You are on page 1of 36

Chương 2: MÔ HÌNH HÓA

TRÁI ĐẤT

Thời gian: 5LT+0TH


GV: Nguyễn Thị Hồng
Nội dung
1. Ba phương pháp mô tả trái đất
2. Mô hình hóa bề mặt
3. Mô hình hóa bằng hình ảnh hay dữ liệu tiêu
biểu
4. Mô hình hóa các đối tượng riêng rẽ
5. So sánh 3 phương pháp biểu diễn không
gian

2
2.1. Ba phương pháp mô tả trái đất
▪ Với GIS, ta có ba phương pháp cơ bản để tạo dữ
liệu mô hình hoá trái đất:
- Mô hình vector: Tập hợp các đối tượng riêng
lẻ (discrete) được định dạng kiểu Vector.
- Mô hình lưới (grid): Tập hợp các ô (cells) với
dữ liệu kiểu quang phổ hay thuộc tính.
- Mô hình các tam giác không đều (TIN): Tập
hợp các điểm tam giác (triangulated point) mô
hình hoá bề mặt trái đất.
❑ Mô hình vector
▪ Khái niệm Mô hình vector: biểu diễn các đối
tượng như điểm (point), đường (line), và đa
giác (polygon).
▪ Được áp dụng cho việc mô tả các đối tượng
riêng rẽ, xác định được hình dạng đường
biên
❑ Mô hình hóa bằng dữ liệu raster

▪ Dữ liệu raster biểu diễn hình ảnh, hay dữ liệu liên tục.
Mỗi ô hay phần tử ảnh trên raster mang một giá trị
đo đạc.
▪ Ảnh vệ tinh, ảnh không gian là nguồn dữ liệu
raster thông dụng nhất hay những ảnh chụp thông
thường các đối tượng công trình.
❑ Mô hình hoá bằng dữ liệu tam giác TIN
Khái niệm TIN (triangulated irregular networks –
Tins)
▪ Mô hình TIN có ích và sử dụng có hiệu quả để
biểu diễn một phần bề mặt của trái đất.
▪ TINs hỗ trợ quan sát theo phối cảnh. Có thể phủ
lên trên mô hình TIN một hình ảnh để tạo ra
hình ảnh thực
2.2. Mô hình hóa bề mặt

▪ GIS có thể tạo mô hình bề mặt bằng ba phương


pháp, đó là mặt raster, đường đồng mức và
mạng lưới tam giác không đều TIN

2.2.1. Bề mặt raster.


▪ Một số dữ liệu trái đất có dạng lưới ô vuông đều
nhau với giá trị độ cao.
▪ Tập hợp dữ liêu raster biểu diễn cao độ, đặt ở
những khoảng cách đều nhau, tính toán và có thể
tạo ra các đường đồng mức.
2.2.2. Đường đồng mức

▪ Khái niệm: Địa hình mặt đất bao gồm hình dáng
bên ngoài của mặt đất như cao, thấp, lồi, lõm,
dốc, bằng phẳng. Người ta dùng đường đồng
mức để biểu diễn những yếu tố ấy của địa hình.
▪ Đường đồng mức là giao tuyến giữa mặt đất tự
nhiên với các mặt song song với mặt thủy chuẩn
gốc trái đất ở những độ cao khác nhau.
2.2.2. Đường đồng mức

Tính chất đồng mức:


▪ Các điểm trên cùng một đường đồng mức đều có
độ cao bằng nhau.
▪ Đường đồng mức là những đường cong,
trơn, liên tục, khép kín và hầu như không cắt
nhau.
▪ Chỗ nào đường đồng mức thưa thì địa hình ở đó
thoải, chỗ nào đường đồng mức mau thì địa hình
ở đó dốc. Chỗ nào các đường đồng mức trùng
nhau địa hình ở đó là vách đứng.
2.2.2. Đường đồng mức

▪ Biểu diễn các bề mặt: Đường đồng mức có


thể được dùng để biểu diễn các bề mặt. Đường
đồng mức là đường chạy theo giá trị độ cao
như nhau.
▪ Đường đồng mức là nguồn dữ liệu thông tin mặt
đất, dễ truy cập đối với đa số người sử dụng bản
đồ
2.2.3. Mạng lưới tam giác không đều TIN

▪ Khái niệm: Mạng lưới tam giác không đều (TIN)


là có hiệu quả và chính xác để mô hình hoá bề
mặt liên tục.
1/Tập hợp các điểm có toạ độ x,y,z thông qua
thiết bị photogrammetric, tập hợp dữ liệu GPS, hoặc
bằng những phương tiện khác.
2/ Từ tập hợp các điểm, phần mềm GIS tạo ra
mạng lưới tối ưu các tam giác, các tam giác này
mang tên "Tam giác Delaunay".
2.2.3. Mạng lưới tam giác không đều TIN (tt)

3/ Mỗi một tam giác tạo ra một mặt phẳng dốc


nghiêng. Từ mô hình TIN, có thể tính toán được cao
độ cho bất kỳ một điểm nào, trước hết dựa vào toạ
độ X, Y sau đó nội suy ra cao độ Z.
2.3. Mô hình hóa bằng hình ảnh hay dữ liệu tiêu
biểu

▪ Dữ liệu ảnh được thu thập từ ảnh vệ tinh,


không ảnh dữ liệu một vùng rộng lớn
2.3.1.Dữ liệu Raster

▪ Mô hình dữ liệu dùng raster phản ánh toàn bộ


vùng nghiên cứu dưới dạng một lưới các ô
vuông (cell) hay diem ảnh (pixcel).
2.3.1.Dữ liệu Raster

▪ Một pixcel là một đơn vị cơ bản cho một lớp dạng


lưới.
2.3.1.Dữ liệu Raster

Biểu diễn dữ liệu Raster


▪ Trên hình A là một thể hiện bản đồ đất, mỗi vùng
được đánh dấu bằng các ô theo các giá trị khác
nhau.
2.4. Mô hình hoá các đối tượng riêng rẽ

Khái niệm:
▪ Các đối tượng địa lý nằm trên hoặc bên cạnh bề
mặt trái đất.
▪ Các đối tượng địa lý riêng rẽ thường thấy
trong tự nhiên như: sông ngòi, thực vật,… trong
xây dựng như con đường, đường ống, công trình
nhà cửa,…
▪ Hay có thể là sự phân chia đất đai như quốc gia,
thửa đất, phân chia hành chính chính trị…
2.4. Mô hình hoá các đối tượng riêng rẽ

▪ Bản đồ mô hình hoá các đối tượng địa lý bằng


điểm, đường, đa giác.
▪ Điểm biểu diễn các đối tượng quá nhỏ không thể
mô tả bằng đường hay một diện tích.
▪ Đường biểu diễn các đối tượng địa lý quá hẹp
không thể mô tả bằng một diện tích được
▪ Đa giác biểu diễn các đối tượng địa lý liên tục khá
lớn.
2.4. Mô hình hoá các đối tượng riêng rẽ

▪ Tập dữ liệu đối tượng


Một cặp toạ độ X,Y hệ toạ độ Decac tham chiếu tới
vị trí trên thế giới
Biểu diễn dữ liệu vector

▪ Điểm:
Biểu diễn dữ liệu vector
Biểu diễn dữ liệu vector
▪ Đường (đoạn thẳng)
Biểu diễn dữ liệu vector
Biểu diễn dữ liệu vector
Biểu diễn dữ liệu vector
▪ Vùng
Biểu diễn dữ liệu vector
Biểu diễn dữ liệu vector

▪ Thể hiện dữ liệu dạng Vector


Biểu diễn dữ liệu vector

▪ Các nguồn xây dựng dữ liệu Vector


2.5. So sánh 3 phương pháp biểu diễn không gian

▪ Quan sát
TIN (Triangulated Irregular Network)
▪ TIN là một mô hình dữ liệu
được sử dụng để miêu tả
các đối tượng ba chiều.
Các điểm miêu tả bởi các
giá trị x,y,z. Dùng các
phương thức tính toán hình
học, các điểm được kết nối
vào nhau gọi là phép đặc
tam giác.
Các đường của các tam
giác gọi là các vùng và
miền phía trong gọi là bề
mặt (facet)
TIN (Triangulated Irregular Network)

▪ Mô hình TIN có một vài điểm phức tạp hơn Point,


Line, Polygon trong mô hình Vector, nó thực sự
hữu ích miêu tả độ cao.
▪ Ví dụ lưới Raster có thể đáp ứng yêu cầu để bao
phủ toàn bộ bề mặt của miền địa lý.
▪ Ngoài ra, nếu chúng ta muốn hiển thị chi tiết hơn
chúng ta có thể dùng lưới các ô nhỏ hơn.
▪ Bây giờ, nếu mặt đất là đường tương đối bằng
phẳng, chúng ta vẫn cần lưới các ô nhỏ.
▪ Tuy nhiên, với TIN chúng ta không phải dùng nhiều
điểm trên miền bằng phẳng, nhưng cũng có thể
thêm nhiều điểm ở vùng dốc nơi chúng ta muốn
hiển thị nhiều chi tiết hơn.
Cấu trúc dữ liệu TIN

▪ Cấu trúc dữ liệu TIN dựa


trên hai phân tử cơ bản:
▪ Các điểm với giá trị x,y,z
▪ Các cung nối các điểm này.
▪ Phép đặt tam giác TIN thỏa
mãn theo tiêu chuẩn
Delaunay.

❑ Tiêu chuẩn Delaunay


▪ Vòng tròn ngoại tiếp không chứa
một nút của bất kỳ phần tử nào
khác.
▪ Vòng tròn ngoại tiếp của một tam
giác là vòng tròn đi qua các đỉnh.
Các thành phần TIN

❑ TIN là một tập hợp các tam giác liền kề, không bị
chồng nhau.
❑ ArcGIS hỗ trợ cả hai mô hình độ cao: TIN and lattice
(lưới).

▪ Nodes
▪ Edges
▪ Triangles
▪ Hull
▪ Topology
Các thành phần TIN
❑ Nodes: là cơ sở xây dựng các khối của TIN. Các nút bắt đầu từ các điểm và
các đỉnh cung chứa từ các nguồn dữ liệu nhâp vào.
❑ Edges: Mỗi nút được nối với nút gần nhất theo tiêu chuẩn Delaunay. Mỗi cung
có hai nút nhưng môt nút có thể có hai hoặc nhiều cung.
❑ Triangles: Mỗi bề mặt tam giác miêu tả một phần của bề mặt TIN
❑ Hull (bao): được hình thành bới một hoặc nhiều polygon bao gồm toàn bộ tập
dữ liệu các điểm sử dụng xây dựng nên TIN. Các Polygon Hull định nghĩa
vùng nội suy của TIN
❑ Topology: là cấu trúc hình học của TIN định nghĩa mối quan hệ giữa các nút,
các cung và mối quan hệ giữa các tam giác liền kề.

▪ Trong ARC/INFO, TIN được lưu trữ trong một thư mục
gồm các file. Tuy nhiên, TIN không bao chứa và không kết
hợp với file thông tin (INFO). Thư mục TIN chứa 7 file bao
gồm thông tin về bề mặt TIN. Các file này được mã hóa
theo dạng nhị phân và không đọc được ở chế độ hiển thị
văn bản.
© ESRI, Modeling Our World

You might also like