You are on page 1of 2

Từ xưa đến nay truyền thuyết đã luôn là thể loại văn học dân gian gắn liền với

lịch sử
phát triển của dân tộc ta, nó bộc lộ rõ những hình ảnh, thể hiện chi tiết sự ngưỡng mộ
của nhân dân đối với những người có công với đất nước. Tiêu biểu nhất có lẽ là tác
phẩm: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” với hình ảnh một vị vua
đã có công lớn trong buổi đầu dựng nước nhưng cuối cùng lại chủ quan dẫn đến bi
kịch nước mất nhà tan.
Là một vị vua tài giỏi, với tài trí của mình An Dương Vương đã nhìn thấy Cổ Loa là
một vùng đất trù phú, tươi tốt có địa hình bằng phẳng, rộng rãi thuận tiện cho việc
giao thương buôn bán. Bởi vậy ông đã quyết định dời về Cổ Loa xay thành. Cùng với
sự giúp đỡ của rùa vàng, những khó khăn được giải quyết và thành mấy chốc đã được
xây xong với chín vòng kiên cố, vững chắc. Đặc biệt, An Dương Vương còn được rùa
vàng trao tặng móng vuốt để chế nỏ thần. Khi quân Triệu Đà xâm lước nước ta, với tài
trí của mình và nỏ thần , An Dương Vương đã khiến quân địch thua lớn, bèn phải xin
hòa. Nhưng không lâu sau nhà vua đã mắc phải một loạt sai lầm lớn. Đầu tiên là ngủ
quên trên chiến thắng mà nhận lời cầu hòa của giặc mà không mảy may nghi ngờ.
Cùng với đó là chấp nhận gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, vô tình tạo cơ hội
để giặc ươm mầm tai họa. Mị Châu là một người con gái xinh đẹp, rất mực chung
thủy với chồng của mình và luôn làm tròn bổn phận của một người vợ nên đã không
nhận ra mưu mẹo xấu xa của Trọng Thủy. Vì vậy hắn đã lợi dụng Mị Châu để đánh
cắp báu vật quốc gia. Vào lần xâm lược thứ 2 của Triệu Đà, ADV vẫn bình thản chơi
cờ, cậy vào thành cao, hào sâu va nghĩ rằng không có kẻ nào có thể đánh bại nỏ thần.
Để rồi quân Triệu Đà hiên ngang xông vào thành càn quét mọi ngóc ngách. An Dương
Vương hoảng loạn vội vã đưa con gái Mị Châu đi trốn nhưng quân giặc đã ráo riết
đuổi theo phía sau lưng. Ra đến biển lớn, bị dồn vào đường cùng, An Dương Vương
chỉ còn cách nhờ Rùa Vàng ngoi lên giúp đỡ. Thế nhưng, đau lòng thay, nước đã
không cứu được, chính bản thân ông lại phát hiện ra bí mật động trời. Hóa ra bấy lâu
nay Trọng Thủy chính là gián điệp giúp Triệu Đà có được Nỏ thần và đau lòng hơn,
chính Mị Châu - con gái ông đã giúp Trọng Thuỷ lấy Nỏ thần, trên đường chạy trốn
còn rải lông ngỗng khiến quân giặc tìm đến ông một cách dễ dàng. Quá đau đớn cùng
sự thức tỉnh muộn màng, An Dương Vương đã giết chết con gái mình rồi theo thần
Kim Quy xuống biển sâu. Đó là sự trả giá cho những lỗi lầm mà một vị vua đã gây ra
cho dân tộc.
Vì sao một con người tài trí như vậy lại rất có thể đánh mất cơ nghiệp
lớn lao trong phút chốc?Tất cả nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước đều bắt
nguồn từ sự lơ là, mất cảnh giác của ADV trước những âm mưu nham hiểm của
địch.Vua đã rất cả tin khi nhận lời cầu hòa của triệu Đà. Bên cạnh đó, vì quá dựa dẫm
vào thành trì kiên cố, nỏ thần chiến thắng mọi kẻ thù nên ông đã không xây dựng lực
lượng. Một phần còn do Mị Châu yêu thương, chung thủy với chồng đến mức mù
quáng nên đã bị lợi dụng. An Dương Vương cũng đáng trách trong việc này khi lơ là
trong việc dạy con, không nắm bắt được tính cách của con gái mình là một người nhẹ
dạ cả tin, không hề nghi ngờ chồng cho dù đến phút nước mất nhà tan.
Trước khung cảnh nước mất nhà tan, nhân dân vì bao dung và biết ơn vai trò to lớn
của ADV trong buổi đầu giữ nước và dưng nước nên đã bất tử hóa cái chết của ADV
bằng cách xây dựng chi tiết ông cùng thần Kim Quy đi xuống biển sâu.Nhưng đồng
thời cũng nghiêm khắc phê phán sai lầm của ADV dẫn đến mất nước để rồi phải trả
giá bằng chính mạng sống của con gái mình.
Qua bi kịch, ông cha ta muốn nhắn nhủ với ta một bài học lớn lao trong việc bảo vệ
quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải luôn nêu cao
tinh thần cảnh giác trước những mưu đồ xấu xa của kẻ thù. Chuyện còn là bài học
giúp ta phân biệt rõ mối quan hệ gia đình với quốc gia dân tộc, không thể để vì một cá
nhân mà ảnh hưởng đến cộng đồng. Đối với những vị lãnh đạo quốc gia thì không
được phép tự mãn về tiềm lực sẵn có mà phải luôn củng cố sức mạnh quân sự vững
mạnh sẵn sàng cho mọi tình huống. Đây là bài học lịch sử quan trọng có giá trị muôn
đời mà chúng ta cần phải truyền lại cho các thế hệ sau.
Truyền thuyết đã thể hiện được rất rõ cội nguồn lịch sử của dân tộc ta. Cốt lõi
lịch sử đó là nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương có thành cao, hào sâu
và vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau
đã bị rơi vào tay của Triệu Đà. Những chi tiết khác chỉ là sự hư cấu, nhiều sự
việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An
Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về " Ngọc trai - giếng nước"…. Chính
việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp
dẫn. Cùng với đó là kết cấu chặt chẽ, các nhận vật được xây dựng chi tiết
càng làm cho câu truyện thêm phần sinh động.
Bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và các yếu tố kì ảo có giá trị
nghệ thuật cao tác giả dân gian đã khắc họa kịch mất nước là một bài học lịch sử cũng
như lời căn dặn về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác và kẻ thù cùng cách xử lý đúng
đắn mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Qua bi kịch ta lại càng cảm thấy xót
thương cho những con người chỉ vì một phút lầm lỡ mà lại mất đi hạnh phúc cả đời.

You might also like