn nheo. Hạt lép thì có đặc tính ngược lại, nghĩa là không no tròn, da nhăn
nheo hoặc hạt bi lép.

+ Trọng lượng 100 hạt chắc: lấy ngẫu nhiên 100 hạt chắc trong tổng số hạt
chắc/m2 của mỗi lô lấy mẫu, cân tính trọng lượng và quy về độ ẩm 8%. - Năng
suất thực tế (kg/ha): thu hoạch 5 khung/lô với kích thước mỗi khung là 1 x 1 m.
Thu trái già, làm sạch, sau đó phơi khô, tách hạt đem cân và quy về độ ẩm 8%
theo công thức:

- Hiệu quả kinh tế


29
Căn cứ tổng chi, tổng thu để tính lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư. - Doanh
thu = Giá bán x năng suất.

- Tổng chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công làm đất, làm
cỏ bơm nước, công lao động, bơm nước,…

- Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí.

2.4. Phương pháp nghiên cứu


- Sử dụng phương pháp thí nghiệm trên nông trại (on farm research) để tiến
hành bố trí các thực nghiệm. Các thực nghiệm về giống được bố trí theo khối
ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần lặp lại.
- Số liệu thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học thông qua
phần mềm máy tính IRRISTAT và Excel 2010.

30
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Nghiên cứu chỉ tiêu sinh trưởng của một số giống đậu phộng

3.1.1. Chiều cao cây

Vào thời điểm 15 ngày sau khi gieo (NSKG) sự phát triển chiều cao giữa
các giống đã có sự khác biệt, chiều cao biến thiên từ 11,4-12,5 cm được thể hiện
trong bảng 3.1. Trong đó thấp nhất là giống LDH15 (11,4 cm) khác biệt so với
các giống còn lại ở mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê, các giống còn lại
khác biệt không ý nghĩa. Vào giai đoạn 25 NSKG và 35 NSKG thì chiều cao cây
qua phân tích thống kê khác biệt không ý nghĩa. Ở giai đoạn 45 NSKG thì chiều
cao cây của giống LDH12 là cao nhất (49 cm) khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa
1% với các giống còn lại nhưng khác biệt không ý nghĩa với giống LDH09.

Ở giai đoạn 55 NSKG thì giống có chiều cao cây tốt nhất vẫn là LDH12
(56 cm) khác biệt thống kê với các giống còn lại ở mức ý nghĩa 5% nhưng khác
biệt không ý nghĩa với giống LDH09, giống có chiều cao thấp nhất là LDH15
(48,5 cm).

Đến giai đoạn 65 NSKG và 75 NSKG thì giống LDH12 và LDH09 vẫn là
giống có chiều cao tốt nhất và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩ 1% so với các
giống còn lại và giai đoạn này đến thu hoạch thì chiều cao cây hầu như tăng
trưởng rất chậm. Ở tất cả các loại cây trồng chiều cao cây cũng là một yếu tố để
đánh giá sự sinh trưởng tốt hay xấu của cây. Cây trồng bị còi cọc, có chiều cao
thấp so với trung bình hoặc là quá cao là biểu hiện bất thường phụ thuộc vào đặc
tính giống, chế độ canh tác và mùa vụ. Đối với cây đậu phộng thì chiều cao thân
chính của cây ở một mức độ nhất định có thể là do chỉ tiêu để đánh giá khả năng
sinh trưởng phát triển và cho năng suất của cây [9]. Theo Phạm Văn Thiều
(2001) và Chu Thị Thơm và ctv.,(2006) cho rằng tốc độ sinh trưởng chiều cao

31
thân cây đậu phộng tăng dần từ khi mọc đến khi thư đài rộ, sau đó chậm dần đến
khi thi hoạch.

Bảng 3.1. Bảng tăng trưởng chiều cao cây của 5 giống đậu phộng trồng tại
An Nhơn, Bình Định
Công Ngày sau khi gieo
thức 15 25 35 45 55 65 75
LDH12 12,2a 18,6 33,9 49,0a 56,0a 57,2a 57,6a
LDH15 11,4b 16,8 32,2 41,6c 48,5c 50,5b 50,7c
LDH09 12,5a 17,9 34,1 48,3ab 54,2ab 57,0a 57,2ab
Lỳ 12,0a 16,7 31,5 45,5b 50,7bc 53,6ab 53,8bc
L14 12,1a 17,3 32,4 45,5b 50,4bc 51,9b 52,2
F * ns ns ** * ** **
Cv% 2,3 6,9 4,7 3,3 4,1 3,4 3,3

Trong cùng một cột, các chữ số theo sau cùng một ký tự thì không khác biệt

ns: khác biệt không ý nghĩa

*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, tốc độ phát triển chiều cao của các giống
có khác nhau và thay đổi qua các giai đoạn. Sự chênh lệch chiều cao trung bình
của các giống ở giai đoạn 15 ngày và 25 ngày sau khi gieo là 5,06 cm 15,36 cm
sau đó sự chênh lệch này giảm dần ở các giai đoạn sau là 13,14 cm, 6 cm, 2,08
cm và 0,26 cm (Hình 3.1). Theo Phạm Văn Thiều (2001) ở giai đoạn sau khi ra
hoa và đâm thư đài thì cây giảm sự tăng trưởng về chiều cao để tập trung dinh
dưỡng cho cây phát triển thư đài và nuôi trái. Trong suốt quá trình sinh trưởng

32
thì tốc độ tăng trưởng của đậu phộng ở những giai đoạn tăng trưởng khác nhau
thì khác nhau. Theo nhiều tác giả cho rằng đậu phộng có 2 thời kỳ tăng trưởng
mạnh đó là lúc cây bắt đầu ra hoa và bắt đầu hình thành trái, sau đó tốc độ phát
triển chiều cao giảm dần, điều này được thấy rõ qua kết quả của thí nghiệm.

70

60

50

LDH12
40
LDH15
LDH09
30
Lỳ
L14
20

10

0
15 25 35 45 55 65 75

Đồ thị 3.2. Sự tăng trưởng chiều cao của 5 giống đậu phộng trồng tại An
Nhơn, Bình Định

3.1.2 Số cành cấp 1

Số cành cấp một trên cây được tính từ giai đoạn 15 NSKG, qua kết thí
nghiệm (Bảng 3.2) ở giai đoạn 15 NSKG và 25 NSKG thì khác biệt không ý
nghĩa giữa các giống qua phân tích thống kê.

Đến giai đoạn 35 NSKG thì số cành cấp một của các giống LDH12 và
LDH09 có sự khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các giống còn lại.
Ở giai đoạn 45 NSKG sự phát triển số cành có sự thay đổi, giống LDH12 khác
biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với giống LỲ và khác biệt không ý nghĩa so
với các giống còn lại, giống LDH15 có sự phát triển số cành nhanh ở giai đoạn
này đạt 8,8 cành, giống có tốc độ phát triển số cành chậm là LDH12 (8,8 cành)

33
và LỲ (7,7 cành). Các giai đoạn sau tốc độ phát triển số cành có phần chậm lại,
khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Đến giai đoạn 65 NSKG và 75 NSKG thì tốc độ phát triển số cành hầu như
ngừng lại, qua phân tích thống kê thấy khác biệt không ý nghĩa giữa các giống,
số cành của các giống ở giai đoạn này như sau giống LDH12, giống LDH15,
giống LDH09 có cùng số cành là 9,6; giống L14 (9,1 cành) và thấp nhất là giống
lỳ (9,0 cành).

Bảng 3.2. Số cành cấp 1 của 5 giống lạc thí nghiệm tại An Nhơn, Bình Định
Công Ngày sau khi gieo
thức 15 25 35 45 55 65 75
LDH12 3 5,2 7,8a 8,8a 9,4a 9,6 9,6
LDH15 3 5,1 6,8c 8,8a 9,3a 9,6 9,6
LDH09 3 5,3 7,3a 8,7a 9,3a 9,6 9,6
Lỳ 3 5,0 6,7c 7,7b 8,3ab 9,0 9,0
L14 3 5,2 6,9bc 8,3a 8,7ab 9,1 9,1
F Ns Ns ** ** ** ns ns
CV% 0 2,89 3,68 3,59 4,78 3,32 3,32

Theo Tôn Thất Trình (1972) thì giống có 1-5 cành/cây là ít, giống có 5-9
cành/cây là trung bình và giống cớ trên 9 cành/cây là nhiều.

Tốc độ phát triển số cành của các giống thí nghiệm rất thay đổi và giảm
dần qua các giai đoạn. Cao nhất là ở giai đoạn 15-25 NSKG (2,16 cành) và giai
đoạn thấp nhất là 55-65 NSKG (0,38 cành), kể từ giai đoạn này đến thu hoạch số
cành hầu như không phát triển nữa. Kết quả này phù hợp với kết luận của Tôn
Thất Trinh (1972) số cành hầu như đạt tối đa sau giai đoạn trổ hoa.

34
3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

3.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất

3.2.1.1 Số quả trên cây

Bảng 3.3.Số quả trên cây của 5 giống đậu phộng thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Số quả/cây (quả)
LDH12 32,8a
LDH15 32,1a
LDH09 31,9a
Lỳ 25,6b
L14 31,3a
Qua kết quả thí nghiệm (Hình 3.4) thì giống có tổng số trái trên cây cao
nhất là giống LDH12 (32,8 trái). Qua phân tích thống kê có sự khác biệt ở mức
ý nghĩa 1% so với giống Lỳ (25,6 trái) và khác biệt không ý nghĩa với các giống
còn lại. Theo Vũ Công Hậu và ctv.,(1995) thì đây là yếu tố quan trọng nói lên
tiềm năng năng suất của đậu phộng.

3.2.1.2. Số hạt chắc và tỉ lệ hạt chắc trên quả

Bảng 3.4. Số hạt chắc và tỉ lệ hạt chắc trên quả của 5 giống đậu phộng thí
nghiệm
Công thức thí nghiệm Số hạt chắc/trái (hạt) Tỉ lệ hạt chắc/quả (%)
LDH12 1,22a 50,21
LDH15 1,03b 52,59
LDH09 1,23a 71,93
Lỳ 1,22a 55,38
L14 1,17a 64,21

35
Qua kết quả của thí nghiệm được trình bày ở bảng trên thì giống LDH09
(1,22 hạt) có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với giống LDH15 (0,68 hạt) qua
phân tích thống kê và khác biệt không ý nghĩa với các giống còn lại. Vì số hạt
chắc trên trái là yếu tố quan trọng để hình thành năng suất trên đậu phộng nên
việc tăng số hạt chắc trên trái là điều mong muốn của các nhà chọn giống (Vũ
Công Hậu và ctv.,1995). Chính vì vậy giống có năng suất cao thì số hạt chắc
trên trái phải nhiều, qua kết quả thí nghiệm thì giống LDH09 và giống LDH12
cho thấy điều đó. Qua kết quả trình bày trong bảng 3.4 cho thấy giống L14 (1,17
hạt) có số hạt chắc trên trái cao hơn giống LDH15 (1,03 hạt) nhưng lại có tỷ lệ
phần trăm ít hơn 50,21% so với 55,38%, điều này cho thấy tỷ lệ phần trăm hạt
chắc còn tuỳ thuộc vào số hạt trên trái, số hạt trên trái phụ thuộc nhiều vào đặc
tính di truyền của giống .[4]

3.2.1.3. Trọng lượng 100 hạt

Bảng 3.5. Trọng lượng 100 hạt của các giống đậu phộng thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Trọng lượng 100 hạt chắc (g)
LDH12 59,0b
LDH15 56,3c
LDH09 67,5c
Lỳ 48,4e
L14 54,1d

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy giống có trọng lượng 100 hạt cao nhất là
LDH09 (67,5 g) và giống có trọng lượng 100 hạt thấp nhất là Lỳ (48,4 g). Qua
phân tích thống kê tất thì giống LDH09 có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa
1% với tất cả các giống còn lại. Đều này nói lên giống có trọng lượng 100 hạt

36
càng cao thì hạt càng to và ngược lại. Yếu tố này tuỳ thuộc vào giống nhưng
cũng phụ thuộc vào lượng nước cung cấp và chế độ dinh dưỡng cung cấp cho
đậu phộng (Vũ Công Hậu và ctv, 1995). Theo Nguyễn Thị Chinh (2006) giống
LDH09 có ưu điểm vượt trội hơn các giống khác là nhờ có trọng lượng 100 hạt
cao 60-62 g/100 hạt, nhưng qua kết quả thí nghiệm thì trọng lượng 100 hạt của
giống LDH09 là 67,5 g. Điều này chứng tỏ giống LDH09 rất thích hợp với điều
kiện của khu đất thí nghiệm.

3.2.2. Năng suất của các giống đậu phộng thí nghiệm tại An Nhơn, Bình
Định

Bảng 3.6. Năng suất của 5 giống đậu phộng thí nghiệm
Công thức thí nghiệm Năng suất thực tế (Tấn/ha)
LDH12 8,1ab
LDH15 7,9bc
LDH09 8,6a
Lỳ 7,4c
L14 8,0bc
Qua kết quả thí nghiệm thì giống LDH09 (8,6 tấn/ha) có khác biệt với so
với giống Lỳ (7,4 tấn/ha) ở mức ý nghĩa 5% qua phân tích thống kê và khác biệt
không ý nghĩa so với giống LDH12. Năng suất thực tế cũng giống như năng suất
lý thuyết chịu ảnh hưởng của giống, điều kiện tự nhiên và biện pháp chăm sóc,
các yếu tố tạo nên năng suất lý thuyết cũng tác động đến năng suất thực tế (Vũ
Công Hậu và ctv., 1995).

37
3.3. Hiệu quả kinh tế

Bảng3.7. Hiệu quả kinh tế của các giống đậu phộng thí nghiệm
Thông số Công thức thí nghiệm
LDH12 LDH15 LDH09 Lỳ L14
Năng suất 8,1 7,9 8,6 7,4 8,0
(tấn/ha)
Gía bán 7000 7000 7000 7000 7000
(đ/kg)
Doanh thu 56.700.000 55.300.000 60.200.000 51.800.000 56.000.000
(đ/ha)
Chi phí 10.330.000 10.330.000 10.330.000 10.330.000 10.330.000
phân bón
(đ/ha)
Chi phí 1.800.000 1.950.000 1.700.000 1.810.000 1.900.000
giống
(đ/ha)
Chi phí 3.120.000 3.120.000 3.120.000 3.120.000 3.120.000
thuốc
(đ/ha)
Chi phí 14.520.000 14.520.000 14.520.000 14.520.000 14.520.000
công lao
động (đ/ha)
Tổng chi 29.770.000 29.920.000 29.650.000 29.780.000 29.870.000
phí (đ/ha)
Ghi chú:

38
Chi phí thuốc: Bao gồm chi phí thuốc trừ sâu, chi phí thuốc trừ bệnh và chi
phí về thuốc kích thích tăng trưởng cho cây.

Chi phí công lao động: Bao gồm các khoản chi phí từ khâu làm đất đến
khâu thu hoạch (làm đất, công lao động làm thuê, chi phí bơm nước,…).

Qua kết quả được trình bày trong Bảng 3.5 cho thấy, ở nghiệm thức
LDH09 cho lợi nhuận cao nhất 30,5 triệu đồng/ha kế đến là nghiệm thức LDH12
(26,9 triệu đồng/ha) và nghiệm thức cho lợi nhuận thấp nhất là Lỳ (22 triệu
đồng/ha). Do cùng điều kiện tự nhiên và điều kiện chăm sóc nên giống có năng
suất cao hơn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn, chỉ có khác biệt nhỏ là do chi phí
đầu tư giống ban đầu nhưng yếu tố này không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi
nhuận, mà chủ yếu là do năng suất quy đinh lợi nhuận thu được.

39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận
Qua thí nghiệm ta có thể rút ra những kết luận như sau:

- Giống LDH09 có số hạt chắc trên trái cao nhất (1,23 hạt) và thấp nhất là giống
LDH15 (1,03 hạt).

- Về trọng lượng 100 hạt thì cao nhất là giống LDH09 (67,5 g) và thấp nhất là
giống LỲ (48,4 g).

- Giống cho năng suất cao nhất là LDH09 (8,6 tấn/ha) và giống thấp nhất là LỲ
(7,4 tấn/ha).

- Về hiệu quả kinh tế thì giống LDH09 cho lợi nhuận cao nhất (30,5 triệu
đồng/ha), kế đến là giống LDH12 (30,5 triệu đồng/ha) và thấp nhất là giống Lỳ
22 triệu đồng/ha.

2. Đề nghị
- Sử dụng giống đậu phộng LDH09 vào sản xuất vụ Đông Xuân tại An Nhơn,
Bình Định.

- Tiếp tục nghiên cứu so sánh với các giống đậu phộng khác để tìm ra giống đậu
phộng thích hợp nhất để tư vấn nông dân sử dụng nhằm nâng cao năng suất và
hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Bộ Công nghiệp và Công nghệ thực phẩm. 1991. Tiến bộ về kỹ thuật trồng
lạc và đậu đỗ ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông ngiệp Hà Nội.

[2]CHU THỊ THƠM, PHAN THỊ LÀI và NGUYỄN VĂN TỐ. 2006. Kỹ thuật
trồng và chăm sóc đậu phộng. Nhà xuất bản Lao Động Hà Nội.

[3]ĐOÀN THỊ THANH NHÀN. 1996. Giáo trình Cây Công Nghiệp. Nhà xuất
bản Nông Nghiệp Hà Nội.

[4]ĐƯỜNG HỒNG DẬT. 2007. Cây Lạc và biện pháp thâm canh nâng cao hiệu
quả sản xuất. Nhà xuất bản Thanh Hoá.

[5]LÊ SONG DỰ và NGUYỄN THẾ CÔN. 1979. Giáo trình cây lạc. Nhà xuất
bản Nông Nghiệp Hà Nội

[6]LƯU MINH TUẤN. 2005. Luận văn “ Đặc tính 14 giống đậu phộng trồng
thử nghiệm vụ Đông Xuân tại TP Cần Thơ”.

[7]NGÔ NGỌC HƯNG. 2005. Thang đánh giá tham khảo cho một số đặc tính
hoá học đất . Bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai, khoa Nông Nhiệp
trường Đại Học Cần Thơ.

[8]NGUYỄN BẢO VỆ và TRẦN THỊ KIM BA. 2005. Cây đậu phộng, kỹ thuật
canh tác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố
Hồ Chí Minh.

[9]NGUYỄN DANH ĐÔNG. 1984. Cây lạc. Nhà xuất bản Nông Ngiệp Hà Nội

[10]NGUYỄN THỊ CHINH. 2006. Kỹ thuật thăm canh lạc cho năng suất cao.
Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

[11]NGUYỄN THỊ DẦN. 1991. Tiến bộ về kỹ thuật trồng đậu phộng và đậu đỗ
ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.
41
[12]PHẠM VĂN THIỀU. 2000. Kỹ thuật trồng cây lạc năng suất cao và hiệu
quả. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. NGUYỄN VĂN VIẾT-TẠ KIM

[13]NGUYỄN VĂN VIẾT-TẠ KIM BÍNH-NGUYỄN THỊ YẾN. 2002. Kỹ


thuật trồng một số giống lạc và đậu tương mới trên đất cạn miền núi. Nhà xuất
bản bản Nông Nghiệp Hà Nội.

[14]TẠ QUỐC TUẤN, TRẦN VĂN LỢT. 2006. Cây đậu phộng kỹ thuật trồng
và thăm canh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

* Tiếng anh

[15]A.J. NORDEN. Altika, apeanut variety for the Tropics (Guyana).


(Agriculture Station Florida).

* Trang Web:

[16]https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1c

42

You might also like