You are on page 1of 126

Phụ lục:

Giới thiệu: Môi Trường Kinh Doanh Lớn Nhất Thế Giới......................................................... 3
Phần 1: Cơ Bản Về Thị Trường. .................................................................................................. 5
Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên và những quan niệm sai lầm. ................................................... 5
Thị trường là gì? ...................................................................................................................... 5
Những người chuyên nghiệp trên thị trường. .......................................................................... 6
Điều đặc biệt về nhà tạo lập thị trường. ................................................................................... 7
Khối lượng – Chìa khóa của sự thật. ....................................................................................... 7
Hiểu thêm về khối lượng. ........................................................................................................ 8
Khối lượng trong thị trường tăng (bullish) - thị trường giảm (bearish). .................................. 9
Tích lũy và phân phối. ........................................................................................................... 10
Người nắm giữ mạnh và người nắm giữ yếu. ........................................................................ 11
Các sự kiện sẽ luôn xảy ra khi thị trường chuyển trạng thái. ................................................ 12
Mức kháng cự và hành vi đám đông. .................................................................................... 12
Cung và cầu. .......................................................................................................................... 13
Cơ bản của việc đọc thị trường. ............................................................................................. 14
Làm thế nào để nhận biết một thị trường yếu hay mạnh. ...................................................... 16
Cách nhận biết lực mua & lực bán. ....................................................................................... 18
Cách nhận biết lực cầu yếu (lack of demand). ....................................................................... 18
Giá test nguồn cung. .............................................................................................................. 20
Đẩy lên thông qua nguồn cung. ............................................................................................. 22
Khối lượng cao trên đỉnh thị trường. ..................................................................................... 24
Nỗ lực so với kết quả. ............................................................................................................ 25
Con đường giá ít kháng cự nhất............................................................................................. 26
Thị trường có thể được đánh dấu lên hoặc xuống. ................................................................ 26
Giải phẫu khối lượng trong thị trường các thị trường liên quan. ........................................... 27
Sử dụng các khung thời gian khác nhau. ............................................................................... 29
Mối quan hệ giữa thị trường tiền mặt và chỉ số hợp đồng tương lai (phái sinh). .................. 30
Thao túng thị trường. ............................................................................................................. 30
Phần 2: Phân Tích Xu Hướng Và Chênh Lệch Khối Lượng................................................... 34
Giới thiệu về xu hướng. ......................................................................................................... 34
Xây dựng đường xu hướng (Trend line). ............................................................................... 35
Đáy và Đỉnh. .......................................................................................................................... 35
Sâu hơn về xu hướng. ............................................................................................................ 37
Tại sao đường xu hướng (trend line) lại hoạt động?.............................................................. 38
Sử dụng đường xu hướng để xác định mức quá mua và quá bán. ......................................... 39
Giá trị cảm nhận & Đường xu hướng. ................................................................................... 40
Giới thiệu về cụm xu hướng. ................................................................................................. 41
Sử dụng cụm xu hướng. ......................................................................................................... 43
Phân tích khối lượng gần đường xu hướng (trend line)......................................................... 45
Lực đẩy lên vượt qua nguồn cung / đường hỗ trợ. ................................................................ 47
Hỗ trợ cho xu hướng.............................................................................................................. 50
Hấp thụ khối lượng và đường xu hướng dưới. ...................................................................... 50
Phần 3: Giải Phẫu Thị Trường Bò & Gấu (Bull & Bear) ........................................................ 52
Thị trường tăng giá (bull) bắt đầu như thế nào? .................................................................... 52
Lực cung và lực cầu di chuyển thị trường. ............................................................................ 53
Tất cả bắt đầu với một chiến dịch. ......................................................................................... 54
Cách nhận biết khả năng thị trường đang ở đỉnh. .................................................................. 56
Làm thế nào để nhận ra một đợt tăng giá có khả năng kết thúc? ........................................... 57
Cao trào mua.......................................................................................................................... 57
Chênh lệch giá hẹp và khối lượng cao. .................................................................................. 57
Lực đẩy lên (Up-Thrust). ....................................................................................................... 58
Chi tiết hơn về lực đẩy lên. .................................................................................................... 58
Cao trào bán (Selling Climax) và sự hỗ trợ chuyên nghiệp. .................................................. 60
Cao trào mua (Buying Climax) và hoạt động phân phối chuyên nghiệp. .............................. 62
Cao trào mua đối với cổ phiếu riêng lẻ.................................................................................. 63
Từ thị trường giảm giá đến thị trường tăng giá. .................................................................... 64
Tổng quan về thị trường giảm giá. ........................................................................................ 66
Điều gì ngăn cản việc giá đi xuống và làm thế nào để nhận ra?............................................ 66
Làm thế nào để nhận ra đáy. .................................................................................................. 68
Hỗ trợ chuyên nghiệp. ........................................................................................................... 69
Rũ bỏ (shake-out). ................................................................................................................. 70
Khối lượng dừng.................................................................................................................... 71
Áp lực giảm. .......................................................................................................................... 72
Phần 4: Trở Thành Nhà Giao Dịch Hay Nhà Đầu Tư. ............................................................ 74
Giấc mơ. ................................................................................................................................ 74
Tránh xa tin tức...................................................................................................................... 75
Bạn cần một hệ thống. ........................................................................................................... 77
Gợi ý & Thủ Thuật giao dịch. ............................................................................................... 78
Lắng nghe tin tức, nhưng…! ................................................................................................. 78
Không cố định các mục tiêu giá trong tương lai.................................................................... 78
Luôn có kế hoạch. .................................................................................................................. 79
Luôn lập kế hoạch cho những gì bạn sẽ làm nếu bạn sai....................................................... 79
Thời điểm. ............................................................................................................................. 80
Hãy là ông chủ của riêng bạn - Đừng dựa dẫm vào người khác............................................ 80
Thành công tương đương với sự chăm chỉ, tập trung, luyện tập và kỷ luật. ......................... 80
Sự tập trung. .......................................................................................................................... 81
Những dấu hiệu chính của sức mạnh là gì? ........................................................................... 81
Những dấu hiệu chính của điểm yếu là gì?............................................................................ 82
Danh sách kiểm tra cho việc mua vào. .................................................................................. 83
Danh sách kiểm tra cho việc bán khống. ............................................................................... 84
Cách chọn cổ phiếu dễ dàng hơn. .......................................................................................... 85
Cách chọn cổ phiếu yếu. ........................................................................................................ 87
Vài lời cuối. ........................................................................................................................... 88
Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Giới thiệu: Môi Trường Kinh Doanh Lớn Nhất Thế Giới.
Mỗi ngày, hàng tỷ đô la được trao đổi trong thị trường chứng khoán, hợp đồng tương lai và thị
trường tiên tệ trên thế giới. Cho tới nay giao dịch trong các thị trường này là hoạt động kinh doanh lớn
nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi những nhà đầu tư tại sao thị trường lại tăng giá hoặc tại sao
có thị trường giảm giá thì sẽ nhận được nhiều ý kiến khác nhau.
Người bình thường hoàn toàn không biết điều gì thúc đẩy thị trường tài chính. Đáng ngạc nhiên
hơn nữa là thực tế các nhà giao dịch hầu như cũng không hiểu điều tương tự! Nhiều nhà giao dịch khá
hài lòng khi tuân theo các hệ thống máy móc một cách mù quáng, dựa trên các công thức toán học đã
được kiểm tra lại dữ liệu trong hơn 25 năm để ‘chứng minh’ khả năng dự đoán của hệ thống. Tuy nhiên,
hầu hết các nhà giao dịch này hoàn toàn không biết về nguyên nhân cơ bản của động thái này. Đây là
những người thông minh. Nhiều người trong số họ sẽ giao dịch trên thị trường tài chính, bằng cách này
hay cách khác, trong nhiều năm. Một số lượng lớn các nhà giao dịch này đầu tư một lượng vốn đáng kể
vào thị trường chứng khoán.
Vì vậy, mặc dù là ngành kinh doanh lớn nhất trên thế giới, nhưng nó là ngành kinh doanh ít được
hiểu tường tận nhất. Thị trường đột ngột di chuyển là một điều bí ẩn, nó thường tới vào thời điểm ít
được mong đợi nhất và dường như có ít logic gắn liền với chúng. Thông thường, thị trường hoàn toàn
ngược lại với phán đoán trực quan của nhà giao dịch. Ngay cả những người kiếm sống bằng nghề giao
dịch, đặc biệt là các nhà môi giới và các chuyên gia, những người mà bạn mong đợi có kiến thức chi
tiết về nguyên nhân và ảnh hưởng trong lĩnh vực đã chọn của họ, thường biết rất ít về cách thị trường
thực sự hoạt động.
Người ta nói rằng, có tới 90% nhà đầu tư bị thua lỗ trên thị trường chứng khoán, nhiều người trong
số này nghĩ rằng mình sở hữu hệ thống được coi là hoàn hảo để thành công. Tuy vậy, khi giao dịch cảm
giác thường trái ngược. Cuốn sách này sẽ giúp bạn một cách hợp lý hơn khi giao dịch bằng trực giác
theo cách những nhà đầu tư chuyên nghiệp làm.
Dưới đây là một loạt câu hỏi ngắn gọn - dưới dạng thử nghiệm, hãy xem liệu bạn có thể trả lời bất
kỳ câu hỏi nào trong số đó không:
 Tại sao chúng ta có thị trường tăng (bull market)?
 Tại sao chúng ta có thị trường giảm (bear market)?
 Tại sao đôi khi xu hướng lại mạnh mẽ (trend strongly)?
 Tại sao đôi khi lại đi ngang (sideway)?
 Cách nào để bạn có lợi nhuận trong những xu hướng trên?
Nếu bạn có thể trả lời những câu hỏi này một cách tự tin, bạn không cần phải đọc cuốn sách này.
Còn nếu bạn không thể, đừng lo lắng vì bạn không đơn độc, và bạn sẽ có câu trả lời khi bạn đọc đến
cuối cuốn sách.
Thật thú vị khi biết rằng quân đội đào tạo binh sĩ việc đào tạo không chỉ duy trì binh sĩ khỏe mạnh,
có kỷ luật mà còn thiết kế xung quanh việc tập trận. Những nguyên tắc cơ bản được lặp đi lặp lại cho
đến khi trở thành phản xạ tự nhiên. Trong những lúc căng thẳng cực độ gặp phải khói mù của cuộc
chiến, người lính nhanh chóng học được cách ẩn nấp, trấn áp nỗi sợ, phấn khích. Hành động chính xác
giảm thiểu mối đe dọa. Tương tự việc phản ứng tự động và không đi kèm cảm xúc khi giao dịch cũng
là nhiệm vụ của bạn.
Nhà đầu tư giỏi phát triển hệ thống giao dịch có kỷ luật cho riêng mình, nó có thể phức tạp hoặc
đơn giản miễn là bạn nghĩ nó mang lại cho bạn lợi thế. Một hệ thống được tuân thủ nghiêm ngặt sẽ
tránh được nhu cầu về cảm xúc, bởi vì giống như người lính được huấn luyện, bạn đã thực hiện tất cả
các suy nghĩ trước khi vấn đề xảy ra. Sau đó, điều này sẽ buộc bạn phải hành động chính xác trong khi
giao dịch bị ép buộc. Tất nhiên, điều này nói thì dễ nhưng thực hiện lại rất khó.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 3


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Hãy nhớ rằng, giao dịch cũng giống như bất kỳ ngành nghề nào khác, bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm
kiến thức theo thời gian. Nó là một hành trình dài, khắc nghiệt, nhiều đau đớn. Giao dịch thì không hào
nhoáng như vẻ bề ngoài của nó.
Đến thời điểm này bạn không cần phải lo lắng về những điều này. Cuốn sách như một cẩm nang
giúp bạn đọc hiểu thị trường, hướng dẫn về cách mà thị trường vận hành. Có thể bạn không đồng ý với
nhiều nội dung. Điều đó không quan trọng, miễn là bạn tiếp thu vài nguyên tắc, như vậy coi như nhiệm
vụ của cuốn sách đã hoàn thành.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 4


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Phần 1: Cơ Bản Về Thị Trường.

Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên và những quan niệm sai lầm.


Đối với hầu hết mọi người, những động thái bất ngờ trên thị trường chứng khoán là một bí ẩn. Các
chuyển động dường như bị ảnh hưởng nhiều bởi tin tức và xuất hiện vào lúc ít được mong đợi nhất. Thị
trường thường làm ngược lại hoàn toàn với những gì có vẻ như nó sẽ làm, hoặc những gì cảm giác của
bạn cho bạn biết rằng nó phải làm. Những động thái đột ngột diễn ra dường như ít logic. Đôi khi chúng
ta quan sát thị trường gấu trong thời điểm thành công về tài chính và thị trường tăng giá mạnh trong
thời kỳ suy thoái.
Dường như thị trường là nơi dành cho những người chơi cờ bạc, những người làm việc trong thành
phố hoặc trên phố Wall. Những người phải biết chính xác những gì đang xảy ra. Đây là một ngụy biện!
Nếu bạn dành chút thời gian để hiểu những gì được nói trong cuốn sách này. Gánh nặng của sự mơ hồ,
nhầm lẫn sẽ được xóa khỏi bạn mãi mãi. Thị trường không khó để theo dõi, nếu bạn có thể đọc biểu đồ
như một chuyên gia. Bạn sẽ hiểu chính xác cách nhận ra những thời điểm quyết định của hành động
trên thị trường và các loại dấu hiệu phủ đầu cần chú ý, ngay trước khi thị trường tăng hoặc giảm. Bạn
sẽ biết cách thị trường tăng giá được tạo ra và các nguyên nhân của thị trường giá xuống. Trên hết, bạn
sẽ bắt đầu hiểu cách kiếm tiền từ kiến thức mới tìm thấy của chính mình.
Các thị trường chắc chắn rất phức tạp - trên thực tế, phức tạp đến mức người ta đã nghiêm túc đề
xuất rằng: chúng di chuyển một cách ngẫu nhiên. Chắc chắn, có một gợi ý về sự ngẫu nhiên trong sự
xuất hiện của các biểu đồ, bất kể bạn đang xem cổ phiếu hay hàng hóa. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ rằng
những người mô tả hoạt động thị trường là “ngẫu nhiên” chỉ đơn giản là họ sử dụng thuật ngữ này một
cách lỏng lẻo và ý nghĩa thực sự là các chuyển động “hỗn loạn”. Sự hỗn loạn không hoàn toàn giống
với sự ngẫu nhiên. Trong một hệ thống hỗn loạn có thể có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn biến, mỗi
biến có ảnh hưởng với nhau. Các hệ thống hỗn loạn có thể xuất hiện không thể đoán trước, nhưng khi
công nghệ máy tính tiến bộ, chúng ta sẽ bắt đầu tìm thấy trật tự, nơi mà trước đây chúng ta thấy sự ngẫu
nhiên. Không còn nghi ngờ gì nữa, có thể dự đoán chuyển động của thị trường tài chính, và khi công
nghệ tiến bộ, chúng ta sẽ trở nên giỏi hơn trong lĩnh vực đó. Có một khoảng cách giữa tính không thể
đoán trước và sự “ngẫu nhiên”.
Trừ khi bạn có một số ý tưởng về các nguyên nhân và sự tác động khác nhau trên thị trường. Nếu
không, chắc chắn bạn sẽ thường xuyên cảm thấy thất vọng trong các hoạt động giao dịch của mình. Tại
sao công cụ phân tích kỹ thuật của bạn hoạt động hiệu quả trong tháng này nhưng tháng khác lại không?
Làm sao việc phân tích cơ bản về một công ty thuộc nhóm công nghiệp nào đó của bạn dù rất chính xác
và chi tiết lại không dự đoán được sự sụt giảm trong hai ngày sau khi bạn mua 2000 cổ phiếu?
Thị trường chứng khoán có vẻ khó hiểu và phức tạp, nhưng chắc chắn nó dựa trên logic. Giống
như bất kỳ thị trường nào khác, giá cả trên thị trường tài chính được kiểm soát bởi cung và cầu, đây
không phải là một điều xa lạ. Tuy nhiên, quy luật cung và cầu, như được quan sát trên thị trường, không
hoạt động như người ta mong đợi. Để trở thành một nhà giao dịch hiệu quả, bạn cần phải hiểu cung và
cầu có thể được diễn giải như thế nào trong các điều kiện thị trường khác nhau và cách bạn có thể tận
dụng kiến thức này. Cuốn sách sẽ giúp bạn làm điều này - hãy bắt đầu thôi.

Thị trường là gì?


Mọi thị trường chứng khoán đều bao gồm các cổ phiếu của công ty riêng lẻ được niêm yết trên
một sàn giao dịch. Các thị trường này bao gồm hàng trăm, hàng ngàn công ty được giao dịch hàng ngày
trên quy mô lớn, và trong tất cả (ngoại trừ những thị trường kém thanh khoản), sẽ có hàng triệu cổ phiếu
đổi chủ mỗi ngày. Hàng ngàn giao dịch được thực hiện giữa người mua và người bán. Tất cả những

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 5


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

hoạt động này phải được giám sát theo một cách nào đó. Một số cách được sinh ra để thử và đánh giá
hiệu suất tổng thể của một thị trường, như chỉ số Dow Jones (DJIA), chỉ số FTSE 100 (100 công ty
hàng đầu trên sàn London)… Một số đại diện cho toàn bộ thị trường, một số chỉ tính những công ty
lớn, giao dịch nhiều nhất.
Bí quyết đầu tiên để học trong giao dịch thành công (trái ngược với đầu tư), là quên đi giá trị nội
tại của một cổ phiếu hoặc bất kỳ công cụ đánh giá cổ phiếu nào khác. Điều bạn cần quan tâm là giá trị
cảm nhận của nó - giá trị của nó đối với các nhà giao dịch chuyên nghiệp, chứ không phải giá trị mà nó
thể hiện là lợi ích trong một công ty. Giá trị nội tại chỉ là một thành phần của giá trị cảm nhận. Đây là
một mâu thuẫn làm hoang mang cho các vị quản lý của các công ty mạnh có giá cổ phiếu đang yếu đi
trên thị trường. Từ bây giờ, hãy nhớ rằng giá trị cảm nhận được phản ánh trong giá của một cổ phiếu,
chứ không phải giá trị nội tại của nó như bạn mong đợi. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau, khi xem xét
chủ đề lựa chọn cổ phiếu.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chỉ số FTSE100 (hay bất kỳ chỉ số nào khác) có mức tăng liên tục kể
từ khi nó được sinh ra? Có nhiều yếu tố tác động: Lạm phát, sự mở rộng của các công ty, tập đoàn và
sự đầu tư dài hạn của cá nhân, thập thể… Những nguyên nhân quan trọng nhất là nguyên nhân thường
bị bỏ qua nhất, bởi những người tạo ra chỉ số này muốn nó thể hiện hiệu suất mạnh nhất có thể và mức
tăng trưởng lớn nhất. Để đạt được điều này, họ thường xuyên loại bỏ những người hoạt động kém và
thay thế bằng những người có thành tích tốt đang phát triển.

Những người chuyên nghiệp trên thị trường.


Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, để tạo ra tiền và lợi nhuận, đều có sự góp mặt của các
chuyên gia. Chúng tôi thấy những nhà buôn kim cương chuyên nghiệp, những nhà buôn đồ cổ và mỹ
nghệ chuyên nghiệp, những nhà buôn bán ô tô chuyên nghiệp, những nhà buôn rượu chuyên nghiệp, và
trong nhiều lĩnh vực khác. Tất cả những người này đều có một điểm chung: họ cần kiếm lời từ chênh
lệch giá để duy trì hoạt động kinh doanh.
Thị trường tài chính cũng không ngoại lệ, và các nhà giao dịch chuyên nghiệp cũng rất tích cực
trên thị trường chứng khoán và hàng hóa - những người này cũng chuyên nghiệp không kém các đối tác
của họ trong các lĩnh vực khác. Các bác sĩ được gọi chung là các chuyên gia, nhưng trên thực tế, họ tự
chia thành các nhóm chuyên gia, tập trung vào một lĩnh vực y học cụ thể - các nhà kinh doanh thị trường
chuyên nghiệp cũng làm như vậy và cũng chuyên về các lĩnh vực khác nhau.
Ở đây, điều quan trọng cần nhận ra là khi chúng ta đề cập đến khái niệm về một “chuyên gia”,
chúng ta không nói về những ‘chuyên gia’ điều hành quỹ đầu tư hoặc lương hưu của bạn. Tại thời điểm
viết phần này (tháng 6 năm 2003), đại đa số các quỹ đầu tư đã thua lỗ rất lớn trong 4 năm qua! Hơn
nữa, một số công ty quỹ đầu tư này (bao gồm cả các công ty bảo hiểm) thậm chí đã phải đóng cửa, do
họ không thể đầu tư một cách khôn ngoan vào thị trường. Những người sắp nghỉ hưu đang vô cùng lo
lắng, khi giá trị lương hưu của họ giảm mạnh hơn nữa đến mức ảm đạm - một số công ty hưu trí thậm
chí còn được báo cáo là đang đứng trước bờ vực của cuộc khủng hoảng tài chính. Ở Anh, phần lớn (nếu
không phải là tất cả) các quỹ tài trợ đang gặp khó khăn, thậm chí không thể tạo ra lợi nhuận ít ỏi 6%,
có nghĩa những người sở hữu nhà có nguy cơ không thể tiếp tục chi trả cho căn nhà đang thế chấp của
mình.

Các “chuyên gia” trong ví dụ trước không sống bằng tài năng giao dịch của họ, thay vào đó họ
nhận lương từ công ty quỹ đầu tư hoặc quỹ hưu trí - điều này cũng đúng thôi, vì những người này sẽ
không vô gia cư khi xảy ra khủng hoảng. Tôi sẽ không xin lỗi vì những bình luận gay gắt này! Bởi vì,
hàng triệu người đã bị ảnh hưởng tiêu cực trên quy mô toàn cầu và hàng tỷ đô la đã bị mất vào tay
những kẻ ngu ngốc vô cảm, những người được giao trách nhiệm đầu tư số tiền khó kiếm được của bạn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 6


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Sự thật của vấn đề là hầu hết các nhà quản lý quỹ khó kiếm được lợi nhuận trừ khi có một thị trường
tăng giá trên diện rộng.
Vậy tôi muốn nói gì về một nhà giao dịch chuyên nghiệp? Chà, một ví dụ là các nhà giao dịch hợp
đồng tư nhân làm việc trong các nhóm phối hợp để tích lũy (mua) hoặc phân phối (bán), các lượng cổ
phiếu khổng lồ để tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Bạn có thể hoàn toàn chắc chắn rằng những nhà giao dịch
này đã kiếm được nhiều tiền hơn từ việc phân phối cổ phiếu trong bốn năm qua, so với những gì họ đã
làm trong thị trường tăng giá vào những năm 1980. Tại sao? Bởi vì chúng ta vừa chứng kiến một trong
những giai đoạn kiếm tiền tốt nhất trong cuộc đời của bạn - đợt giảm giá cổ phiếu lớn nhất trong nhiều
thập kỷ…

Điều đặc biệt về nhà tạo lập thị trường.


Điều quan trọng là phải hiểu rằng các nhà tạo lập thị trường không kiểm soát thị trường. Họ đang
phản ứng với các điều kiện thị trường và tận dụng các cơ hội họ nhìn thấy. Ở những nơi có cơ hội do
điều kiện thị trường cung cấp - bán hoảng loạn hoặc giao dịch nhỏ - họ có thể thấy tiềm năng tăng lợi
nhuận thông qua thao túng giá, nhưng họ chỉ có thể làm như vậy nếu thị trường cho phép. Do đó, bạn
không nên nghĩ rằng các nhà tạo lập thị trường kiểm soát thị trường. Không một nhà giao dịch hoặc tổ
chức cá nhân nào có thể kiểm soát thị trường.
Các nhà tạo lập thị trường nhận thức đầy đủ về các hoạt động của các tổ chức giao dịch và các nhà
điều hành chuyên nghiệp khác đặt các lệnh quan trọng. Do đó, họ sẽ tận dụng bất kỳ cơ hội nào có sẵn
để cải thiện tài khoản của mình.

Khối lượng – Chìa khóa của sự thật.


Tại sao khối lượng là chìa khóa của những nhà giao dịch chuyên nghiệp?
Bạn phải tự hỏi bản thân tại sao các thành viên của các Sở giao dịch trên khắp thế giới lại muốn
giữ thông tin về khối lượng thật càng xa bạn càng tốt. Lý do là vì họ biết tầm quan trọng của nó trong
việc phân tích một thị trường!
Ý nghĩa và tầm quan trọng của khối lượng dường như ít được hiểu bởi hầu hết các nhà giao dịch
không chuyên. Có lẽ điều này là do có rất ít thông tin và hạn chế giảng dạy về phần quan trọng này của
phân tích kỹ thuật. Để sử dụng biểu đồ mà không có dữ liệu khối lương tương ứng như việc bạn mua
một chiếc ô tô không có bình xăng.
Khi khối lượng giao dịch được sử dụng trong các hình thức phân tích kỹ thuật khác, nó thường
được xem một cách cô lập hoặc tính trung bình theo một cách nào đó trên một khung thời gian dài.
Phân tích khối lượng và giá không nên được chia thành những công thức toán học đơn giản. Đây là một
trong những lý do tại sao có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật - một số công thức hoạt động tốt khi thị trường
theo chu kỳ, một số công thức tốt cho các tình huống biến động, trong khi những công thức khác tốt khi
giá đang có xu hướng.
Một số chỉ báo kỹ thuật cố gắng kết hợp khối lượng và biến động giá với nhau. Đây là một cách
tốt, nhưng hãy hiểu rằng cách tiếp cận này cũng có những hạn chế của nó, bởi vì đôi khi thị trường sẽ
tăng với khối lượng lớn, đôi khi lại tăng kèm khối lượng thấp. Giá có thể đột ngột đi ngang, hoặc thậm
chí giảm, với cùng một khối lượng! Vì vậy, rõ ràng là có những yếu tố khác tác động.
Giá cả và khối lượng có mối liên hệ mật thiết với nhau, mối quan hệ này là một vấn đề phức tạp.
Chính vì vậy “TradeGuider” được phát triển, hệ thống có thể phân tích theo thời gian thực (hoặc vào
cuối ngày) và hiển thị một trong 400 chỉ báo trên màn hình để cho thấy sự mất cân bằng giữa cung và
cầu.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 7


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Những trích dẫn phổ biến bạn nên bỏ qua.


Có những câu trích dẫn về cung và cầu thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí, nhiều trong số đó
vô tình gây hiểu nhầm. Dưới đây là hai ví dụ điển hình.
 Đối với mỗi người mua, phải có một người bán.
 Tất cả những gì cần thiết để tạo nên một thị trường là 2 thương nhân sẵn sàng giao dịch ở mức
giá chính xác.
Những tuyên bố này nghe có vẻ hợp lý và đơn giản đến mức bạn đọc chúng và chấp nhận ngay lập
tức mà không cần phải suy nghĩ về tính logic! Bạn còn bị ấn tượng rằng vấn đề thị trường rất đơn giản,
giống như cuộc đấu giá mở cửa tại hãng Sotheby. Trên thực tế đây là những câu nói không thực sự đúng
đắn.
Vâng, bạn có thể mua hôm nay và có ai đó sẵn sàng bán cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể chỉ mua
một phần nhỏ của các khối lệnh bán lớn có thể đã có trong sổ sách của các nhà tạo lập thị trường, ngồi
ở đó, trước khi bạn vào thị trường. Các lệnh bán này là chứng khoán đang chờ được phân phối ở các
mức giá nhất định và không chấp nhận thấp hơn.
Thị trường sẽ được hỗ trợ cho trong khi các lệnh bán này được thực hiện, vì các lệnh bán này có
thể làm suy yếu thị trường, hoặc thậm chí biến nó thành thị trường giảm nếu không được hỗ trợ.
Vì vậy, tại những thời điểm quan trọng trên thị trường, sự thật là đối với mỗi cổ phiếu bạn mua, có
thể có mười nghìn cổ phiếu cần bán bằng hoặc gần mức giá hiện tại đang chờ được phân phối. Thị
trường không hoạt động giống như một chiếc cân, khi mà việc thêm một ít vào một chiếc cân thì bên
kia sẽ tăng lên và lấy đi một ít thì bên kia lại giảm. Nó gần như không đơn giản và dễ hiểu như vậy.
Bạn thường nghe nói về những khối lượng cổ phiếu lớn được giao dịch giữa các chuyên gia, và bỏ
qua những gì dường như được xem là thông thường. Nhà môi giới của tôi, người được cho là "hiểu rõ",
đã từng nói với tôi rằng hãy bỏ qua khối lượng rất cao đã thấy trên thị trường ngày hôm đó, bởi vì phần
lớn khối lượng chỉ là các nhà tạo lập thị trường giao dịch với nhau. Những chuyên gia này giao dịch để
kiếm tiền và có thể có nhiều lý do khác cho trường hợp này, bất kể điều gì đang diễn ra, bạn có thể yên
tâm một điều: nó không được sinh ra vì lợi ích của bạn. Bạn không bao giờ được bỏ qua bất kỳ khối
lượng lớn bất thường nào trên thị trường.
Trên thực tế, bạn cũng nên theo dõi chặt chẽ khối lượng giao dịch trên các thị trường khác có liên
quan đến thị trường mà bạn đang giao dịch. Ví dụ, có thể có khối lượng lớn đột ngột trên thị trường
quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai. Khối lượng là manh mối! Bạn phải tự hỏi mình, tại sao tiền thông
minh lại hoạt động thời điểm này?

Hiểu thêm về khối lượng.


Khối lượng không khó hiểu một khi các nguyên tắc cơ bản của cung và cầu được hiểu. Điều này
đòi hỏi bạn phải liên kết khối lượng với hành động giá. Khối lượng là sức mạnh của thị trường chứng
khoán. Bắt đầu hiểu khối lượng, bạn sẽ bắt đầu giao dịch dựa trên sự thật (không phải trên ‘tin tức’).
Giao dịch sẽ trở nên thú vị khi bạn nhận ra rằng mình có thể đọc thị trường, một kỹ năng rất quý giá mà
chỉ một số ít người chia sẻ.
Nói thị trường đi lên khi có nhiều mua hơn bán và đi xuống khi có nhiều bán hơn mua có vẻ là một
tuyên bố hiển nhiên. Tuy nhiên, để hiểu được câu nói này, bạn cần phải xem xét các nguyên tắc liên
quan. Để hiểu khối lượng đang nói gì với bạn, bạn phải tự hỏi lại bản thân, "Giá đã làm gì với khối
lượng này"?
Chênh lệch giá là chênh lệch giữa điểm giao dịch cao nhất và thấp nhất đạt được trong khung thời
gian bạn đang xem, có thể là hàng tuần, hàng ngày, hàng giờ hoặc bất kỳ khung thời gian nào khác mà
bạn chọn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 8


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Khối lượng cho thấy hoạt động giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu khối lượng được
phân tích cô lập thì không có ý nghĩa nhiều - khối lượng nên được xem xét trong các mối quan hệ. Do
đó, nếu bạn so sánh khối lượng của ngày hôm nay với khối lượng trong ba mươi ngày (hoặc thanh)
trước, bạn sẽ dễ dàng biết được khối lượng của ngày hôm nay là cao, thấp hay trung bình so với khối
lượng đã thấy trong quá khứ. Nếu bạn đứng ba mươi người trong một hàng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ai
là người cao hơn so với những người khác. Đây là kỹ năng quan sát đơn gian, vì vậy bạn sẽ không gặp
vấn đề gì khi xác khối lượng cao, thấp hay trung bình.
So sánh thông tin về khối lượng này với mức chênh lệch giá, bạn sẽ biết mức độ tham gia thị trường
của các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Bạn thực hành phương pháp chuyên nghiệp này nhiều, bạn sẽ
càng trở nên giỏi hơn.
Để giúp bạn hiểu về khối lượng dễ dàng hơn, hãy so sánh nó với chân ga của ô tô. Hãy nghĩ về kết
quả bạn mong đợi từ việc nhấn ga khi đến gần vùng kháng cự, chẳng hạn như một ngọn đồi. Hãy tưởng
tượng bạn là một kỹ sư giám sát hoạt động của một chiếc ô tô bằng điều khiển từ xa. Công cụ của bạn
chỉ cho phép bạn xem lực tác động lên bàn đạp ga (khối lượng) và kỹ sư thứ hai đang xem chuyển động
thực tế của xe (chuyển động giá). Kỹ sư thứ hai thông báo cho bạn biết rằng ô tô đang chuyển động lên
dốc; tuy nhiên, chuyển động lên dốc này không phù hợp với sự quan sát của bạn về sức mạnh của bàn
đạp ga, mà bạn quan sát được là rất thấp. Đương nhiên bạn sẽ hơi nghi ngờ, vì bạn biết một chiếc ô tô
không thể lên dốc nếu không có đủ lực.
Bạn có thể kết luận rằng chuyển động lên dốc này không thể là một chuyển động lâu dài, và nó có
thể được tác động bởi một số lý do khác. Bạn thậm chí có thể không tin vào những gì mà công cụ của
bạn đang nói với bạn, vì rõ ràng là ô tô không thể lên dốc trừ khi có lực vào bàn đạp ga. Bây giờ bạn
đang suy nghĩ giống như một nhà giao dịch chuyên nghiệp!

Khối lượng trong thị trường tăng (bullish) - thị trường giảm (bearish).
Chỉ có 2 định nghĩa cơ bản về khối lượng cho thị trường tăng và giảm:
1) Trong thị trường tăng, giá tăng lên kèm khối lượng, giá điều chỉnh khối lượng giảm.
2) Thị trường giảm, giá giảm kèm khối lượng, giá phục hồi khối lượng giảm.
Đây chỉ là bước khởi đầu và trong nhiều trường hợp, nó không giúp ích nhiều cho việc giao dịch.
Bạn cần tìm hiểu để rõ về hai khái niệm này, cụ thể: xem xét chênh lệch giá và hành động giá so với
khối lượng. Hầu hết các công cụ phân tích kỹ thuật có xu hướng đánh giá một khu vực của biểu đồ hơn
là một điểm giao dịch. Như là, các chỉ báo kỹ thuật có tính trung bình được sử dụng để làm mịn những
gì được coi là dữ liệu nhiễu. Kết quả của việc làm mịn sẽ giảm tầm quan trọng của sự thay đổi trong
luồng dữ liệu và che giấu mối quan hệ thực sự giữa khối lượng và hành động giá, thay vì làm nổi bật
nó!
Bằng cách sử dụng phần mềm TradeGuider, hoạt động khối lượng được tự động tính toán và hiển
thị trên một chỉ báo riêng biệt được gọi là “Nhiệt kế khối lượng”. Tính chính xác của việc này khiến
bạn chắc chắn rằng khối lượng tăng trên các thanh tăng giá và giảm khối lượng trên các thanh giảm giá.
Thị trường là một câu chuyện đang diễn ra, thiể hiện theo từng thanh. Nghệ thuật đọc thị trường là
quan sát tổng thể, không tập trung vào từng thanh riêng lẻ. Ví dụ: khi một thị trường đã phân phối xong,
tiền thông minh sẽ muốn “bẫy”, để bạn nghĩ rằng thị trường đang đi lên. Vì vậy, ở gần cuối giai đoạn
phân phối, bạn có thể, nhưng không phải lúc nào cũng thấy một lực đẩy lên (xem phần sau) hoặc thanh
tăng giá khối lượng thấp. Cả hai trường hợp này đều có ý nghĩa riêng. Bởi vì có sự yếu kém trong nền
giá, những dấu hiệu này giờ đây trở thành những dấu hiệu xác nhận rất quan trọng của sự yếu kém, và
là nơi hoàn hảo để chiếm một vị thế bán khống (short).

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 9


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Bất kỳ hành động giá nào diễn ra thời điểm này đều không thể che dấu được những yếu kém (tiềm
ẩn) trên thị trường chung. Điều quan trọng cần nhớ là những chỉ báo riêng lẻ thời điểm này rất cần thiết
để xác nhận cho chỉ báo chung trên nền giá.
Ví dụ, tương tự như trong cuộc sống của bạn. Các quyết định hàng ngày của bạn dựa trên các nền
tảng cơ bản mà bạn có và chỉ một phần nhỏ đến từ những gì đang xảy ra ngày hôm nay. Nếu bạn trúng
xổ số vào tuần trước, bạn có thể sẽ mua một chiếc du thuyền hôm nay, nhưng quyết định này được dựa
trên nền tảng trước đây của bạn về sức mạnh tài chính, xuất hiện trong cuộc sống của bạn vào tuần
trước. Thị trường chứng khoán cũng vậy. Hành động của ngày hôm nay bị ảnh hưởng nhiều bởi sức
mạnh hoặc điểm yếu của nền tảng trước đây, hơn là những gì đang thực sự xảy ra ngày hôm nay (đây
là lý do tại sao 'tin tức' không có tác dụng lâu dài). Nếu thị trường đang được đánh dấu tăng giả tạo,
điều này sẽ là do nền tảng yếu kém. Nếu giá đang giảm một cách giả tạo, đó là do sức mạnh trong nền.
Chú thích:
Nến giảm giá: Nếu giá giảm với khối lượng nhỏ hơn hai thanh (hoặc nến) trước đó, đặc biệt nếu
chênh lệch giá hẹp và đóng cửa ở giữa hoặc phần trên của thanh, điều này cho thấy “không có áp lực
bán”.
Nến tăng giá: Sự suy yếu thể hiện ở các thanh tăng, đặc biệt khi thấy chênh lệch giá hẹp, với khối
lượng ít hơn hai thanh (hoặc nến) trước đó. Điều này cho thấy không có nhu cầu từ các nhà giao dịch
chuyên nghiệp.

Tích lũy và phân phối.


Những tổ chức lớn rất giỏi trong việc quyết định những cổ phiếu nào được niêm yết là đáng mua
và cổ phiếu nào không. Nếu quyết định mua đầu tiên họ sẽ lên kế hoạch sau đó hành động với độ chính
xác cao. Phối hợp chiến dịch để có được cổ phiếu. Điều này được gọi là tích lũy. Cách tiếp cận tương
tự khi bán cổ phiếu gọi là Phân Phối.
Tích lũy:
Tích lũy có nghĩa là mua càng nhiều cổ phiếu càng tốt, không làm tăng giá đáng kể khi mua vào,
cho đến khi có ít hoặc không còn cổ phiếu ở mức giá đã mua. Việc mua này thường xảy ra sau một quá
trình giảm giá dài hạn trên thị trường chứng khoán (sẽ được phản ánh bằng cách nhìn vào Chỉ số).
Đối với những tổ chức giao dịch, giá thấp bây giờ trông có vẻ hấp dẫn. Nhưng không phải tất cả
các cổ phiếu đã được phát hành có thể tích lũy được ngay lập tức, vì hầu hết các cổ phiếu đã được giữ
lại. ví dụ: ngân hàng giữ lại cổ phiếu thế chấp khoản vay, giám đốc giữ lại cổ phiếu để có quyền kiểm
soát công ty họ. Đó là nguồn cung nổi mà các tổ chức giao dịch theo đuổi.
Một khi phần lớn cổ phiếu đã rời khỏi tay của các nhà giao dịch nhỏ lẻ (những người nắm giữ yếu),
sẽ có rất ít hoặc không còn cổ phiếu nào (nguồn cung tiềm ẩn) được bán ra khi giá tăng lên. Tại thời
điểm này, kháng cự đối với giá cao hơn đã bị loại bỏ khỏi thị trường. Nếu sự tích lũy đã diễn ra ở nhiều
cổ phiếu, bởi nhiều tổ chức khác nhau, tại một thời điểm tương tự (khi điều kiện thị trường phù hợp),
chúng ta sẽ có một thị trường tăng giá. Khi một động thái tăng giá bắt đầu, nó sẽ tiếp diễn mà không có
kháng cự, vì nguồn cung hiện đã bị loại bỏ khỏi thị trường.
Phân phối:
Ở đỉnh tiềm năng của thị trường tăng giá, nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ tìm cách bán cổ
phiếu đã mua ở mức thấp hơn để chốt lời. Hầu hết những nhà giao dịch này sẽ đặt những lệnh lớn để
bán, không phải ở một mức giá cố định, mà ở một vùng giá. Bất kỳ hoạt động bán nào khác cũng phải
được hấp thụ bởi những nhà tạo lập thị trường. Một số lệnh bán sẽ được thực hiện ngay lập tức, một số
lệnh bán nằm ở sổ chờ. Cứ lần lượt, các nhà tạo lập thị trường tiếp tục bán, điều này được thực hiện mà

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 10


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

không làm giá giảm. Quá trình này được gọi là phân phối và thông thường sẽ mất một khoảng thời gian
để hoàn thành.
Trong giai đoạn đầu của quá trình phân phối, nếu lượng bán lớn đến mức bị ép giá xuống, việc bán
sẽ dừng lại và giá sẽ được hỗ trợ, điều này mang lại cho nhà tạo lập thị trường và các nhà giao dịch
khác có cơ hội bán được nhiều hàng hơn trong lần tiếp theo vẫy tay. Một khi các chuyên gia đã bán hầu
hết các cổ phiếu nắm giữ của họ, một thị trường gấu bắt đầu, bởi vì thị trường có xu hướng giảm mà
không có sự hỗ trợ chuyên nghiệp.
Trong giai đoạn đầu của quá trình phân phối, nếu lượng bán quá lớn khiến giá bị ép xuống, việc
bán ra sẽ dừng lại và giá sẽ được hỗ trợ, điều này mang lại cho các nhà tạo lập thị trường và các nhà
giao dịch khác cơ hội bán nhiều hơn trên đợt sóng lên tiếp theo. Khi các chuyên gia đã bán hầu hết các
cổ phiếu của họ, một thị trường giá xuống bắt đầu, bởi giá xuống mà không có sự hỗ trợ của những nhà
giao dịch chuyên nghiệp.

Người nắm giữ mạnh và người nắm giữ yếu.


Thị trường chứng khoán xoay quanh các nguyên tắc đơn giản của tích lũy và phân phối, đây là
những quá trình mà hầu hết các nhà giao dịch không biết rõ.
Có lẽ bây giờ bạn có thể đánh giá cao vị trí độc nhất của các nhà tạo lập thị trường, tổ chức giao
dịch và các nhà giao dịch chuyên nghiệp - họ có thể nhìn thấy cả hai mặt của thị trường cùng một lúc,
điều này thể hiện một lợi thế đáng kể so với nhà giao dịch thông thường.
Bây giờ là lúc để tinh chỉnh hiểu biết của bạn về thị trường chứng khoán, bằng cách đưa ra khái
niệm “người nắm giữ mạnh và người nắm giữ yếu”.
Người nắm giữ mạnh:
Những người nắm giữ mạnh thường là những nhà giao dịch không để mình bị mắc kẹt vào một
tình huống giao dịch tồi tệ. Họ hài lòng với vị thế của mình và họ sẽ không bị lung lay khi có những
động thái giảm giá đột ngột, hoặc bị hút vào thị trường lúc gần đỉnh. Họ nắm giữ mạnh bởi vì họ đang
giao dịch ở phía đúng của thị trường. Họ có số vốn lớn và có thể đọc thị trường với mức độ chính xác
cao. Mặc dù thành thạo, những người nắm giữ mạnh vẫn sẽ thường xuyên thua lỗ, nhưng mức lỗ sẽ là
tối thiểu, bởi vì họ đã học cách đóng các giao dịch thua lỗ một cách nhanh chóng. Các khoản lỗ nhỏ
được xem xét giống như một khoản chi phí kinh doanh. Những người nắm giữ mạnh thậm chí có thể
có nhiều giao dịch thua hơn giao dịch thắng, nhưng nhìn chung, lợi nhuận của các giao dịch thắng sẽ
lớn hơn nhiều so với tổng các giao dịch thua.
Người nắm giữ yếu:
Hầu hết các nhà giao dịch mới tham gia thị trường sẽ rất dễ trở thành Người nắm giữ yếu. Những
người này thường ít vốn và không thể sẵn sàng đối phó với thua lỗ, đặc biệt nếu phần lớn vốn của họ
đang biến mất nhanh chóng, điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc ra quyết định theo cảm tính. Những
người nắm giữ yếu kém đang trên đường học tập và có xu hướng thực hiện các giao dịch của họ theo
bản năng. Những người nắm giữ yếu kém dễ bị khóa khi thị trường đi ngược lại với họ, đồng thời hy
vọng và cầu nguyện rằng thị trường sẽ sớm quay trở lại mức giá của họ. Những nhà giao dịch này có
thể bị lung lay trước các động thái giảm giá đột ngột hoặc tin tức xấu nào. Nói chung, những người nắm
giữ yếu thường ở vị thế bất lợi nhất so với thị trường.
Nếu chúng ta kết hợp các khái niệm về những người nắm giữ mạnh tích lũy cổ phiếu từ những
người nắm giữ yếu kém trước khi có một động thái tăng giá và phân phối cổ phiếu cho những người
nắm giữ yếu trước khi có động thái giảm, thì trong bối cảnh này:
 Thị trường tăng: xảy ra khi có sự chuyển giao cổ phiếu đáng kể từ người nắm giữ yếu sang
người nắm giữ mạnh. Nhìn chung, hầu hết người nắm giữ yếu đều thua lỗ.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 11


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

 Thị trường giảm: xảy ra khi có sự chuyển giao cổ phiếu đáng kể người nắm giữ mạnh sang
người nắm giữ yếu. Nhìn chung, lợi nhuận thuộc về người nắm giữ mạnh.

Các sự kiện sẽ luôn xảy ra khi thị trường chuyển trạng thái.
Cao trào mua (Buying Climax).
Định nghĩa ngắn gọn: Mất cân bằng cung - cầu khiến cho thị trường tăng chuyển thành giảm.
Diễn giải: Nếu khối lượng đặc biệt cao, kèm theo thân nến hẹp ở mức giá cao mới, bạn có thể yên
tâm rằng đây là một “cao trào mua”.
Nó được gọi là cao trào mua vì để tạo ra hiện tượng này cần phải có nhu cầu mua rất lớn từ công
chúng, các nhà quản lý quỹ, ngân hàng, v.v. Chính trong sự điên cuồng mua vào này, các nhà giao dịch
chuyên nghiệp và các nhà tạo lập thị trường sẽ bán cổ phiếu của họ, dẫn tới giá cao hơn nữa là không
thể. Trong giai đoạn cuối của cao trào mua, thị trường sẽ đóng cửa ở giữa hoặc phần cao của thanh.
Cao trào bán (Selling Climax).
Định nghĩa ngắn gọn: Mất cân đối cung - cầu khiến thị trường giảm chuyển thàng tăng.
Diễn giải: Điều này ngược lại với cao trào mua. Khối lượng cực cao kèm theo giá giảm với chênh
lệch giá hẹp, ở vào vùng thấp mới. Sự khác biệt duy nhất là ở mức thấp, ngay trước khi thị trường đầu,
giá sẽ đóng cửa ở giữa hoặc phần thấp của thanh.
Để tạo ra hiện tượng này đòi hỏi một số lượng bán lớn, chẳng hạn như chứng kiến sau sự kiện bi
thảm của cuộc tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York vào ngày 11 tháng
9 năm 2001.
Lưu ý: Những nguyên tắc trên dường như đi ngược lại với suy nghĩ tự nhiên của bạn (trên thực
tế: sức mạnh thực sự của thị trường xuất hiện trên những thanh giá giảm, điểm yếu của thị trường xuất
hiện trên những thanh giá tăng). Một khi bạn đã học cách nắm bắt khái niệm này, bạn sẽ có thể suy
nghĩ giống như một nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Mức kháng cự và hành vi đám đông.


Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về thuật ngữ “kháng cự”, nhưng chính xác thì thuật ngữ này có
nghĩa là gì? Vâng, trong bối cảnh cơ chế thị trường, sự kháng cự đối với bất kỳ động thái tăng giá nào
là do ai đó bán cổ phiếu ngay khi đợt tăng giá bắt đầu. Trong trường hợp này, nguồn cung trôi nổi vẫn
chưa được loại bỏ. Hành động bán ở một vùng giá là một tin xấu đối với giá cao hơn. Đây là lý do tại
sao cung (kháng cự) phải được loại bỏ trước khi một cổ phiếu có thể phục hồi (tăng giá).
Khi một động thái tăng giá diễn ra, giống như đàn cừu: tất cả các nhà giao dịch có xu hướng làm
theo. Khái niệm này được gọi là “Bản năng bầy đàn”. Là con người, chúng ta có thể tự do hành động
theo cách mình thấy phù hợp, tuy nhiên khi nhìn thấy cơ hội hay nguy hiểm hầu hết mọi người sẽ hành
động giống nhau và dễ dàng dự đoán được. Kiến thức về hành vi đám đông giúp nhà giao dịch chuyên
nghiệp hành động kiếm lợi nhuận lớn, nhà giao dịch chuyên nghiệp là những con thú săn mồi và những
nhà đầu tư thiếu hiểu biết chính là con mồi bị tàn sát.
Chúng ta quay lại khái niệm “bản năng bầy đàn” một lần nữa, nhưng bây giờ, hãy xem xét tầm
quan trọng của hiện tượng này và ý nghĩa của nó đối với bạn với tư cách là một nhà giao dịch. Trừ khi
các quy luật về hành vi của con người thay đổi, quá trình này sẽ luôn hiện hữu trên thị trường tài chính.
Bạn phải luôn cố gắng nhận thức về “Bản năng bầy đàn”.
Có 2 nguyên tắc chính trên thị trường sẽ khiến thị trường quay đầu, 2 nguyên tắc này xảy ra với
cường độ khác nhau sẽ dẫn đến sự dịch chuyển lớn hoặc nhỏ.
1) “Bầy đàn” sẽ hoảng sợ sau khi quan sát thấy thị trường giảm đáng kể (thường là do tin xấu) và
thường sẽ bán theo bản năng của nó. Là một nhà giao dịch nhận thức được tâm lý đám đông, bạn phải

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 12


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

tự hỏi mình, "Các tổ chức giao dịch và các nhà tạo lập thị trường đã chuẩn bị sẵn sàng để hấp thụ cơn
hoảng loạn bán ở các mức giá này chưa?" Nếu có, thì đây là một dấu hiệu tốt cho thấy sức mạnh thị
trường.
2) Sau khi tăng đáng kể, ‘bầy đàn’ sẽ trở nên khó chịu vì bỏ lỡ động thái tăng giá và sẽ lao vào
mua, thường là khi có tin tốt. Điều này bao gồm cả các nhà giao dịch đã có các vị thế dài và muốn nhiều
hơn nữa. Ở giai đoạn này, bạn cần phải tự hỏi mình, "Các tổ chức giao dịch có đang bán ở mức giá này
chưa?" Nếu có, thì đây là một dấu hiệu suy yếu nghiêm trọng của thị trường.
Điều này có nghĩa là bạn lựa chọn như thế nào khi tham gia vào thị trường? Bạn có muốn bị thao
túng không? Vâng, chỉ trả lời có hoặc không.
Một nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn tách mình ra khỏi “bầy đàn” và trở thành kẻ săn mồi chứ không
phải nạn nhân. Anh ta hiểu và nhận ra những nguyên tắc thúc đẩy thị trường, không để bị đánh lừa bởi
tin tốt hay xấu, lời khuyên của nhà môi giới, bạn bè. Khi thị trường xôn xao bởi tin xấu anh ta sẵn sàng
mua. Khi “bầy đàn” đang mua và kèm tin tức tốt, anh ta đang tìm cách bán.
Bạn bước vào môi trường kinh doanh thu hút những bộ óc sắc sảo nhất. Tất cả những gì cần phải
làm là tham gia cùng họ, đứng về phía những người nắm giữ mạnh, yêu cầu bạn phải xác định được cân
bằng cung cầu. Nếu bạn có thể mua khi nhận thấy nhà giao dịch chuyên nghiệp đang tích lũy hoặc tái
tích lũy và bán ra khi họ đang phân phối hoặc tái phân phối, bạn có thể thành công như bất kỳ ai trên
thị trường.
Cung và cầu.
Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều điều từ những người khai thác thị trường chuyên nghiệp.
Nếu bạn xem nhà giao dịch chuyên nghiệp hàng đầu và anh ta không ở trên sàn, rất có thể anh ta
đang nhìn vào màn hình giao dịch, hoặc biểu đồ trực tiếp trên màn hình máy tính. Về mặt này, tài
nguyên của anh ta không khác bất kỳ ai. Tuy nhiên, anh ta có thông tin trên màn hình mà bạn không có
quyền xem. Anh ta biết tất cả các điểm dừng ở đâu, anh ta biết những người giao dịch lớn là ai và họ
đang mua hay bán. Anh ấy có chi phí giao dịch thấp hơn so với bạn. Anh ấy được thực hành tốt về nghệ
thuật giao dịch và quản lý tiền bạc.
Anh ta thấy gì? Làm thế nào anh ta có một vị thế tốt trong khi bạn tham gia thị trường giá cả dường
như luôn đi ngược lại lợi ích của bạn? Cách nào anh ta biết được thời điểm thị trường đi lên hay đi
xuống? Vâng, anh ta hiểu thị trường và sử dụng kiến thức về khối lượng và hành động giá làm tín hiệu
chính để tham gia (hoặc thoát khỏi) thị trường.
Mối quan tâm chính của anh ta là trạng thái cung và cầu của những cổ phiếu mà anh ta quan tâm.
Bằng cách này hay cách khác, câu trả lời nằm ở kết quả phân tích khối lượng giao dịch, hành động giá
và chênh lệch giá. Tại TradeGuider Systems Ltd, chúng tôi đã phát triển một phương pháp có tên là
Phân tích chênh lệch khối lượng (viết tắt là VSA), được tích hợp vào mô hình máy tính được sử dụng
trong phần mềm TradeGuider.
Tìm hiểu những câu hỏi cần đặt ra và làm thế nào để có được câu trả lời đòi hỏi chúng tôi phải
nhìn sâu hơn vào thị trường. Thị trường chứng khoán trở nên thú vị hơn nhiều nếu bạn có một số ý
tưởng về những gì đang diễn ra và điều gì đang khiến nó tăng hoặc giảm. Một thế giới hoàn toàn mới
và thú vị có thể mở ra cho bạn.
Gần như tất cả các nhà giao dịch đều sử dụng máy tính và nhiều nhà giao dịch trong số này đang
sử dụng các gói Phân tích Kỹ thuật. Họ sẽ học cách sử dụng các chỉ báo nổi tiếng, như RSI và
Stochastics, là những công thức toán học dựa trên một nghiên cứu lịch sử về giá. Một số gói có hơn 100
chỉ báo và các công cụ khác để đo lường chu kỳ, góc độ hoặc sự thoái lui. Thậm chí còn có phần mềm
phân tích ảnh hưởng của lực thủy triều, ảnh hưởng của chiêm tinh, hành tinh và thiên hà. Đối với nhiều
nhà giao dịch, các phương pháp này sẽ quyết định tới việc giao dịch của họ, bởi vì họ đã quen với việc

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 13


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

sử dụng chúng. Thực tế là, những công cụ này không bao giờ cho bạn biết tại sao thị trường lại tăng
hoặc giảm - điều đó, trong hầu hết các trường hợp vẫn là một bí ẩn hoàn toàn.
Mọi người, trừ khi họ có kỷ luật tốt, còn không họ cực kỳ cởi mở với các đề xuất! Những người
thích được cung cấp lời khuyên, nghe những câu chuyện thời sự, tìm kiếm tin đồn trong các phòng trò
chuyện trên internet, hoặc có thể đăng ký nhận thông tin bí mật bị rò rỉ từ các nguồn không xác định.
Đối với hầu hết những nhà giao dịch chuyên nghiệp, tổ chức giao dịch lớn, các chuyên gia… đều
không nhìn vào những thứ như vậy, đơn giản họ không có thời gian. Các chuyên gia này phải hành
động nhanh chóng khi điều kiện thị trường thay đổi. Họ chống lại các chuyên gia khác, những người sẽ
hành động ngay lập tức chống lại vị thế của họ nếu họ phản ứng chậm so với thị trường. Cách duy nhất
để phản ứng nhanh và gần như bản năng với thị trường như vậy chính là đọc thị trường thông qua khối
lương và hành động của giá.
Bạn cũng thế có thể đọc thị trường một cách hiệu quả, nhưng bạn phải biết mình đang xem gì và
tìm kiếm gì.
Cơ bản của việc đọc thị trường.
Trước khi có thể bắt đầu phân tích, bạn sẽ cần xem tất cả các hành động giá có liên quan, trong vài
tháng qua. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phần mềm TradeGuider của TradeGuider Systems Ltd
(www.TradeGuider.com), vì sử dụng phần mềm này sẽ mang lại cho bạn lợi thế đáng kể so với phần
mềm biểu đồ tiêu chuẩn, vì bạn cũng có thể xem các chỉ số VSA độc quyền của chúng tôi. Có khoảng
400 chỉ số được tích hợp trong TradeGuider, sử dụng tất cả các nguyên tắc giới thiệu trong cuốn sách
ngắn gọn này, cùng với nhiều chỉ số VSA nâng cao khác mà chúng tôi đã phát triển và nghiên cứu trong
suốt 15 năm qua.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 14


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Biểu đồ giá chỉ đơn giản là một biểu thị trực quan về chuyển động của giá trong một khoảng thời
gian cụ thể. Khoảng thời gian phổ biến nhất mà các nhà đầu tư và nhà giao dịch sử dụng là biểu đồ hàng
ngày, trong đó mỗi 'thanh' đại diện cho một ngày. Các nhà giao dịch trong ngày sử dụng các biểu đồ có
khung thời gian nhỏ hơn nhiều, chẳng hạn như 1 và 2 phút. Mỗi thanh giá hiển thị giá cao (trên cùng
của thanh), thấp (dưới cùng của thanh) và giá đóng cửa (khía ở bên phải của thanh).
Khối lượng thường được hiển thị dưới dạng biểu đồ cột ở dưới biểu đồ giá. Chúng tôi khuyên bạn
không nên sử dụng khối lượng hợp đồng mở, vì điều này có thể gây hiểu lầm. Tuy nhiên, đối với biểu
đồ thời gian thực, “Tick Volume” có thể được sử dụng khi không có khối lượng giao dịch.
Tại thời điểm này, điều quan trọng cần lưu ý là khối lượng cho chúng ta thấy dấu hiệu về sự hoạt
động trên bất kỳ khung thời gian nào đang theo dõi.
Tất cả các thị trường đều di chuyển theo giai đoạn. Chúng ta có thể quan sát thị trường và tìm
nguyên nhân cho động thái tiếp theo, một số giai đoạn kéo dài vài ngày, vài tuần. Các giai đoạn dài dẫn
tới những bước di chuyển lớn, các giai đoạn ngắn dẫn đến bước di chuyển nhỏ.
Khối lượng được nghiên cứu độc lập có rất ít ý nghĩa, chúng cần được xem xét và so sánh trong
các mối liên hệ. Biểu đồ bên dưới khối lượng giảm đi đáng kể, đó là lý do giá giảm trên biêu đồ. Khi
bạn đã thiết lập được mối tương quan về khối lượng, bạn phải xem xét cách thị trường phản ứng với
hoạt động này.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 15


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Mức chênh lệch là phạm vi từ mức cao đến mức thấp nhất
của thanh giá. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc liệu mức
chênh lệch là rộng, hẹp hay trung bình. Phần mềm Tradeguider
diễn giải tất cả kích thước Spread và những thông tin liên quan,
bạn không cần thiết lập thêm bất kỳ điều gì. Chart phía trên diễn
giải thông tin cần thiết ở mức độ dễ hiểu.

Làm thế nào để nhận biết một thị trường yếu hay mạnh.
Các lệnh mua và bán từ các nhà giao dịch trên khắp thế giới thường được xử lý và khớp lệnh bởi
các nhà tạo lập thị trường. Công việc của họ là tạo ra một thị trường. Để tạo ra một thị trường, họ phải
có khối lượng lớn cổ phiếu để giao dịch. Nếu họ không có đủ số lượng trên sổ sách của mình để giao
dịch ở mức giá hiện tại, họ sẽ phải nhanh chóng chuyển sang mức giá khác mà họ đang nắm giữ hoặc
kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ thị trường khác để được hỗ trợ. Tất cả các nhà tạo lập thị trường cạnh
tranh với nhau cho giao dịch của bạn, vì vậy phản ứng của họ đối với lệnh mua hoặc bán của bạn phải
thực tế và đáp ứng các điều kiện thị trường.
Nếu thị trường đang tăng giá, bạn đặt lệnh mua và nhận được dường như là giá tốt ở trên sàn. Tại
sao bạn nhận được giá tốt? Có phải những chuyên gia này thích bạn, hào phóng cho đi lợi nhuận của
họ cho bạn? Hay bây giờ họ đã quyết định chuyển đổi vị trí, giảm giá bán và có quan điểm tiêu cực về
thị trường vì trong sổ chờ của họ đã hiển thị những lệnh bán lớn phải xử lý. Họ cảm nhận giá trị thị
trường của cổ phiếu vừa bán cho bạn có thể xuống thấp hoặc kỳ vọng đi ngang. Hành động như vậy lặp
đi, lặp lại trên sàn sẽ có xu hướng giữ cho chênh lệch giá trong ngày hẹp, bằng cách giới hạn mức cao
nhất của chênh lệnh giá. Họ cung cấp một mức giá tốt không chỉ cho mỗi bạn mà cho mọi người mua
khác.
Mặt khác, nếu quan điểm nhà tạo lập thị trường là tăng giá, anh ta không có những lệnh bán lớn
trên sổ chờ của mình. Anh ta sẽ tăng giá trên lệnh mua của bạn, đưa cho bạn mức giá có vẻ không tốt.
Điều này lặp đi - lặp lại làm cho chênh lệch giá trong ngày rộng.
Vì vậy, bằng cách đơn giản nhìn vào chênh lệch giá (Spread) chúng ta đọc được cảm xúc của nhà
tạo lập thị trường. Những người có thể nhìn thấy 2 mặt của thị trưởng.
Thông thường, bạn sẽ thấy rằng có những ngày thị trường tăng giá với khoảng trống (Gap), do sự
suy yếu. Mức chênh lệch này khác so với mức chênh lệch giá rộng, nơi các nhà tạo lập thị trường đang
đánh dấu giá tăng với việc mua. Tăng giá với khoảng trống được thực hiện nhanh chóng, thường là đầu
phiên giao dịch và chắc chắn sẽ có tác động về mặt cảm xúc. Hành động giá này thường được thiết kế
để cố gắng hút bạn vào một thị trường yếu kém, và thường khiến các nhà giao dịch tiếc nuối dẫn tới ra
quyết định sai trái. Bạn sẽ thấy rằng khoảng trống (Gap) luôn đi vào các vùng giá cao mới, khi tin tức
tốt và thị trường tăng giá có vẻ như nó sẽ tồn tại mãi mãi.
Bạn có thể thấy khoảng trống tăng giá tương tự trong thị trường mạnh, trường hợp này xuất hiện
sau một khu vực giá đi ngang (sideway). Các nhà giao dịch đã bị mắc kẹt trong kênh (đôi khi còn được
gọi là phạm vi giao dịch - trading range), hoặc đã mua ở phần cao và hi vọng tăng giá, mua ở phần thấp
và không thấy bất kỳ hành động giá tăng đáng kể nào. Họ trở nên mất tinh thần, thiếu kiên nhẫn khi lợi
nhuận thấp.
Những nhà giao dịch bị khóa này chỉ muốn một điều - thoát ra khỏi thị trường với mức giá tương
đương giá họ vào. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp vẫn đang lạc quan biết điều này. Để khuyến khích
những nhà giao dịch bị khóa cũ này không bán, các nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ đánh dấu tăng vượt
qua các khu vực kháng cự tiềm năng này càng nhanh càng tốt.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 16


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Ở đây, bạn có thể thấy rằng giá đã được đánh dấu nhanh chóng bởi các nhà giao dịch chuyên
nghiệp, những người có quan điểm về thị trường tại thời điểm đó là tăng giá. Chúng tôi biết điều này
bởi vì khối lượng đã tăng lên, hỗ trợ đáng kể cho việc di chuyển này. Nó không thể là một bẫy tăng giá,
bởi vì khối lượng đang hỗ trợ cho việc di chuyển lên. Mức chênh lệch rộng được thiết kế để khóa bạn
khỏi thị trường thay vì cố gắng thu hút bạn. Điều này sẽ có xu hướng khiến bạn không mua, vì nó đi
ngược lại bản chất của con người là mua thứ gì đó ngày hôm nay mà bạn có thể đã mua rẻ hơn ngày
hôm qua, hoặc thậm chí trước đó vài giờ. Điều này cũng làm hoảng sợ những nhà giao dịch bán khống
ở mức thấp phía dưới, được khuyến khích bởi các thông tin xấu, dường như luôn xuất hiện ở gần mức
thấp. Các nhà giao dịch này hiện phải mua lại vị thế bán của họ, làm tăng thêm nhu cầu.
Lưu ý: Biểu đồ trên cho thấy sự gia tăng khối lượng đáng kể và lành mạnh, khối lượng tăng nhưng
không phải quá mức. Khối lượng lớn quá mức không phải là một dấu hiệu tốt vì nó cho thấy nguồn
cung trên thị trường có thể đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, khối lượng thấp là dấu hiệu cảnh báo
bẫy tăng giá vì nó cho thấy thiếu hụt nhu cầu (demand) trên thị trường.
Nếu bạn thấy một khoảng trống tăng giá, tất cả những gì nó thể hiện là thị trường đang đi lên. Điều
làm hoạt động tăng giá trở nên chắc chắn hơn là vùng giá đi ngang (sideway) ở ngay bên trái. Bây giờ
bạn biết lý do tại sao nó đang được đánh dấu tăng nhanh chóng. Cũng lưu ý rằng bất kỳ thanh giảm
khối lượng thấp nào xuất hiện sau khi giá tăng và chạm ngưỡng kháng cự bên trái, là một dấu hiệu của
sức mạnh và giá sẽ tăng cao hơn.
Các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường căn cứ trên sổ lệnh và đề nghị của họ dựa trên thông tin
mà bạn không có đặc quyền xem. Họ biết về các khối lệnh mua hoặc bán lớn trên sổ lệnh, ở các mức
giá cụ thể và họ cũng hoàn toàn hòa nhịp với dòng chảy chung của thị trường. Những người này cũng
giao dịch trên tài khoản riêng của họ. Thật là ngây thơ khi nghĩ rằng họ không có khả năng tạm thời
đánh dấu thị trường tăng hoặc giảm khi cơ hội tự xuất hiện, giao dịch trên thị trường tương lai hoặc thị

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 17


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

trường quyền chọn cùng một lúc. Họ có thể dễ dàng đánh dấu thị trường tăng hoặc giảm dựa trên tin
tức tốt hoặc xấu, hoặc bất kỳ sự giả mạo nào khác. Họ không phải chịu áp lực như những nhà giao dịch
bình thường, bởi vì họ nhận thức được bức tranh thực tế, và phần lớn, chính họ đang thực hiện tất cả
các thao tác đó. Chúng ta có thể thấy họ làm điều này, trong hầu hết các trường hợp khá rõ ràng và có
thể bắt được các giao dịch tốt nếu chúng ta chú ý.
Tại sao phải chơi với giá? Chà, các nhà tạo lập thị trường muốn bẫy càng nhiều nhà giao dịch vào
các vị trí kém càng tốt. Một phần thưởng của là bắt các lệnh cắt lỗ, bản thân nó đã là một công việc sinh
lợi nhuận.
Do khối lượng giao dịch khổng lồ trên thị trường, nên việc mua hoặc bán của nhà giao dịch chuyên
nghiệp sẽ tạo ra sự khác biệt đủ lớn để chúng ta có thể quan sát được. Thực tế này chỉ cho chúng ta biết
rằng có những chuyên gia làm việc trên tất cả các thị trường. Những nhà giao dịch này, về bản chất của
họ, sẽ ít quan tâm đến tình trạng tài chính của bạn. Trên thực tế, với một cơ hội nhỏ nhất, tiền thông
minh có thể được coi là những kẻ săn mồi đang tìm cách bắt điểm dừng của bạn và đánh lừa bạn vào
một giao dịch kém.
Cách nhận biết lực mua & lực bán.
Đối với thị trường đi lên, bạn cần mua, thường được nhìn thấy trên các thanh giá tăng (tức là thanh
hiện tại đóng cửa cao hơn thanh trước đó). Khối lượng đi kèm thanh tăng giá. Tuy nhiên, sự gia tăng về
khối lượng này không nên quá mức, vì đây là dấu hiệu cho thấy nguồn cung đang quá mức.
Nếu bạn quan sát thấy khối lượng giao dịch thấp khi thị trường đi lên, bạn biết đây là một bức
tranh sai sự thật. Khối lượng thấp này là do tiền chuyên nghiệp từ chối tham gia vào động thái tăng giá,
thường là vì họ biết thị trường đang suy yếu. Thị trường có thể đang đi lên, nhưng thiếu sự tham gia
của các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Trừ khi tiền thông minh quan tâm đến động thái này, còn không
thì chắc chắn nó sẽ không tăng quá xa.
Trong một thị trường giá xuống, bạn thường xuyên thấy các động thái tăng tạm thời với khối lượng
thấp. Chúng ta không quan tâm đến lý do cho sự tăng giá, nhưng chúng ta thấy một thị trường giảm giá
và đang đi lên với khối lượng thấp. Điều này chỉ có thể xảy ra khi tiền chuyên nghiệp không quan tâm
đến giá cao hơn và không tham gia, dẫn đến khối lượng thấp. Các chuyên gia đang thấy giá giảm và
không có ý định mua vào ở một thị trường đang yếu, nó đi lên vì các lý do khác. Nếu hành động này
được nhìn thấy sau vùng giá đi ngang (sideway) bên trái, ở cùng một mức giá, thì điều này sẽ trở thành
một dấu hiệu rõ ràng cho việc giảm giá tiếp diễn.
Điều ngược lại cũng đúng đối với khi giá đi xuống. Vì vậy, với một động thái giảm giá hợp lý, bạn
cần phải có bằng chứng về việc bán, điều này sẽ tự tiết lộ khi khối lượng tăng trên các thanh giảm (tức
là thanh hiện tại đóng cửa thấp hơn thanh trước). Nếu bạn thấy sự gia tăng về khối lượng quá mức, thì
bạn nên cảnh giác, vì điều này có thể cho thấy rằng nhu cầu đang ở trong nền giá.
Nếu bạn bắt đầu nhận thấy khối lượng giảm trên các thanh giá giảm, đây là bằng chứng cho thấy
áp lực bán đang giảm. Thị trường có thể tiếp tục giảm, nhưng lưu ý rằng nó có thể nhanh chóng quay
đầu và tăng trong chốc lát do thiếu nguồn cung. Việc giảm khối lượng trên bất kỳ thanh giá giảm nào
cho thấy rằng không có sự tham gia của các nhà giao dịch chuyên nghiệp trong việc xuống giá.

Cách nhận biết lực cầu yếu (lack of demand).


Thiếu nhu cầu là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất mà bạn sẽ thấy và khá dễ dàng để nhận
ra.
Về cơ bản, bạn để ý thanh tăng khối lượng thấp, trên một mức chênh lệch giá hẹp, chẳng hạn như
thanh được TradeGuider xác định trong biểu đồ bên dưới.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 18


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nếu, trong một vài thanh tiếp theo hoặc nhiều hơn, mức chênh lệnh giá hẹp kèm khối lượng thấp,
thì điều này cho thấy rằng không có áp lực bán. Trong trường hợp này, chúng ta đã quan sát thấy một
số điểm yếu tạm thời, nhưng hiện đã được khắc phục - xu hướng tăng có thể được tiếp tục.
Trong khi đọc biểu đồ, hãy lưu ý rằng hầu hết mọi người không liên kết hành vi của con người
(trong trường hợp này là các nhà giao dịch chuyên nghiệp) với chênh lệch giá và khối lượng, họ tin vào
“tin tức”, điều này chắc chắn sẽ khác những gì cung và cầu đang cho bạn biết.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 19


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Chính sự thiếu hụt nhu cầu từ dòng tiền chuyên nghiệp khiến cho thị trường đảo chiều ở đỉnh, xuất
hiện hình dạng cây nấm đặc trưng. Bạn sẽ không nhận ra điểm yếu này vì tin tức hiện tại vẫn tốt.
Biểu đồ trên cho thấy một thị trường hoàn toàn không có sự hỗ trợ của các nhà giao dịch chuyên
nghiệp. Tất cả các dấu ‘X’ trên biểu đồ hiển thị thanh chênh lệch giá hẹp đang đóng cửa cao hơn thanh
trước đó kèm khối lượng thấp. Không có cách nào một thị trường có thể phục hồi vượt qua đỉnh cũ và
tiến vào vùng cao mới khi thiếu hụt nhu cầu.
Đừng xem xét việc thiếu nhu cầu một cách đơn lẻ - hãy cố gắng nhìn tổng thể khi đọc thị trường.
Bạn nên nhìn toàn cảnh nền giá. Các thanh giá trước cho bạn biết điều gì? Nếu bạn có phần mềm
TradeGuider, phần mềm này sẽ giúp bạn trở thành một nhà giao dịch giỏi hơn, nó dạy bạn cách đọc thị
trường. Theo thời gian, bạn sẽ trở nên thành thạo hơn trong việc phân tích thị trường, thậm chí bạn có
thể giao dịch demo, để kiểm tra kỹ năng của mình mà không cần các chỉ báo cung và cầu được tích hợp
trong phần mềm.
Hiện tại, hãy nhớ rằng chúng ta cần xác nhận sau khi thấy bất kỳ dấu hiệu không có nhu cầu nào
để bán khống trên thị trường. Có rất nhiều chỉ báo xác nhận được tích hợp trong phần mềm, nhưng có
thể nói rằng điều này đôi khi xuất hiện như một thanh chênh lệch giá hẹp kèm khối lượng tăng lên đáng
kể. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch chuyên nghiệp đã bắt đầu chuyển cổ phiếu cho những
người mua háo hức không có thông tin (hoặc thông tin sai!). Giá đang được giữ ở mức thấp để khuyến
khích mua vào, điều này làm cho mức chênh lệch giá hẹp. Những nhà giao dịch này không hề hay biết
việc khối lượng nói lên điều gì và có lẽ họ mua vì những thông tin tốt lành được lặp đi lặp lại.

Giá test nguồn cung.


Test là điều quan trọng nhất trong các tín hiệu mua khối lượng thấp, chúng ta đã đề cập đến chủ đề
này nhiều, những gì tiếp theo rất đáng để chúng ta xem xét chi tiết.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 20


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Test là gì và tại sao chúng ta lại coi trọng hành động này?
Một nhà giao dịch lớn đã tích lũy một cổ phiếu riêng lẻ hoặc một phần của thị trường có thể đánh
dấu giảm giá với sự tự tin nhất định, anh ta không thể đánh dấu tăng giá khi những người khác đang
bán vào cùng một thị trường mà không bị mất tiền. Cố gắng tăng giá để bán là một hoạt động cực kỳ
tồi tệ, thực tế là rất kém, nó sẽ dẫn đến phá sản nếu vẫn tiếp tục.
Mối nguy hiểm đối với bất kỳ nhà điều hành chuyên nghiệp nào theo xu hướng tăng giá, là nguồn
cung đang đi vào thị trường của anh ta, bởi vì trong bất kỳ đợt tăng giá nào, việc bán ở phía đối diện
của thị trường sẽ như một lực cản đối với đợt tăng giá. Các chuyên gia tăng giá sẽ phải chấp nhận việc
bán này nếu họ muốn giá cao hơn được duy trì. Nếu họ buộc phải bán ở mức cao hơn (bằng cách mua
nhiều hơn), thì việc bán ra sau này có thể trở nên quá lớn khiến giá bị ép xuống. Họ buộc phải mua cổ
phiếu ở mức cao không thể chấp nhận được và sẽ thua lỗ nếu thị trường giảm.
Sự phục hồi trong bất kỳ thị trường cổ phiếu nào thường tồn tại trong thời gian ngắn sau khi bạn
đã nhìn thấy nguồn cung trong nền giá. Nhà giao dịch chuyên nghiệp biết rằng nếu có đủ thời gian (với
những tin tức xấu, động thái giảm liên tục, thậm chí thời gian dài mà không có gì nhiều xảy ra) thì
nguồn cung trôi nổi có thể bị loại bỏ khỏi thị trường, nhưng anh ta phải chắc chắn rằng nguồn cung đã
bị loại bỏ hoàn toàn trước khi đánh dấu tăng giá. Cách tốt nhất để biết là nhanh chóng đánh dấu giảm
giá. Điều này thách thức bất kỳ ai đang nắm giữ còn sót lại. Khối lượng giao dịch khi thị trường đi
xuống sẽ cho nhà giao dịch chuyên nghiệp biết lượng bán ở đó là bao nhiêu. Khối lượng thấp hoặc hoạt
động giao dịch thấp, cho thấy có rất ít hoạt động bán ra khi giảm giá. Điều này cũng sẽ bắt bất kỳ điểm
dừng lỗ nào đặt phía dưới, đây là một cách để mua với giá thấp hơn. (Hành động này đôi khi được gọi
là bàn đạp).
Khối lượng lớn cho thấy trên thực tế có bán trên đà giảm giá. Quá trình này được gọi là kiểm tra
(test). Bạn có thể thấy loại test thành công với khối lượng thấp và các loại test khác với khối lượng lớn,
thường kèm tin xấu. Điều này không chỉ bắt được điểm dừng, mà còn làm rung chuyển thị trường, tạo
điều kiện dễ dàng cho giá cao hơn. Kiểm tra là một dấu hiệu tốt của sức mạnh (miễn là bạn đã thấy sức
mạnh trong nền giá). Thông thường, một test thành công (với khối lượng thấp) cho bạn biết rằng thị
trường đã sẵn sàng tăng ngay lập tức, trong khi kiểm tra khối lượng cao hơn thường dẫn đến một động
thái tăng giá tạm thời và sẽ phải test lại vùng giá đó một lần nữa vào một thời điểm sau. Hành động
này đôi khi dẫn đến hình dạng “W”. Mô hình này đôi khi được gọi là "cú nảy con mèo chết" hoặc "đáy
kép". Hình dạng “W” là kết quả của hành động kiểm tra lại một khu vực đã có quá nhiều nguồn cung
trước đó.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 21


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Hình phía trên là biểu đồ thể hiện một test thành công.
Bất kỳ động thái giảm giá nào đi vào khu vực bán trước đó (mức giá có khối lượng cao trước đó),
sau đó quay trở lại đóng cửa hoặc gần mức cao, với khối lượng thấp hơn, là một dấu hiệu rõ ràng để kỳ
vọng giá tăng ngay lập tức. Đây là một test thành công. Khối lượng thấp hơn cho thấy hiện tại đã có ít
bán hơn trước đó. Tại thời điểm này, điều quan trọng là phải xem các nhà tạo lập thị trường và các
chuyên gia phản ứng như thế nào với sức mạnh rõ ràng được thấy sau khi test.
Nếu đang ở trong một thị trường giảm giá hay thị trường đã suy yếu, đôi khi bạn có thể thấy điều
gì như là một kiểm tra. Tuy nhiên, nếu thị trường không phản ứng sau đó như là phản ứng với dấu hiệu
của sức mạnh, thì điều này cho thấy sự yếu kém hơn nữa. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ không
bao giờ chống lại thị trường. Theo quan điểm của họ, nếu thị trường vẫn còn yếu trong thời điểm này,
họ sẽ rút khỏi giao dịch. Sau đó, thị trường sẽ miễn cưỡng đi lên, ngay cả khi có vẻ như nó sẽ đi lên,
bởi vì có rất ít hoặc không có bán vào thanh giá kiểm tra.
Bất kỳ thanh giá test nào mà sau đó giá không phản ứng ngay lập tức với việc tăng cao hơn, muộn
nhất là sau một vài thanh giá chưa có phản ứng, đây có thể được coi là dấu hiệu của sự yếu kém. Nếu
đó là một dấu hiệu thực sự của sức mạnh, các nhà giao dịch chuyên nghiệp hay nhà tạo lập sẽ bước vào
thị trường với những lệnh mua - kết quả của sự hỗ trợ chuyên nghiệp này khởi đầu cho một thị trường
tăng giá.

Đẩy lên thông qua nguồn cung.


Chúng ta hãy quay lại để xem xét kỹ hơn điều gì sẽ xảy ra khi tiền chuyên nghiệp đẩy lên thông
qua một khu vực có nguồn cung tiềm ẩn. Các phạm vi giao dịch cũ hình thành các vùng kháng cự, bởi
tại đây đã từng xuất hiện nguồn cung trước đó. Hành vi của con người sẽ không bao giờ thay đổi và
hành động của bầy đàn đã được công nhận. Trong số các nhà giao dịch đã mua vào trong khu vực giao

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 22


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

dịch cũ, nhiều người vẫn ở đó và đã bị khóa bởi một động thái đi xuống - biểu đồ dưới đây minh họa
điều này. Mối quan tâm chính đối với những nhà giao dịch bị khóa này là bán và thu hồi lại vốn càng
nhiều càng tốt, hy vọng không bị lỗ. Như vậy, chúng đại diện cho nguồn cung tiềm năng (kháng cự) đối
với thị trường.

Các nhà tạo lập thị trường biết chính xác những vùng kháng cự này nằm ở đâu. Nếu họ dự đoán
giá cao hơn, và muốn có một đợt phục hồi. Thì vấn đề bây giờ là làm thế nào để tránh mua cổ phiếu từ
những nhà giao dịch bị khóa, với mức giá mà đối với họ, nó có vẻ hơi cao.
Bất kỳ khu vực có nguồn cung nào cũng có thể được so sánh với các cổng thu phí đáng ghét được
đặt trên các con đường cũ kỹ. Hành trình của bạn liên tục bị cản trở do phải dừng lại và trả phí cầu
đường nếu bạn muốn đi xa hơn. Trên thị trường chứng khoán, giá cao hơn thường bị chặn bởi nhiều
nhà giao dịch đã nắm giữ các vị thế giao dịch kém và muốn bán ra. Nếu các chuyên gia hay nhà tạo lập
thị trường đang mong đợi mức giá cao hơn, họ sẽ phải trả phí bằng cách hấp thụ bất kỳ hoạt động bán
nào từ những nhà giao dịch này, nhưng họ sẽ cố gắng tránh hoặc hạn chế mức phí này bằng mọi cách.
Vậy các nhà tạo lập thị trường đối phó với vấn đề này như thế nào?
Một cách nhanh chóng, chênh lệch giá rộng (wide spread), gap tăng đi qua khu vực kháng cự cũ
càng nhanh càng tốt. Đây là một phương pháp cũ và đáng tin cậy. Đối với nhà giao dịch am hiểu, đây
là tín hiệu rõ ràng và đáng tin cậy. Các chuyên gia không muốn phải mua cổ phiếu ở mức giá cao, anh
ta đã mua nó từ mức giá thấp hơn. Do đó, các nhà giao dịch bị khóa lúc này sẽ được khuyến khích
không bán ra. Kết quả là giá tăng với tốc độ tên lửa, gap, chênh lệch giá cao khi giá tiếp cận khu vực
kháng cự cũ này.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 23


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nhà giao dịch bị khóa đột nhiên nhìn thấy lợi nhuận và không bán ra vì đã chuyển từ căng thẳng
do khoản lỗ tiềm năng giờ phấn chấn vì lợi nhuận. Vì những người này cho phép bản thân bị mắc kẹt
ngay từ đầu nên giờ đây họ lại cho phép xảy ra lần nữa với giá cao hơn.
Giá tăng vượt qua ngưỡng kháng cự với chênh lệch giá rộng là một biện pháp đã được thử nghiệm
của các nhà tạo lập thị trường và các chuyên gia để hạn chế số lượng cổ phiếu phải mua và duy trì đợt
tăng giá, là một cách để né các trạm thu phí. Ví dụ trên hình là khung thời gian ngày, nhưng nguyên tắc
này xuất hiện trên bất kỳ khung thời gian nào.
Nếu bạn quan sát thấy khối lượng lớn đi kèm với chênh lệch giá rông, điều này cho thấy rằng tiền
chuyên nghiệp đã được chuẩn bị để hấp thụ bất kỳ đợt bán nào từ những nhà giao dịch bị khóa quyết
định bán - đây được gọi là khối lượng hấp thụ. Trong tình huống này, các nhà tạo lập thị trường dự đoán
giá sẽ cao hơn và có xu hướng tăng. Họ biết rằng sự bứt phá trên khu vực kháng cự sẽ tạo ra một làn
sóng mua mới. Ngoài ra, những nhà giao dịch đã bán khống thị trường bây giờ sẽ buộc phải mua lại các
vị thế kém của họ. Hơn nữa, các nhà giao dịch đang tìm kiếm các đột phá sẽ mua. Cuối cùng, tất cả
những người giao dịch không tham gia thị trường có thể cảm thấy họ đang bỏ lỡ và sẽ được khuyến
khích bắt đầu mua. Tất cả những điều này bổ sung cho ý tưởng tăng giá của các nhà giao dịch chuyên
nghiệp. Nếu bạn thấy bất kỳ sự kiểm tra hoặc thanh giảm kèm khối lượng thấp nào sau sự kiện này, đó
là tín hiệu rất mạnh của thị trường.

Khối lượng cao trên đỉnh thị trường.


Nhiều nhà báo và các phóng viên truyền hình cho rằng khi thị trường đạt mức giá cao mới với khối
lượng lớn thì đây là lúc để mua vào, và giá sẽ tiếp tục tăng (tin tức là tốt và mọi người đều trong tâm
trạng tăng giá). Đây là một lý thuyết rất nguy hiểm. Như chúng ta đã đề cập, chỉ riêng khối lượng lớn
thôi là chưa đủ. Nếu thị trường đang trong một đợt phục hồi và khối lượng lớn đột nhiên xuất hiện trong
một ngày (thanh giá) tăng và ngay lập tức thị trường bắt đầu đi ngang hoặc thậm chí giảm vào ngày
hôm sau, thì đây là một chỉ báo chính về khả năng kết thúc đợt tăng giá. Nếu khối lượng cao hơn cho
thấy nỗ lực tăng lên, chúng ta hy vọng nỗ lực nhiều hơn sẽ dẫn đến giá cao hơn. Nếu không, thì chắc
chắn đã có điều gì đó không ổn. Nguyên tắc này được gọi là “nỗ lực so với kết quả” và chúng tôi sẽ
trình bày chi tiết hơn về vấn đề này sau.
Khối lượng lớn tăng lên trong một ngày và giá ở vùng cao mới, ngày tiếp theo giá xuống là một
dấu hiệu của sự yếu kém. Nếu khối lượng cao cho thấy sự tham gia của các nhà giao dịch chuyên nghiệp
thì làm thế nào mà giá lại không tăng lên? Hành động này cho thấy lực mua đã bước vào thị trường,
nhưng cảnh báo rằng rất có thể đó là những người nắm giữ yếu tiềm năng bị hút vào đợt tăng giá trên
đỉnh. Hành động này xảy ra thường xuyên.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 24


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nỗ lực so với kết quả.


Nỗ lực đi lên thường được nhìn thấy với một thanh tăng giá rộng (wide spread), đóng cửa ở mức
cao và khối lượng tăng lên – đây là xu hướng tăng. Khối lượng không nên quá lớn, vì điều này cho thấy
có nguồn cung tham gia trên thị trường (thị trường không thích khối lượng siêu cao trên các thanh tăng
giá).
Ngược lại, một thanh giảm chênh lệch giá rộng, đóng cửa ở mức thấp và khối lượng tăng lên - đây
là xu hướng giảm giá, thể hiện nỗ lực đi xuống. Tuy nhiên, để đọc hiệu quả các thanh giá thì bạn áp
dụng một nỗ lực di chuyển thì phải có kết quả. Kết quả của nỗ lực có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Ví
dụ, trên chart 7 (đẩy lên vượt qua kháng cự), chúng ta thấy một nỗ lực đi lên vượt qua kháng cự bên trái
biểu đồ. Kết quả của nỗ lực này là tích cực bởi giá đã vượt qua thành công. Điều này chứng tỏ tiền
chuyên nghiệp không bán ra lúc này.
Nếu nỗ lực vượt lên với khối lượng lớn và chênh lệch giá rộng, mà cuối cùng không dẫn đến giá
cao hơn nữa. Chúng ta có thể rút ra kết luận: khối lượng cao nhìn thấy này chứa nhiều bán hơn là mua.
Nguồn cung ở phía đối diện đã đáp ứng được nhu cầu của người mua mới, do đó đã làm chậm hoặc
dừng quá trình di chuyển giá. Điều này giờ đây trở thành dấu hiệu của sự yếu kém, sự yếu kém này
không dễ dàng biến mất, nó sẽ tác động đến thị trường trong một thời gian.
Thị trường sẽ phải thường xuyên nghỉ ngơi và đi ngang sau bất kỳ thanh tăng khối lượng lớn nào,
bởi việc bán phải biến mất trước khi động thái tăng giá tiếp theo diễn ra. Hãy nhớ rằng việc bán chính
là kháng cự mức giá cao hơn. Cách tốt nhất để các nhà giao dịch chuyên nghiệp kiểm tra xem việc bán
đã biến mất hay chưa là test, tức là kéo thị trường xuống mức thấp hơn để loại bỏ bất kỳ người bán nào.
Nếu hoạt động này có khối lượng thấp trên bất kỳ thanh giảm giá nào, các nhà giao dịch chuyên nghiệp
ngay lập tức biết rằng lực bán đã cạn kiệt. Điều này trở thành tín hiệu mua rất mạnh đối với họ.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 25


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Thường xuyên, bạn sẽ thấy nỗ lực không có kết quả. Ví dụ: bạn có thể quan sát thấy một đợt tăng
giá đang diễn ra với khối lượng rất lớn - tin tức tại thời điểm này chắc chắn sẽ là tốt. Tuy nhiên, ngày
hôm sau giảm giá hoặc chỉ tăng trên một mức chênh lệch hẹp, đóng cửa ở mức trung bình hoặc thậm
chí là mức thấp. Đây là một dấu hiệu của sự yếu kém - thị trường đã yếu đi bởi hoạt động tăng giá khối
lượng cao. Tại sao thị trường bây giờ lại miễn cưỡng đi lên? Khi đọc thị trường, hãy cố gắng nhìn mọi
thứ theo bối cảnh. Nếu bạn phân tích dựa trên cơ sở nỗ lực so với kết quả, bạn đang thực hiện một cách
tiếp cận rất hợp lý, nó giúp bạn tách khỏi những tác động bên ngoài, chẳng hạn như các mục tin tức
thường kém chính xác và không thể hiện được lý do thực sự của việc giá di chuyển . Hãy nhớ rằng, thị
trường di chuyển do hoạt động tích lũy hoặc phân phối chuyên nghiệp. Nếu một thị trường không được
hỗ trợ bởi các hoạt động chuyên nghiệp, nó sẽ không đi quá xa. Tin tức chỉ đóng vai trò như một chất
xúc tác cho một động thái (thường diễn ra trong thời gian ngắn), nhưng hãy luôn nhớ rằng chính hoạt
động cơ bản của tiền thông minh cung cấp nỗ lực và kết quả cho bất kỳ chuyển động giá bền vững nào.

Con đường giá ít kháng cự nhất.


Các đặc điểm dưới đây đại diện cho con đường giá ít kháng cự nhất:
 Nếu lực bán ra giảm trên bất kỳ động thái đi xuống nào, thị trường sẽ muốn tăng lên (không có
áp lực bán).
 Nếu lực mua vào giảm trên bất kỳ chuyển động tăng giá nào, thị trường sẽ muốn giảm (không
có nhu cầu).
Cả 2 đặc điểm trên đại diện cho con đường giá ít kháng cự nhất.
 Cần phải gia tăng việc mua vào trong những ngày tăng để buộc thị trường tăng giá.
 Cần phải gia tăng việc bán ra trong những ngày giảm để buộc thị trường giảm giá.
 Không có áp lực bán (không có nguồn cung) cho thấy không có sự gia tăng việc bán trong
chuyển động giảm.
 Không có nhu cầu (thiếu lực mua) cho thấy không có sự gia tăng việc mua trong chuyển động
tăng giá.
Các động thái tăng giá diễn ra thời gian dài hơn động thái giảm giá vì các nhà giao dịch thích chốt
lợi nhuận. Điều này tạo ra một kháng cự đối với hoạt động tăng giá. Tuy nhiên, thị trường tăng giá sẽ
không chuyển sang thị trường giảm giá cho đến khi cổ phiếu của nhà tạo lập thị trường đã mua ở mức
thấp được phân phối hết. Mức kháng cự trong một xu hướng tăng đại diện cho việc bán ra. Các chuyên
gia không thích phải tiếp tục mua vào ở vùng kháng cự, ngay cả khi họ đang có đánh dấu tăng giá. Nhà
tạo lập cũng muốn đi theo con đường ít kháng cự nhất. Để tạo ra con đường ít kháng cự nhất, họ có thể
phải tạo khoảng trống, rũ bỏ, hoặc test, … và trong nhiều trường hợp họ không làm gì vào lúc này, để
thị trường tự trôi đi.
Thị trường giảm giá chạy nhanh hơn thị trường tăng giá bởi vì thị trường giảm không có sự hỗ trợ
từ những nhà tạo tập. Hầu hết các nhà giao dịch không chấp nhận thua lỗ và từ chối bán, hy vọng vào
sự phục hồi. Họ có thể không bán cho đến khi buộc phải bán ở mức thấp. Từ chối bán và chấp nhận các
khoản lỗ nhỏ, nhà giao dịch trở nên bế tắc và sau đó trở thành người nắm giữ yếu, dễ bị rũ bỏ ở mức
giá thấp hơn.

Thị trường có thể được đánh dấu lên hoặc xuống.


Những chuyển động chính từ mức giá này sang mức giá khác thường diễn ra nhanh chóng. Những
chuyển động này không phải là ngẫu nhiên, mà nó được thiết kế để bạn mất tiền. Bạn có thể đột nhiên
bị khóa vào một vị thế giao dịch kém hoặc bạn buộc phải thoát khỏi một giao dịch tốt tiềm năng sau
một hoặc hai thanh giá biến động giá nhanh. Chỉ số hoặc cổ phiếu sau đó nghỉ ngơi và bắt đầu đi ngang.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 26


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nếu bạn bị mắc kẹt trong một giao dịch kém, bạn thường hi vọng và không nghĩ đây là một vị thế nguy
hiểm tiềm tàng. Chuyển động giá tiếp theo chống lại bạn và quá trình như vậy cứ lặp lại. Ngược lại, nếu
bạn chưa tham gia thị trường và đang do dự hoặc chờ đợi để giao dịch, những chuyển động bất ngờ sẽ
khiến bạn tiếc nuối, sau đó bạn không muốn mua vào thị trường, vì ngày hôm qua bạn có thể đã mua
rẻ hơn. Cuối cùng, thị trường đạt đến mức mà bạn không thể chịu đựng thêm việc tăng giá nữa và bạn
mua, tại đây thường là mức giá ở đỉnh!
Các nhà tạo lập thị trường, các chuyên gia và các nhà giao dịch chuyên nghiệp không kiểm soát
thị trường mà chỉ đơn giản là tận dụng các điều kiện thị trường để cải thiện vị thế giao dịch của họ. Tuy
nhiên, họ có thể và sẽ làm nếu điều kiện thị trường phù hợp, đánh dấu thị trường tăng hoặc giảm, nếu
chỉ là tạm thời, để bắt các điểm dừng lỗ và nói chung là đưa nhiều nhà giao dịch vào vị thế sai trên thị
trường. Khối lượng thường cho bạn biết nếu điều này đang diễn ra, vì nó sẽ thấp trong bất kỳ hoạt động
tạm thời nào. Vâng, họ đang đánh dấu thị trường tăng hoặc giảm, nhưng nếu khối lượng thấp, điều đó
cho bạn biết rằng hoạt động giao dịch đang giảm. Nếu không có giao dịch trong hoạt đồng này, thì con
đường ít kháng cự nhất là theo hướng ngược lại!

Giải phẫu khối lượng trong thị trường các thị trường liên quan.
Nếu bạn là một nhà tạo lập thị trường hoặc nhà giao dịch có kinh nghiệm tại sàn, bạn có khả năng
đọc thị trường khá tốt. Ngay khi bạn nhìn thấy điểm mạnh hoặc điểm yếu xuất hiện trên thị trường tiền
mặt, bạn ngay lập tức nghĩ đến việc giao dịch trên thị trường quyền chọn để cải thiện vị thế giao dịch
của mình.
Khi hoạt động này được ghi lại dưới dạng khối lượng “quyền chọn”, chúng ta có cái để làm việc.
Chúng ta biết rằng nếu một ngày khối lượng “quyền chọn” cao đột ngột thì “tiền chuyên nghiệp`” chắc

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 27


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

chắn đang hoạt động và nếu họ đang hoạt động hẳn họ có lý do tốt. Biểu đồ dưới đây minh họa cho điều
này.

Trong biểu đồ 10 tại điểm (a) là một ngày khối lượng thấp, giá đóng cửa ở giữa thanh. Áp lực bán
trong thị trường giảm đã biến mất. Đây là một dấu hiệu của sức mạnh, nhà tạo lập thị trường thấy điều
này và ngay lập tức giao dịch ở thị trường quyền chọn để cải thiện tài khoản của mình. Chúng ta biết
điều này vì khối lượng ở thị trường quyền chọn cao (xem biểu đồ 11). Tuy nhiên để thị trường tăng
trưởng cần phải tích lũy và chúng ta chưa thấy điều này.
Tại điểm (b) chúng ta thấy khối lượng lớn trong một ngày giảm giá và giá đóng cửa ở mức cao
trong ngày. Nếu khối lượng cao thì có lực bán ra trong đó vậy làm thế nào mà giá lại đóng cửa ở mức
cao trong ngày? Như vậy có nghĩa là Cầu đang vượt Cung.
Tại điểm (c) khối lượng chỉ trên mức trung bình nhưng hãy nhìn vào thanh giá hẹp (narrow spread)!
Để tạo ra một mức chênh lệch giá hẹp trong một ngày giảm các nhà tạo lập thị trường phải mua hoặc
hấp thụ hầu hết các lệnh bán xuất hiện trên thị trường ngăn giá giảm. Bạn lưu ý cách giá từ chối giảm
xuống đường xu hướng cũng là dấu hiệu của sức mạnh. Vậy việc mua vào tại các điểm b và c đang
ngăn giá thấp hơn.
Tại điểm (d) chúng ta có một test, giá đã giảm xuống trong ngày nhưng đóng cửa ở mức cao với
khối lượng thấp. Sau khi chúng ta thấy những điều trên, đó là dấu hiệu hấp thụ trong nền giá và đây
đúng là tín hiệu mua mạnh.
Biểu đồ tiếp theo cũng giống như Biểu đồ 10, ngoài phương pháp thể hiện khối lượng. Biểu đồ 11
đang hiển thị khối lượng quyền chọn cho chỉ số FTSE. Lưu ý sự khác biệt trong các chỉ số. Biểu đồ này
cho thấy hoạt động cao trong thị trường quyền chọn. Các chuyên gia biết những gì đang diễn ra và họ
bổ sung vị thế theo hướng được dự đoán trước.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 28


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Thị trường sẽ luôn tìm kiếm con đường ít kháng cự nhất. Cần phải bán để đẩy bất kỳ thị trường
nào giảm xuống. Việc bán được xác nhận khi có sự gia tăng về khối lượng vào những ngày (thanh)
giảm giá. Do đó, nếu ngược lại – tức là khối lượng thấp vào những ngày (thanh) giảm giá, thì con đường
ít kháng cự nhất là đi lên!
Những nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể nhận ra điều này rất nhanh trên thị trường tiền mặt, đó
là lý do tại sao họ bắt đầu giao dịch thị trường tương tai và thị trường quyền chọn để cải thiện vị thế
giao dịch của họ với kỳ vọng giá tăng cao hơn.

Sử dụng các khung thời gian khác nhau.


Bằng cách phân tích biểu đồ hàng ngày, chúng ta có thể tự nói với mình: “Chà, tôi không thể đọc
được gì nhiều về hành động của ngày hôm nay”. Các dấu hiệu có thể không rõ ràng lắm. Tuy nhiên,
nhìn vào khung thời gian trong ngày (khung thời gian nhỏ hơn) sẽ cho bạn thông tin còn thiếu mà bạn
cần đến. Ví dụ: bằng cách xem xét hành động giá trong ngày của ngày hôm trước, bạn sẽ có cái nhìn rõ
ràng hơn nhiều về việc ngày hôm sau giá sẽ tăng hay giảm.
Theo cách tương tự, biểu đồ hàng tuần có thể cung cấp cho bạn những thông tin không rõ ràng
bằng biểu đồ hàng ngày. Điều dễ thấy khi bạn bắt đầu xem xét các cổ phiếu riêng lẻ, thường biểu đồ
hàng ngày sẽ có ý nghĩa hơn biểu đồ hàng tuần.
Các nhà giao dịch trong ngày chủ yếu bám vào khung thời gian hàng giờ hoặc ngắn hơn, hiếm khi
nhìn vào bức tranh lớn hơn, trong khi các nhà giao dịch vị thế coi biểu đồ hàng giờ có ít ý nghĩa đối với
họ. Cả hai thái độ trên đều không tích cực.
Biểu đồ trong ngày rất hữu ích cho các nhà giao dịch vị thế, vì chúng thường làm nổi bật các dấu
hiệu về sức mạnh hoặc điểm yếu, đánh dấu ngày là ngày tăng hoặc giảm, sau đó đưa ra dấu hiệu rất rõ
ràng về cách giao dịch vào ngày hôm sau. Đổi lại, các nhà giao dịch trong ngày có thể hưởng lợi đáng
kể từ bức tranh rộng hơn, được cung cấp bởi các biểu đồ hàng ngày hoặc hàng tuần, họ thường bám sát
thị trường quá mức cần thiết.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 29


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Mối quan hệ giữa thị trường tiền mặt và chỉ số hợp đồng tương lai (phái sinh).
Hợp đồng tương lai sẽ dao động trên hoặc dưới giá thị trường tiền mặt, nhưng giá thị trườn tiền
mặt đặt ra giới hạn cho bất kỳ động thái nào trên thị trường tương lai, bởi vì các nhà giao dịch lớn với
chi phí giao dịch thấp sẽ cân bằng khoảng chênh lệch giá được thiết lập và hành động của họ sẽ đưa thị
trường tương lai về gần với thị trường tiền mặt. Quá trình này giữ cho biến động giá giữa thị trường
tiền mặt và thị trường tương lai gần như tương tự nhau.
Những chuyển động đột ngột trên thị trường tương thường do hoạt động của các chuyên gia hoặc
nhà tạo lập thị trường. Những chuyên gia này đang giao dịch tài khoản của riêng họ và có thể nhìn thấy
cả hai mặt của thị trường (tức là các lệnh mua và bán). Nếu các tổ chức đang trong quá trình bán hoặc
mua các khối lượng lớn cổ phiếu, họ biết những giao dịch lớn này sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức đến thị
trường, vì vậy họ cũng sẽ giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn để bù đắp hoặc giảm
rủi ro. Đây là lý do tại sao tương lai thường di chuyển trước tiền mặt.

Thao túng thị trường.


Phần lớn mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thị trường có thể bị thao túng theo những cách mà
chúng tôi đã mô tả. Hầu như tất cả các nhà giao dịch đang hoạt động với nhiều quan niệm sai lầm khác
nhau.
Có đủ loại nghề nghiệp trên thị trường tài chính thế giới: nhà môi giới, đại lý, ngân hàng, tổ chức
giao dịch, nhà tạo lập thị trường và nhà giao dịch có lợi ích cá nhân. Một số nhà giao dịch có nền tảng
vốn mạnh, một số đang giao dịch thay mặt cho những người khác với tư cách là nhà quản lý quỹ đầu
tư, nhà quản lý quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và quỹ công đoàn, và còn rất nhiều cái tên khác nữa.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 30


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Như trong tất cả các ngành nghề, các chuyên gia này hoạt động với các mức độ năng lực khác
nhau. Chúng ta không cần phải lo lắng về tất cả các hoạt động này, hoặc tin tức xảy ra là gì, bởi vì tất
cả các chuyển động giao dịch từ khắp nơi trên thế giới đều được chuyển xuống với số lượng hạn chế
cho những người chơi chính được gọi là nhà tạo lập thị trường, hoặc chuyên gia (được gọi chung là 'tiền
thông minh' hoặc 'tiền chuyên nghiệp'). Những nhà giao dịch này, theo luật, phải tạo ra một thị trường.
Họ cũng có thể đang thực hiện các khối lệnh mua hoặc bán lớn (với các kỹ thuật giao dịch đặc biệt để
ngăn chặn việc tăng giá chống lại chính họ hoặc khách hàng của họ). Những nhà giao dịch này có lợi
thế đáng kể là có thể xem tất cả các lệnh dừng lỗ trên màn hình của họ. Họ cũng biết "thông tin nội bộ",
những thông tin này họ sử dụng để giao dịch tài khoản của chính họ! Mặc dù 'giao dịch nội bộ' là bất
hợp pháp, thông tin đặc quyền được sử dụng mọi lúc theo cách trực tiếp và gián tiếp để kiếm những
khoản tiền khổng lồ.
Nói một cách đơn giản, một nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể thấy được sự cân bằng cung cầu
rõ hơn bất kỳ ai. Thông tin này chi phối hoạt động giao dịch của họ, giao dịch của họ sau đó sẽ tạo ra
cuộc đấu giá.
Các nhà giao dịch trên sàn thường phàn nàn một cách gay gắt nếu họ được yêu cầu hiện đại hóa,
điều này thường có nghĩa là rời sàn để giao dịch trên màn hình máy tính. Họ sẽ mất cảm giác và sự trợ
giúp của sàn! "Tôi hoàn toàn ủng hộ sự tiến bộ, miễn là tôi không phải thay đổi cách tôi làm mọi thứ",
đó là nhận xét của một nhà giao dịch trên sàn London khi anh ta bị buộc rời khỏi sàn giao dịch.
Các chuyên gia giao dịch theo nhiều cách khác nhau, từ việc mở rộng quy mô (nghĩa là mua giá sỉ
và bán giá lẻ) cho đến việc tích lũy và phân phối cổ phiếu trong thời gian dài. Bạn không cần phải quan
tâm quá nhiều đến hoạt động của các cá nhân hoặc nhóm nhà giao dịch chuyên nghiệp, bởi vì kết quả
của tất cả các giao dịch của họ được thể hiện qua khối lượng và mức chênh lệch giá. Thứ nhất, khối
lượng cho bạn biết đã có bao nhiêu hoạt động giao dịch. Thứ hai, chênh lệch giá hoặc hành động giá
đang cho bạn biết vị trí mà các chuyên gia hài lòng với hoạt động này (đó là lý do tại sao chênh lệch
giá rất quan trọng). Tất cả các hoạt động mua và bán từ khắp nơi trên thế giới đã được tính trung bình
thành một góc nhìn do các chuyên gia hoặc nhà tạo lập thị trường đưa ra - một góc nhìn từ những nhà
giao dịch phải tạo ra thị trường, có thể nhìn thấy cả hai mặt của thị trường, và những người giao dịch
tài khoản của riêng họ.
Tuy nhiên, bạn cần phải nhận ra rằng các nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể thực hiện một số điều
để cải thiện vị thế giao dịch của họ. Gap tăng giá hoặc gap giảm giá, rũ bỏ, test, lực đẩy lên đều là tất
cả các hoạt động kiếm tiền giúp các nhà tạo lập thị trường giao dịch thành công với chi phí bạn bỏ ra.
Điều đó không quan trọng với họ, thậm chí họ còn không biết bạn.
Điều này đưa chúng ta đến “hội chứng phòng đầy khói thuốc”. Một số người có thể nghĩ rằng khi
chúng ta nói về thủ đoạn để kiếm tiền, có một số thỏa thuận trong căn phòng đầy khói thuốc. “Các bạn
ơi, chúng ta có một test nguồn cung ngày hôm nay. Hãy đẩy giá xuống một vài cổ phiếu chiến lược để
xem có con gấu nào bước ra khỏi tủ không”.
Trong thực tế, nó thường không hoạt động như vậy. Điều này phổ biến ở thập kỷ trước, trước khi
các sàn giao dịch được xây dựng, và khối lượng giao dịch nhỏ, khiến thị trường dễ bị thao túng. Giờ
đây, không một nhà giao dịch nào hoặc một nhóm nhà giao dịch nào có đủ sức mạnh tài chính để kiểm
soát thị trường trong bất kỳ khoảng thời gian đáng kể nào. Đúng vậy, một nhà giao dịch lớn mua 200
hợp đồng trên thị trường kỳ hạn sẽ khiến giá tăng trong một thời gian ngắn, nhưng trừ khi những người
mua khác tham gia, tạo ra việc tăng giá - nếu không động thái này sẽ không thể duy trì. Nếu bạn đang
giao dịch hợp đồng tương lai liên quan đến thị trường chứng khoán, bất kỳ động thái nào cũng phải có
sự hỗ trợ của các cổ phiếu cơ bản. Nếu không, hợp đồng của bạn nhanh chóng được phân bổ, đưa giá
trở lại phù hợp với thị trường tiền mặt.
Nếu chúng ta lấy ví dụ về “Kiểm tra nguồn cung - Test of Supply” thì mọi việc diễn ra như sau:

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 31


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Các tổ chức giao dịch đã tích lũy được cổ phiếu, có thể họ đã phát động chiến dịch tích lũy cổ
phiếu một cách độc lập. Các nhà giao dịch và các chuyên gia khác nhận thấy sự tích lũy và bắt đầu mua.
Trước khi có động thái tăng giá đáng kể nào diễn ra họ phải chắc chắn nguồn cung tiềm năng đã không
còn trên thị trường. Để làm được điều này họ sử dụng test. Thông thường họ cần một cơ hội để hành
động. Họ không trực tiếp thông đồng với nhau trong hành động kiểm tra, chỉ đơn giản là họ có cùng
mục tiêu và nhìn thấy cơ hội cùng một thời điểm.
Các nhà tạo lập thị trường có thể nhìn thấy cơ hội tốt hơn hầu hết các nhà giao dịch khác. Tin tốt
hay xấu đều là cơ hội, hoạt động giao dịch tạm lắng cũng vậy. Cuối ngày giao dịch, ngay trước ngày
nghỉ lễ, thường được sử dụng, v.v. Khi họ tận dụng những cơ hội này, cần phải giảm bớt nỗ lực để đánh
dấu giá giảm xuống (điều này hiện có hiệu quả về chi phí), thị trường sẽ tự động kể cho họ một câu
chuyện. Khi hầu hết nguồn cung trôi nổi đã bị loại bỏ, thì khối lượng sẽ thấp (ít hoặc không có bán).
Khi nguồn cung trôi nổi vẫn chưa được loại bỏ, thì khối lượng sẽ ở mức cao (nguồn cung đang tồn tại).
Nếu hầu hết nguồn cung trôi nổi đã bị loại bỏ khỏi thị trường thì làm sao có thể có giao dịch sôi động
hoặc khối lượng lớn? (Điểm này dễ nhìn thấy ở thị trường tiền mặt).
Lợi ích chuyên nghiệp thường đi liền với nhau. Ví dụ, Lloyds of London có các tổ chức giao dịch,
sàn giao dịch, để giao dịch các hợp đồng bảo hiểm, làm cho nỗ lực của nhóm trở nên mạnh mẽ hơn
trong khi đó rủi ro được phân tán. Bạn chấp nhận điều này mà không cần thắc mắc – bạn biết họ vì họ
nổi tiếng và công khai, bạn đọc về họ, họ xuất hiện trên truyền hình và họ muốn kinh doanh.
Những điều tương tự cũng diễn ra trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, bạn ít nghe đến những
hoạt động này, bởi vì những người giao dịch này tránh công khai. Điều cuối cùng họ muốn là bạn hoặc
bất kỳ ai khác biết rằng cổ phiếu đang được tích lũy hoặc phân phối. Họ phải giữ bí mật các hoạt động
của mình. Họ tạo ra những tin đồn sai lệch (phổ biến hơn nhiều so với những gì bạn có thể tin), cũng
như tích cực bán cổ phiếu khi thị trường mở cửa, nhưng bí mật mua lại nhiều hơn thông qua các con
đường khác.
Từ quan điểm thực tế, tiền chuyên nghiệp bao gồm một khối lượng lớn các giao dịch, nếu đủ lớn,
sẽ thay đổi xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, điều này cần có thời gian. Thiếu sự tham gia của họ
cũng quan trọng như sự tham gia tích cực của họ. Khi những nhà giao dịch này không quan tâm đến bất
kỳ động thái tăng giá nào, bạn sẽ thấy khối lượng giao dịch thấp, được gọi là "không có nhu cầu". Đây
là một dấu hiệu chắc chắn rằng đợt tăng sẽ không kéo dài. Chính hoạt động của các nhà giao dịch
chuyên nghiệp gây ra những thay đổi đáng chú ý về khối lượng - không phải hoạt động giao dịch của
các cá nhân như bạn hay tôi.
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp hàng đầu hiểu cách đọc mối tương quan giữa khối lượng và hành
động giá. Họ cũng hiểu tâm lý con người. Họ biết rằng hầu hết các nhà giao dịch đều bị kiểm soát ở các
mức độ khác nhau bởi hai cảm xúc: Nỗi sợ bỏ lỡ và nỗi sợ thua lỗ.
Thông thường, họ sẽ sử dụng tin tức tốt hoặc xấu để cải thiện vị thế giao dịch của mình và tận dụng
những điểm yếu đã biết của con người. Nếu tin xấu và nếu tại thời điểm đó, nó có lợi cho họ, thì thị
trường có thể bị đánh giá xuống nhanh chóng bởi các chuyên gia hoặc các nhà tạo lập thị trường. Những
người nắm giữ yếu kém có thể bị lay chuyển với mức giá thấp hơn (điều này rất hiệu quả nếu tin tức có
vẻ thực sự xấu). Lệnh cắt lỗ có thể được kích hoạt, cho phép mua cổ phiếu với giá thấp hơn. Nhiều nhà
giao dịch, những người bán khống thị trường trước tin xấu, có thể bị khóa bởi sự phục hồi nhanh chóng.
Sau đó họ phải thoát khỏi vị thế của mình, buộc phải mua lại, giúp thị trường tăng giá mà tiền chuyên
nghiệp đã thực hiện trước đó. Nói cách khác, nhiều nhà giao dịch có sứ mệnh phải rơi vào sự hối hận.
Các nhà tạo lập thị trường ở Anh được phép giữ thông tin về các giao dịch lớn trong 90 phút. Thậm
chí khoảng thời gian này có khả năng được kéo dài. Mỗi cổ phiếu có quy mô giao dịch trung bình được
giao dịch và đối với bất kỳ giao dịch nào, con số này gấp ba lần mức trung bình, họ có thể giữ lại thông
tin trong 90 phút. Ví dụ, nếu giao dịch trong ICI, trung bình là 100.000 cổ phiếu và 300.000 cổ phiếu

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 32


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

được giao dịch, họ có thể giữ lại thông tin này trong 90 phút. Lời giải thích phổ biến của họ cho lợi thế
đáng kinh ngạc này là họ phải có lợi thế hơn tất cả các nhà giao dịch khác nhằm tạo ra lợi nhuận đủ lớn
để trang trải cho chi phí khổng lồ của họ. Khi các giao dịch trễ này được báo cáo, điều này không chỉ
làm hỏng dữ liệu trên một thanh, mà là hai thanh. Để tăng thêm sự bất lợi này, bạn phải trả phí cho dữ
liệu không chính xác này.
Vì các nhà giao dịch chuyên nghiệp có thể giữ lại mức giá họ giao dịch trong vòng 90 phút hoặc
lâu hơn nếu họ thấy điều đó phù hợp với họ. Nhưng điều họ muốn giấu bạn không phải là giá cả mà là
khối lượng. Nhìn thấy giá bạn có thể sợ hãi hoặc hi vọng nhưng nhìn khối lượng bạn sẽ thấy sự thật.
Việc giao dịch ở các thị trường khác trên thế giới có thể không có quy tắc tương tự nhưng nếu khối
lượng quan trọng ở sàn London thì nó cũng quan trọng ở bất kỳ thị trường nào khác, các thị trường có
thể khác nhau vài chi tiết nhưng tất cả các thị trường tự do trên thế giới đều hoạt động theo cùng một
cách.
Khi các nhà tạo lập thị trường này giao dịch trên tài khoản của chính họ, điều gì ngăn cấm họ
không giao dịch ở thị trường tương lai hoặc thị trường quyền chọn ngay trước khi họ giao dịch khối
lượng lớn cổ phiếu trên thị trường tiền mặt? Đây có phải lý do tại sao thị trường tương lai luôn di chuyển
đầu tiên? Điều tương tự cũng diễn ra trên các thị trường khác. Tuy nhiên một thị trường thanh khoản
càng cao, giao dịch nhiều thì càng khó thao túng.
Bạn sẽ thường xuyên thấy thao túng trên thị trường và bạn phải mong đợi điều đó. Hãy cảnh giác
khi tìm kiếm sự thao túng và sẵn sàng hành động. Các nhà tạo lập thị trường không thể chỉ đánh dấu
giá lên hoặc xuống theo ý muốn, vì điều này chỉ có thể xảy ra khi khối lượng đặt lệnh mỏng - với phần
lớn các thời điểm, điều này quá tốn kém. Như chúng ta đã chỉ ra những cơ hội là cần thiết với họ, tạm
thời giảm các lệnh giao dịch trên sổ sách của họ và tận dụng tối đa các tin tức (tốt hoặc xấu).
Không phải ngẫu nhiên mà sự thăm dò thị trường được nhìn thấy sớm vào buổi sáng hoặc rất muộn
trong ngày. Có ít nhà giao dịch đang hoạt động tại những thời điểm này. Các nhà quản lý quỹ, nhà giao
dịch làm việc cho những tổ chức lớn (Tôi tạm gọi những người này là “không chuyên nghiệp” để phân
biệt họ với những nhà tạo lập thị trường và cộng sự) họ thích ổn định, vui vẻ với tách cafe, hoặc tổ chức
họp hành trước khi tập trung vào hành động thị trường. Nhiều trader giao dịch bằng tiền của người khác,
làm công ăn lương, không có sự cống hiến để cảnh giác vào đầu phiên giao dịch. Đến buổi chiều thị họ
mệt mỏi và muốn về nhà với gia đình.
Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng một công cụ khác để bạn thấy hữu ích khi kiểm tra
hành vi thị trường, đó là: đường xu hướng và kênh xu hướng. Tuy nhiên, bạn đã thấy rằng không thể
bỏ qua những chỉ dẫn của khối lượng.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 33


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Phần 2: Phân Tích Xu Hướng Và Chênh Lệch Khối Lượng


Giới thiệu về xu hướng.
Chúng ta sẽ thường xuyên đề cập đến “Phân tích chênh lệch giá và khối lượng”, vì vậy sẽ sử dụng
từ viết tắt VSA xuyên suốt cuốn sách.
Nếu bạn muốn trở thành một nhà giao dịch giỏi và kiếm được tiền trên thị trường, bạn phải giao
dịch đồng thuận với các chuyên gia (nhà tạo lập thị trường, chuyên gia giao dịch trên sàn) và không
chống lại họ. Điều này có nghĩa là khi một động thái đang diễn ra, bạn phải có khả năng xác định xu
hướng cơ bản của các chuyển động giá và đi theo dòng chảy đó. Điều này không có nghĩa là bạn không
thể thực hiện một vị thế bán khống tạm thời trong thị trường tăng giá nếu nó có lợi cho bạn, chỉ là bạn
phải biết rằng bạn đang bơi ngược dòng. Cũng không có nghĩa là bạn không thể bắt được các điểm quay
đầu, nếu bạn biết mình đang làm gì.
Xu hướng có thể giúp ích rất nhiều, cả về thời gian di chuyển và duy trì nhận thức của bạn về dòng
chảy cơ bản của thị trường.
Tại thời điểm này, dường như không có tài liệu nghiên cứu khoa học nào về xu hướng và các đường
xu hướng. Do đó, không thể tuyên bố một cách chắc chắn rằng chúng ta biết các đường xu hướng hoạt
động như thế nào. Tuy nhiên, từ nhiều năm nghiên cứu và sử dụng, tôi có thể khẳng định rằng: các
đường xu hướng dường như hoạt động và đại diện cho các vùng kháng cự đối với giá.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 34


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Xây dựng đường xu hướng (Trend line).


Các đường xu hướng được vẽ trên biểu đồ vì một số lý do:
1. Để hiển thị biểu đồ hướng của xu hướng cơ bản.
Như bạn đã thấy từ bất kỳ biểu đồ giá nào, tất cả các thị trường đều di chuyển lên xuống, nhưng
đôi khi chúng sẽ di chuyển liên tục theo một hướng chung, mà chúng tôi gọi là xu hướng. Thị trường
thường ở trong trạng thái có xu hướng khoảng 30% thời gian. Một cách để loại bỏ dữ liệu nhiễu là sử
dụng đường trung bình động (MA) và một cách khác là sử dụng đường xu hướng hoặc kênh.
2. Để thiết lập các điểm kháng cự và hỗ trợ tiềm năng vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Các mức giá sẽ chạm tới các đường xu hướng vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nếu xu
hướng tiếp tục. Để thay đổi bất kỳ xu hướng đã thiết lập nào sẽ cần nỗ lực. Nỗ lực cuối cùng sẽ thay
đổi xu hướng và điều này sẽ được phản ánh trong biểu đồ thanh.
Nếu bạn xem xét các ví dụ được hiển thị, bạn sẽ thấy các thanh giá trên biểu đồ thường phục hồi
từ các đường xu hướng. Cũng như sử dụng các đường xu hướng hiện tại, các đường xu hướng trước đó
giá có phản mạnh có thể được sử dụng để xác định các khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ. Điều này rõ ràng
hơn khi các đường xu hướng chồng lên nhau hoặc cắt nhau (điểm hợp lưu).
3. Để xác định điểm phá vỡ và thay đổi xu hướng.
Một chuyển động giá mạnh mẽ lên hoặc xuống, ra khỏi kênh xu hướng thường sẽ báo trước sự đảo
chiều của xu hướng hoặc tăng tốc (hoặc giảm tốc) trong sự di chuyển của giá cả.
Cách chính xác để xây dựng các kênh xu hướng là:
 Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, cần 2 điểm thấp và một điểm cao.
 Nếu thị trường đang trong xu hướng giảm, cần 2 điểm cao và một điểm thấp.

Đáy và Đỉnh.
Các mức cao và thấp trong kênh xu hướng có ý nghĩa riêng trong biểu đồ VSA. Các điểm dưới đây
áp dụng cho bất kỳ biểu đồ nào:
1. Đáy liên tiếp cao hơn cho thấy một sức mạnh trong trung hạn, trong đó điểm thấp có ý nghĩa
đáng kể khi nó cao hơn điểm thấp trước đó.
2. Dấu hiệu của sức mạnh ngắn hạn được thể hiện bằng các mức thấp liên tiếp cao hơn, trong đó
mức thấp của mỗi thanh giá ngày (hay bất kỳ khung thời gian nào) cao hơn mức thấp thanh giá trước
đó. Hành động này chứng tỏ rằng tiền chuyên nghiệp đang ủng hộ động thái này.
Một xu hướng tăng giá rõ ràng ở biểu đồ dưới đây minh họa cho 2 nguyên tắc trên.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 35


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Ngược lại.
1. Các đỉnh liên tiếp thấp hơn đỉnh trước đó cho thấy sự yếu kém trong trung hạn, trong đó các
điểm cao có ý nghĩa đáng kể khi nó thấp hơn điểm cao trước.
2. Dấu hiệu của sự yếu kém ngắn hạn được thể hiện bằng các mức cao liên tiếp thấp hơn mức cao
trước. Trong đó mức cao của mỗi thanh giá ngày (hay bất kỳ khung thời gian nào) thấp hơn mức cao
thanh giá trước đó. Cho thấy tiền chuyên nghiệp không hỗ trợ cho động thái di chuyển này.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 36


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Đỉnh thấp hơn đầu tiên trong một thị trường tăng và đáy cao hơn đầu tiên trong một thị trường
giảm là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự thay đổi xu hướng có thể xảy ra.
Vài mẹo nhỏ:
 Các đường xu hướng trước đó có thể được sử dụng để xác định khu vực kháng cự và hỗ trợ,
đặc biệt là khi chúng nhóm lại với nhau (cụm xu hướng).
 So sánh 2 hoặc nhiều khung thời gian để tìm kiếm xu hướng trên một khung thời gian dài hơn
và ngắn hơn.
 Đừng diễn giải các đường xu hướng một cách máy móc. Bằng mọi cách, hãy vẽ các đường xu
hướng một cách máy móc, nhưng không giải thích chúng một cách chặt chẽ - chúng nên được sử dụng
như một quy luật.
 Các đường xu hướng thể hiện khả năng chống lại sự dịch chuyển từ hướng này sang hướng
khác. Nhớ rằng phải mất thời gian và nỗ lực của các nhà tạo lập thị trường để vượt qua mức kháng cự.
Thị trường luôn muốn đi theo con đường ít kháng cự nhất. Sự tồn tại của nỗ lực, hoặc thiếu nỗ lực khi
giá tiếp cận các vùng kháng cự này sẽ cho thấy liệu đường này có giữ vững được mức giá hay không.

Sâu hơn về xu hướng.


Các xu hướng có đặc tính khó hiểu là có bản chất không rõ ràng hoặc không có quy mô. Ý chúng
tôi muốn nói ở đây là quy mô của chúng phụ thuộc vào điểm quan sát. Nếu bạn nhìn vào bờ biển của
nước Anh, bạn có thể thấy nó lởm chởm. Chúng ta không thể áp dụng một thang đo để đo mức độ răng
cưa trừ khi chúng ta cố định điểm quan sát. Toàn bộ bờ biển lởm chởm khi nhìn từ vệ tinh, bờ biển vẫn
lởm chởm khi nhìn từ máy bay và nó cũng lởm chởm không kém nếu nhìn khi đứng trên bờ biển. Răng
cưa là một mô tả không có tỷ lệ.
Khi xem xét xu hướng, chúng được phân loại như sau:

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 37


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

 Dài hạn (xu hướng chính).


 Trung hạn.
 Ngắn hạn (nhỏ).
Xu hướng trung hạn được sử dụng nhiều nhất khi kết hợp với các phương pháp VSA, nhưng chính
xác xu hướng trung hạn là gì? Chúng ta không có một thước đo cụ thể, vì chiều cao và chiều rộng của
một xu hướng trung hạn sẽ khác nhau, ngay cả trên một biểu đồ. Một xu hướng ngắn hạn trên biểu đồ
hàng tuần sẽ là một xu hướng trung hạn trên biểu đồ hàng ngày và dài hạn trên biểu đồ hàng giờ.
Tất cả những gì chúng ta có thể làm là đặt một xu hướng theo cách phân loại mà xu hướng đó vẫn
còn hữu ích. Nếu kênh xu hướng là hẹp, dốc và bị phá vỡ bởi một xu hướng ngược lại trong ngắn hạn
thì đó là xu hướng ngắn hạn. Nếu nó thể hiện đặc tính kháng cự trong xu hướng trung hạn thì đó là xu
hướng trung hạn, …v.v.
Có những xu hướng ngược lại trong xu hướng tổng thể - điều này làm nổi bật bản chất fractal của
xu hướng. Chúng tôi có thể thu nhỏ theo các xu hướng ngắn hạn hơn bằng cách giảm khung thời gian
của biểu đồ.
Tại sao đường xu hướng (trend line) lại hoạt động?
Câu trả lời có thể rút ra từ quan sát của chúng tôi tại TradeGuider mặc dù chưa được chứng minh
về mặt toán học nhưng có một gợi ý đáng tin cậy về đặc tính kháng cự, hỗ trợ của đường trendline.
Nếu bạn vẽ một đường trung bình động trên biểu đồ ngày, với một khoảng thời gian khá dài, chẳng
hạn 50 ngày, bạn sẽ nhận thấy rằng đôi khi đường này tương đối thẳng, nhưng vẫn có một xu hướng cơ
bản đáng chú ý đối với sự chuyển động của giá. Giá hàng ngày có thể dao động lên xuống xung quanh
đường trung bình động, nhưng xu hướng vẫn rõ ràng.
Xu hướng này đã được quan sát thấy trong nhiều loại dữ liệu hỗn loạn và thậm chí cả dữ liệu ngẫu
nhiên hoặc không ngẫu nhiên. Ví dụ, chúng ta thường nghe nói rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, nhưng
xu hướng cơ bản vẫn là giảm. Cũng có thể có các tham chiếu đến các biến thể theo mùa.
Khi có mức tăng hoặc giảm trung bình trong dữ liệu xu hướng, thì cũng có thể xu hướng quay trở
lại mức trung bình. Trong biểu đồ giá, chúng ta có thể mô tả điều này bằng các thuật ngữ quen thuộc.
Khi một biến động giá mạnh xảy ra và di chuyển cao hơn độ dốc tăng trung bình, nó thường được theo
sau bởi một phản ứng thoái lui tới mức trung bình, tự động bù đắp cho sự di chuyển lên. Tất nhiên, đây
là thuộc tính của giá trị trung bình chứ không phải dữ liệu.
Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng sự di chuyển lên xuống xảy ra trên chỉ số do sự mất cân bằng giữa
cung và cầu được tạo ra ở các cổ phiếu cơ sở. Khi thị trường đang tăng, nó mất trạng thái cân bằng. Các
phản ứng (đi xuống ngắn) theo sau các đợt phục hồi để khôi phục trạng thái cân bằng tạm thời. Trong
các động thái tăng giá dài hạn cũng có thể có những khoảng thời gian tái tích lũy hoặc các khu vực tắc
nghẽn, đó là một cách khác để khôi phục lại sự cân bằng.
Một nghiên cứu kỹ lưỡng về các đường xu hướng được vẽ chính xác sẽ cho bạn thấy cách mà giá
dường như dao động giới hạn trong các đường xu hướng. Như đã đề cập trước đây, một đường xu hướng
cung cấp ngưỡng kháng cự cho việc giá vượt qua nó. Bạn cũng sẽ nhận thấy làm thế nào, một khi đường
xu hướng đã bị xuyên thủng, nó đưa ra mức kháng cự, nhưng bây giờ là theo hướng ngược lại.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 38


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Sử dụng đường xu hướng để xác định mức quá mua và quá bán.
Khu vực giữa đường xu hướng trên và dưới được gọi là phạm vi giao dịch. Khi thị trường đi ngang
giữa các đường xu hướng trên và dưới, thì thuật ngữ trong Phân tích Kỹ thuật cũ gọi là "phạm vi giao
dịch" có thể được coi là có hiệu lực. Theo thuật ngữ VSA, thị trường đang giao dịch trong phạm vi của
nó (đi ngang) và sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi có nỗ lực (bán hoặc mua) khiến nó di chuyển.
Một nhà giao dịch sử dụng các nguyên tắc VSA của chúng tôi sẽ phân tích hành động giá trong
phần trên và phần dưới của phạm vi giao dịch, bởi vì các quan sát quan trọng diễn ra trong các khu vực
này, khi giá hướng đến đường cung hoặc đường hỗ trợ tương ứng.
Khu vực phía trên đường cung được gọi là quá mua và khu vực bên dưới đường hỗ trợ được gọi là
quá bán. Bạn sẽ thấy đây là một dấu hiệu đáng tin cậy hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.
Khoảng giữa thể hiện giá trị trung bình của dữ liệu. Ở đây giá có thể di chuyển về bất kỳ hướng
nào. Đó là, trên lý thuyết!

Chart 18: Overbought and oversold levels.


Hãy nhớ rằng, cần có sự tích lũy hoặc phân phối ở mức cao hoặc mức thấp để tạo ra sự mất cân
bằng cung và cầu. Khi quá trình này đã diễn ra, bước di chuyển sẽ được coi là có trọng số để đi đến các
cạnh của kênh xu hướng đã được thiết lập. Ở các cạnh của phạm vi giao dịch, nếu xu hướng đang được

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 39


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

giữ vững, thì sẽ có nguy cơ bị đảo ngược. Khi ở trong vùng quá mua hoặc quá bán, cơ hội đảo chiều
tăng lên, nhưng ở đây một hiện tượng kỳ lạ có thể xảy ra.
Đường xu hướng dường như cung cấp mức kháng cự theo cả hai chiều. Khi đã xuyên thủng vùng
kháng cự theo chiều này, nó sẽ trở thành vùng cản đối với thị trường khi giá quay lại tiếp cận đường xu
hướng.

Điều này được giải thích bởi hành động của các nhà tạo lập thị trường hoặc các chuyên gia. Nếu
có một nỗ lực gia tăng để đi lên và vượt qua đường xu hướng phía trên, những nhà giao dịch chuyên
nghiệp có thể đã có quan điểm tăng giá (điều này phải là trường hợp giá xuyên thủng đường này ngay
từ đầu). Bây giờ, khi giá tiếp cận đường một lần nữa, lần này từ hướng ngược lại, bạn sẽ vẫn cần nỗ lực
để xâm nhập đường xu hướng. Nếu các chuyên gia hoặc nhà tạo lập thị trường vẫn lạc quan, sẽ không
có nỗ lực nào để quay trở lại. Khối lượng sẽ cho bạn biết liệu xu hướng hiện tại có được giữ hay không.
Khi chúng ta cần nỗ lực để xuyên thủng đường xu hướng, bất kỳ khối lượng thấp nào xuất hiện khi giá
tiếp cận đường này sẽ cho thấy rằng nó khó có thể bị phá vỡ.

Giá trị cảm nhận & Đường xu hướng.


Chúng ta có thể mở rộng khái niệm “giá trị cảm nhận” để giải thích tại sao mức kháng cự lại xảy
ra tại các đường xu hướng. Giả sử chúng ta có 3 nhà giao dịch A, B, C đã giao dịch một cổ phiếu cùng
một lúc.
 A mua và bán ra với 1 khoản lợi nhuận nhỏ, sau đó mua lại và bán khi lệnh cắt lỗ của anh ta
được kích hoạt với một khoản lỗ nhỏ.
 B đã mua gần mức giá cao và bị khóa khi giá đột ngột giảm. Anh ấy hiện đang cầm cự với hy
vọng giảm bớt sự mất mát của mình.
 C bán khống và đang có lãi.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 40


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Các lý do cho việc mua và bán, các vị thế mà 3 nhà giao dịch đang thực hiện là không giống nhau,
ngoại trừ việc thể hiện các giá trị cảm nhận khác nhau về cổ phiếu. Chúng ta không thể biết lý do đằng
sau hành động của các nhà giao dịch. Nhưng chắc chắn chúng ta biết rằng cách nhìn cổ phiếu của 3
người là khác nhau:
 A có 2 giao dịch và có một khoản lỗ nhỏ. Anh ấy không lo lắng, vì nghĩ rằng thời điểm tốt hơn
chắc chắn sẽ đến. Anh ta đã thoát khỏi thị trường và tìm kiếm cơ hội giao dịch mới. Anh ta đã nhìn thấy
điểm yếu ở mức giá cao và đã bỏ qua cơ hội bán khống, anh ta đang chờ giá giảm và tìm cơ hội mua.
 B đang hoảng sợ, anh ta muốn giá tăng trở lại để giảm lỗ. Nếu giá tiếp tục giảm, anh ta có thể
sẽ bị loại khỏi thị trường ở một thời điểm nào đó.
 C có vị thế bán khống tốt và kỳ vọng giá tiếp tục giảm. Anh ta đã đặt lệnh dừng lỗ phía trên thị
trường hiện tại để bảo vệ lợi nhuận của mình.
Như đã đề cập, điểm quan trọng ở đây là sự nhìn nhận và kỳ vọng khác nhau của 3 nhà giao dịch:
 A có suy nghĩ về một mức giá mà anh ta có thể mua.
 B sắp đạt đến điểm mà anh ta không thể chịu đựng được nữa và sẽ bán lỗ.
 C hài lòng với giao dịch của mình và hi vọng tiếp tục có thêm lợi nhuận.
Đây chỉ là 3 trong số hàng ngàn nhà giao dịch đang theo dõi và giao dịch cổ phiếu. Một số đang bị
thua lỗ, một số có lợi nhuận, trong khi những người khác đang tìm kiếm cơ hội giao dịch.
Bạn có thể thấy rằng các giá trị cảm nhận có xu hướng tăng trong thị trường tăng và giảm đi trong
thị trường giảm giá. Có thể nếu chúng ta trung bình tất cả hàng ngàn hi vọng và kỳ vọng này và giới
hạn của đường xu hướng là xấp xỉ nỗi đau và niềm vui cho tất cả các nhà giao dịch.
Việc quan sát sẽ cho thấy rằng các đường xu hướng sẽ hoạt động nếu được vẽ chính xác. Không
nhất thiết giá phải dao động nằm hoàn toàn trong các đường xu hướng. Điều này cho thấy, phải có một
lý do chính đáng cho điều này. Bằng chứng về các cụm xu hướng (xem phần tiếp theo) hỗ trợ giả định
trực quan rằng các xu hướng thực sự hiển thị các khu vực hỗ trợ và kháng cự.

Giới thiệu về cụm xu hướng.


Hầu hết trong số đó đều dựa trên nghiên cứu của riêng chúng tôi trong việc tạo ra hệ thống tự động
cho chương trình máy tính TradeGuider, chương trình này sẽ tạo ra các cụm xu hướng tự động.
Nguyên tắc phân cụm xu hướng là một phần rất quan trọng trong TradeGuider. Các đường hỗ trợ
và kháng cự rõ ràng kỳ lạ được cung cấp bởi các đường xu hướng cũ trên biểu đồ, một trong số đó thậm
chí có thể cách đây vài năm, đã được các nhà biểu đồ quan sát trong nhiều năm. Trong những ngày
trước khi có máy tính, người ta phải vẽ các đường xu hướng trên các biểu đồ được vẽ bằng tay để hướng
tới tương lai.
Cơ sở để có một số lượng lớn các kênh xu hướng được vẽ và lưu trữ bằng máy tính (một tính năng
độc đáo của chương trình TradeGuider) cho phép chúng tôi ban đầu cố gắng đánh dấu nơi các xu hướng
cũ đi qua cạnh đầu tiên của biểu đồ. Ý tưởng đằng sau điều này là để xem nơi mà một động thái giảm
giá mạnh có thể gặp phải kháng cự khi thị trường bị bán quá mức.
Kết quả là đáng kinh ngạc. Các ví dụ sau đây là hoàn toàn chân thực và không có gì bất thường.
Mỗi khối đại diện cho một khu vực mà TradeGuider đã cảm nhận được các đường xu hướng cũ giao
nhau. Điều đáng chú ý hơn nữa là TradeGuider chỉ vẽ các khối bằng cách sử dụng các đường xu hướng
bắt đầu trước trang hiện tại và không biết gì về biểu đồ hiện tại được hiển thị ngoại trừ giới hạn tỷ lệ
dọc trên và dưới.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 41


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Mỗi khối ngang đánh dấu một đường xu hướng cũ đi qua khu vực mà dữ liệu hiện tại đang được
vẽ. Các đường xu hướng này có thể đã tồn tại rất lâu hoặc tương đối gần đây. Khu vực phân cụm chính
trong biểu đồ trên cho thấy các điểm kháng cự đặc biệt rõ ràng về xu hướng giảm. Nếu chúng tôi phóng
to biểu đồ, bạn sẽ thấy những đợt tăng giá thường xuyên, với tất cả các nguyên tắc của một thị trường
yếu đang hiện hữu.
TradeGuider không có thông tin về trang biểu đồ hiện tại đang được hiển thị trên màn hình, vì vậy
các cụm xu hướng xuất hiện cách xa hành động giá hiện tại nên được bỏ qua. Các cụm xu hướng chỉ
trở nên quan trọng khi hành động giá được vẽ gần với chúng. Do đó, trong biểu đồ trước, bạn có thể bỏ
qua cụm xu hướng ngang lớn xuất hiện ở đầu màn hình.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 42


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Sử dụng cụm xu hướng.


Điểm đầu tiên và quan trọng nhất là khi một dãy khối liên tục xuất hiện, bạn không được kéo dài
dãy khối vượt quá giới hạn tự nhiên của chúng. Các cụm xu hướng ở đâu thì các xu hướng đang hội tụ,
nhưng ở nơi chúng dừng lại thì các xu hướng đang bắt đầu phân kỳ và sự phân kỳ sẽ làm giảm ý nghĩa
của chúng. Các cụm cung cấp mức kháng cự, khoảng cách giữa các cụm là khoảng trống cơ hội cho các
nhà tạo lập thị trường hoặc các chuyên gia tận dụng.
Thứ hai, hãy thử tưởng tượng các cụm không phải như một bức tường hay một chướng ngại vật
vững chắc, mà như một hàng rào ở nông thôn. Hàng rào tạo thành một chướng ngại vật, nhưng không
phải là một rào cản không thể xuyên thủng. Giống như một hàng rào thực sự, có một số cách để vượt
qua. Có nhiều loại hàng rào khác nhau và phương pháp vượt qua sẽ phụ thuộc vào khả năng và mong
muốn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 43


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Bạn có thể lùi lại và chạy tới hàng rào, lao vào hàng rào với tốc độ nhanh và đột phá theo cách của
bạn. Ngoài ra, bạn có thể thử chọn theo cách khác. Nếu nó là hàng rào dày, bạn có thể làm việc theo
cách của bạn cho đến khi bạn tìm thấy một sơ hở.
Như bạn sẽ thấy, các nhà giao dịch chuyên nghiệp muốn kiểm tra hoặc vượt qua ngưỡng kháng cự
với ít nỗ lực nhất đối có thể. Lưu ý cách các mức cao và thấp có thể đang kiểm tra mức kháng cự, nhưng
giá đóng cửa có xu hướng tránh các cụm.
Để xuyên thủng ngưỡng kháng cự cũ, có thể có một thanh giảm rộng đột ngột trên khối lượng cao
(nhưng không quá mức), đâm xuyên qua kháng cự hoặc một khoảng trống giảm (điều này giống như
nhảy qua hàng rào). Bạn có thể thấy giá đi ngang và sau đó có thể vượt qua với một khoảng trống hoặc
bạn có thể quan sát thấy giá đi xuống nhanh chón. Tại sao điều này nên được mở ra để thảo luận. Các
chuyên gia trên thị trường nhận thức được các mức kháng cự, không phải thông qua một số phân tích
lý thuyết phức tạp, mà bởi vì họ có các lệnh trên sổ sách của họ. Họ có thể nhìn thấy cả hai phía của thị
trường với đơn đặt hàng từ khắp mọi nơi. Họ cũng sẽ biết khi nào việc thu hút giao dịch ở những mức
giá nhất định trở nên khó khăn. Điều chúng ta có thể chắc chắn là khả năng chống lại sự chuyển động
của giá là một thực tế cho dù tăng hay giảm.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 44


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

S&P500 là một thị trường thanh khoản cao - ngay cả như vậy, nó vẫn không thích mức kháng cự
cũ.
 Tại điểm A, thị trường đang tăng và vượt qua ngưỡng kháng cự. Lưu ý, giá có xu hướng muốn
tránh sự kháng cự, đặc biệt là giá đóng cửa.
 Tại điểm B, giá lại bị đẩy xuống và vượt qua ngưỡng kháng cự.

Phân tích khối lượng gần đường xu hướng (trend line).


Một phạm vi giao dịch cho thấy một khu vực giao dịch dự kiến trong tương lai. Sẽ cần các nhà
giao dịch chuyên nghiệp hoạt động để thay đổi xu hướng.
Nỗ lực xâm nhập đường xu hướng khi giá tiếp cận hoặc không thật sự nằm trên đường xu hướng.
Thông thường, bạn quan sát nỗ lực xâm nhập bằng thân nến dài tăng (hoặc giảm), kèm theo sự gia tăng
khối lượng.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 45


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nghiên cứu các đường xu hướng cũ và quan sát khi các đường này bị phá vỡ. Ghi nhận nỗ lực cần
thiết. Gapping là một cách để vượt qua kháng cự. Tiền chuyên nghiệp biết chính xác nơi kháng cự xuất
hiện. Việc xem xét các khu vực này luôn luôn là do hoạt động của các nhà hoạch định thị trường hoặc
các chuyên gia. Nỗ lực này phải luôn hiệu quả về chi phí. Ví dụ, chúng không bao giờ cố gắng đẩy giá
vượt qua ngưỡng kháng cự trừ khi chúng muốn thị trường tăng giá. Bất kỳ hoạt động đột ngột nào cũng
sẽ có những lợi ích kèm theo, bằng cách khóa các nhà giao dịch ra - vào thị trường, khuyến khích các
nhà giao dịch không bán và làm cho các nhà giao dịch bán khống hoảng sợ sau đó kết thúc trong thua
lỗ.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 46


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Các kênh xu hướng thể hiện mức kháng cự:


 Đường trên là đường kháng cự đối với mức giá cao hơn.
 Đường dưới thể hiện kháng cự đối với mức giá thấp hơn.
Nếu khối lượng thấp khi giá di chuyển lên đường xu hướng trên giá sẽ không đi được xa. Tuy
nhiên, một khi giá phá vỡ đường xu hướng trên thì đường xu hướng đó trở thành ngưỡng kháng cự tiềm
năng đối với mức giá thấp hơn. Điều này được xác nhận bởi việc quan sát khối lượng thấp trên bất kỳ
thanh giảm giá tiếp theo nào. Cũng lưu ý thêm rằng giá càng ở trên đường này càng lâu thì mức kháng
cự đối với động thái giá đi xuống càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Khi một cổ phiếu hoặc Chỉ số tăng giá và đạt đến đường xu hướng phía trên và khối lượng lớn xuất
hiện với một ngày tăng giá rộng, bạn sẽ mong đợi kết quả từ khối lượng lớn, bởi vì có một nỗ lực rõ
ràng để đi lên. Có nghĩa là, bạn sẽ mong đợi giá đi lên và đi qua đường xu hướng phía trên. Nếu ngày
hôm sau cũng có khối lượng cao nhưng bạn không thấy bất kỳ kết quả nào cho việc giá đi lên, thì kết
luận: Khối lượng cao phải chứa nhiều bán hơn mua và đồng thời cho thấy đường xu hướng vẫn đang
được giữ vững tại thời điểm đó. Nếu khối lượng lớn được mua, thì làm sao mà giá lại không tăng tăng
vào ngày hôm sau?!

Lực đẩy lên vượt qua nguồn cung / đường hỗ trợ.


Nếu bạn quan sát thấy mức chênh lệch giá rộng, kèm theo khối lượng lớn, vượt qua đỉnh của kênh
xu hướng (đường cung) và ngày hôm sau thậm chí giá còn cao hơn, thì bây giờ bạn nên mong đợi giá
cao hơn. Bất kỳ ngày giảm giá nào sau đó với khối lượng thấp sẽ xác nhận điều này.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 47


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Có một quy luật của cuộc sống: Nỗ lực đi đôi với kết quả. Bạn sẽ nhận được một thành quả tương
ứng với nỗ lực mà bạn đã bỏ ra cho bất cứ điều gì. Một thanh giá tăng rộng, với khối lượng lớn (đây là
nỗ lực), trong khi tiếp cận vào đường cung, với ngày tiếp theo giảm giá (không có kết quả từ nỗ lực),
cho thấy rằng bây giờ bạn sẽ tìm kiếm phản ứng (đi xuống) trong xu hướng, hoặc là chuyển động đi
ngang.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 48


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Đường xu hướng (Trendline) được kẻ bằng cách chọn 2 mức cao nhất (A & C) và 1 mức thấp ở
giữa (B).
Gần như ngay lập tức, đường xu hướng tại điểm ‘d’ trở nên hữu ích. Để giá đi lên vượt qua vùng
kháng cự, chưa kể đến đỉnh cũ tại điểm ‘c’, bạn cần thấy tăng khối lượng chứ không phải khối lượng
thấp. Bây giờ bạn biết rằng đường xu hướng trên sẽ không bị xuyên thủng tại thời điểm này.
Thị trường phản ứng với điểm ‘e’. Lưu ý rằng mỗi ngày giảm giá là với khối lượng thấp tức là
không có áp lực bán. Nếu không có áp lực bán thì thị trường sẽ đi lên. Tại điểm ‘f’ chúng ta có một lực
đẩy lên (up-thrust). Bạn thường không thấy lực đẩy lên trong các thị trường mạnh (xem lực đẩy lên).
Khối lượng trên đà tăng này là trung bình, vì vậy thị trường tiếp tục đi lên trong hai ngày.
Tại điểm ‘g’, mức chênh lệch giá đã thu hẹp và không đạt đến đường xu hướng phía trên. Nếu thị
trường tăng giá vào thời điểm này, mức chênh lệch sẽ rộng, có thể tăng và vượt qua đường xu hướng
phía trên. Hãy nhớ rằng chúng ta đã thấy một dấu hiệu yếu trong nền tại điểm ‘f’. Giá ngay lập tức giảm
vào ngày hôm sau với khối lượng lớn, sau đó là hai ngày giảm chênh lệch giá rộng kèm khối lượng lớn
(áp lực bán). Tất cả các thị trường tài chính được thiết kế để khiến bạn mất tiền vào tay các chuyên gia.
Đây là lý do tại sao thị trường dao động lên xuống trong bất kỳ xu hướng nào, liên tục khiến bạn phải
chịu một áp lực. Các nhà khai thác chuyên nghiệp làm việc theo cách tàn nhẫn để duy trì hoạt động kinh
doanh, nếu không mọi người sẽ đều là người chiến thắng.
Tại thời điểm ‘h’, thị trường đang tăng, nhưng hãy nhìn vào số lượng khối lượng - nó đang ở mức
thấp! Thị trường không thể tăng với khối lượng giao dịch thấp sau những dấu hiệu suy yếu trên nền giá.
Chúng tôi cũng đang ở giữa phạm vi giao dịch như được mô tả bởi các đường xu hướng.
Tại điểm ‘i’, chúng ta có một dấu hiệu suy yếu nghiêm trọng, được chỉ ra bởi giá giảm có chênh
lệch giá rộng với khối lượng lớn, khi giá tiếp cận đường xu hướng dưới. Lưu ý cách giá được đẩy xuống
nhanh chóng qua vùng kháng cự thấp hơn. Một khi giá giảm xuống dưới đường xu hướng, thị trường
hiện đang quá bán và sẵn sàng cho một động thái đi lên. Đường xu hướng dưới, một khi bị phá vỡ, bây

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 49


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

giờ trở thành đường kháng cự đối với giá cao hơn. Để xuyên thủng vùng kháng cự này, bạn cần phải
chứng kiến giá tăng lên với mức chênh lệch giá kèm khối lượng lớn.
Tại điểm ‘j’, mỗi ngày tăng có khối lượng thấp. Hoàn toàn không có nỗ lực nào để xuyên thủng
đường xu hướng (nay đã trở thành kháng cự với giá cao hơn), vì vậy chúng ta có thể tự tin kỳ vọng giá
sẽ thấp hơn nữa.

Hỗ trợ cho xu hướng.


Trong một động thái đi xuống, nơi giá đang tiến gần đến đường xu hướng dưới (Đường hỗ trợ),
bất kỳ khối lượng thấp nào xuất hiện sẽ cho bạn biết rằng đường xu hướng có khả năng giữ được giá
trong thời điểm đó vì không có nỗ lực nào để vượt qua nó (bạn cần thấy lực bán để vượt qua ngưỡng
kháng cự được cung cấp tại đường hỗ trợ).
 Nếu là khối lượng cao, với mức chênh lệch giá rộng, đang dần tiến đến đường xu hướng dưới,
chúng ta kỳ vọng đường xu hướng sẽ bị phá vỡ bởi nỗ lực lớn này.
 Nếu hành động giá đi xuống tiếp cận hoặc gần chạm đường xu hướng, với khối lượng thấp,
chúng ta kỳ vọng đường xu hướng sẽ giữ được giá do không có nỗ lực.
Đường hỗ trợ đại diện cho một vùng kháng cự cần áp lực bán để vượt qua nó. Khối lượng thấp cho
chúng ta thấy có rất ít bán và do đó đường hỗ trợ có thể giữ được mức giá.

Hấp thụ khối lượng và đường xu hướng dưới.


Nếu bạn quan sát thấy khối lượng cao khi giá gần chạm đường xu hướng dưới thì đây là áp lực
bán, nhưng nếu ngày hôm sau giá lại tăng thì nó sẽ biểu hiện cho khối lượng của ngày giảm hôm trước
có chứa sức mua (hấp thụ bán), đây chính là dấu hiệu của sức mạnh. Tuy nhiên, bạn sẽ cần một giai

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 50


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

đoạn tích lũy trước khi một đợt tăng giá có thể diễn ra. Bất kỳ chuyển động giá nào trên thị trường cần
tích lũy hoặc phân phối đã diễn ra.

Một thị trường yếu có một thanh giảm giá rộng, với khối lượng gia tăng, khi nó tiếp cận đường xu
hướng thấp. Lưu ý các từ ‘tiếp cận' và 'khối lượng gia tăng', cả hai đều là những dấu hiệu quan trọng.
Nếu bạn đang đến gần một cái hố và bạn định nhảy qua, bạn sẽ chạy nhanh đến gần, dẫn đến nỗ lực
vượt qua nhiều hơn, trái ngược với việc đi tới ngay sát mép trước khi thực hiện cú nhảy. Thị trường
hoạt động theo cách tương tự. Các dấu hiệu về sức mạnh hay điểm yếu sẽ xuất hiện ở các mức độ khác
nhau. Đó sẽ là những dấu hiệu rõ ràng hơn lúc đầu, nhưng khi bạn tích lũy được kinh nghiệm, bạn sẽ
sớm thấy nhiều hơn những dấu hiệu rõ ràng về sức mạnh và điểm yếu.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 51


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Phần 3: Giải Phẫu Thị Trường Bò & Gấu (Bull & Bear)
Thị trường tăng giá (bull) bắt đầu như thế nào?
Phần sau đây mô tả cách thị trường tăng giá ra đời:
Để bắt đầu quá trình tăng giá của thị trường, một chỉ số (hoặc các cổ phiếu đại diện) bắt đầu giảm
giá ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, chấm dứt các động thái tăng nhỏ với đỉnh thấp
hơn, như đã thấy trong thị trường xuống giá. Sẽ có lúc đạt đến một mức giá mà những người nắm giữ
yếu bắt đầu hoảng sợ (được gọi là bầy đàn) và có xu hướng bán đi tất cả cổ phiếu của họ cùng một lúc.
Những người nắm giữ yếu này không thể chịu thêm bất kỳ tổn thất nào và lo sợ sẽ còn tổn thất hơn nữa
(tin tức rất tệ). Khi những trader này bắt đầu bán thì tiền chuyên nghiệp nhảy vào bắt đầu mua, bởi theo
quan điểm của họ cổ phiếu có thể có mức giá cao tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Việc bán
hoảng loạn cũng làm cho tiền chuyên nghiệp có cơ hội mua (tích lũy) mà không thúc đẩy giá lên chống
lại việc mua vào của họ.
Quá trình này diễn ra liên tục, tạo ra một chuyển động nhỏ hoặc một chuyển động lớn. Bất kỳ động
thái nào đều tỷ lệ thuận với số lượng cổ phiếu đã được chuyển nhượng.
Để tạo ra một thị trường tăng trưởng lớn cần phải thấy sự cực đoan của quá trình này, được gọi là
“cao trào bán”. Hiện tượng này xảy ra khi có sự chuyển nhượng phần lớn cổ phiếu từ những người nắm
giữ yếu kém. Những người nắm giữ yếu kém là những nhà giao dịch đã bị khóa ở mức giá cao hơn,
phải chịu đựng nỗi sợ hãi và áp lực thua lỗ, không thể chịu đựng thêm được nữa. Những người nắm giữ
yếu này vui lòng bán cho những người nắm giữ mạnh. Sau đó, điều này mang lại cho những người nắm
giữ mạnh mẽ, những người ở phía đúng của thị trường, cơ hội để mua và xen kẽ các vị thế bán của họ
để không làm giá tăng so với việc mua của chính họ.
Tích lũy là thuật ngữ được sử dụng để chỉ ra rằng các lợi ích lớn đang tích cực mua cổ phiếu. Các
nhà giao dịch trong hầu hết các chiến dịch tích lũy thường không quan tâm đến công ty hoặc giám đốc
của nó. Họ sẽ làm tất cả bài tập về công ty được nhắm mục tiêu. Mối quan tâm duy nhất của họ là kiếm
lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Một cách tốt để vốn lớn hấp thụ là nhắm mục tiêu vào một cổ phiếu công ty có chất lượng tốt về
cơ bản đã giảm giá đáng kể. Việc mua diễn ra, nhưng mẹo là giữ cho việc mua của bạn càng im lặng
càng tốt và không bao giờ cho phép việc mua của bạn làm tăng giá cổ phiếu lên quá cao. Các lệnh mua
này sẽ thay đổi theo các điều kiện thị trường khác nhau. Khi thời gian trôi qua, lượng cổ phiếu lớn hơn
sẽ được chuyển đến tay người mua (người nắm giữ mạnh). Khi sự chuyển dịch này diễn ra, sự mất cân
bằng của cung và cầu trở nên lớn hơn. Khi nguồn cung đã được loại bỏ, một động thái tăng giá sẽ xảy
ra.
Nhiều chuyên gia hoạt động trong cái gọi là “vòng” cho sức mạnh nhóm. Một lượng tiền khổng lồ
được đầu tư vào việc tích lũy các cổ phiếu mục tiêu bởi những mối quan tâm lớn, và thậm chí các nhà
giao dịch này hành động cho các tài khoản của riêng họ được biết đến là những tài khoản không xác
định. Nhiều nhà giao dịch bên ngoài có thể đã nhận thấy việc mua và sẽ bắt đầu mua theo nguyên tắc
"nếu nó đủ tốt cho họ, nó đủ tốt cho tôi". Việc mua thứ cấp này có khả năng tạo ra kháng cự ở mức giá
cao hơn, vì những người bên này sẽ chốt lời khi thị trường đang tăng giá.
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp hiểu tâm lý con người (bạn cũng vậy, nhưng bạn có thể đã thất
bại trong việc liên kết nó với thị trường chứng khoán). Họ biết rằng hầu hết các cổ đông có lơi ích tích
cực với cổ phiếu của họ có thể bị loại bỏ bằng cách này hay cách khác. Thời gian trôi qua cũng có xu
hướng khiến các nhà giao dịch rời khỏi thị trường vì họ chờ đợi hết tháng này qua tháng khác với hi
vọng thị trường sẽ phục hồi. Ngay cả khi họ đang nắm giữ những cổ phiếu tiềm năng chiến thắng, nhưng
họ nghĩ rằng cổ phiếu sẽ không bao giờ phục hồi ngay bây giờ. Mỗi khi bất kỳ động thái tăng giá nào
bắt đầu, nó dường như lại giảm mạnh. Các nhà điều hành sẽ đánh vào cổ phiếu một cách mạnh mẽ và

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 52


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

nhanh chóng bằng các lệnh bán để hạ giá xuống một lần nữa để có thể mua nhiều hơn - việc bán các
khối lớn cổ phiếu một cách điên cuồng này là nguyên nhân khiến giá giảm. Họ có vẻ như đang bán,
nhưng quá trình này dẫn đến việc mua nhiều hơn bán vào cuối ngày. Nếu những người nắm giữ yếu
kém dính vào giai đoạn này, họ phải đối mặt với sự rung chuyển trước những tin tức xấu, thường thấy
ngay trước khi động thái tăng giá thực sự diễn ra.
Nguyên nhân cơ bản cho bất kỳ động thái tăng giá nào là do sự tích lũy cổ phiếu cơ sở bởi các
khoản lãi tiền lớn. Thường thì những lợi ích tiền bạc này hoạt động theo nhóm hoặc tổ chức hợp tác,
đôi khi được gọi là “ĐÁM ĐÔNG”. Các nhà hoạch định thị trường hoặc các chuyên gia cũng phải nhận
thức đầy đủ về những gì đang diễn ra! Các nhà tạo lập thị trường và các chuyên gia giao dịch tài khoản
riêng cũng rất tích cực tìm kiếm và xem xét rất kỹ lưỡng các tổ chức giao dịch này.

Lực cung và lực cầu di chuyển thị trường.


Chúng ta đều biết rằng tất cả các thị trường di chuyển dựa trên cung và cầu. Điều này làm cho thị
trường dễ hiểu! Nếu có mua nhiều hơn bán thị trường sẽ đi lên, nếu có bán nhiều hơn mua thị trường sẽ
đi xuống. Tất cả đều quá dễ hiểu!
Không! Nó không hoàn toàn đơn giản. Tất nhiên, nguyên tắc cơ bản là đúng, nhưng nó không hoạt
động chính xác như những gì nó có vẻ nên hoạt động.
Thị trường tăng giá không nhất thiết là do mua nhiều hơn bán, mà vì không có đợt bán nào đáng
kể để ngăn đà tăng. Lực mua chính (cầu) đã diễn ra ở mức giá thấp hơn trong giai đoạn tích lũy. Cho
đến khi các đợt bán hàng lớn bắt đầu diễn ra, xu hướng của thị trường vẫn sẽ tăng.
Thị trường giảm giá diễn ra không nhất thiết phải có nhiều bán hơn là mua, mà vì không đủ mua
(hỗ trợ) từ những người chơi chính để ngăn chặn giá giảm. Việc bán đã diễn ra trong giai đoạn phân

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 53


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

phối ở những mức giá cao hơn và thị trường vẫn cứ tiếp tục giảm cho đến khi xuất hiện lực mua vào.
Có rất ít hoặc không có sự hỗ trợ trong thị trường gấu, do đó giá giảm. Đây là lý do tại sao thị trường
giảm đi nhanh hơn nhiều so với lúc tăng.
Một khi đợt tăng giá bắt đầu, các mức giá sẽ đạt được khi các chuyên gia khác không ở trong
"ĐÁM ĐÔNG" có thể bắt đầu chốt lời. Nguồn cung từ các khu vực kháng cự cũ cũng có thể xuất hiện.
Nếu tổ chức lớn vẫn sở hữu phần lớn cổ phiếu và kỳ vọng giá vẫn cao hơn, họ sẽ phải hấp thụ lượng
bán này. Tuy nhiên, họ sẽ miễn cưỡng tiếp tục, cho đến khi chắc chắn rằng tất cả nguồn cung ở mức
giá đó đã biến mất. Đây là lý do tại sao bạn thường thấy các khoảng thời gian giá nghỉ ngơi trên thị
trường, để họ đánh giá các điều kiện thị trường hiện tại.

Tất cả bắt đầu với một chiến dịch.


Việc tích lũy một cổ phiếu cũng giống như bất kỳ chiến dịch nào khác. Để mua cổ phiếu với số
lượng rất lớn mà không làm giá tăng lên, bạn cần phải có kế hoạch, khả năng phán đoán tốt, nỗ lực, tập
trung, kỹ năng giao dịch và tiền bạc. Theo hướng dẫn cơ bản, bạn sẽ nhận thấy rằng cổ phiếu rất miễn
cưỡng phản ứng khi bản thân chỉ số giảm. Điều này là do các chuyên gia đang mua hầu hết các lệnh
bán được đưa vào thị trường và chắc chắn không bán. Trên bất kỳ đợt hồi phục nào có khối lượng rất
thấp thường liên quan đến một cổ phiếu đang được tích lũy. Điều này là do họ không theo đuổi mức giá
cao hơn (được biểu thị bằng các động thái tăng khối lượng thấp). Trong các đợt hồi phục với khối lượng
thấp này, bạn thường sẽ thấy khối lượng tăng đột ngột vào một ngày tăng giá - cổ phiếu đang bị ảnh
hưởng nặng nề và việc bán ra nhanh chóng làm giá giảm trở lại, điều này ngăn cản bất kỳ đợt hồi phục
nào bắt đầu. Điều này dẫn đến lượng hàng được mua nhiều hơn lượng hàng bán ra. Đây là những dấu
hiệu tích lũy kinh điển. Bạn có thể lường trước một đợt kiểm tra nguồn cung, hoặc một đợt rũ bỏ (về
tin xấu) gần hoặc ở cuối vùng tích lũy, ngay trước khi một đợt tăng giá thực sự bắt đầu.
Cũng có thể tích lũy một số cổ phiếu, nhưng thường không phải là tất cả cổ phiếu, trong cái gọi là
“cuộc đột kích bình minh”, hoặc bằng các phương pháp khác, chẳng hạn như chào bán cổ phiếu. Điều
này được thực hiện bởi các nhà giao dịch vội vàng, có lẽ họ nhiều tiền hơn là sự kiên nhẫn (những người
này thường được dùng làm ngụy trang cho những người mua thực sự). Rất ít người mua cổ phiếu bằng
cách tốn kém này. Tích lũy chậm là cách rẻ tiền, được thực hiện rất âm thầm, gần như bí mật, càng ít
thông tin càng tốt. Bạn nghe rất ít về các cổ phiếu đang được tích lũy, tất cả những thông tin tốt, lời đồn
thổi được giữ lại cho giai đoạn phân phối. Bạn cũng sẽ làm chính xác những điều tương tự! Nếu bạn là
người mua tiềm năng một ngôi nhà, bạn đang tìm kiếm thông tin tiêu cực để cung cấp cho người bán
với hy vọng giá thấp hơn. Nếu bạn là người bán, bạn đang tìm kiếm thông tin tích cực để duy trì giá.
Tích lũy là một công việc kinh doanh. Bất kỳ tổ chức nào có nhiệm vụ đầu tư số vốn lớn vào thị
trường chứng khoán sẽ gặp vấn đề, trừ khi anh ta là một chuyên gia thực sự và là thành viên của sàn
giao dịch (tức là không có hoa hồng). Các nhà tạo lập thị trường sẽ ngay lập tức nhận thấy quy mô các
đơn đặt hàng của anh ta và sẽ nhanh chóng đánh dấu giá cổ phiếu tăng lên so với việc anh ta đặt mua -
quá trình này chống lại việc mua giá rẻ của anh ta. Khi đơn đặt hàng của anh ta được thực hiện, nguồn
cung được cung cấp nhanh chóng được hấp thụ. Một khi điều này xảy ra, anh ta sẽ cần phải mua với
giá ngày càng tăng, làm xuất hiện mức tăng đột biến. Giá tăng vọt, nhưng ngay sau khi anh ta ngừng
mua, nó sẽ giảm mạnh trở lại nơi anh ta bắt đầu, bởi vì anh ta là người duy nhất nghiêm túc mua và đã
không loại bỏ tất cả nguồn cung trôi nổi ở mức giá thấp hơn. Nguồn cung này, khi mà chưa được loại
bỏ, đang được bán vào giao dịch mua của anh ta, khi mức giá cao hơn đã đạt đến mức kháng cự. Do đó,
anh ta sẽ đạt được rất ít cho khách hàng hoặc tài khoản của chính mình.
Đây là lý do tại sao các chuyên gia phải loại bỏ các nhà giao dịch ra khỏi các cổ phiếu họ nắm giữ.
Trong mỗi đợt phục hồi nhỏ, một số nhà giao dịch sẽ bắt đầu bán. Nếu họ là những người nắm giữ
yếu kém, họ vui mừng khi thấy ít nhất một số tiền của họ được trả lại. Việc bán hàng khó chịu này tạo

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 54


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

ra kháng cự đối với những người chuyên nghiệp, những người đã tích lũy lượng lớn cổ phiếu và muốn
tăng giá. Chi phí cho việc phải mua cổ phiếu ở mức cao hơn để giữ giá tăng là việc kinh doanh rất tồi
tệ. Đây là lý do tại sao một cổ phiếu hoặc một Chỉ số khó có thể đi lên cho đến khi hầu hết những người
nắm giữ yếu kém này đã bị rũ bỏ. Thị trường tăng giá thường tăng chậm, nhưng tăng liên tục, không
giống như thị trường giảm giá. Sự tăng giá chậm được thấy trong các thị trường tăng giá một phần là
do các nhà giao dịch bị khóa tước đó và bán ra trên bất kỳ đợt tăng nhỏ nào (kháng cự với động thái
tăng giá).
Lý do cho một thị trường tăng giá được nhìn thấy trong hầu hết năm 1991 là sự chuyển nhượng cổ
phiếu khổng lồ trong khoảng thời gian 4 tháng gần mức thấp của thị trường vào cuối năm 1990. Việc
chuyển nhượng này được quyết định và có sự giúp sức của tin tức chiến tranh vùng vịnh xảy ra sau khi
một thị trường gấu đáng kể đã diễn ra. Việc chuyển nhượng này mất nhiều thời gian và không kịch tính
như một cao trào bán vì thị trường giảm giá chưa đủ để tạo ra đau đớn và hoảng loạn buộc những người
nắm giữ yếu phải bán. Mức giá không buộc phải bán ra nhưng tin xấu thì vẫn còn. Điều này có tác dụng
chính xác như một cao trào bán nhưng trong khoảng thời gian dài hơn. Nói cách khác bạn đã chứng
kiến việc bán ra liên tục và tiền chuyên nghiệp đã hấp thụ trong 4 tháng thay vì 2,3 ngày thường thấy
khi diễn ra cao trào bán.
Các nhà giao dịch đã bị rũ bỏ vì tin xấu dai dẳng hàng ngày, "Saddam Hussein có một đội quân
thiện chiến và máu của bạn sẽ chảy trong cát!" Bạn có thể nhận thấy rằng khi cuộc chiến thực sự bắt
đầu, thị trường tăng vọt, vào thời điểm mà ngay cả những nhà giao dịch giỏi cũng có thể mong đợi một
động thái rũ bỏ trên tin tức chiến tranh đã nổ ra. Trong trường hợp này, họ không cần phải đứng ra làm
việc này vì hầu hết những người nắm giữ cổ phiếu yếu đã được thuyết phục để bán ra trước đó.
Nếu các vấn đề trung đông chưa bao giờ tồn tại, và không có tin tức xấu nào vào thời điểm đó, thị
trường sẽ xuống thấp hơn đáng kể cho đến khi những người nắm giữ yếu buộc phải bán ra, và nó sẽ
sinh ra một cao trào bán rõ ràng. Tin xấu từ Trung Đông chỉ đơn giản là tạo cơ hội sớm cho tiền chuyên
nghiệp mua số lượng lớn cổ phiếu mà không làm giá tăng lên.
Vì mọi thứ trên thị trường chứng khoán đều là tương đối, bạn sẽ thấy nguyên tắc này hoạt động
hiệu quả, thậm chí nó còn hoạt động trong một phạm vi giao dịch nhỏ. Bạn sẽ thấy việc bán ra ở đỉnh
và mua trở lại ở mức thấp, nhưng trong trường hợp này thì với quy mô nhỏ hơn. Đây là việc mua và
bán của các nhóm khác nhau tìm kiếm những chuyển động giá nhỏ hơn chuyển động của xu hướng
chính. Hoạt động của họ tạm thời nằm trong xu hướng chính.
Không thể đi thẳng vào thị trường tăng giá từ thị trường giảm giá, cho đến có sự chuyển giao cổ
phiếu đáng kể từ những người nắm giữ yếu sang những người nắm giữ mạnh. Bạn cần thấy sự chuyển
đổi này từ những cổ phiếu cơ bản tạo nên chỉ số. Nếu việc chuyển giao này không rõ ràng tại bất kỳ
mức thấp tiềm năng nào, dù có một chuyển động tăng giá nào sau đó đi chăng nữa, bạn sẽ biết đây
không phải là một sự tăng trưởng bền vững, việc tăng giá có thể thất bại.
Trong bất kỳ chuyển động giá nào có khả năng thất bại, bạn sẽ thấy không có nhu cầu trong ngày
tăng giá (khối lượng thấp) hoặc là khối lượng quá cao trong ngày nhưng ngày hôm sau không có kết
quả (giá lại giảm hay lực đẩy lên xuất hiện). Bạn sẽ không thấy loại hành động này trong một thị trường
tăng giá thực sự.
Điều tốt về thị trường giảm giá là bạn biết rằng một động thái tăng giá lớn sẽ phát triển từ nó, một
khi sự chuyển giao cổ phiếu diễn ra. Một nhà giao dịch giỏi sẽ mua khi có sự kiểm tra nguồn cung thành
công (nhìn thấy testing), trong thị trường tăng giá tiếp theo có thể kéo dài vài năm.
Khi thị trường giảm giá đã hoạt động được một thời gian, sẽ đạt đến điểm mà các trader bị khóa
với mức giá cao hơn từng hi vọng phục hồi, bắt đầu hoảng loạn và bị đẩy ra khỏi thị trường (tâm lý học
đám đông). Báo động thường được kích hoạt bởi tin xấu sau khi các nhà giao dịch này đã chứng kiến
những khoản lỗ đáng kể trên giấy tờ. Khi sự hoảng loạn bắt đầu xảy ra, những người nắm giữ yếu bắt

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 55


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

đầu bán ra tạo điều kiện cho các chuyên gia mua số lượng lớn cổ phiếu mà không làm tăng giá. Đây là
sự khởi đầu của quá trình tích lũy nhiều cổ phiếu riêng lẻ và nó đánh dấu mức thấp trên chỉ số chính
(index). Sau đợt chuyển nhượng lớn (cao trào bán) hãy kỳ vọng một thị trường tăng giá lớn sẽ theo sau.
Việc tích lũy cổ phiếu có thể được coi như tích lũy năng lượng cho một di chuyển đi lên. Quá trình
này giống như lưu trữ năng lượng trong khi sạc pin (lượng lớn cổ phiếu chuyển dần cho nhà giao dịch
chuyên nghiệp). Năng lượng tích trữ có thể được giải phóng sau đó (giá tăng lên), nhưng bị giới hạn
bởi thời gian được sạc. Năng lượng có thể được giải phóng trong quá trình phóng điện nhanh hoặc
chậm. Pin cũng có thể được nạp đầy lại trong một lần tái tích lũy. Chúng ta có thể đo sức chứa của một
khu vực tích lũy bằng số lượng biểu đồ điểm và hình, đồng thời dự đoán động thái tiềm năng có được
từ việc giải phóng năng lượng dự trữ như một mục tiêu về giá.

Cách nhận biết khả năng thị trường đang ở đỉnh.


Giả sử rằng chúng ta đã thấy thị trường tăng đáng kể và giá hiện đang ở mức cao mới (tức là không
có gì cao hơn trên biểu đồ của bạn ở bên trái). Sau đó, chúng ta quan sát thấy khối lượng lớn xuất hiện,
với mức chênh lệch hẹp, trong một ngày tăng - đây là dấu hiệu của một sự suy yếu.
Nếu khối lượng lớn, nó đại diện cho lực mua, thì giá phải tăng và có chênh lệch giá rộng. Bây giờ
thì chúng ta biết những nhà tạo lập thị trường không muốn đưa bạn một mức giá tốt. Người mua tham
gia thị trường cần ai đó bán hàng. Nếu các nhà tạo lập thị trường hoặc các chuyên gia quyết định đáp
ứng nhu cầu này và bán suốt cả ngày cho những người mua đó, thì điều này sẽ xác nhận đây là giới hạn
của thị trường tăng giá, dẫn đến biên độ chênh lệch hẹp trong ngày. Tiền chuyên nghiệp sẽ không làm
điều này nếu dự kiến giá cao hơn - tuy nhiên, họ sẽ làm nếu họ dự đoán giá thấp hơn.

Chart 31: End of a Rising Market (chart courtesy of TradeGuider)


Trừ khi bạn đang sử dụng phần mềm TradeGuider trong giao dịch của mình, nếu không có thể sẽ
không bao giờ nhận thấy hiện tượng này, bởi vì khi nó xảy ra, bạn sẽ hấp thụ tất cả sự phấn khích và

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 56


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

tin tốt, điều luôn xảy ra trên thị trường. Nếu bây giờ bạn đang có một vị thế dài hạn, bạn sẽ quá hài lòng
với bản thân và không nghĩ đến việc bán - thậm chí bạn có thể đang nghĩ đến việc mua nhiều hơn. Thật
không dễ dàng để suy nghĩ như một nhà giao dịch chuyên nghiệp. Bạn phải làm việc tại đó.
Tóm lại, các thành phần thiết yếu cho dấu hiệu giảm giá là: Một ngày tăng giá kèm khối lượng lớn,
với chênh lệch giá hẹp và giá đang ở vùng cao mới. Mỗi một yếu tố là cần thiết cho một tín hiệu chính
xác.
Hãy để tôi giải thích:
 Khối lượng cao cho bạn biết có rất nhiều giao dịch đang diễn ra.
 Mức chênh lệch giá hẹp chứng tỏ giá đã bị nén, đây là một cảnh báo cho bạn khi đi kèm với
khối lượng lớn.
 Vùng giá cao mới cho thấy các nhà giao dịch không bị ảnh hưởng bởi các nhà giao dịch khác
đang bị khóa vào thị trường. Những gì chúng ta đang thấy là các nhà tạo lập thị trường cho chúng ta
biết quan điểm giảm giá của họ về thị trương bằng mức chênh lệch giá hẹp với khối lượng lớn trong
một ngày tăng giá. Tiền chuyên nghiệp đã bán ra, nên mức giá cao hơn là không thể xảy ra.

Làm thế nào để nhận ra một đợt tăng giá có khả năng kết thúc?
Các loại chỉ báo nào về nguồn cung sẽ ngăn chặn một chuyển động tăng giá?
Nếu bạn đang có vị thế theo chiều tăng giá, thì có 5 dấu hiệu chính của nguồn cung đáng lo ngại.
Những dấu hiệu này sẽ làm chậm chuyển động tăng, thậm chí ngăn chặn việc tăng giá:
1. Cao trào mua.
2. Test thất bại (test mà không kèm khối lượng thấp).
3. Chênh lệch giá hẹp kèm khối lượng lớn vào một ngày tăng giá và giá nằm trong vùng cao mới.
4. Một lực đẩy lên (up-thrust).
5. Khối lượng cao đột ngột vào một ngày (thanh) tăng giá, ngày hôm sau là một thanh giảm giá
với mức chênh lệch giá rộng và đóng cửa dưới mức thấp của thanh trước đó.
Không khó để nhận ra những dấu hiệu này.

Cao trào mua.


Cao trào mua chỉ xuất hiện trong những dịp hiếm hoi, nó được đặc trưng bởi một thanh giá rất dài,
đóng của ở gần mức cao, kèm khối lượng rất lớn. Nó diễn ra sau khi một thị trường tăng giá đáng kể đã
diễn ra.
Nếu bạn đang ở một vùng cao mới, thì đây nhất định là một đỉnh. Một kiểm tra (test) khối lượng
thấp cho thấy giá có thể sẽ tăng cao hơn. Tuy nhiên kiểm tra (test) với khối lượng cao cho thấy nguồn
cung đang hiện hữu, thị trường không có khả năng tăng cao khi tồn tại nguồn cung trong nền giá.

Chênh lệch giá hẹp và khối lượng cao.


Điều này rất đơn giản để nhận ra, đám đông đã đổ xô vào thị trường với tâm lý sợ bỏ lỡ những đợt
tăng giá tiếp theo. Tiền chuyên nghiệp đã nhận ra điều này và bán ra cho họ. Hành động này được phản
ánh trên biểu đồ với mức chênh lệch giá hẹp và khối lượng cao trên một thanh tăng giá. Nếu thanh giá
đóng cửa mở mức cao, thì thậm chí đây là một tín hiệu phản ánh thị trường yếu có độ chính xác cao
hơn. Loại hành động này thường thấy sau một đợt tăng giá dài hạn. Người mua bị thu hút vào thị trường,
thường là do tin tốt, điều này mang đến cơ hội cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp bán ra. Hãy nhớ
rằng, bạn không cố gắng đánh bại thị trường, mà hãy kiếm tiền cùng các nhà giao dịch chuyên nghiệp.
Bạn có thể bán giống họ hoặc nếu chưa có vị thế thì đừng mua vào.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 57


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Lực đẩy lên (Up-Thrust).


Up-thrust được nhận biết bằng mức chênh lệch giá rộng trong ngày (hoặc bất kỳ khung thời gian
nào), kèm theo khối lượng lớn, sau đó giá đóng cửa ở mức thấp của thanh. Up-thrust thường được thấy
sau khi thị trường tăng, nơi mà thị trường đã trở nên quá mua và có điểm yếu trong nền giá. Lực đẩy
lên cũng được nhìn thấy sau một giai đoạn bán ra, ngay trước một chuyển động giảm. Lưu ý giá phải
đóng cửa ở gần mức thấp, khối lượng có thể thấp (không có cầu) hoặc cao (cung vượt cầu).
Các nhà tạo lập thị trường hoàn toàn có thể tạo ra một up-thrust và đó là hoạt động kiếm tiền của
họ. Động lực của một up-thrust khá thú vị và tàn bạo - động thái tăng giá nhanh thu hút thêm người
mua và bắt các điểm dừng lỗ của các trader bán khống. Hành động này được nhìn thấy sau khi có sự
suy yếu và là dấu hiệu bắt đầu của một thị trường giảm giá. Một khi thị trường trở nên yếu đi, các nhà
tạo lập thị trường hoặc chuyên gia có thể đánh dấu tăng nhanh chóng (thường là trên tin tức tốt) để bẫy
bạn.
Giá càng cao được duy trì càng lâu càng tốt. Sau đó giảm trở lại, đóng cửa gần mức thấp. Khi giá
sớm được đánh dấu tăng các trader bán khống dễ hoảng loạn và đóng lại vị thế của mình. Tuy nhiên,
những nhà giao dịch đang tìm kiếm sự bứt phá sẽ mua, nhưng lệnh dừng lỗ của họ được kích hoạt khi
giá giảm trở lại. Tất cả những người chưa tham gia vào thị trường cảm thấy họ đang bỏ lỡ và bắt đầu
mua vào. Hành động này cũng được thiết kế để lôi kéo những quỹ hưu trí lớn, nhà quản lý quỹ, ngân
hàng… tham gia vào thị trường. Bạn không cần phải là một nhà giao dịch nhỏ để bị ép vào một vị thế
giao dịch kém! Nhìn chung, lực đẩy lên này có lợi cho các nhà tạo lập thị trường hoặc chuyên gia. Một
up-thrust được nhìn thấy sau một thời gian suy yếu thường dẫn đến giá thấp hơn.
Hãy nhớ rằng, các nhà tạo lập thị trường ở một vị trí tuyệt vời để quan sát được cả hai mặt của thị
trường và có cái nhìn tốt hơn về tình hình thực tế so với những nhà giao dịch bình thường có thể có.
Chắc chắn, nếu các nhà tạo lập thị trường vẫn lạc quan, họ sẽ tìm kiếm các điểm dừng bên dưới thị
trường hơn là phía trên nó.

Chi tiết hơn về lực đẩy lên.


Bạn hiếm khi thấy lực đẩy lên ở các thị trường mạnh. Người chuyên nghiệp biết mọi người phản
ứng với hai nỗi sợ hãi - sợ thua lỗ và sợ bỏ lỡ, và vì vậy hãy lưu tâm đến điều này. Anh ta cũng biết,
hoặc có thể đưa ra một dự đoán rất tốt, về điểm dừng ở đâu. Người điều hành chuyên nghiệp có ý thức
rất cao về việc bầy đàn nghĩ theo số chẵn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 58


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nếu bạn ngồi và chờ đợi upthrust, không tìm kiếm gì khác và chỉ giao dịch những dấu hiệu yếu
kém này khi chúng xuất hiện, bạn sẽ là một nhà giao dịch tồi và không kiếm được tiền!
Lực đẩy lên thường xuất hiện trên đỉnh thị trường, sau một đợt tăng giá. Các chuyên gia biết thị
trường đang suy yếu, giá sẽ được đánh dấu tăng trong ngày và đóng cửa ở giữa thanh giá. Có các loại
lực đẩy lên khác nhau được mô tả dưới đây:
 Khối lượng tại điểm A thấp. Nếu khối lượng thấp xuất hiện trên bất kỳ nỗ lực tăng giá nào, điều
này cho thấy thiếu hụt nhu cầu rõ rệt trên thị trường. Các nhà gia dịch không quan tâm đến thị trường
hiện tại, đây chính là một up-thrust đáng tin cậy.
 Tại điểm B, đây vẫn là một Up-thrust, vì khối lượng thấp.
 Tại điểm C, D cũng là một Up-thrust.
 Điểm yếu thực sự xuất hiện tại điểm E, ở đây chúng ta có khối lượng cao. Nếu khối lượng rất
lớn này đại diện cho việc mua vào thì làm thế nào mà giá lại đóng của ở giữa thanh và sau đó thị trường
lại giảm trong 2 ngày tiếp theo?
 Tại điểm F, chúng ta cũng thấy dấu hiệu của việc bán, thị trường đã tăng trong ngày và đóng
cửa ở gần mức thấp, với khối lượng rất thấp! Các nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ biết thị trường suy
yếu và họ đánh dấu giá tăng trong các thời điểm khối lượng giao dịch mỏng. Khối lượng thấp cho thấy
không có nhu cầu, điều này đặc biệt đáng ngại cho thị trường khi nó ở sau điểm E.
Bây giờ bạn đã biết rằng một thị trường yếu thường được đánh dấu tăng ngay trước khi nó giảm
(up-thrust), có xu hướng xảy ra ở đỉnh của phạm vi giao dịch (hoặc khu vực quá mua). Trong trường
hợp này thì up-thrust cho bạn cơ hội bán khống ngay khi thị trường quay đầu giảm giá.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 59


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Có nhiều loại lực đẩy lên khác nhau, ví dụ trong biểu đồ trên cho thấy một lực đẩy lên kết hợp với
một khối lượng cực lớn, có thể ngăn chặn một đợt tăng giá.
Chú thích: Đây là một biểu đồ đẹp thể hiện chuyên môn đọc biểu đồ được tích hợp trong phần
mềm TradeGuider!

Cao trào bán (Selling Climax) và sự hỗ trợ chuyên nghiệp.


Một cao trào bán được thể hiện ở thanh giảm giá, có mức chênh lệch giá cực rộng kèm khối lượng
siêu cao, giá đóng gần mức cao của thanh. Và nó càng có giá trị khi đi kèm với tin tức xấu.
Hỗ trợ chuyên nghiệp:
Hành động này rất giống với cao trào bán nhưng ít dữ dội hơn, up-thrust ngược có thể được coi
như một cao trào bán nhỏ. Nó vẫn là một thanh giảm với chênh lệch giá rộng và thường xuất hiện ở
vùng thấp mới, giá đóng cửa gần mức cao của thanh, kèm khối lượng lớn. Lưu ý, chỉ báo này đáng tin
cậy hơn khi thanh tiếp theo là một thanh tăng giá. Bất kỳ ngày (thanh) giảm giá nào với khối lượng thấp
(không có nguồn cung), diễn ra sau sự kiện này, đặc biệt nếu giá đóng cửa ở mức cao trong ngày
(thanh), thì đây là dấu hiệu mạnh mẽ của sức mạnh thị trường.
Việc mua chuyên nghiệp này (hấp thụ nguồn cung) thường sẽ ngăn chặn động thái giảm giá. Thị
trường thanh khoản càng cao, càng phải mua nhiều hơn để ngăn chặn đà giảm. Thị trường tiền tệ là ví
dụ điển hình về tính thanh khoản. Ở đây, khối lượng phải cao trong vài ngày để ngăn chặn tình trạng
giảm giá.
Nếu không có sự tích lũy, mọi đợt tăng giá đều dẫn tới thất bại. Ngược lại, không có phân phối,
thì mọi động thái giảm giá cũng thất bại. Mọi động thái chuyển động giá đều liên quan trực tiếp đến

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 60


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

lượng cổ phiếu được chuyển nhượng, điều này tạo ra sự mất cân bằng cung - cầu, nghiêng về phía này
hay phía khác.
(Lưu ý của biên tập viên: Phần sau cuốn sách được viết vào đầu thập niên 1990).
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy quy trình này đang hoạt động hiệu quả, và không nơi nào có ví
dụ tốt hơn là thị trường chứng khoán Nhật Bản. Chúng ta liên tục được nghe về sự giàu có của thế giới
đang chuyển về vùng viễn đông, đất nước mà mọi người nghĩ đến ngay là Nhật Bản. Chúng tôi cũng
được biết rằng cán cân thương mại liên tục có lợi cho Nhật Bản. Tuy nhiên, hãy nhìn vào chỉ số Nikkei,
nó liên tục tạo ra những mức thấp mới! làm sao có thể thế được? Làm sao mà một chỉ số đại diện cho
quốc gia giàu nhất thế giới này lại tạo ra mức thấp mới, trong khi đó những nền kinh tế yếu hơn nhiều
lại có chỉ số chứng khoán đạt mức cao mới?
Chà, ít nhất thì điều này cũng chứng tỏ rằng: nền kinh tế của một cường quốc không nhất thiết phải
làm thay đổi chỉ số thị trường chứng khoán của quốc gia đó. Đang có một điều gì đó nghịch phải không?
Đây là một bí ẩn lớn đối với hầu hết mọi người, vì họ sẽ tự nhiên nghĩ rằng một nền kinh tế rất mạnh
và nhiều công ty thành công ở Nhật Bản sẽ tự động tạo ra một thị trường chứng khoán mạnh chứ không
phải một thị trường yếu.
1.700 công ty tại Nhật Bản đều tổ chức các cuộc họp đại hội đồng thường niên của họ vào cùng
một ngày - theo thỏa thuận chung trong năm 1991, nhằm cắt giảm lượng người tham dự! Công chúng
đã đổ lỗi cho các công ty cá nhân vì sự sụt giảm giá cổ phiếu và các băng đảng xã hội đen Nhật Bản
cũng đang đòi lại tiền của họ. Xã hội đen cũng như công chúng, họ không hiểu về cách thị trường chứng
khoán hoạt động. Giám đốc công ty thường có rất ít liên quan đến hoạt động của cổ phiếu. Họ là những
chuyên gia về điều hành công ty, không phải về hiệu suất của cổ phiếu và họ cũng ngạc nhiên như bất
kỳ ai khác về cách giá cổ phiếu biến động.
Thị trường gấu được tạo ra bởi sự phân phối của những cổ phiếu chính tạo ra chỉ số đó. Chỉ số
Nikkei đã gia tăng ổn định trong nhiều năm, một sự gia tăng phi thường đã xảy ra trong những năm 80,
tạo ra một thị trường tăng trưởng đến mức hầu như tất cả người Nhật nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ kết
thúc. Vậy làm thế nào nó có thể kết thúc? Họ đã bỏ qua điều mà mọi nhà điều hành giỏi đều biết: "những
người kinh doanh khôn ngoan ký hợp đồng hoạt động trong những ngày bùng nổ và mở rộng hoạt động
trong những ngày suy thoái".
Người dân Nhật bị hút vào thị trường chứng khoán với số lượng khổng lồ ở thời kỳ đỉnh cao của
thị trường tăng giá, vào cái được gọi là “Cao trào mua”. Chỉ số Nikkei đã ở trong thị trường tăng giá
nhiều năm, và mọi thứ đều bùng nổ trong nền kinh tế. Quốc gia kinh doanh mạnh nhất trên thế giới cho
đến nay! Hầu hết người Nhật đều quan tâm đến thị trường chứng khoán và rất hài lòng với vị trí của họ.
Khi đợt tăng giá cuối cùng bắt đầu, nhiều người trong số họ không muốn bỏ lỡ món hời tuyệt vời này
và thậm chí còn mua nhiều hơn nữa. Họ được khuyến khích vay để có thể hành động nhiều hơn, quá
trình này được khuyến khích lặp đi lặp lại trên cả nước, đã tạo cơ hội cho các nhà giao dịch chuyên
nghiệp phân phối (bán) lượng cổ phiếu khổng lồ của mình trong vài tuần. Việc tạo ra một thị trường
gấu khổng lồ và không thể tránh khỏi đã được thiết lập.
Người Nhật nổi tiếng với sự can đảm, kiên trì và lòng trung thành với công ty. Sẽ rất thú vị khi
xem họ bị đẩy đi bao xa trước khi buộc phải bán ra. Người nắm giữ yếu ở Nhật sẽ phải mất bao nhiêu
và đau đớn trong bao lâu?

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 61


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Cao trào mua (Buying Climax) và hoạt động phân phối chuyên nghiệp.
Cao trào mua có thể dễ dàng nhận ra trên biểu đồ Nikkei hàng tuần dưới đây:

 Tại điểm “a”, chúng ta nhìn thấy một cao trào mua cổ điển trải dài trong khoảng 5 tuần vào
cuối năm 1989. Hãy nhìn vào khối lượng, năm tuần này có khối lượng cực cao. Chính hành động này
đã tạo ra một thị trường giảm giá. Lưu ý rằng khối lượng cao phải đến vào ngày hoặc tuần tăng giá.
Điểm yếu thực sự luôn xuất hiện trên thanh tăng giá, điểm mạnh thực sự luôn xuất hiện trên thanh giảm
giá. Các nhà giao dịch thiếu hiểu biết hành động theo cảm xúc đang đổ xô vào thị trường và mua với
số lượng lớn, trong khi tiền chuyên nghiệp đang bán ra. Khi sự chuyển giao cổ phiều hoàn thành, thị
trường gấu sẽ diễn ra. Lưu ý, mức chênh lệch giá hẹp tại điểm “a”. Bạn biết đây là đỉnh của thị trường,
vì không có khu vực giao dịch cũ nào cùng mức giá ở phía bên trái biểu đồ, không có nguồn cung của
nhà giao dịch bị khóa trước đó để làm cho dấu hiệu khối lượng bị nhiễu.
Cao trào mua thường khó nhận ra hơn cao trào bán, đơn giản vì nó không thường xuyên xảy ra. Đi
kèm với tin tức tốt và mọi người đều lạc về thị trường. Nhận định của bạn sẽ bị che mờ bởi tất cả sự
hưng phấn xung quanh. Bạn phải là một người mạnh mẽ và một nhà giao dịch giỏi để nhận ra điểm yếu
và hành động theo hướng hoàn toàn ngược lại với những gì mọi người dường như đang làm.
 Tại điểm “b”, chúng ta có một chuyển động giảm giá mạnh. Các nhà giao dịch đã mua gần đỉnh
của thị trường giờ sẽ bị khóa. Những nhà giao dịch bị khóa này không lo ngại, vì đây chỉ là một phản
ứng trong thị trường tăng giá. Một thị trường tăng trưởng rõ ràng sẽ được duy trì bởi những công ty
hàng đầu Nhật Bản đang thống trị thế giới.
 Như để xác nhận quan điểm này, một đợt phục hồi tại điểm “c”. Lưu ý về đáy của đợt tăng này,
rằng có hai tuần khối lượng giao dịch cao và với khối lượng này, giá đã không giảm. Điều này chứng
tỏ có lực mua tại đợt phục hồi. Nhưng hãy nhìn vào khối lượng ở đỉnh đợt phục hồi!
 Tại điểm “d”, chúng ta có 3 tuần khối lượng lớn, một lần nữa là các tuần tăng giá. Tuy nhiên,
ở hoạt động này, giá dường như miễn cưỡng đi lên. Điều này cho thấy có lực bán ra trong đó. Nó tương
tự như hành động “giá ở đỉnh cuối cùng”. Lưu ý, lực đẩy lên tại điểm “e”.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 62


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

 Một lần nữa, có một động thái giảm mạnh tại điểm “f” để khóa các nhà giao dịch vào một vị
thế tồi tệ.
 Tại điểm “g”, chúng ta lại thấy 2 tuần tăng giá với khối lượng rất cao, và do hoạt động này, thị
trường đang miễn cưỡng đi lên (cung đang vượt cầu).

Cao trào mua đối với cổ phiếu riêng lẻ.


Một cao trào mua diễn ra trên một cổ phiếu riêng lẻ dễ dàng được nhận biết. Tuy nhiên, nhận định
của bạn sẽ bị che mờ bởi sự tăng giá nhanh chóng với tin tốt kèm theo và thậm chí dự đoán giá còn cao
hơn. Hành động giá đặc trưng bởi chênh lệch giá rộng, với khối lượng rất cao, nhưng giá đóng cửa
không ở mức cao. Một nhà giao dịch giỏi bây giờ sẽ tìm kiếm các lệnh bán khống, hoặc bán trên bất kỳ
chuyển động tăng giá nào với khối lượng thấp sau đó (no demand).

Bạn không chỉ phải chiến đấu với những tin tốt lành và sự phấn khích thường thấy ở đỉnh thị
trường, bạn còn phải đối mặt với nhiều tuyên bố gây hiểu lầm trên báo chí, khiến quá trình suy nghĩ của
bạn bị sai lệch.
Ví dụ: “Chính phủ Nhật có thể hành động để ngăn chặn chứng khoán giảm giá”- Financial Times
ngày 04/10/1990.
Đây được cho là tin tốt đối với các nhà giao dịch Nhật Bản đang bị khóa ở mức giá cao hơn, nhưng
thực tế đó là tin xấu cho họ, vì họ được khuyến khích là hãy thư giãn, đừng đóng vị thế của mình. Đó
cũng là tin xấu cho những người bán khống đang có vị thế rất tốt trên thị trường. Việc tin tức tốt xuất
hiện, những người bán khống này rất dễ bị rũ bỏ. Đó là lý do tôi khuyên bạn nên thận trọng khi đồng
hóa tin tức với thị trường. Sẽ thật ngây thơ khi nghĩ rằng tin tức không thể được tạo ra để thao túng
hành động của quần chúng. Thường xuyên, đây là lý do tại sao tin tức được phát hành ngay từ đầu. Các
nhà khai thác chuyên nghiệp thường biết về một tin tức cụ thể trong giờ, ngày hoặc đôi khi vài tuần
trước khi nó được lan truyền ra công chúng. Kiếm tiền là một vấn đề nghiêm túc trong bất kỳ hoạt động
kinh doanh nào, và trong trường hợp cụ thể này, việc có kiến thức chính xác và kịp thời trước công

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 63


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

chúng là rất quan trọng. Để đạt được mục tiêu này, các nhóm chuyên nghiệp có một số phương pháp và
địa chỉ liên hệ theo ý của họ để thu thập thông tin nhạy cảm về mặt thương mại phục vụ lợi ích của việc
giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu.
Nếu tin tức đã được phát hành như: Chính phủ Nhật Bản có thể hành động để ngăn thủy triều tràn
vào, thì mọi người sẽ thấy tin tức đó như một câu chuyện cổ tích. Nhà không nên bị ảnh hưởng bởi tin
tức. Không có chính phủ nào có thể kiểm soát được thị trường chứng khoán. Các chính phủ không đủ
khả năng chống lại thị trường, việc in tiền quá nhiều kể từ khi chế độ bản vị vàng bị bãi bỏ đảm bảo
điều này. Các thị trường đơn giản là quá lớn, và sẽ quá tốn kém nếu cố gắng can thiệp.
Các chính phủ cũng không kiểm soát được tiền tệ của mình vì lý do tương tự. Ngân hàng Anh giao
dịch tiền tệ trên tài khoản của chính mình, người ta cho rằng họ giao dịch vì lợi ích của chính họ, không
phải vì lợi ích của bất kỳ bên nào khác, thậm chí cũng không vì lợi ích của chính phủ của họ! Tôi hy
vọng rằng, các khái niệm trong cuốn sách này sẽ bắt đầu mở mang đầu óc bạn và giúp bạn suy nghĩ
theo chiều hướng có ích hơn.

Từ thị trường giảm giá đến thị trường tăng giá.


(Lưu ý của biên tập viên: Phần tiếp theo của cuốn sách được viết trong thập niên 1990 trước khi
thị trường gấu đầu năm 2000 diễn ra).
Trong khi nền kinh tế mạnh mẽ của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi thị trường giảm giá, bắt đầu vào
cuối năm 1989, thì chỉ số công nghiệp Dow Jones đã trải qua thời kỳ tăng giá mạnh mẽ.
Điều ngược xảy ra của chỉ số Dow Jones so với những gì chúng ta thấy trên chỉ số Nikkei, đó là:
có một cao trào bán trên chỉ số Dow Jones và với Nikkei thì là một cao trào mua.
 Chỉ số Dow Jones đã có một lượng lớn cổ phiếu chuyển từ người nắm giữ yếu sang người nắm
giữ mạnh.
 Chỉ số Nikkei thì ngược lại, có một lượng lớn cổ phiếu chuyển từ người nắm giữ mạnh sang
người nắm giữ yếu.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 64


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Cao trào bán của chỉ số Dow Jones có thể dễ dàng nhìn thấy tại mức giá thấp trên biểu đồ. Hành
động tương tự cũng được nhìn thấy trên bất kỳ chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ nào. Một thị trường tăng
giá giờ đây được đảm bảo. Thị trường chứng khoán đã được rũ bỏ tại cao trào bán, và hiện giờ đang
được kiểm soát bởi những người nắm giữ mạnh. Do những người này đã mua hầu hết cổ phiếu có sẵn
trong đợt cao trào bán, thị trường có rất ít kháng cự ở mức giá cao hơn.
Khi chuyển động tăng giá đang diễn ra, xu hướng sẽ không thay đổi cho đến khi tiền chuyên nghiệp
bắt đầu bán ra (phân phối). Bạn sẽ thấy những phản ứng như: kiểm tra (test), thậm chí là rũ bỏ
(shakeout) ở một chuyển động tăng giá, vì các nhóm chuyên nghiệp khác nhau có thể suy nghĩ khác
nhau về các mức giá cao hơn. Tuy nhiên, xu hướng chính sẽ không thay đổi cho đến khi tiền chuyên
nghiệp chuyển giao phần lớn số cổ phiếu họ đang nắm giữ. Điều này xảy ra vào những ngày chênh lệch
giá hẹp với khối lượng rất cao, sẽ mất thời gian vì thị trường tăng giá mạnh có động lượng. Lúc này,
hãy tìm kiếm những ngày tăng giá khối lượng thấp để xác nhận điểm yếu, sau khi bạn đã thấy những
ngày tăng kèm khối lượng rất lớn mà không có kết quả.
Trong giới môi giới chứng khoán ai cũng biết rằng thời gian bận rộn nhất đối với họ là sau khi thị
trường tăng giá trong một thời gian. Ngay tại đỉnh của thị trường mọi người đều rất bận rộn, nhưng khi
thị trường giảm giá hoặc sụp đổ, việc kinh doanh của họ chậm lại đáng kể. Một nhà môi giới nổi tiếng
nói rằng: họ có thể biết được thị trường chứng khoán đang diễn ra như thế nào, vào bất kỳ ngày nào dựa
vào số lượng cuộc điện thoại từ khách hàng mà họ nhận được. Đây là một câu nói đùa, nhưng ít nhiều
có sự thật trong đó.
Điều này cho thấy rằng các nhà giao dịch thiếu hiểu biết đang để cảm xúc của họ dẫn dắt. Chúng
ta dường như thể hiện sự quan tâm lớn nhất khi thị trường tăng giá đang diễn ra hay giá cổ phiếu đang
ở đỉnh thị trường. Và ngược lại, họ ít hoặc không quan tâm tới cổ phiếu trong một cao trào bán - khi cổ
phiếu trở nên rẻ hơn. Mặt khác, tiền chuyên nghiệp đang nhộn nhịp bán ra cho công chúng khi họ quan
tâm, ở mức giá cao hay gần đỉnh. Còn ở mức giá đối diện, họ âm thầm mua vào ở những vùng giá thấp
nhất hay gần đó, với ít sự cạnh tranh và quan tâm của công chúng khi thị trường đang ở đáy.
Khi giá tăng trong một thời gian dài, như ở trường hợp chỉ số Nikkei đã tăng trong vài năm, sẽ đạt
đến một điểm mà tâm lý đám đông lạc quan nhất, và mua vào với niềm tin là nếu không họ sẽ bỏ lỡ thời
cơ tốt nhất. Việc mua vào vội vàng này của đám đông, mang lại cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp
đã sở hữu cổ phiếu ở những mức giá thấp cơ hội chốt lời mà không làm giảm giá cổ phiếu của họ.
Giai đoạn này của thị trường được gọi là giai đoạn phân phối. Nó có thể đi kèm với cao trào mua
như đã mô tả ở trên, hoặc giá tạo mô hình vòng cung ở đỉnh – có hình dạng cây nấm đặc trưnng. Việc
bán ra chậm rãi này thường kèm theo up-thrust với khối lượng lớn, và giá sẽ thay đổi lên xuống khi
chúng hỗ trợ giá để tạo ra các động thái tăng nhỏ để bán tiếp.
Động thái tăng giá nhỏ có thể có khối lượng cao hoặc thấp:
 Khối lượng cao cho thấy việc bán ra đã đáp ứng mọi nhu cầu mua và trường hợp này thường
xuất hiện ở đầu giai đoạn phân phối.
 Khối lượng thấp cho thấy không có nhu cầu mua và có xu hướng xuất hiện ở cuối giai đoạn
phân phối.
Việc bán ra chậm rãi không có gì là bí ẩn. Một nhà giao dịch có thể mua một lượng cổ phiếu lớn
trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Bây giờ, anh ta muốn bán nó (phân phối) với giá cao hơn.
Anh ta có thể thúc đẩy việc bán ra, nhưng điều này cần thời gian và không thể thực hiện trong một ngày
giao dịch. Tuy nhiên, nếu anh ta đặt một vài lệnh bán, và tất cả các lệnh bán đó đều được hấp thụ trong
một vài ngày giao dịch thì điều bạn nhìn thấy chính là một cao trào mua.
Các cổ phiếu thường được thổi phồng lên quá mức ở thời điểm mà giá của nó đang đạt mức cao
nhất (để hỗ trợ cho việc phân phối). Không có gì lạ khi xuất hiện các thông tin tốt nhất về những công

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 65


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

ty. Các báo cáo của công ty rất lạc quan và tin tức cường điệu bắt đầu xuất hiện trên truyền hình và báo
chí. Mọi thứ dường như luôn màu hồng khi thị tường ở đỉnh.

Tổng quan về thị trường giảm giá.


Trong một thị trường giảm giá, hoặc khi giá đã giảm trong một thời gian, hầu hết các thị trường sẽ
do dự trong các động thái đi xuống và sẽ đi ngang, hoặc thậm chí bắt đầu đi lên. Bất kỳ động thái tăng
giá nào với khối lượng thấp đều là dấu hiệu của sự yếu kém. Đôi khi, bạn cũng có thể thấy xuất hiện
test, đó thường là một dấu hiệu của sức mạnh. Nếu hành động test thành công, nó thể hiện bước ngoặt
của thị trường, bạn sẽ thấy phản hồi ngay lập tức từ những người chuyên nghiệp. Giá ngay lập tức tăng
lên đi kèm với khối lượng giao dịch tăng nhẹ. Tuy nhiên, nếu giá phản ứng chậm sau test, hoặc không
phản ứng trong vài thanh, đi ngang hay thậm chí giảm nhẹ, điều này thể hiện sự yếu kém tiếp theo. Test
thất bại. Kết luận hợp lý là thiếu nhu cầu sau test, tức là tiền chuyên nghiệp không quan tâm với mức
giá hiện tại, và thị trường vẫn đang trong giai đoạn giảm giá.
Bạn có thể không nhìn thấy điểm yếu trên thị trường, nhưng các nhà giao dịch chuyên nghiệp thì
có. Điểm yếu này được thể hiện bằng việc giảm khối lượng giao dịch khi giá cổ phiếu cố gắng tăng lên.
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp thấy điểm yếu và không tham gia vào thị trường hiện tại. Hành động
này sẽ xác nhận bất kỳ dấu hiệu yếu kém nào bạn đã nhận ra trong nền giá.

Điều gì ngăn cản việc giá đi xuống và làm thế nào để nhận ra?
Khối lượng lớn trên một ngày (thanh) giảm, luôn có nghĩa là bán. Tuy nhiên, nếu hành động giá
kết thúc ở giữa hoặc mức cao của thanh, thì các nhà tạo lập thị trường và tiền chuyên nghiệp đã cố gắng
mua vào để hấp thụ lực bán, điều này là nguyên nhân ngăn cản thị trường giảm giá. Các nhà tạo lập thị
trường chỉ mua vào ở một ngày giảm giá nếu mức giá đã trở nên hấp dẫn đối với họ và các tập đoàn

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 66


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

giao dịch bắt đầu tích lũy. Các chuyên gia đã sẵn sàng mua vào trong lực bán, bởi vì các đơn đặt hàng
lớn của họ sẽ được đáp ứng, vì họ có thể nhìn thấy phía bên kia của thị trường nằm trong sổ sách. Chúng
ta không cần phải quan tâm đến “lý do tại sao”, chúng ta nên để cho hành động thị trường kể điều gì
đang xảy ra, đó là lý do tại sao nguồn cấp tin tức của bạn sẽ trở nên thừa và một sự phân tâm không cần
thiết khi bạn đã thành thạo các kỹ thuật đọc thị trường đúng cách.

Khối lượng hấp thụ thường đánh dấu sự kết thúc của một xu hướng giảm. Nó được đặc trưng bởi
một thanh khối lượng rất cao, giá đóng cửa bên dưới thanh trước đó, và có chênh lệch giá rộng. Trong
trường hợp bình thường, điều này được hiểu là bán, nhưng sự khác biệt là giá đóng cửa ở mức cao của
thanh. Nếu khối lượng cao đại diện cho việc bán ra, thì làm thế nào mà giá lại đóng cửa ở mức cao? Có
một lượng mua rất lớn trên thanh giá này. Trong trường hợp này, khối lượng cực lớn và vẫn còn một
lượng lớn nguồn cung trôi nổi, điều này khiến thị trường đi ngang trước khi test vùng có khối lượng
cao đó. Test được hiển thị bằng mô hình chữ nhật sau khối lượng hấp thụ. Test này để phục vụ một số
mục đích - nó được thiết kế để kiểm tra nguồn cung trôi nổi, đánh lừa thị trường và bắt điểm dừng lỗ
các vị thế mua (tức là loại bỏ bớt những người mua ở mức giá tốt). Khi test hoàn thành, hầu hết nguồn
cung đã bị loại bỏ và thị trường gần như tự do di chuyển lên phía trên, nó cũng cần một lần giảm giá
cuối cùng để loại bỏ nguồn cung tiềm ẩn còn lại.
Bạn sẽ gặp khó khăn khi nhìn khối lượng hấp thụ tại thời điểm nó xảy ra, bởi vì suy nghĩ logic của
bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi dòng tin xấu liên tục, về sự u ám trên các phương tiện truyền thông, các khuyến
nghị không mua từ bạn bè, chuyên gia... Bạn phải là một người có suy nghĩ độc lập, hoàn toàn miễn
dịch với làn sóng thông tin này - không ai nói rằng điều này sẽ dễ dàng!

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 67


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Làm thế nào để nhận ra đáy.


Biểu đồ phía dưới là ví dụ đơn giản cách nhận biết đáy:

 Tại điểm “a”, chúng ta có một thanh giảm giá rộng kèm khối lượng lớn, đây thường là dấu hiệu
của sự yếu kém (áp lực bán). Tuy nhiên, trong vài ngày thị trường đã không giảm - thực tế nó còn tăng.
Nếu khối lượng cao được nhìn thấy ở điểm ”a” là lực bán, làm thế nào thị trường có thể đi lên? Nói
chính xác hơn, đã có bán tại điểm “a”, nhưng để thị trường đi lên, việc bán đó phải được các nhà giao
dịch chuyên nghiệp hấp thụ. Họ chỉ làm điều này nếu họ đã trở nên lạc quan. Trong biểu đồ này, chúng
ta thấy sự khởi đầu của một giai đoạn tích lũy.
 Tại điểm “b”, chúng ta quan sát thấy một thanh giá tăng, nhưng hãy nhìn vào khối lượng của
nó, khối lượng thấp - thị trường không có khả năng đi lên với khối lượng giao dịch thấp (không có nhu
cầu), đó là lý do tại sao thị trường đi ngang. Khối lượng thấp cho thấy một trong hai điều sau:
1. Có sự thiếu hụt nguồn cung ở mức giá này, do khối lượng hấp thụ được nhìn thấy ở điểm “a”.
2. Các chuyên gia đang tích lũy cổ phiếu đã không tham gia vào thị trường, họ không muốn giá
cao hơn vào thời điểm này. Vì nguồn cung trôi nổi chưa được loại bỏ.
Bạn đi đến kết luận hợp lý này bởi vì điểm “a”, điểm này phải được các nhà giao dịch chuyên
nghiệp hấp thụ nguồn cung (một dấu hiệu của sức mạnh).
 Tại điểm “c” & “d” là những lần test nhỏ. Lưu ý khối lượng thấp tại những điểm này, đó là dấu
hiệu cho thấy test đã thành công và nguồn cung không tồn tại. Thị trường không thể đi xuống với khối
lượng thấp. Nếu xét riêng lẻ, các động thái tại “c” & “d” không có ý nghĩa nhiều, nhưng bởi vì bạn đã
thấy khối lượng hấp thụ trong nền, chúng hiện trở thành tín hiệu cho sức mạnh của thị trường.
Một khi bạn thấy khối lượng rất cao trên một ngày giảm giá, điều này cho thấy có hoạt động cao
trên thị trường. Nếu một đợt phục hồi bắt đầu do các nhà tạo lập thị trường mua vào (hấp thụ) từ những
người nắm giữ yếu bị rũ bỏ ở mức giá thấp, thị trường sẽ thường xuyên test lại khu vực hấp thụ khối
lượng cao này, đưa thị trường xuống lại khu vực đảo chiều (nơi khối lượng cao được nhìn thấy lần đầu)
để đảm bảo rằng tất cả nguồn cung đã biến mất. Bạn sẽ nhận ra ngay lập tức nếu toàn bộ việc bán tháo

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 68


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

đã chấm dứt, vì khối lượng sẽ thấp khi nó xâm nhập trở lại khu vực giá có khối lượng cao cũ. Bạn sẽ
khôn ngoan nếu chú ý đến đặc điểm này, bởi nó đại diện cho tín hiệu mua tuyệt vời.
Tóm lại, việc đánh dấu một thị trường xuống giá là thách thức những con gấu bước ra ngoài trời.
Khối lượng thấp cho thấy có rất ít nguồn cung trên thị trường. Hiện tại có sự mất cân bằng giữa cung
và cầu gây ra bởi sự rũ bỏ gần đây (tại điểm “a”). Nếu có ít hoặc không có nguồn cung trên thị trường,
điều này cho thấy những nhà tạo lập thị trường, những tập đoàn giao dịch đã thành công trong việc hấp
thụ cổ phiếu từ những người nắm giữ yếu và hiện tại đang được thiết lập để tăng giá.

Hỗ trợ chuyên nghiệp.


Những dấu hiệu sau đây có sự hỗ trợ chuyên nghiệp:
 Một xu hướng giảm đang diễn ra và xuất hiện một ngày (thanh) giảm giá, đóng cửa ở giữa
(hoặc mức cao) thanh, kèm theo khối lượng rất cao, trong khi thanh tiếp theo tăng.
Nếu thanh này đóng cửa ở giữa (hoặc mức cao), chúng ta có thể phỏng đoán rằng cầu đang vượt
cung. Lực mua từ các nhà giao dịch chuyên nghiệp đã tham gia vào thị trường và hoạt động vào ngày
hôm trước ở mức cao. Ở hoạt động này, thị trường đã không giảm, do đó hoạt động tăng cao chắc hẳn
chủ yếu là do mua vào. Lưu ý rằng khối lượng không được cao quá mức, vì khối lượng quá lớn có thể
làm ngập thị trường, điều mà ngay cả những người chuyên nghiệp cũng không thể hấp thụ hết.
Hãy nhớ rằng bạn đồng hành với nhà giao dịch chuyên nghiệp, nên khối lượng thấp sẽ nói cho bạn
biết rằng:
 Nhà giao dịch chuyên nghiệp không quan tâm đến việc mua trên động thái tăng giá.
 Họ không bán trên bất kỳ động thái giảm giá nào.
Họ đã nhìn thấy một cái gì đó trong nền giá mà bạn có thể đã bỏ lỡ?
Hãy tự hỏi bản thân, "Tại sao họ không mua hoặc bán trong đợt tăng giá này?" Trả lời: Bởi vì họ
đang nghĩ tới việc giảm giá hoặc là không tin tưởng thị trường hiện tại.
Ngoài ra, bạn có thể tự hỏi mình, "Tại sao họ không bán trong đợt giảm giá này?" Trả lời: Bởi vì
họ đang nghĩ tới việc tăng giá!
Tôi phải nhấn mạnh rằng cần có tiền chuyên nghiệp để thay đổi xu hướng của thị trường. Các nhà
giao dịch chuyên nghiệp sẽ không chống lại thị trường. Họ sẽ luồn lách, len lỏi và bằng mọi cách bám
lấy thị trường. Để chiến đấu với thị trường có nghĩa là bạn:
Chống lại với thị trường nghĩa là bạn đang làm những điều sau:
 Mua trên một chuyển động tăng giá khi có nguồn cung bước vào thị trường.
 Bán trên một chuyển động giảm giá khi ở đây không có nguồn cung nào.
Cả 2 hành động trên sẽ khiến bạn bị tổn thương.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 69


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Rũ bỏ (shake-out).
Biểu đồ dưới đây minh họa cho một “sự rũ bỏ” thường xuất hiện cuối thị trường giảm giá.

 Tại điểm “a” chúng ta có một rũ bỏ đáng kinh ngạc. Đây là một dấu hiệu tiềm ẩn của sự yếu
kém được thể hiện một cách cô lập. Tuy nhiên, có rất ít hoặc không có giai đoạn phân phối chính trong
nền giá, thường được biểu hiện bằng khối lượng lớn trên các thanh tăng giá gần đỉnh thị trường. Không
có cao trào mua trong nền giá này. Nếu sự kiện rũ bỏ tại điểm “a” là một dấu hiệu chính của sự yếu
kém thì đã có điểm yếu trong nền giá trước đó.
Không có sự tiếp diễn giảm giá sau rũ bỏ, thực tế thì thị trường đã tăng lên. Nếu tín hiệu khối lượng
lớn là giảm giá thì thị trường đã không tăng lên sau đó.
 Hai thanh giá được đánh dấu tại “b”, cho chúng ta 2 test cổ điển. Tuy nhiên, hãy nhìn vào khối
lượng – nó đều cao trên cả 2 thanh! Nghĩa là chúng ta đánh giá test đã thất bại. Một test thành công cần
khối lượng thấp. Ở giai đoạn này, thị trường chưa sẵn sàng cho một động thái tăng giá vì nguồn cung
vẫn còn tồn tại.
 Tại điểm “c”, chúng ta có một phản ứng giá giảm trở lại khu vực khối lượng cao trước đó, khối
lượng lúc này ở mức trung bình đến thấp - đây là tín hiệu mua. Tại sao lại thế? vì áp lực bán đã giảm
xuống khi giá vượt qua vùng hỗ trợ tại điểm “b”. Áp lực bán tại khu vực giá này đã biến mất khi có
khối lượng thấp tại điểm “c”.
 Điểm “d” cũng là một test thành công - đại diện cho tín hiệu mua. Khối lượng không cao hơn
tại điểm “c” và chắc chắn thấp hơn 2 thanh tại điểm “b”.
Sau đây là một ví dụ khác về sự rũ bỏ:

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 70


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

 Tại điểm “a”, chúng ta có một ngày tăng giá với khối lượng lớn, điều này là một nỗ lực đi lên
vượt qua ngưỡng kháng cự bên trái. Tuy nhiên, giá đã không vượt qua được điểm cao nhất, thị trường
sau đó miễn cưỡng đi lên. Nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy mỗi ngày tăng đều có khối lượng thấp, đặc biệt
đáng chú ý tại điểm “b”. Việc mua chuyên nghiệp đã không quan tâm (không có nhu cầu).
 Tại “c”, chúng ta có một rũ bỏ (shake-out), bạn có thể quan sát dễ hơn trong biểu đồ này. Không
có phân phối ở trên đỉnh. Chắc chắn có điểm yếu, nhưng phân phối thì không rõ ràng. Tại điểm “c”,
nếu khối lượng lớn nhìn thấy trên thanh giảm giá thực sự là nguồn cung chuyên nghiêp, thì làm thế nào
mà thị trường lại có thể tăng lên vào ngày hôm sau?
 Tại điểm “e”, chúng ta có một phản ứng khi giá quay trở lại khu vực rũ bỏ. Khối lượng giao
dịch hiện tại là thấp, vì vậy thị trường sẽ đi lên. Lưu ý tại điểm “f”, mức thấp đang được hỗ trợ từng
ngày và ngày giảm giá có khối lượng thấp (không có áp lực bán). Những dấu hiệu này khi xem xét riêng
lẻ thì không có ý nghĩa nhiều, nhưng nó là tín hiệu mua tuyệt vời khi bạn biết đã có sự rũ bỏ trong nền
giá.
Một sự rũ bỏ (shake-out) có thể được định nghĩa là một ngày giảm giá với chênh lệch giá rộng,
thường kèm với những tin tức cực xấu. Nó được thiết kế để tạo ra tình trạng bán hoảng loạn, do đó giúp
việc chuyển giao cổ phiếu trở lại tay các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Điều này thường được thấy sau
khi giá đã tăng được một thời gian. Bạn nên mong đợi giá cao hơn sau sự kiện này. Một “cao trào bán”
thực sự trông giống như “rũ bỏ”, khác biệt lớn là sau “cao trào bán”, thị trường sẽ không có xu hướng
trong khoảng thời gian dài.

Khối lượng dừng.


Tại một số thời điểm trong quá trình di chuyển của thị trường, giá sẽ chống lại các động thái giảm
tiếp theo. Những vùng kháng cự này được nhìn thấy trong một ngày giảm giá với khối lượng rất cao,
giá đóng cửa ở mức cao trong ngày. Lực mua đã vào thị trường để giá đóng cửa ở mức cao, vậy khối
lượng cao còn thể hiện điều gì khác?

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 71


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

 Nếu giá đóng của ở mức thấp, thì bạn phải chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày tiếp theo.
 Nếu ngày tiếp theo giá tăng lên một mức cao mới, thì khối lượng lớn ngày trước đó cho thấy
việc mua vào.
Khối lượng cao phải chứa nhiều mua hơn là bán để đóng cửa ở mức cao hoặc tăng giá ở ngày tiếp
theo để xác nhận có dấu hiệu của sức mạnh.

Hành động này làm thay đổi hướng di chuyển hoặc khiến giá đi ngang, nó rời khỏi hướng đi xuống
ban đầu, cho thấy tiền chuyên nghiệp đã bước vào và hấp thụ việc bán ra từ những người nắm giữ yếu.
Tiền chuyên nghiệp phải tích lũy cổ phiếu và khuyến khích những người khác bán ra - những động thái
giảm giá mạnh sẽ khuyến khích điều này. Bất kỳ một test khối lượng thấp nào sau thời điểm này sẽ là
dấu hiệu của sức mạnh.
Khối lượng dừng được so sánh với vận động viên trượt tuyết xuống dốc, khi anh ta kết thúc chặng
đường dài của mình, anh ta muốn dừng lại thì phải xoay mạnh ván trượt. Điều này thật ngoạn mục,
tuyết văng tung tóe cuối cùng anh ta đã dừng lại.

Áp lực giảm.
Áp lực giảm cho thấy rất ít người bán khi thị trường đi xuống. Nó thể hiện bằng một thanh chênh
lệch giá rộng, đóng cửa ở mức thấp của thanh, kèm khối lượng lại thấp. Đây là dấu hiệu của sự thiếu
quyết tâm cho việc bán ra khi thị trường giảm và là một dấu hiệu cho thấy thị trường khó có thể giảm
sâu hơn nữa. Nếu tiền chuyên nghiệp xác nhận giảm giá, sẽ gia tăng việc bán ra ở chiều giảm.
Chỉ báo này có thể trở thành tín hiệu mua nếu nó đóng cửa ở mức cao của thanh và mức giá thấp
nhất đã xuyên thủng vùng hỗ trợ cũ trước đó.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 72


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Thận trọng:
Khối lượng có thể thấp hơn vào những ngày giảm giá trong giai đoạn đầu của thị trường giá xuống.
Luôn phải chú ý về hành động trong nền giá! Bạn sẽ có những dấu hiệu về sự yếu kém trong một thị
trường giảm giá tiềm năng. Áp lực giảm được nhìn thấy khi lượng bán đã giảm. Điều quan trọng là phải
lưu ý những gì đã xảy ra ở thị trường tổng quan, vì đây là nguyên nhân chính khiến thị trường diễn ra
ở hiện tại.
Giá hôm nay luôn bị ảnh hưởng bởi sức mạnh hoặc điểm yếu trong nền.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 73


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Phần 4: Trở Thành Nhà Giao Dịch Hay Nhà Đầu Tư.
Giấc mơ.
Trở thành nhà giao dịch toàn thời gian là mơ ước của nhiều người. Vấn đề là nó rất dễ bị thất bại
trong quá trình học tập. Một số người may mắn có kỹ năng kiếm tiền từ thị trường và giữ được nó thì
thường rất ít. Điều này là do họ có kỹ năng quản lý tiền và chấp nhận rủi ro. Các nhà cái thường tạo ra
nhà giao dịch giỏi vì họ có kỹ năng, luyện tập rủi ro và biết cách xử lý căng thẳng.
Không có hệ thống ma thuật trên thị trường chứng khoán. Nếu có, thì mọi động thái sẽ bị giảm giá
rất nhanh. Chúng ta biết điều này là đúng, bởi vì có những bộ óc nhanh nhạy nhất trên thế giới đang
hoạt động trên thị trường chứng khoán, và chúng ta phải giả định rằng bất kỳ cách dễ dàng nào kiếm
tiền trên thị trường đều đã được phát hiện từ lâu.
Tôi đã gặp một số người thành công nói rằng họ đang sử dụng một hệ thống bí mật để kiếm tiền
cho riêng họ. Đây là hệ thống bí mật của họ, nó đang làm việc cho họ. Tuy nhiên, trong mọi trường
hợp, nếu bạn xem xét kỹ hơn (một khi họ đã cho bạn thấy hệ thống), điều họ đã bỏ qua hoặc không thừa
nhận chính là họ đã trở thành nhà giao dịch tốt theo cách của riêng họ. Đó là kỹ năng của họ như một
trader chuyên nghiệp kiếm tiền, không phải công thức kỳ diệu. Công thức kỳ diệu có tác dụng như một
tấm mền phủ lên tâm trí của họ mà họ không nhận ra, bởi vì họ không luôn luôn tuân theo những gì
công thức chỉ ra.
Chúng ta đều muốn nghĩ rằng khi chúng ta đưa ra quyết định thì nó dựa trên logic và suy luận đúng
đắn. Trong thực tế, logic chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong quá trình đưa ra quyết định của chúng ta. Bạn
có thể nghĩ rằng bạn đang hành động theo lẽ thường, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì không
phải vậy. Cho dù bạn quyết định mua một chiếc ô tô hay đi cắt tóc, cảm xúc thường làm bạn mù quáng.
Bạn không mua ô tô theo cách đi từ điểm A đến điểm B càng nhanh, càng rẻ, càng tốt. Bạn cũng không
cắt tóc chỉ để nó ngắn lại, có rất nhiều yếu tố cảm xúc ảnh hưởng đến lý do bạn làm mọi việc.
Việc bạn đưa ra hầu hết các quyết định dựa trên một số lý do cảm xúc tiềm ẩn, thay vì phán đoán
đúng đắn hợp logic. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là dưới bất kỳ căng thẳng nào, bạn thậm chí còn
trở nên dễ xúc động hơn, điều này mang lại cho nhiều nhà giao dịch những vấn đề nghiêm trọng khi họ
giao dịch trên thị trường. Ngay khi bạn đang ở phía thua cuộc của thị trường, căng thẳng sẽ kéo theo
cảm xúc bất lợi và cản trở quá trình ra quyết định hợp lý của bạn. Nếu bạn đang tham gia thị trường dài
hạn và bạn đột nhiên bị bắt gặp một động thái giảm giá mạnh, thì bạn đang hy vọng vào sự phục hồi.
Thông thường, một động thái tăng giá sẽ bắt đầu vào ngày hôm sau, thường là vào đầu phiên giao dịch
buổi sáng. Sau đó, bạn trở nên thư thái như thể lời cầu nguyện của bạn đã có tác dụng. Bây giờ bạn chắc
chắn sẽ có thể trang trải vị trí kém của mình và nếu may mắn, thậm chí còn kiếm được một khoản lợi
nhuận nhỏ. Một đợt giảm giá mạnh thứ hai vào cuối ngày sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng thua lỗ thêm.
Các nhà giao dịch giỏi không bao giờ cho phép điều này xảy ra ngay từ đầu.
Những yếu tố khác có thể ngăn bạn trở thành nhà giao dịch giỏi. Ví dụ:
Bạn mua cổ phiếu và chứng kiến sự tăng giá đột ngột, bạn có lợi nhuận trên giấy và rất vui mừng.
Niềm vui này sau đó bị che mờ bởi phản ứng giá đi xuống. Bạn đang đếm những gì lẽ ra là của bạn nếu
bán ở mức giá cao hơn, áp lực trở nên ngày càng không thể chịu đựng được và bạn bán lấy khoản lợi
nhỏ trước khả năng mất tất cả. Quá trình như thế này ngăn cản bạn nắm bắt được những chuyển động
lớn trên thị trường.
Thị trường chứng khoán, bản chất của nó được thiết kế để bạn mất tiền. Các đợt phục hồi hoặc
phản ứng của bất kỳ xu hướng nào đảm bảo quá trình này vận hành liên tục. Nó được tạo ra một cách
tự động, thị trường hành xử theo cách này bởi nó phải như thế! Kẻ yếu sẽ bị diệt vong để kẻ mạnh sống
sót. Các trader chuyên nghiệp nhận ra điểm yếu ở những trader căng thẳng và họ sẽ tận dụng mọi cơ
hội.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 74


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Để khắc phục những vấn đề này, bạn phải phát triển một hệ thống có kỷ luật cho chính mình. Một
hệ thống tuân thủ nghiêm ngặt tránh cảm xúc, bởi vì giống như một người lính được đào tạo, bạn đã
thực hiện tất cả những suy nghĩ trước khi vấn đề xảy ra. Điều này sẽ buộc bạn hành động chính xác
trong khi căng thẳng.

Tránh xa tin tức.


Nhận quá nhiều tin tức trên báo chí hoặc truyền hình là lý do khiến nhiều nhà giao dịch đánh giá
sai thị trường. Nói một cách đơn giản, hầu hết các tin tức đều cường điệu và không có lợi cho bạn. Càng
sớm chấp nhận điều này bạn càng nhanh chóng chuyển sang cách tiếp cận thị trường một cách lạnh
lùng, tách rời tin tức, làm việc trên cơ sở đánh giá thực tế cung cầu chứ không phải những gì người khác
đưa cho bạn. Tin tức thường được khoác lên chiếc áo cảm xúc và đây là điều cuối cùng bạn muốn khi
giao dịch.
Vấn đề là một nhà báo sẽ không bao giờ nói cho bạn một sự thật, và sẽ không bao giờ. Lý do đầu
tiên cho chuyện này là nhà báo không ở bên trong và thực sự không biết chuyện gì đang xảy ra. Lý do
thứ 2, nhà báo thường xuyên nhận được thông tin không chính xác (cố tình), không thể trực tiếp kiểm
tra tính xác thực. Đó không phải lỗi của các nhà báo, họ không nhận thức được rằng họ bị thao túng
như những con rối, sẵn sàng truyền lại tin để đánh lừa những con cừu bất đắc dĩ (những người buôn bán
không hiểu biết).
Đây là một ví dụ:
Ngài Greenspan, chủ tịch cục dự trữ liên bang xuất hiện trên truyền hình đưa ra một tuyên bố giảm
giá. Thị trường giảm một cách đáng báo động khi phản ứng với tin tức này.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 75


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Các hãng truyền thông nhăn nhó trên truyền hình, báo cáo lý do tại sao thị trường giảm hôm nay:
Thị trường đã giảm đáng kể ngày hôm nay trên tuyên bố tiêu cực được phát ra bởi chủ tịch cục dự trữ
liên bang. Để thêm phần kịch tính, bất kỳ thông tin tiêu cực nào thu thập được sẽ hỗ trợ cho tin tức này.
Tại sao, những tin tức lại dẫn bạn lạc lối và gây tổn hại cho cho giao dịch của bạn? Bởi vì, đây là
cách tin tức thực hiện nhiệm vụ.
Thị trường đã giảm một cách đáng báo động trong ngày hôm nay. Những tuyên bố được đưa ra bởi
ông Greenspan (chủ tịch cục dự trữ liên bang), đã khiến những chuyên gia trên thị trường đánh dấu
giảm giá, tạo ra một động thái trước tin tức xấu. Điều này có ảnh hưởng tới những người nắm giữ yếu,
các nhà giao dịch không hiểu biết đã hoảng loạn bán cổ phiếu cho những nhà chuyên nghiệp, những
người đã chờ đợi cơ hội này để mua được với giá thấp hơn. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp đã nhận
thức được tin tức trước khi nó ra và sẵn sàng hấp thụ một lượng lớn cổ phiếu. Họ sẽ thu được lợi nhuận
cao trong những ngày tới nhờ kết quả của hoạt động kinh doanh đúng thời gian này.
Bạn sẽ được nghe tin tức theo nhiều cách khác nhau, nhưng hãy tự hỏi bản thân: Các nhà giao dịch
chuyên nghiệp sẽ sử dụng tin tức này và đánh dấu thị trường tăng hay giảm, để mang về lợi ích cho họ?
Là một trader, bạn nên xem tin tức theo một cách hoàn toàn riêng biệt. Khi bạn thấy một tin tức có
thể ảnh hưởng tới mình, hãy tự hỏi 3 câu hỏi:
1. Câu chuyện này có ý nghĩa gì (nếu nó là sự thật ) trong bối cảnh thị trường chung đã phân tích.
2. Nếu tin tức có vẽ chống lại lợi ích của tôi thì tôi phản ứng như thế nào?
3. Tôi có thể sử dụng tin tức này để cải thiện vị thế giao dịch của mình không?
Bạn đã được tẩy não khi còn rất sớm, bây giờ bạn rất dễ tiếp thu tin tức. Khi bạn mới bước chân
vào thị trường chứng khoán và vẫn còn non - xanh, bạn sẽ tự nhiên nghĩ rằng nó sẽ giúp ích cho các
hoạt động của bạn, nếu bạn là một người đọc nhạy bén, nhiệt tình tiếp thu thông tin và nắm rõ các vấn
đề thời sự. Điều này hoàn toàn có thể nếu bạn nhớ lại 3 câu hỏi.
Bạn cũng có thể muốn tận dụng tin tức và đây là lúc những rắc rối của bạn bắt đầu. Bạn cho rằng
thị trường sẽ tăng lên khi có nhiều tin tốt và suy giảm khi có nhiều tin xấu. Để trở thành chuyên gia
thực sự, bạn học cách suy nghĩ và hành động như họ. Bạn phải từ bỏ việc chạy theo bầy đàn, và trở
thành kẻ săn mồi, mua khi thấy cơ hội tuyệt vời gây ra bởi tin xấu. Bạn sẽ thấy điều này cực kỳ khó
khăn.
Theo hướng dẫn, bạn cần phải:
 Mua khi tin xấu tạo ra một điểm rũ bỏ (shake-out).
 Bán khi tin tốt tới vào thời điểm thị trường đã tăng được một thời gian đáng kể.
Thông thường, khi khối lượng rất cao xuất hiện trên cổ phiếu, một số câu chuyện xuất hiện trên
truyền thông sẽ giải thích về điều đó, bạn đừng nghe va đừng cho phép bất kỳ tin tức nào ảnh hưởng
đến phán đoán của bạn. Những câu chuyện tin tức kiểu này hầu hết là một nửa sự thật…
Dưới đây là một số kiểu tin đồn điển hình rất đáng để bỏ qua:
 Một khối lượng lớn cổ phiếu đã được giao dịch trong một công ty. Tốt nhất bạn nên bỏ qua
điều này, vì nó đã làm sai lệch khối lượng thị trường thực.
Rác rưởi. Giao dịch là giao dịch!
 Đây là giao dịch của các nhà tạo lập thị trường với nhau và không phải là giao dịch thực.
Rác rưởi hơn - vì lý do tương tự.
 Thị trường hôm nay tăng mạnh không phải vì có tin tốt mà vì không có tin xấu.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 76


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Vâng, điều này đã được nhìn thấy trên một tờ báo. Hãy luôn nhớ rằng, các chuyên gia sẽ không bỏ
lỡ bất kỳ cơ hội kiếm tiền nào. Tin tức thường là một cơ hội để rũ bỏ các nhà giao dịch ra khỏi thị
trường, điều này cũng có lợi ích phụ là bắt các điểm dừng.
 Khối lượng giao dịch hôm nay thấp do các nhà giao dịch đang đi nghỉ lễ.
Có thể có một số sự thật trong điều này. (Bạn nên tăng gấp đôi số liệu về khối lượng trong thời
gian giao dịch nửa ngày).
Nghiên cứu bất kỳ biểu đồ dài hạn nào liên quan đến tin tức và bạn sẽ thấy rằng thị trường có thể
tăng lên trong giây lát khi có tin tốt hoặc giảm do tin xấu, nhưng xu hướng của thị trường hoặc cổ phiếu
không bao giờ thay đổi bởi tin tức. Nói chung, tin tốt được nhìn thấy ở đỉnh của thị trường (để thu hút
người mua vào, giúp cho giai đoạn phân phối) và tin xấu được nhìn thấy ở đáy của thị trường (để loại
bỏ những người nắm giữ yếu, giúp cho giai đoạn tích lũy).
Luôn đi theo những gì bạn cholà sự thật, dựa trên sự logic Đừng lười biếng và sử dụng những lời
giải thích của người khác. Rất khó để các nhà giao dịch bình thường hành động như một con rô bốt, chỉ
giao dịch dựa trên sự thật, bởi vì tất cả chúng ta đều có cảm xúc bẩm sinh khi phải đưa ra quyết định
trong các tình huống bị đe dọa hoặc căng thẳng. Chúng ta hành động như vậy trong tự nhiên là để đảm
bảo sống còn của chúng ta. Tuy nhiên, cảm xúc sẽ không giúp bạn tồn tại trong thế giới giao dịch đầy
khó khăn và căng thẳng. Trong thực tế, đó là một bất lợi lớn.
Bạn có thể tự hỏi làm thế nào một chuyên gia ủng hộ báo chí và truyền hình đưa ra những tin tức
tốt hay xấu vào cuối tuần hoặc ngày lễ.
Điều này đơn giản (và khéo léo) được thực hiện bằng cách đánh dấu thị trường tăng hoặc giảm vào
cuối phiên giao dịch, trong ngày thứ Sáu hoặc một ngày trước khi kỳ nghỉ bắt đầu. Các phóng viên báo
chí sau đó phải tạo ra một lý do để thị trường di chuyển. Tin tức này sẽ làm giảm khả năng phán đoán
của bạn. Các nhà khai thác chuyên nghiệp, được trao cơ hội để đưa bạn đi nhầm chỗ. Một nhà giao dịch
thường dành cuối tuần hoặc kỳ nghỉ để tính toán về vị thế của mình, hoặc thậm chí lo lắng về việc mình
chưa có vị thế. Đến sáng thứ Hai, một nhà giao dịch dễ bị hành động bốc đồng. Không phải là ngẫu
nhiên mà các động thái của thị trường vào cuối ngày thứ Sáu thường có xu hướng ngược lại với thứ
Hai. Nếu điều này nghe có vẻ thiếu thực tế, hãy xem kỹ các biểu đồ và kiểm tra nó.

Bạn cần một hệ thống.


Thứ nhất, bạn cần biết rằng “không có hệ thống nào hoàn hảo”. Ngay cả khi nó tốt nhất nó vẫn chỉ
dành cho một nhóm nhỏ, vì nó phải được con người tuân theo. Và bản chất của chúng ta dễ mắc phải
“lỗi con người”, khiến hệ thống giảm đi giá trị của nó.
Một hệ thống phải dựa trên một số lý luận và hợp logic. Nó phải có 2 nguyên tắc thiết yếu:
1) Nó phải nhanh chóng đưa bạn thoát khỏi vị thế nếu bạn đã quyết định sai.
2) Nó phải dai dẳng bắt bạn bám theo các vị thế đang có lợi.
Hai nguyên tắc này hoàn toàn ngược với bản chất tự nhiên của con người. Việc bạn thoát khỏi một
vị thế thua cuộc là điều không tự nhiên, bởi vì bạn đang cầu nguyện và hi vọng nó phục hồi – Bạn ghét
phải trở thành kẻ thua cuộc và không chấp nhận mất mát. Nếu bạn từ bỏ vị thế, mọi hi vọng đều biến
mất (bản chất con người là luôn hi vọng). Đây không phải là cách nghĩ.
Trên thị trường, bạn phải giống như một con mèo có chín mạng sống - có thể bạn đã mất một mạng,
nhưng bạn có tám mạng khác để sống. Khi sử dụng hệ thống của mình, bạn không chỉ phải chấp nhận
thua lỗ mà nhiều khi còn mong đợi chúng. Nếu bạn chấp nhận điều này, thì bạn phải có một hệ thống
để hạn chế tổn thất.
Trong trường hợp một hệ thống giao dịch, chúng ta có thể nói rằng:
 Quản lý rủi ro là quản lý tổn thất.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 77


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

 Quản lý tiền là quản lý lợi nhuận.


Một hệ thống tốt phải kết hợp hai nguyên tắc này, nơi các khoản lỗ được cắt giảm và lợi nhuận
được phép hoạt động. Chính những quyết định vội vàng bỏ qua hệ thống của bạn và thực hiện quyết
định riêng biệt sẽ khiến giao dịch trở nên vô kỷ luật dẫn tới dễ thua lỗ. Quyết định riêng biệt của bạn
thường sai vì nó dựa trên phản ứng của cảm xúc. Đừng bao giờ hành động như vậy.
Chúng tôi sẽ không cung cấp cho bạn bất kỳ điều gì ngoài một vài gợi ý và thủ thuật, vì bạn phải
có được và phát triển hệ thống của riêng mình. Không có hai trader giống nhau, không có hai người có
cùng nguồn lực và nhu cầu. Bạn cần phát triển hệ thống của riêng mình, được thiết kế theo phong cách
giao dịch của riêng bạn - nói cách khác là một hệ thống phù hợp với bạn.
Nhiều cuốn sách viết về thị trường chứng khoán khuyên bạn nên giao dịch trên giấy. Tôi đồng ý
với điều này, nhưng giao dịch giấy cũng giống như cuộc diễn tập chữa cháy, nó không bao giờ giống
như trải nghiệm thật. Tuy nhiên, một điểm mà mọi người dường như bỏ lỡ về giao dịch giấy là những
người giao dịch trên giấy thành công có một món quà đặc biệt. Món quà này sẽ cho phép họ ngồi đó
một mình, tuần này qua tuần khác, không ai khác ngoài chính họ, và thậm chí không quan tâm đến kết
quả.
Để giao dịch trong một hệ thống, không quan tâm đến lãi hoặc lỗ, cũng đòi hỏi một kiểu tính cách
đặc biệt. Kỷ luật rất cần thiết để trở thành một trader thành công khi giao dịch thực tế. Những trader
không thể giao dịch trên giấy ngay từ đầu, có thể được cảnh báo trước rằng: họ khó có thể giao dịch
thành công trên thị trường chứng khoán. Họ thiếu các kỹ năng cần thiết. Bạn cần kiên nhẫn, thực hành,
kinh nghiệm, kiến thức, kỷ luật, tập trung, cống hiến và sự thôi thúc… để thành công.

Gợi ý & Thủ Thuật giao dịch.


Giao dịch là một kỹ năng khác với kỹ năng của nhà phân tích. Bạn có thể là nhà phân tích giỏi nhất
thế giới, nhưng bắt được chính xác những chuyển động giá là một chuyện khác, tận dụng lợi thế phân
tích của bạn trên thị trường lại là một chuyện khác nữa.
Đã có rất nhiều bài viết về giao dịch của các tác giả khác nhau, tôi không nói là tôi tốt hơn họ. Tuy
nhiên, ở đây có nhiều vấn đề tôi đã trải qua và tôi sẽ chỉ bạn cách làm thế nao để khắc phục chúng.

Lắng nghe tin tức, nhưng…!


Luôn tự nhủ với chính mình, “NHƯNG…”. Liệu, những nhà chuyên nghiệp sẽ đánh dấu thị trường
tăng hay giảm trên tin tức này để cải thiện vị thế của họ? Thị trường lúc này mạnh hay yếu? Nếu thị
trường có vẻ mạnh, điều này có rõ ràng không? Tin tức xấu sẽ cho bạn cơ hội mua? Khối lượng cho
bạn biết điều gì? Tin tức sẽ không bao giờ có thể thay đổi được nền tảng của bất kỳ chuyển động chính
nào của thị trường. Nếu thị trường đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể, liệu tin xấu này có khiến những
người nắm giữ yếu kém rời khỏi thị trường, cho phép nó quay đầu?
Bạn sẽ luôn thấy các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường dựa trên tin tức để thao túng giá.
Điều này có thể chấp nhận được, miễn là bạn đang mong đợi họ làm điều này và không ngạc nhiên hoặc
mất hứng thú khi nó xảy ra.

Không cố định các mục tiêu giá trong tương lai.


Việc lắng nghe cái gọi là quan điểm của chuyên gia về các mức giá có thể hay không thể đạt được
vào một ngày nào đó trong tương lai, không giúp ích gì nhiều cho giao dịch của bạn. Nó sẽ hạn chế khả
năng giao dịch đúng đắn của bạn, vì điều này sẽ làm bạn do dự. Suy nghĩ của bạn sẽ bị vẩn đục khi xuất
hiện những thông tin không phù hợp với quan điểm của bạn lúc đầu. Bạn có thể tự nói với chính mình,
"Tôi luôn là tôi, tôi không bao giờ bị ảnh hưởng bởi người khác, tin tức hoặc quảng cáo…". Bạn có thể

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 78


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

thực sự tin vào điều này, nhưng tiềm thức của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, điều này sẽ ảnh hưởng
phán đoán của bạn.
Nếu các quan điểm của bạn là tăng giá và một mục tiêu giá cao hơn đã được dự đoán, bạn sẽ không
tin hay thấy dấu hiệu của sự yếu kém, bởi vì lúc đầu bạn đã không tìm kiếm chúng. Trong tiềm thức,
bạn đang mong đợi giá cao hơn, và bỏ qua mọi khả năng giá thấp hơn!
Một nhà giao dịch giỏi không quan tâm đến việc thị trường tăng hay giảm, miễn là anh ta đang
giao dịch ở phía đúng của thị trường và không chống lại nó. Anh ấy luôn giao dịch theo xu hướng. Anh
ta cũng biết các nhà tạo lập thị trường, các chuyên gia thường xuyên thúc đẩy thị trường tăng hoặc giảm
một cách giả tạo, và đang chờ đợi để bổ sung thêm vị thế của mình tại các điểm lợi thế.

Luôn có kế hoạch.
Khi bạn mới bắt đầu giao dịch, bạn phải làm việc chăm chỉ và tập trung tìm cách để kiếm tiền trên
thị trường chứng khoán và giữ được nó. Khi bạn có thêm kinh nghiệm và tuân theo các kỹ thuật giao
dịch tốt, điều đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Việc lập kế hoạch đòi hỏi nỗ lực, sự tập trung và cần được xem
xét liên tục dưới sự phản ánh của việc trải nghiệm thực tế khi giao dịch. Sau đó, bạn chuẩn bị để phản
ứng nhanh hơn, giống như một nhà giao dịch chuyên nghiệp. Nếu không để tâm về điều này, bạn có thể
bị mất tiền và chắc chắn sẽ không kiếm được nhiều như bạn nghĩ. Lập kế hoạch cũng gia tăng kiến thức
cho bạn. Nó buộc bạn phải học, nhắc nhở bạn về những điều bạn gần như đã quên. Trên tất cả, nó giữ
cho bạn sự tỉnh táo.
Phần lớn các nhà giao dịch không phải là các nhà giao dịch chuyên nghiệp toàn thời gian. Thời
điểm để họ mua hay bán không xảy ra liên tục. Khi thị trường chuyển động đột ngột, bạn sẽ phải phản
ứng như một người chuyên nghiệp, điều này rất khó khăn. Các chuyên gia giao dịch thường xuyên, nên
họ đã quen với điều đó. Họ thường có cơ sở vốn lớn và có thể trải rộng vị thế của mình, vào những ngày
tồi tệ, họ ít bị căng thẳng hơn nhiều so với những người không chuyên nghiệp.
Nếu không có kế hoạch, sẽ hiếm bạn khi hành động chính xác được. Bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi các
tin tức và sẽ miễn cưỡng hành động vì đơn giản là bạn chưa sẵn sàng. Do đó, bạn đợi cho đến khi nghiên
cứu kỹ những diễn biến bất ngờ vừa xảy ra trên thị trường. Sau đó, bạn không muốn mua với giá cao
hơn, khi bạn có thể đã mua với giá thấp hơn một vài ngày trước đó, kết quả là bạn không có vị thế trên
thị trường, đơn giản là vì bạn chưa sẵn sàng ngay từ đầu. Bạn đã không lên kế hoạch để sẵn sàng.

Luôn lập kế hoạch cho những gì bạn sẽ làm nếu bạn sai.
Hầu hết mọi người vào thị trường với sự lạc quan tuyệt đối, và không có bất kỳ kế hoạch nào, bởi
vì họ không nghĩ rằng họ có thể bị sai. Nếu họ nghĩ như vậy thì ngay từ đầu họ đã không có mặt trên
thị trường. Bạn định làm gì nếu đột nhiên bạn sai? Bạn sẽ gặp vấn đề trừ khi bạn có một kế hoạch rõ
ràng trong đầu. Tốt hơn hết: Hãy viết ra tất cả trước khi bạn giao dịch!
Sai cũng không sao, nhưng sai mà không nhận ra ngay để rồi bao biện cho vị thế của mình.
Đừng bao giờ giao dịch trừ khi bạn có kế hoạch B sẵn sàng chờ đợi để kích hoạt mà không do dự.
Đây là một thành phần quan trọng của hệ thống giao dịch tốt. Tất cả sự chuẩn bị này là rất khó khăn bởi
vì bạn đang chống lại sự thôi thúc giao dịch, trước khi bạn bỏ lỡ một cơ hội. Nếu kế hoạch trước mỗi
giao dịch bị thất bại, bạn sẽ lạc quan về sự thành công của mình. Khi bạn đang đọc trang này, bạn có
thể gật đầu đồng ý và đang suy nghĩ về những cải tiến của riêng mình, nhưng bạn vẫn sẽ vào thị trường
và giao dịch theo kiểu bốc đồng. Để trở thành một nhà giao dịch giỏi không phải là điều dễ dàng!
Hãy hết sức thận trọng ở điểm dừng lỗ của bạn. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp biết rõ các điểm
cắt lỗ của bạn, và sẽ kích hoạt chúng nếu có thể. Khi một động thái tăng đã bắt đầu, bạn nên đặt lệnh
cắt lỗ dưới mức phản ứng cuối cùng. Đây là một vị trí an toàn vì mức phản ứng thấp tạo thành kháng
cự cho bất kỳ động thái giảm giá nào tiếp theo. Để đi đến điểm dừng lỗ của bạn sẽ đòi hỏi nỗ lực đáng

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 79


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

kể và vượt qua mức kháng cự (nỗ lực này sẽ mất chi phí). Để bảo vệ thêm, hãy đặt điểm dừng của bạn
ở số lẻ, thay vì số chẵn, bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp thường tìm đến những con số chẵn. Một
số nhà giao dịch thậm chí còn đặt lệnh mua tại mức giá mà hầu hết công chúng sẽ bán ra, dựa vào các
nhà giao dịch chuyên nghiệp đi săn điểm dừng lỗ, ở thời điểm rất thuận lợi.

Thời điểm.
Thời điểm thị trường là kiến thức chuyên môn quan trọng nhất mà bạn phải nắm vững để trở thành
một nhà giao dịch thành công. Đây là nơi mà phần lớn các nhà giao dịch rơi vào tình trạng khó khăn.
Mua quá sớm và bạn sẽ bị vắt kiệt sức lực trong bất kỳ đợt giảm giá tạm thời nào. Bán khống quá sớm
và bạn bị ép khi có bất kỳ động thái tăng giá nào, ngay cả khi, sau một vài ngày hoặc lâu hơn, bạn được
chứng minh là đúng trong phân tích của mình. Hiểu được khối lượng đang nói với bạn điều gì và nhận
ra test, khối lượng dừng, up-thrust hay no-demand…, sẽ giúp bạn xác định thời điểm một cách chính
xác đáng ngạc nhiên.
Khi bạn quyết định bán khống, chỉ thực hiện khi thấy (không thấy nhu cầu, lực đẩy lên, thanh tăng
âm lượng cực cao với thanh tiếp theo hoặc giảm) và đã có dấu hiệu điểm yếu trong nền, chẳng hạn như
đỉnh thấp hơn, xu hướng giảm, khối lượng lớn vào những ngày tăng (thanh) mà không có động thái tăng
tương ứng.
Nghiên cứu điểm yếu trong giao dịch của bạn và sau đó lập kế hoạch để chống lại chúng. Có lẽ
một trong những điểm yếu của bạn là không có kế hoạch sẵn sàng ngay từ đầu! Một lần nữa, tôi khuyên
bạn nên viết ra kế hoạch của mình trước khi giao dịch. Một khi trên giấy, bạn có nhiều khả năng sẽ tuân
thủ nó hơn.
Nếu bạn là một nhà giao dịch chứng khoán, chỉ nên giao dịch những cổ phiếu đang hoạt động có
lịch sử chuyển động giá một cách có trật tự. Đừng bao giờ mua cổ phiếu vì chúng trông rẻ với giả định:
một ngày nào đó chúng sẽ phải phục hồi. Chỉ mua những cổ phiếu có sức tăng trưởng lớn hơn chỉ số
chung, cổ phiếu có giá chống lại các động thái đi xuống của chỉ số. Phần mềm TradeGuider có một hệ
thống lựa chọn cổ phiếu tuyệt vời.

Hãy là ông chủ của riêng bạn - Đừng dựa dẫm vào người khác.
Đừng bao giờ nghe những người môi giới, họ hiếm khi hành động theo lời khuyên của họ, ngay cả
khi họ có ý tốt, họ có lợi ích nhất định trong việc mua hoặc bán của bạn. Đừng bao giờ cho phép các
nhà môi giới gọi cho bạn.

Thành công tương đương với sự chăm chỉ, tập trung, luyện tập và kỷ luật.
Thị trường chứng khoán rất tàn nhẫn và chẳng tha thứ bất cứ ai nếu không tuân theo logic của nó.
Hiểu logic của nó thì đột nhiên nó trở thành người bạn tuyệt vời nhất của bạn.
Để tránh bị thua lỗ, có một số điều bạn nên xem, trước khi đặt hàng.
Bản năng tự nhiên là bạn sẽ lao vào giao dịch trước khi bỏ lỡ cơ hội. Tôi đã thất bại hết lần này
đến lần khác khi tôi mới bắt đầu giao dịch. Đôi khi, tôi thậm chí đặt lệnh trước, sau đó quay lại biểu đồ
với hy vọng một phân tích chi tiết hơn sẽ chứng minh tôi đúng. Đây là một phần của thủ tục mất tiền
và loại hành vi phi logic này có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Bạn có thể có câu chuyện của riêng
khác để kể.
Sự vội vàng không phải nguyên do để bạn có thể kiếm tiền trong cuộc sống, mà là hướng đi của
bạn. Hãy xem xét một chuyên gia xử lý bom:
Khi đi làm, anh ấy không nghĩ đến những huy chương hay danh vọng sẽ đến với những hành động
anh hùng của mình. Cân nhắc duy nhất của anh ấy là quả bom không nổ khi anh ấy đang làm việc với

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 80


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

nó! Để giao dịch thành công, bạn cũng phải tập trung tâm trí vào điều gì là quan trọng nhất. Bạn có thể
nghĩ rằng kiếm tiền là điều quan trọng nhất; tuy nhiên, một nhà giao dịch giỏi không phải vậy.
Mục tiêu của một nhà giao dịch giỏi là “giảm thiểu tổn thất” và nhanh chóng thoát khỏi vị thế giao
dịch kém! Tập trung tâm trí vào việc “giảm thiểu tổn thất” và các giao dịch tốt sẽ tự nó chăm sóc. Nếu
bạn cho phép những khoản lỗ không thể chấp nhận được, bạn sẽ bị tổn thương và nỗi đau thường dẫn
đến sợ hãi, ngăn cản bạn giao dịch. Cách tốt nhất để ngăn chặn nỗi sợ hãi, và khả năng thua lỗ thêm
(dẫn đến nỗi sợ hãi hơn nữa), là ngừng giao dịch và trở thành một học viên của thị trường. Thực hành
giả định, tránh xa nỗi sợ hãi.
Các nhà giao dịch giỏi mong đợi thua lỗ, và kỹ thuật giao dịch tốt sẽ đảm bảo rằng khoản lỗ là nhỏ
nhất. Bây giờ họ tồn tại để có thể chiến thắng vào một ngày khác.

Sự tập trung.
Giống như chuyên gia xử lý bom, đừng bao giờ bất cẩn, đặc biệt nếu bạn đã có một số thành công.
Tiềm thức có thể giở trò với bạn sau khi thành công. Bạn không chỉ có thể bất cẩn mà còn có xu hướng
thư giãn đôi chút. "Chà, kiếm tiền rất dễ dàng và nó không phải là của tôi, vì vậy bây giờ tôi có thể tận
dụng một vài cơ hội chơi với tiền của người khác để kiếm cho mình nhiều tiền hơn nữa". Giống như
chuyên gia xử lý bom, hãy luôn tập trung cao độ vào mọi hoạt động hoặc bạn sẽ thua trò chơi.
Hầu hết các khoản lỗ thường xảy ra bởi nguyên nhân: các nhà giao dịch đang cố gắng đón đầu
điểm quay đầu hoặc cảm xúc thôi thúc giao dịch. Xem xét lại tỷ lệ cuộc mỗi lần như vậy bất cứ lúc nào.
Tỷ lệ cược chắc chắn chống lại bạn. Hầu hết các nhà giao dịch thành công đều giao dịch theo xu hướng.
Tuy nhiên, việc chọn tỉ lệ thắng cao hơn không quá khó nếu bạn hiểu cách thị trường hoạt động và hiểu
khối lượng có ý nghĩa như thế nào. Chỉ có tiền chuyên nghiệp mới khiến thị trường quay đầu. Mọi người
đều có thể thấy hoạt động này bằng cách nhìn vào khối lượng.
Bạn có thể phát hiện ra điểm quay đầu bằng cách xem xét logic đơn giản của khối lượng trong mối
quan hệ với hành động giá. Ví dụ: nếu có một thanh tăng khối lượng cao và thanh tiếp theo giảm, chắc
chắn đã có bán trong thanh khối lượng cao đầu tiên - đây là điểm yếu. Phần thông tin này bây giờ phù
hợp với bức tranh tổng thể. Tuy nhiên, cách tốt nhất là đợi các chuyên gia chơi các mánh khóe của họ
trên thị trường, hai dấu hiệu tốt nhất tiếp theo là: “up-thrust” và “test”.
Nếu bạn đang ở trong một thị trường tăng giá, hãy luôn lạc quan, bởi vì thị trường tăng giá sẽ
luôn chạy lâu hơn bạn nghĩ. Thị trường gấu sẽ tiếp tục giảm cho đến khi thị trường bị rũ bỏ. Bạn có thể
đánh giá lại thị trường, khi bạn thấy cực điểm của khối lượng và hành động giá, điều này sẽ chỉ ra rằng
một sự thay đổi sắp xảy ra.
Hãy nhớ rằng: sức mạnh xuất hiện vào một ngày giảm, điểm yếu xuất hiện vào một ngày tăng. Biểu
đồ điểm và hình là cơ sở để thiết lập chuyển động giá tiếp theo. Trong quá trình xây dựng này, hãy
mong đợi các nhà tạo lập thị trường khống chế giá quanh một khu vực. Dù điều gì xảy ra, không có gì
có thể thay đổi các dấu hiệu của hành động giá tổng quan. Nếu sức mạnh đã xuất hiện vào tuần trước,
nó sẽ không biến mất! Thị trường có thể bị đánh dấu giảm bởi tin xấu ngày hôm nay, nhưng điều này
không thể loại bỏ được sức mạnh trong nền giá. (nghĩa là đây có thể là test hoặc shake-out).

Những dấu hiệu chính của sức mạnh là gì?


Những dấu hiệu chính của sức mạnh mà bạn nên tìm kiếm ở vùng đáy của thị trường là:
1. Testing là một trong những dấu hiệu tốt nhất về sức mạnh. Giá sẽ nhanh chóng giảm trong ngày
(thanh), nhưng sau đó phục hồi để đóng cửa ở mức cao của thanh và sẽ đi kèm với khối lượng giao dịch
thấp.
2. Bất kỳ phản ứng nào quay lại khu vực trước đây đã từng có khối lượng lớn và hiện tại khối
lượng thấp, cũng là dấu hiệu của sức mạnh (nguồn cung đã biến mất trong cả 2 trường hợp).

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 81


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

3. Khối lượng dừng là một dấu hiệu tốt khác của sức mạnh – nó là kết quả của các khối lệnh mua
lớn, đủ để ngăn chặn một động thái giảm và được coi là một ngày giảm khối lượng lớn, thường đóng
của ở mức cao.
4. Rũ bỏ (shake-out) cũng sẽ ngăn chặn một động thái giảm giá. Tại đây, giá giảm một cách đáng
báo động sau khi một động thái giảm giá đã diễn ra. Nếu thị trường tăng vào ngày (thanh) sau, bạn có
thể khẳng định đó là sự rũ bỏ và một dấu hiệu tốt của sức mạnh.
Nói chung, một thị trường mạnh sẽ không có dấu hiệu phân phối đằng sau nó. Không thường xuyên
có lực đẩy lên (up-thrust), không xuất hiện mô hình cây nấm. Hơn nữa, bạn sẽ không thấy bấy kỳ thanh
nến chênh lệch giá hẹp kèm khối lượng lớn nào.

Những dấu hiệu chính của điểm yếu là gì?


Những dấu hiệu chính của điểm yếu là:
1. Một cao trào mua (buying climax).
2. Một lực đẩy lên (up-thrust).
3. Một nến không có nhu cầu (no demand).
4. Một ngày với thân nến hẹp, nằm ở vùng giá cao mới, với khối lượng cao.
5. Khối lượng lớn xuất hiện vào một ngày (thanh) tăng giá, trong khi thị trường giảm vào ngày
hôm sau.
Đồng tiền chuyên nghiệp có nhận thức đầy đủ về bất kỳ điểm yếu nào trên thị trường. Nếu bạn
thấy một động thái đi lên kèm khối lượng giao dịch thấp sau bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào, thì bạn sẽ có
một vị thế bán khống tiềm năng.
Trong các thị trường thanh khoản cao, điểm yếu thường xuất hiện với khối lượng siêu cao vào một
ngày (thanh) tăng. Sau khối lượng này, chỉ số cổ phiếu ngừng tăng giá và di chuyển đi ngang, thậm chí
giảm xuống. Khối lượng lớn lúc này là sự chuyển giao cổ phiếu từ những người nắm giữ mạnh sang
những người nắm giữ yếu.
Điều gì khác mà âm lượng cao có thể hiển thị? Chỉ có một lý do có thể khác, đó là thể tích hấp thụ.
Đây là đại diện của sự chuyên nghiệp từ các nhà giao dịch bị khóa trong một khu vực giao dịch cũ ở
bên trái.
Khối lượng cao có thể nói lên việc gì khác? Chỉ có thêm một lý do, đó là sự hấp thụ, đây đại diện
cho tiền chuyên nghiệp hấp thụ nguồn cung từ các nhà giao dịch đã bị khóa ở khu vực giao dịch cũ bên
trái biểu đồ.
Tại thời điểm này, tôi muốn xem xét kỹ hơn về lực đẩy lên (up-thrust), đó là một dấu hiệu quan
trọng của sự yếu kém, đặc biệt là trong giai đoạn phân phối hoặc sau bất kỳ dấu hiệu nào của sự yếu
kém.
Dấu hiệu của sự yếu kém này được đánh dấu bằng sự chênh lệch giá rộng trong ngày (thanh), nó
hình thành khi giá đi lên ở đầu phiên sau đó quay đầu giảm và đóng cửa ở mức thấp của thanh, kèm với
khối lượng lớn. Hành động này cho thấy một thị trường yếu. Nếu khối lượng cao được nhìn thấy bởi
việc mua vào thì giá sẽ đóng cửa ở mức cao chứ không phải là mức thấp. Việc đóng cửa ở mức thấp
cho thấy bán nhiều hơn mua trong khối lượng cao. Đó là dấu hiệu thường thấy của sự yếu kém trước
những động thái đi xuống. Nó cũng có một mục đích phụ là bắt được các điểm dừng của các nhà giao
dịch bán khống, đồng thời khuyến khích các nhà giao dịch mua vào.
Thông thường, sẽ có một lực đẩy lên lần thứ hai, được thấy sau khi một cổ phiếu giảm giá đáng kể
đã diễn ra. Các hành động là hoàn toàn giống nhau nhưng lần này thì khối lượng thấp. Đây là những cái
bẫy được tạo ra bởi các nhà tạo lập thị trường để bắt các lệnh dừng lỗ của các nhà giao dịch bán khống.
Những người chờ đợi giá tăng đột phá lên trên sẽ mua vào, cũng sẽ bị tóm bởi thủ đoạn kiếm tiền này.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 82


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Danh sách kiểm tra cho việc mua vào.


Khi bạn vẫn trên con đường học tập, bạn nên có một danh sách kiểm tra. Danh sách kiểm tra là
một phần trong kế hoạch giao dịch của bạn (thiết lập giao dịch) và nên được xem xét trước khi có nhu
cầu giao dịch. Danh sách dưới đây dùng cho việc mua vào (Bạn nên thênm những sàng lọc cho riêng
mình).
 Nếu bạn đang sử dụng phần mềm TradeGuider, hãy kiểm tra xem các chỉ báo có là màu xanh
lá cây hay không? Nếu câu trả lời là có thì đây là dấu hiệu tích cực.
 Bạn có nhận ra giai đoạn đầu của một xu hướng tăng? Nếu sử dụng TradeGuider bạn có thể bật
chỉ báo “phát hiện nhanh xu hướng” (viên kim cương phải có màu xanh lục). Bạn cũng có thể nhìn vào
màu sắc của các thanh giá, chúng cũng nên có màu xanh lá cây. Trên bấy kỳ phản ứng nào, nếu mức
thấp cao hơn phản ứng cuối cùng, thì đó là xu hướng tăng.
 Có hỗ trợ hàng ngày liên tục không? Mức thấp của mỗi ngày (hoặc thanh) nên cao hơn ngày
hôm trước. Đây là dấu hiệu của sức mạnh (mức giá thấp đang được hỗ trợ để khuyến khích sự phục
hồi)
 Có phải bạn đang theo đuổi thị trường? Lưu ý, trong một thị trường mạnh, bạn nên mua khi bất
kỳ phản ứng nào xảy ra với khối lượng thấp.
 Bạn có nhìn thấy dấu hiệu sức mạnh trong nền giá không?
 Có dấu hiệu yếu kém nào phía trên không? Hãy coi chừng.
 Có phải hôm nay đang diễn ra một cao trào bán không? Đây là một trường hợp hiếm gặp. Chỉ
giao dịch với chuyển động giá giảm với khối lượng thấp.
 Có phải đây là một thân nến hẹp với khối lượng cao trong một ngày giảm giá? Đây là một dấu
hiệu của sức mạnh SOS.
 Nếu bạn đang sử dụng TradeGuider - có chỉ báo màu đỏ nào ở gần đây không? Hãy thận trọng
nhưng hãy tìm điểm test cho việc mua.
 Lệnh stoploss của bạn đặt ở đâu?
 Có một điểm test với khối lượng thấp ngày hôm nay trong một thị trường tăng giá không? Đây
là một dấu hiệu của sức mạnh.
 Bạn có đang ở giữa một phạm vi giao dịch không? Hãy cẩn thận, chỉ bắt đầu giao dịch mua nếu
bạn chắc chắn thị trường có nền giá mạnh.
 Bạn đã kẻ đường xu hướng với ít nhất 2 điểm hỗ trợ hoặc kháng cự trở lên chưa? Bạn có đang
giao dịch hài hòa với xu hướng này không?
 Bạn đang đi ngược xu hướng hay cố gắng bắt đắt không? Hãy thận trọng! Đây chỉ là một ý
tưởng tốt khi bạn biết mình đang làm gì.
 Thị trường đang ở mức quá mua không? (được thể hiện khi giá vượt quá đường xu hướng trên).
Nếu vậy, hãy cẩn trọng - thị trường có thể quay lại kênh xu hướng.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi giao dịch:
 Bạn có nhận thức được rằng các nhà tạo lập thị trường có thể đẩy thị trường chạy xung quanh
để đưa bạn vào một giao dịch yếu kém hoặc thoát ra khỏi một vị thế tốt?
 Bạn sẽ giao dịch dựa trên thực tế hay linh cảm? Bạn có nghĩ mình sẽ sai không? Kế hoạch của
bạn khi mình sai là gì?
 Bạn có nghe tin tức nhiều hơn là nhìn vào thực tế? Đây là một trò tiêu khiển nguy hiểm khi đầu
cơ trên thị trường. Trừ khi bạn may mắn, nếu không bạn sẽ thua cuộc.
 Bạn có định giao dịch theo sự bốc đồng không? Nếu vậy, điều này rất nguy hiểm. Bạn sẽ phải
sẵn sàng thoát khỏi vị thế của mình ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của sự yếu kém. (Đừng bao
giờ chờ đợi với hy vọng sẽ thoát khỏi vị thế kém về sau).

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 83


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

 Bạn có xem xét nhiều lựa chọn giao dịch không? Thường là bạn sẽ mất tiền với danh mục hạn
chế.
 Luôn giao dịch hài hòa với chỉ số thị trường chung.
 Nhìn vào cả ba chỉ số (đang nói về thị trường Anh Quốc) là: FTSE100, FTSE100 Option, FTSE
100 Future. Mỗi một chỉ số sẽ kể cho bạn một câu chuyện. Với thị trường Mỹ thì cách tiếp cận tương
tự: Dow, S&P, or NASDAQ.
 Nếu bạn đang giao dịch cổ phiếu, lựa chọn cổ phiếu phải mạnh hơn chỉ số thị trường chung.

Danh sách kiểm tra cho việc bán khống.


Danh sách đề xuất sau đây dành cho vị thế bán khống (bạn có thêm thêm vào danh sách này).
 Nếu bạn đang sử dụng phần mềm TradeGuider, có các chỉ báo màu đỏ xuất hiện không? Nếu
câu trả lời là có, thì đó là một dấu hiệu tích cực và và bạn nên chú ý đến những dấu hiệu khác của sự
yếu kém.
 Bạn có nhận ra giai đoạn đầu của một xu hướng giảm không? Nếu bạn đang sử dụng
TradeGuider bạn có thể bật chỉ báo xu hướng (viên kim cương phải có màu đỏ). Cũng nhìn vào màu
sắc của các thanh - chúng cũng phải có màu đỏ. Trên bất kỳ sự điều chỉnh nào, nếu mức thấp hơn mức
thấp cuối cùng được nhìn thấy thì đó là xu hướng giảm.
 Thị trường có liên tục rơi vào vùng không có hỗ trợ? Mức thấp mỗi ngày (thanh), nên thấp hơn
ngày hôm trước. Đây là dấu hiệu của sự yếu kém (thị trường không được hỗ trợ vì không có sự quan
tâm của những nhà giao dịch chuyên nghiệp trong việc thúc đẩy chiều tăng).
 Thị trường giảm giá đã được thiết lập, hãy bi quan ngay cả việc đợt phục hồi dường như đang
diễn ra. Thị trường giảm giá thường diễn ra lâu hơn bạn nghĩ.
 Bạn có thấy bất kỳ ngày tăng giá nào với khối lượng thấp không? Đây là dấu hiệu của sự yếu
kém.
 Thị trường đang ở mức quá bán không? (tức là giá di chuyển ra ngoài đường xu hướng dưới).
Bạn nên thận trọng. Điều này là bất khả thi để bán khống trong tình huống này.
 Thị trường có đang trong xu hướng tăng không? Bạn càng nên thận trọng nếu bán khống trong
một xu hướng tăng.
 Có một lần test thành công trong nền giá? Hãy cẩn thận, không nên bán khống lúc này.
 Có khối lượng dừng trong nền giá không? Rất rủi ro khi bán khống trong tình huống này.
 Có cao trào bán trong nền giá gần đây? Đây là dấu hiệu đáng kể của sức mạnh và do đó bán
khống sẽ vô cùng nguy hiểm.
 Bạn có muốn bán khống trên một ngày giảm giá không? Sẽ không khôn ngoan thi theo đuổi thị
trường. Điểm yếu luôn xuất hiện trên thanh tăng giá!
 Bạn thấy một nến “no demand” trong ngày tăng giá, sau những dấu hiệu yếu kém không? Nếu
có, đây là nơi tốt để bán khống.
 Bạn có thấy bất kỳ nến chênh lệch giá hẹp nào kèm theo khối lượng lớn, sau một động thái tăng
giá đáng kể đã diễn ra? Đây là một dấu hiệu yếu kém, đặc biệt là giá vào một vùng cao mới.
 Hôm nay có một nến Up-thrust hay không? Đây là một dấu hiệu của sự yếu kém, đặc biệt là
trong xu hướng giảm.
 Bạn có đặt mình vào tình huống không kiểm soát được giao dịch của mình không? Không nên
để tình huống này diễn ra.
Dưới đây là vài điều lưu ý khi giao dịch:
 Bạn có nhận thức được rằng, các nhà tạo lập thị trường có thể đẩy thị trường chạy xung quanh
để đưa bạn vào một giao dịch yếu kém hoặc thoát ra khỏi một vị thế tốt?

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 84


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

 Bạn sẽ giao dịch dựa trên thực tế hay linh cảm? Bạn có cho rằng bạn có thể đã sai? Hãy luôn
có kế hoạch hành động và bám sát nó.
 Bạn hay nghe tin tức hay nhìn vào thực tế trên biểu đồ? Nghe tin tức là một trò tiêu khiển nguy
hiểm. Bạn phải sẵn sàng thoát khỏi vị thế của mình ngay lập tức, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tiêu cực
nào (không bao giờ chờ đợi để thoát ra sau này).
 Bạn sẵn sàng mất bao nhiêu tiền nếu giao dịch thất bại?
 Bạn có bị ảnh hưởng bởi tin tức hay nhận xét của người khác không?

Cách chọn cổ phiếu dễ dàng hơn.


Việc lựa chọn cổ phiếu để mua tương đối dễ dàng. Các chuyên gia thực hiện tất cả các công việc
khó khăn liên quan đến phân tích cơ bản cho bạn, miễn phí. Bạn chỉ cần biết tên của cổ phiếu. Bạn
không phải lo lắng về thu nhập, kết quả, những gì người môi giới hoặc vợ của bạn nghĩ về cổ phiếu,
hoặc thậm chí những gì công ty tạo ra.
Chiến lược lựa cổ phiếu mà bạn sắp đọc chỉ áp dụng cho những cổ phiếu chính tạo nên chỉ số thị
trường. Các quỹ đầu tư, nhà tạo lập sẽ tích cực giao dịch những loại cổ phiếu này.
Tất cả những cổ phiếu chính tạo ra chỉ số sẽ có lợi ích chuyên môn. Có nghĩa là, các tổ chức hợp
vốn, cũng như các nhà tạo lập thị trường, tích cực giao dịch cổ phiếu. Đây là một tin tốt cho chúng tôi,
vì chúng tôi thường có thể phát hiện ra hoạt động của họ. Đây là chìa khóa để lựa chọn cổ phiếu. Bạn
không cần phải đi vào phân tích cơ bản chi tiết về những cổ phiếu này. Chúng ta giả định những yếu tố
cơ bản đã phản ánh trong giá. Hãy nhớ rằng, những gì bạn làm là tìm kiếm giá trị cảm nhận - giá trị của
nó trong mắt các nhà giao dịch chuyên nghiệp. Để chọn những cổ phiếu này, bạn cần một điểm chuẩn,
một cái gì đó để so sánh với nó và đó chính là chỉ số (index).
Khi chỉ số chính phản ứng, hầu hết các cổ phiếu sẽ giảm theo ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên,
bạn sẽ nhận thấy một số cổ phiếu không muốn giảm, chống lại sự suy giảm, đặc biệt là gần mức thấp
của thị trường. Điều này gợi ý rằng những cổ phiếu loại này có khả năng tăng giá. Đồng tiền chuyên
nghiệp đang nói với bạn rằng: “ Vâng, đây là một cổ phiếu tốt và chúng tôi không bán nó – trên thực
tế, chúng tôi đang mua nó”. Đây là lý do tại sao có những cổ phiếu từ chối giảm cùng chỉ số. Còn cổ
phiếu yếu sẽ không được hỗ trợ từ những tay chơi lớn và dễ dàng giảm giá. Khi index đi lên nó cũng
miễn cưỡng đi lên cùng index. Bạn sẽ thấy nguyên tắc này hoạt động liên tục.
Bạn cần chọn cổ phiếu đang hoạt động. Không có gì tốt khi chọn cổ phiếu không hoạt động và
mong chờ điều gì đó xảy ra. Cổ phiếu sẽ tăng hoặc giảm theo index, vì vậy sẽ hợp lý khi giả định rằng
khi một cổ phiếu thường tăng hoặc giảm cùng với index đột nhiên bắt đầu chống lại hoặc miễn cưỡng
di chuyển theo, nó làm như vậy vì một mục đích tốt. Cũng sẽ hợp lý khi nghĩ rằng nếu một cổ phiếu từ
chối giảm trong khi index đang giảm, nó đang làm như vậy bởi vì mối quan tâm chuyên nghiệp đang
mua nó. Việc mua vào đang làm cho cổ phiếu miễn cưỡng giảm. Bạn cũng có thể đảo ngược khái niệm
này để chọn các cổ phiếu hoạt động yếu hơn index.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 85


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Phía trên là biểu đồ tuần của Guinness, một cổ phiếu nhà máy bia lớn của Vương quốc Anh. Các
cổ phiếu riêng lẻ dường như có ý nghĩa hơn nhiều khi xem trên biểu đồ tuần. Tuy nhiên, bạn cần một
biểu đồ hàng ngày để chọn điểm vào lệnh của mình cho một giao dịch. Hầu hết các chương trình máy
tính dễ dàng chuyển đổi biểu đồ hàng ngày thành biểu đồ hàng tuần.
Bạn bắt đầu với giả định rằng tất cả các cổ phiếu blue chip đang hoạt động đều có lợi ích của những
nhà giao dịch chuyên nghiệp đang hoạt động với nó. Có nghĩa là, tiền chuyên nghiệp đang tích cực tích
lũy hoặc phân phối một cổ phiếu để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Khi index giảm tại điểm “a”, trong khoảng thời gian ba tuần, hầu hết các cổ phiếu tạo nên chỉ số
đều phải giảm ở mức đáng báo động. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ các cổ phiếu tạo nên index, một số
sẽ không muốn giảm. Cụ thể trong trường hợp này:
 Guinness tại điểm “a” là trường hợp chống lại sự suy giảm.
 Tại các điểm “b, c, và d), index đang phản ứng nhưng Guinness miễn cưỡng giảm. Cổ phiếu
này đang hoạt động mạnh hơn chỉ số ở tất cả các điểm này. Đồng tiền chuyên nghiệp đang hoạt động
tích cực và hấp thụ cổ phiếu này. Họ mong đợi giá cao hơn.
 Với bất kỳ tín hiệu mua nào (khối lượng thấp trong ngày, hoặc xuất hiện test) trên chỉ số chính.
Bạn có thể tự tin mua vào Guinness.
 Tại điểm “e”, chúng ta thấy khối lượng rất lớn trên những thanh tăng giá và giá đang ở vùng
cao mới. Đây là một cao trào mua và đương nhiên bạn cũng không nên mong đợi giá sẽ cao hơn trong
trường hợp này. Những nhà giao dịch chuyên nghiệp nhân cơ hội chuyển nhượng cổ phiếu đã mua ở
mức thấp hơn và thu về lợi nhuận của họ. Và họ cảm ơn sự hợp tác của bạn!

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 86


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Biểu đồ phía trên là ví dụ thứ hai về việc cổ phiếu lúc đầu mạnh và có dấu hiệu suy yếu sau một
giai đoạn tăng giá dài:
 Tại điểm “a”, index đang trong xu hướng giảm rõ ràng. Tuy nhiên, cổ phiếu BAA đang được
nắm giữ.
 Tại “b & c”, cổ phiếu này không muốn phản ứng cùng chỉ số, do đó nó đang mạnh hơn index.
 Tại “d”, đặc điểm của cổ phiếu giờ đã thay đổi, nó đang yếu hơn index. Index đạt mức cao mới
nhưng BAA từ chối tăng lên. Nếu bạn đang giao dịch cổ phiếu này, giờ là lúc phải chú ý. Tuy nhiên,
trong một thị trường tăng giá, hãy luôn lạc quan. Mặc dù cổ phiếu này bắt đầu cho thấy sự do dự, điều
này không phải không có lý khi bạn đã nhìn sự tăng giá trong thời gian dài, và có thể bạn sẽ muốn dời
stoploss xuống bên dưới điểm thấp gần nhất.
Ở bất kỳ mức thấp nào trên thị trường, bạn không thể mong đợi tất cả các cổ phiếu tạo nên index
đột nhiên đảo chiều trong cùng một ngày, trừ khi bạn đã thấy một cao trào bán hoặc sự rũ bỏ (shake-
out). Hầu hết các cổ phiếu sẽ đảo chiều, nhưng chúng sẽ đi ngang lấp lửng ở mức thấp. Cổ phiếu hoạt
động mạnh hơn đảo chiều trước, cổ phiếu yếu hơn sẽ đảo chiều sau. Đây là lý do bạn thấy Index có sự
thay đổi ở mức thấp, cụ thể là tăng lên một ngày và ngày hôm sau lại giảm xuống. Hãy nhớ rằng, index
là sự tổng hợp của 100 cổ phiếu hoặc 500 cổ phiếu khác nhau.

Cách chọn cổ phiếu yếu.


Một lần nữa, hầu hết các cổ phiếu sẽ tăng lên khi index bắt đầu một đợt phục hồi. Các cổ phiếu
yếu sẽ miễn cưỡng phục hồi cùng index. Những cổ phiếu này hoạt động yếu hơn, nên chúng sẽ là ứng
viên hàng đầu cho việc bán ra hoặc bán khống. Nên cẩn trọng trong tình huống này. Ở các đỉnh tiềm
năng, index có thể mất một khoảng thời gian để quay đầu, vì thị trường có xu hướng xoay vòng qua các
cổ phiếu ở đỉnh chậm hơn so với đáy của thị trường. Tại sao? Lý do là việc hấp thụ một lượng lớn cổ
phiếu dựa trên sự bán ra hoảng loạn ở mức giá thấp luôn dễ dàng hơn việc phân phối cổ phiếu ở mức
giá cao sau một động thái tăng giá dài hạn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 87


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Vài lời cuối.


Để kiếm lợi nhuận một cách nhất quán, lặp đi lặp lại và lâu dài từ việc giao dịch trên thị trường
chứng, không chỉ đơn thuần là biết giá sẽ tăng hay giảm vào ngày mai (mặc dù bạn được chuẩn bị tốt
hơn nhiều để làm điều này nếu sử dụng TradeGuider. Kỹ năng của riêng bạn với tư cách một nhà giao
dịch là điều tối quan trọng. Do đó, sự tương tác với giá trên biểu đồ và sử dụng lý luận của riêng bạn sẽ
tạo ra lợi nhuận mà bạn tìm kiếm. Hãy học cách đọc thị trường như một chuyên gia theo cách của riêng
bạn sẽ đưa bạn vào top 5% những nhà giao dịch hoặc đầu tư tồn tại trên thị trường chứng khoán.
Một nhà giao dịch giỏi không bao giờ giao hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định giao dịch của
họ cho người khác hoặc thứ gì đó khác. Có rất nhiều nhà môi giới tùy tiện cung cấp thông tin cho bạn,
và cũng có một lượng lớn phần mềm máy tính đều khẳng định là thứ tốt nhất cho giao dịch của bạn,
nhưng cuối cùng thì mọi quyết định đều nằm ở bạn. Trong khi hầu hết các nhà giao dịch thành công
đều đồng ý với tuyên bố này, thì phần lớn các nhà giao dịch và nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm hệ thống
“chén thánh”, hoặc nhà quản lý quỹ hoạt động hiệu quả, hoặc nhà môi giới tùy tiện với lời khuyên tốt
nhất. Nếu bạn có thể tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình, và đầu tư thời gian để học cách đọc
thị trường, bạn sẽ giải thoát cho bản thân mãi mãi, thoát khỏi những ràng buộc và phiền nhiễu của lời
khuyên, tin đồn, mẹo, công thức toán học, hệ thống “bí mật”…
Những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được, theo cái cách mà thị trường nói cho bạn - đơn giản
là bạn tìm kiếm cái gì, ở đâu? Những gì cần bỏ qua, những gì cần chú ý. khối lượng là chỉ báo chính
của bạn – nếu không có nó, bạn sẽ lạc lối.
Cuốn sách này đề cập đến ý nghĩa thông thường và thực tế. Nếu bạn không tin rằng nội dung trong
cuốn sách này là một bản liệt kê những gì thực sự xảy ra trên thị trường, thì đã đến lúc bạn phải tạm
biệt cho đến khi tâm trí bạn thay đổi.
Tuy nhiên, nếu bạn là người thích tìm hiểu, bước tiếp theo của bạn là xem qua phần mềm
TradeGuider và xem các nguyên tắc cung và cầu trong công việc.
Học để trở thành một nhà giao dịch giỏi là một cuộc hành trình và một nghi thức phải vượt qua.
Để công nhận điều này, có một kho sách khổng lồ trên trang web của chúng tôi - chỉ cần nhấp vào liên
kết nhà sách tại www.TradeGuider.com.

Chúc các bạn thành công trong quá trình học tập và giao dịch về sau.

Còn bây giờ, tôi sẽ để lại cho bạn một suy nghĩ:
Để trở thành người chiến thắng, tất cả những gì bạn cần là một lợi thế nhỏ so với những người
giao dịch cùng thời. Nếu bạn có thể kiếm 1% mỗi ngày, thành công sẽ là của bạn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 88


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Phần Phụ Lục: Giải Thích Thuật Ngữ


Tích lũy (Accumulation).
Tiền chuyên nghiệp mua cổ phiếu, họ không thể vào thị trường để mua một lượng lớn cổ phiếu mà
không làm tăng giá, vì vậy phải tích lũy trong một khoảng thời gian, mua ở những đợt bán ra trên thị
trường. Họ mua vào buổi sáng và có thể phải bán ra để giá giảm trở lại, nhưng nhìn chung họ mua nhiều
hơn là bán. Đây là quá trình tích lũy và nó hoàn toàn ngược lại với phân phối.
Giữ túi (Bag Holding).
Giống như giai đoạn tích lũy, tiền chuyên nghiệp không thể vào thị trường mua ngay chỉ bởi họ
thích cổ phiếu. Điều này sẽ làm giá cả tăng, và không có lợi cho việc mua vào của họ - các nhà tạo lập
thị trường nhìn thấy việc mua chuyên nghiệp này sẽ nhanh chóng đánh dấu tăng. Nếu cơ hội đến, tiền
thông minh sẽ nắm bắt cơ hội một cách mạnh mẽ.
Giữ túi là thuật ngữ được sử dụng cho một trong những cơ hội như vậy. Các nhà giao dịch ở phía
sai trên thị trường đang bán một lượng lớn cổ phiếu, thường là trong điều kiện hoảng loạn. Nếu tiền
chuyên nghiệp có quan điểm tăng giá họ sẽ chuẩn bị mua tất cả cổ phiếu đang được bán ra. Khi họ đang
mua (hấp thụ) tất cả các cổ phiếu được chào bán, điều này sẽ ngăn chặn động thái giảm giá trong ngày
(bất chấp việc bán ra rầm rộ) và kết thúc là một ngày giảm giá có chênh lệch giá hẹp. Nếu tiền chuyên
nghiệp không cso quan điểm tăng giá, họ sẽ từ chối mua cổ phiếu, nghĩa là mức chênh lệch giá rộng
xuất hiện trong một ngày giảm.
Trong tình huống này, bạn sẽ thấy phản hồi tích cực ngay lập tức vào ngày (thanh) giao dịch tiếp
theo. Lực mua bây giờ đã vượt qua nguồn cung. Ngược lại, nếu thị trường không tăng vào ngày (thanh)
tiếp theo, thì cho thấy tuy đã có lực mua nhưng thị trường cần thời gian để quay đầu.
Nhìn chung, Bag Holding được nhìn thấy sau sự sụt giảm đáng kể đã diễn ra. Tin xấu gần như chắc
chắn đang được lan truyền, tạo nên việc bán ra hoảng loạn. Những nhà giao dịch đã thấy thua lỗ sẽ
hoảng loạn bán ra, để chống lại việc mất thêm tiền. Chính sự hoảng loạn này được hấp thụ nhanh chóng,
dẫn đến mức chênh lệch giá hẹp.
Hiệu ứng cánh bướm (The Butterfly Effect).
Thuật ngữ "Hiệu ứng cánh bướm" đề cập đến một phép ngoại suy được sử dụng bởi một trong
những người ủng hộ hàng đầu của hình học fractal, khi một con bướm đập cánh trong một thung lũng
ở Tây Tạng có thể dẫn đến một cơn bão ở Vịnh Mexico.
Cao trào mua (Buying Climax).
Một cao trào mua đánh dấu sự kết thúc của một thị trường tăng giá. Nó đặc trưng bởi sự tăng giá
nhanh chóng sau khi một thị trường tăng đáng kể đã diễn ra. Khối lượng luôn ở mức cao, càng cao thì
càng có khả năng là cao trào mua. Mức chênh lệch giá trong ngày rất rộng, giá đóng cửa cao hơn các
thanh giá trước đó và tin tức lúc này rất tốt. Nếu giá đang ở mức cao nhất, thì đây là dấu hiệu đỉnh của
thị trường.
Ghi chú: khối lượng phải siêu cao.
Thị trường tiền mặt (Cash Market).
Cổ phiếu, cổ phần là một thị trường tiền mặt và thị trường tiền tệ là một loại thị trường khác. Thị
trường tương lai là một công cụ phái sinh, vì giá trị thực nằm trong thị trường tiền mặt, nơi cổ phiếu
được mua và bán bằng tiền mặt, hoặc một loại tiền tệ này được mua bằng một loại tiền tệ khác.
Nguyên nhân và Kết quả (Cause & Effect).
Tầm quan trọng của sự tương tác giữa người nắm giữ mạnh và người nắm giữ yếu kết hợp với tác
động của tiền chuyên nghiệp chưa được phản ánh đúng mức. Một chuyển động tăng giá bền vững không

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 89


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

thể diễn ra cho đến khi có sự chuyển giao hoàn toàn từ người nắm giữ yếu sang người nắm giữ mạnh ở
giai đoạn tích lũy. Ngược lại, chuyển động giảm giá được duy trì là hệ quả tất yếu của việc chuyển giao
cổ phiếu từ người nắm giữ mạnh sang người nắm giữ yếu thông qua quá trình phân phối. Cả hai hình
thức di chuyển này có thể bị gián đoạn bởi quá trình tái tích lũy hay tái phân phối, khi các nhóm khác
nhau di chuyển ra - vào thị trường.
Đồng thuận ý kiến (Consensus of Opinion).
Khi phần lớn các chuyên gia có cùng quan điểm và sẽ ủng hộ quan điểm đó bằng hoạt động của
họ (có nghĩa là: cùng mua, cùng bán, cùng đứng ngoài thị trường…).
Phân phối (Distribution).
Điều này có nghĩa là việc bán cổ phiếu đã được mua ở những mức giá thấp hơn cho những người
nắm giữ yếu. Một khi việc chuyển giao cổ phiếu này hoàn thành, thì một động thái giảm giá sẽ diễn ra.
Khi thị trường tăng giá, một thời điểm nào đó sẽ đạt đến một mức mà những nhà giao dịch đã bỏ lỡ tất
cả các động thái tăng giá, không thể chịu đựng được sự liên tục tăng giá nữa, vì vậy họ mua vào. Những
người này bao gồm: các nhà quản lý quỹ, quỹ hưu trí, ngân hàng, công chúng, vv… Các nhà giao dịch
chuyên nghiệp không thể bán theo ý muốn - họ phải phân phối. Một khi họ quyết định bắt đầu chốt lời,
họ chỉ có thể bán với lượng mua tăng vọt từ người ngoài, bằng việc tận dụng các cơ hội như tin tốt hay
sự phấn khích của hành vi đám đông sau một động thái tăng giá dài (một động thái tăng giá dường như
sẽ không bao giờ dừng lại).
Nỗ lực (Effort).
Mức chênh lệch giá rộng, lên hoặc xuống, thể hiện nỗ lực của hoạt động chuyên nghiệp. Khối
lượng đi kèm sẽ cho bạn thấy nỗ lực của hoạt động này.
 Nỗ lực tăng giá (Effort to Rise): thường giá sẽ đóng cửa ở mức cao, trên ngưỡng kháng cự hoặc
khu vực khối lượng cao trước đó.
 Nỗ lực giảm giá (Effort to Fall): thường giá sẽ đóng cửa ở mức thấp, dưới mức hỗ trợ hoặc khu
vực khối lượng cao trước đó.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 90


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nỗ lực tăng thất bại.


(Effort to Rise Failed).
Nếu nỗ lực thực hiện một việc gì đó, bạn mong đợi kết quả tương xứng với nỗ lực đó. Việc không
thấy bất kỳ kết quả nào sẽ cảnh báo bạn về một điều bất thường. Điều này được nhìn thấy thường xuyên
trên thị trường. Ví dụ: Có một ngày thị trường tăng giá với chênh lệch giá rộng kèm khối lượng lớn, và
ngày hôm sau giá đảo chiều giảm với biên độ rộng cũng với khối lượng lớn, điều này thể hiện một dấu
hiệu suy yếu nghiêm trọng của thị trường.
Một thanh tăng giá với chênh lệnh giá rộng kèm khối lượng cao cho thấy nỗ lực đi lên. Nếu ngày
hôm sau giảm, điều này chứng tỏ khối lượng lớn đã thấy vào ngày hôm trước - lực bán đã vượt qua lực
mua, nếu không thì giá đã không thể giảm vào ngày hôm sau. Hãy thận trọng trong tình huống này. Nếu
ngày giảm thứ hai khối lượng thấp, cho thấy lực bán đã dừng lại. Hơn nữa, nếu lực bán đã dừng lại thì
hãy kỳ vọng thị trường sẽ tăng lên.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 91


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nỗ lực giảm thất bại.


(Failed Attempt to Push Prices Lower).
Sau khi quan sát thấy một động thái đi xuống đáng kể, thị trường đi vào vùng thấp mới, với chênh
lệch giá rộng đi kèm khối lượng lớn, trong khi ngày hôm sau là một ngày tăng giá, thì đây là một nỗ lực
giảm giá thất bại. Thận trọng trong thị trường giảm giá: đây có thể là lực mua, để ngăn chặn thị trường
giảm, bạn sẽ cần phải chứng kiến lực mua lan rộng trong một giai đoạn tích lũy - điều này có thể mất
thời gian. Hãy nhớ rằng ,các chuyên gia tích lũy trong thị trường giảm giá và đôi khi bạn sẽ thấy bằng
chứng trên biểu đồ TradeGuider của mình.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 92


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nguồn cung lớn tham gia vào thị trường.


(Heavy Supply has Entered the Markets).
Khi nguồn cung lớn vào thị trường, tiền chuyên nghiệp đang tận dụng cơ hội để chốt lời. Thị trường
sau đó có thể đi ngang, hoặc bạn thấy một phản ứng nhỏ. Nếu các chuyên gia vẫn còn cổ phiếu trong
tay, thị trường sẽ được hỗ trợ để có thể bán tiếp ở những mức giá cao hơn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 93


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Khả năng kết thúc thị trường tăng giá.


(Likely End to a Rising Market).
Trong tình huống này, bạn đã thấy thị trường tăng giá đáng kể. Khả năng kết thúc một thị trường
đang lên đánh dấu bởi một thanh nến có mức chênh lệch giá hẹp, kèm theo khối lượng rất cao. Lý tưởng
nhất là thị trường đóng cửa ở mức cao của thanh - hành động này làm tăng thêm mức độ yếu kém của
thị trường và giá sẽ giảm ngay lập tức.
Nếu giá đang ở vùng cao mới, điều này sẽ đánh dấu một đỉnh. Tiền chuyên nghiệp nhân cơ hội này
để chuyển giao cổ phiếu đã mua ở những mức giá thấp hơn cho những người nắm giữ yếu. Làm sao
chúng ta biết được điều này? Chà, nếu tiền chuyên nghiệp có tâm lý tăng giá, họ sẽ không bao giờ cung
cấp cho bạn một giao dịch tốt, lúc đó mức chênh lệch giá trong ngày sẽ rất rộng. Mức chệnh lệch giá
hẹp trong ngày vì họ đang bán trên những đơn hàng lớn được đặt mua, điều này ngăn giá tăng lên quá
nhiều. Các nhà tạo lập thị trường đang cung cấp cho công chúng một mức giá tốt, bởi họ đã phát hiện
ra điểm yếu trên thị trường và bắt đầu chốt lời.
Lưu ý: đôi khi bạn sẽ thấy “khả năng kết thúc một xu hướng tăng giá” trên những con sóng tăng
– sau đó thị trường nghỉ ngơi và đi ngang, hoặc giảm nhẹ. Tuy nhiên, nếu thị trường mạnh việc tăng giá
sẽ được tiếp tục.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 94


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Thị trường thanh khoản (Liquid Market).


Một định nghĩa được chấp nhận về thị trường thanh khoản là: bất kỳ thị trường nào có thể thực
hiện các giao dịch lớn mà không ảnh hưởng đáng kể tới giá tại thời điểm giao dịch.
Kiểm tra nguồn cung dài hạn.
(Long-Term Test of Supply).
Thông thường, nếu tiền chuyên nghiệp có tâm lú tăng giá, họ sẵn sàng hấp thụ nguồn cung lớn.
Nếu một đợt tăng giá bắt đầu, tiền chuyên nghiệp sẽ muốn biết liệu việc bán ra đã được hấp thụ ở những
mức giá thấp hơn hay chưa? Vì họ không muốn nhìn thấy nguồn cung sẽ đổ vào những mức giá cao
hơn. Do đó, họ đẩy thị trường xuống để test nguồn cung. Nguyên tắc này giống như một test ngắn hạn,
nhưng trong một khoảng thời gian dài hơn, khối lượng lớn luôn cho thấy đang có nguồn cung. Trong
trường hợp này, tiền chuyên nghiệp sẽ hấp thụ nguồn cung. Thị trường không thích nguồn cung,vì vậy
thị trường sẽ đưa giá giảm trở lại khu vực cũ để test (thăm dò). Việc chứng kiến khối lượng giao dịch
thấp ở những lần test thì đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường sẽ tăng lên.
Kiểm tra khối lượng thấp trong thị trường yếu.
(Low Volume Test in a Weak Market).
Test khối lượng thấp có thể diễn ra ở cả thị trường mạnh và yếu. Trong thị trường yếu, bạn chứng
kiến giá giảm với chênh lệch giá rộng. Bạn sẽ thường xuyên thấy test, thường là dấu hiệu của sức mạnh.
Nếu test thành công, nó đại diện cho khả năng quay đầu thực sự, bạn sẽ thấy tiền chuyên nghiệp phản
ứng ngay lập tức - giá sẽ nhanh chóng đi lên.
Nếu phản ứng sau test chậm chạp, hoặc thị trường không phản ứng trong vài ngày - có thể thị
trường đi ngang, thậm chí giảm nhẹ, điều này là dấu hiệu của sự suy yếu hơn nữa. Việc thiếu nhu cầu
sau test cho thấy nhà tạo lập thị trường, chuyên gia không quan tâm đến tiềm năng tăng giá tại thời điểm
này. Lúc này, quan điểm của họ vẫn là giảm giá.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 95


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Một phản ứng chậm chạp với test trong thị trường yếu được ví như một người đàn ông đang chết
khát trên sa mạc - khi được cung cấp một cốc nước, anh ta quá yếu để ngồi dậy và uống. Điều này được
minh họa ở biểu đồ dưới đây.

Lực đẩy lên chính (Major Up-thrust).


Lực đẩy lên là những cái bẫy kiếm tiền được thiết kế để bắt điểm dừng lỗ, chúng thường đại diện
cho sự yếu kém. Nếu bạn có khu vực phân phối phía bên trái biểu đồ, và bây giờ bạn thấy một up-thrust,
đó là dấu hiệu cho sự yếu kém. Một sự giảm giá mạnh vào ngày hôm sau xác nhận điểm yếu này.
Tại sao có lực đẩy lên? Trong bất kỳ thị trường nào cũng sẽ có lệnh dừng lỗ trên hành động giá.
Khi các nhà giao dịch suy nghĩ theo cùng một cách, những điểm dừng này sẽ nằm cùng một mức giá
trên thị trường. Điều này giống như đặt ma cà rồng Dracula vào một ngân hàng máu. Các nhà khai thác
chuyên nghiệp có cơ hội kích hoạt điểm dừng lỗ của bạn, bằng cách đánh dấu tăng giá với một ít chi
phí. Chắn chắn họ sẽ làm điều đó!

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 96


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nhà tạo lập thị trường (Market Maker).


Một thành viên của sở giao dịch chứng khoán có nghĩa vụ phải tạo ra một mức giá hai chiều liên
tục, nghĩa là chào mua và chào bán theo giá công bố với khối lượng nhất định (chuyên gia có vai trò
tương tự).
Xoay vòng thị trường (Market Rotation).
Thị trường rất lớn, không có đủ tiền trong tay các chuyên gia, những người tích lũy cổ phiếu, để di
chuyển tất cả các cổ phiếu cùng lúc. Do đó, họ xoay vòng giao dịch, sử dụng các cổ phiếu khác nhau
vào các thời điểm khác nhau. Đây là một trong những lý do bạn thấy có cổ phiếu mạnh hơn, cố phiếu
yếu hơn khi so sánh với chỉ số (index). Các nhà giao dịch chuyên nghiệp, trong giai đoạn đầu tích lũy,
sẽ đầu tư vào những cổ phiếu mà theo quan điểm của họ, sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất - những cổ
phiếu này thường là những cổ phiếu blue chip.
Khi cổ phiếu đã được tích lũy và hầu hết nguồn cung đã bị loại bỏ ra khỏi thị trường, một chuyển
động tăng giá được đảm bảo với điều kiện thị trường chung ủng hộ. Sau khi thu được số lợi nhuận tối
đa từ một nhóm cụ thể, bằng cách phân phối với giá cao hơn, họ chuyển sự chú ý sang nhóm cổ phiếu
thứ hai hoạt động kém hiệu quả trên thị trường. Họ sẽ chuyển sự chú ý sang nhóm tiếp theo đang hoạt
động kém hiệu quả hơn trên thị trường, và cứ thế vòng quay tiếp tục. Đây cũng là lý do thị trường tăng
giá luôn chạy lâu hơn bạn nghĩ và tại sao nhiều thị trường dường như hỗn loạn.
Quản lý tiền (Money Management).
Quản lý tiền là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để nói về việc quản lý lợi nhuận, với mục tiêu
là tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Chẳng hạn, nếu bạn mua một cổ phiếu (hoặc hàng hóa) và thị trường tăng
lên, bạn có thể quyết định tận dụng vị thế của mình bằng cách mua thêm nhiều cổ phiếu hoặc hợp đồng.
Ngược lại, nếu thị trường di chuyển lên trên và đang chạm đến mức kháng cự cũ, hoặc đang cho thấy
sự suy yếu, thì bây giờ là thời điểm tốt để giảm bớt vị thế của bạn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 97


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Hành động tiêu cực (Negative Action).


Nếu bạn quan sát thấy một dấu hiệu tích cực, nhưng lại không quan sát thấy một kết quả mong đợi,
thì chúng tôi gọi đó là “hành động tiêu cực”. Ví dụ kinh điển là khi bạn thấy một test thành công, nhưng
bạn không nhận được chuyển động giá tăng lên trong hay hoặc ba ngày tiếp theo, điều này trở thành
“hành động tiêu cực” và là dấu hiệu của sự yếu kém. Tại sao? Bởi vì những chuyên gia cũng sẽ thấy
thiếu bán trong ngày test, nhưng họ không quan tâm, thì chứng tỏ tâm lý của họ vẫn là giảm giá.

Không có nhu cầu (No Demand).


Trong tình huống “không có nhu cầu”, các nhà giao dịch chuyên nghiệp không hỗ trợ một đợt phục
hồi hoặc một đợt tăng giá nếu họ quan sát thấy điểm yếu trong nền giá.
Đối với bất kỳ thị trường tăng giá nào, cần phải tăng khối lượng trong những ngày tăng (khối lượng
không phải ở mức quá lớn). Nếu khối lượng thấp vào bất kỳ ngày nào, điều này cho thấy “không có nhu
cầu” từ những nhà giao dịch chuyên nghiệp. Họ không quan tâm việc tăng giá, các nhà điều hành thị
trường hoàn toàn có thể đánh dấu tăng mặc dù quan điểm của họ không phải tăng giá, họ làm điều này
để bẫy bạn vào một vị thế giao dịch kém. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch sẽ không tăng, đây là một
điều mà tiền chuyên nghiệp không thể che dấu. Lý do các chuyên gia không mua là bởi vì: tại thời điểm
này, họ không có quan điểm tăng giá (hoặc không chắc chắn về thị trường).
Nến “no demand” đặc trưng bởi thân nến hẹp, khối lượng thấp, giá đóng cửa ở giữ hoặc mức thấp
của thanh.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 98


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Không có nhu cầu tại thanh tăng giá.


(No Demand Up-Bar).
Nguyên tắc này được nhìn thấy sau một dấu hiệu của sự yếu kém. Có thể bạn không nhìn thấy
điểm yếu trên thị trường, nhưng các nhà giao dịch chuyên nghiệp và các nhà tạo lập thị trường thì thấy.
Bất kỳ sự sụt giảm nào về khối lượng giao dịch khi một cổ phiếu cố gắng tăng giá là một dấu hiệu của
sự yêu kém. Các nhà khai thác chuyên nghiệp biết rằng thị trường yếu và không tham gia vào chuyển
động tăng giá hiện tại. Hành động này cũng xác nhận bất kỳ dấu hiệu suy yếu nào trong nền giá.
Không có tiến triển trong khối lượng cao.
(No Progress on High Volume).
Nếu thị trường đang tăng lên với mức chênh lệch giá rộng, kèm theo khối lượng lớn và không có
tiến triển nào được nhìn thấy vào ngày hôm sau, điều này cho thấy khối lượng bán nhiều hơn mua. Tuy
nhiên, nếu thị trường vẫn tăng giá, bạn sẽ thường xuyên thấy test khối lượng thấp sau đó (đây là dấu
hiệu của sức mạnh). Nếu bạn thấy test khối lượng cao, bạn biết ngay rằng đây là khối lượng hấp thụ.
Trong trường hợp xấu nhất, thị trường bây giờ sẽ đi ngang.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 99


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Không có kết quả từ test.


(No Results from Test).
Không có kết quả ngay lập tức nào từ test trước đó (tức là không có chuyển động tăng), có thể cho
thấy sự yếu kém hiện diện trong thị trường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên quan sát lần test thứ hai trong thị
trường mạnh hơn. Nếu bạn thấy test thành công, các nhà tạo lập thị trường, chuyên gia cũng nhìn thấy
dấu hiệu này. Nếu không thấy chuyển động tăng ngay lập tức hoặc trong vài ngày (thanh), thì điều này
trở thành dấu hiệu của sự yếu kém. Tiền chuyên nghiệp đã không phản ứng, bởi vì tại thời điểm đó họ
vẫn chưa có quan điểm tăng giá.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 100


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Không có áp lực bán (No Selling Pressure).


Nếu không có áp lực bán, nó cho thấy rằng có ít dấu hiệu về áp lực giảm giá trên thị trường - thị
trường đang test hiệu quả với khối lượng thấp (không có bán).

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 101


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Giá trị cảm nhận (Perceived Value).


Không quan trọng là phân tích của bạn tốt như thế nào. Điều quan trọng là giá trị cảm nhận của
các nhà giao dịch chuyên nghiệp đối với thông tin đó (bạn có thể xem xét bằng cách so sánh cổ phiếu
đó với index).
Giai đoạn (Phases).
Thị trường không chỉ đơn giản là tăng hoặc giảm. Một nguyên nhân phải được thiết lập trước. Mọi
động thái trên thị trường đều xuất phát từ khu vực mà cổ phiếu được chuyển giao từ người nắm giữ yếu
sang người năm giữ mạnh và ngược lại. Điều đó tạo ra nguyên nhân cho động thái tiếp theo. Thời gian
và cường độ của các nguyên nhân tạo ra các chuyển động khác nhau trong những điều kiện thị trường
khác nhau. Một nghiên cứu về biểu đồ điểm và hình sẽ xác nhận điều này.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 102


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Test có thể thất bại (Possible Failed Test).


Nói chung, một test thất bại tiềm ẩn sẽ đi kèm với khối lượng lớn, điều này cho thấy nguồn cung
vẫn còn. Tuy nhiên, có nhiều loại test khác nhau và trong một số điều kiện, chẳng hạn như trong một
chuyển động tăng giá, khối lượng cao là chỉ báo tôt cho sức mạnh.
Tất cả các test (tức là giá giảm đầu phiên nhưng đóng cửa ở mức cao của thanh, đi kèm khối lượng
thấp) thường là dấu hiệu của sức mạnh. Nếu khối lượng không thấp, thì nó cho thấy có nguồn cung
đang xuật hiện. Hiếm có thị trường nào có thể đi xa với nguồn cung trong nền giá. Tuy nhiên, bạn có
thể mong đợi test với khối lượng cao trong thị trường tương lai (phái sinh). Khối lượng cao trong trường
hợp này đại diện cho hoạt động của các nhà giao dịch chuyên nghiệp đang thực hiện các vị thế để di
chuyển.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 103


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Test khả thi (Possible Test).


Test là một hiện tượng thường xuyên xảy ra và là tín hiệu rất tốt để thị trường tiếp tục xu hướng
lâu dài. Nó được nhìn thấy khi đã có dấu hiệu sức mạnh ở trong nền giá. Nếu một thị trường giảm ở đầu
phiên và quay lại đóng cửa ở mức cao, đi kèm khối lượng thấp, thì chúng ta đã chứng kiến một test khả
thi. Bây giờ chúng ta mong đợi một phản ứng ngay lập tức dưới dạng động thái tăng giá.
Nếu thị trường đi ngang và không phản ứng với dấu hiệu của sức mạnh, thì chúng ta nên nghĩ rằng
thị trường vẫn đang cho thấy sự suy yếu còn tồn tại. Một test thành công là một dấu hiệu của sức mạnh
cho thấy rằng nguồn cung đã biến mất khỏi thị trường.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 104


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Hỗ trợ giá (Price Support).


Nếu các nhà giao dịch chuyên nghiệp đang đứng về phía tăng giá của thị trường, họ sẽ hỗ trợ mức
thấp nhất mỗi ngày. Điều này yêu cầu họ phải mua tất cả các lệnh bán ở phần dưới của phạm vi giao
dịch trong ngày, để ngăn mức thấp trong ngày giảm xuống dưới mức thấp của ngày hôm trước. Đây
được gọi là hỗ trợ giá hàng ngày. Hỗ trợ mức thấp mỗi ngày giúp duy trì xu hướng tăng giá và là dấu
hiệu của việc tăng giá tiếp theo.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 105


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Tiền chuyên nghiệp (Professional Money).


Từ quan điểm thực tế, tiền chuyên nghiệp có ba chức năng chính hay ba hoạt động chính:
1. Các giao dịch được thực hiện (tăng giá hay giảm giá) đủ lớn để thực sự thay đổi được xu hướng.
Các giao dịch này sẽ diễn ra trong vài ngày, hoặc thậm chí lâu hơn để tạo ra một nguyên nhân cho động
thái tiếp theo.
2. Khoảng thời gian xảy ra khi tiền chuyên nghiệp không giao dịch (khối lượng hoạt động thấp),
cũng quan trọng như khi nó hoạt động. Tại sao tiền chuyên nghiệp không hoạt động? Hoạt động thấp
trên bất kỳ chuyển động tăng giá nào là dấu hiệu của sự yếu kém. Và ngược lại, hoạt động thấp trong
chuyển động đi xuống là dấu hiệu tiềm năng của sức mạnh.
3. Cuối cùng, tiền chuyên nghiệp có thể tham gia vào việc tích lũy hoặc phân phối cổ phiếu cơ sở.
Nếu các chuyên gia đang mua (tích lũy), hãy nhớ rằng họ cũng phải bán ra số lượng cổ phiếu đủ để
giảm trên bất kỳ đợt phục hồi nào để mua được nhiều hơn, nhưng cuối cùng họ sẽ mua được nhiều cổ
phiếu hơn số lượng họ đã bán. Khi các điều kiện thị trường phù hợp, tất cả các lệnh bán được rút khỏi
thị trường và chuyển động tăng giá diễn ra. Ngược lại, nếu các chuyên gia đang bán (phân phối), họ
cũng phải mua để hỗ trợ giá trên bất kỳ phản ứng xấu nào, và chuẩn bị bán ra nhiều hơn trong đợt tăng
giá tiếp theo.
Ghi chú:
Chúng tôi không quan tâm đến những gì xảy ra với các nguồn cung cấp thông tin, bởi vì kết quả
cuối cùng của những hoạt động này (dù đúng hay sai), đều được cô đọng lại thành một khung nhìn mà
chúng ta có thể thấy trong phạm vi của giá và khối lượng. Đó là quan điểm của nhà tạo lập thị trường,
những chuyên gia, những người đang ở vị trí đắc địa có thể nhìn thấy cả hai mặt của thị trường, mà
bạn nên tập trung vào.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 106


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Đẩy mạnh thông qua nguồn cung.


(Pushing Up Through Supply).
Khi index hay một cổ phiếu tăng lên, sẽ đạt đến điểm mà lợi nhuận lấy đi được nhìn thấy (thanh
tăng giá khối lượng cao). Khi nguồn cung này tấn công, thị trường sẽ nghỉ ngơi bằng cách đi ngang
trong một phạm vi giao dịch, hoặc có thể xuất hiện test. Tuy nhiên, nếu việc chốt lời này khiến thị
trường giảm, thì bất kỳ đợt tăng giá nào trong tương lai quay trở lại khu vực kháng cự cũ này sẽ cần nỗ
lực để vượt qua. Nỗ lực trong bối cảnh này phải cho thấy một thân nến dài tăng giá kèm khối lượng lớn.

Thị trường ngẫu nhiên (Random Walks).


Mọi người, ngay cả các giáo sư toán học, có thể tin rằng thị trường không thể phân tích bởi vì
chúng di chuyển một cách ngẫu nhiên. Các giai đoạn của xu hướng được cho là xen kẽ với các giai đoạn
chuyển động ngẫu nhiên, không thể dự đoán được. Công nghệ VSA độc quyền, được triển khai trong
phần mềm TradeGuider, chứng minh rằng thị trường thực sự logic và có thể dự đoán được. Tất cả các
động thái, ngay cả những động thái nhỏ, có thể được giải thích bởi sự mất cân đối giữa cung và cầu.
Áp lực bán giảm (Reduction in Selling Pressure).
Áp lực bán giảm được thể hiện bởi khối lượng thấp trên bất động thái giảm giá nào. Nếu bạn đang
bán khống, sẽ là khôn ngoan khi đóng vị thế lại. Thị trường cần bán liên tục để giảm giá. Quan sát này
cho thấy sự thiếu bán, nó mách bảo bạn nên chuẩn bị cho việc mua vào.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 107


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Vùng kháng cự (Resistance Area).


Một vùng kháng cự thường được nhìn thấy xung quanh khu vực mức thấp hoặc mức cao cũ, hay
kênh xu hướng ở phía bên trái. Cần nỗ lực để vượt qua những khu vực này, thường biểu hiện bằng một
nến thân dài (tăng hoặc giảm) với khối lượng lớn.
Đường xu hướng cũng là một đường kháng cự. Đường xu hướng càng được thiết lập bởi nhiều
điểm quay đầu thì mức kháng cự càng cao. Mức giá giao dịch tồn tại trong vài tuần sẽ cho mức kháng
cự cao hơn so với mức giá giao dịch kéo dài một tuần. Bất kỳ khu vực giao dịch nào trong quá khứ sẽ
là mức kháng cự. Tất cả các khu vực này rất quan trọng trong hành động giá hiện tại, bởi nó cho thấy
tiền chuyên nghiệp đang hoạt động như thế nào (họ biết những nhà giao dịch đã bị khóa ở những mức
giá đó).

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 108


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Quản lý rủi ro (Risk Management).


Quản lý rủi ro là quản lý tổn thất. Bạn phải dự kiến mức thua lỗ, vì vậy phải lập kế hoạch cho
những tổn thất có thể xảy ra ngay trước khi đặt lệnh giao dịch. Các kỹ thuật quản lý rủi ro được thiết kế
để hạn chế những tổn thất này. Phần quan trọng nhất của quản lý rủi ro là thiết lập những điểm dừng lỗ
(stoploss), nó luôn phải được thực hiện. Mức độ quản lý rủi ro rất khác nhau giữa các nhà giao dịch và
vị trí các điểm dừng sẽ phản ánh vùng an toàn của cá nhân bạn.
Cao trào bán (Selling Climax).
Sau khi các đợt giảm giá đáng kể đã diễn ra, thị trường có thể tiếp tục giảm giá với chênh lệch giá
rộng, đi kèm khối lượng rất cao. Sẽ có sự hoảng loạn mang tính bầy đàn! Tuy nhiên, ngày (thanh) hôm
sau lại lên giá. Hành động này thể hiện sự chuyển giao cổ phiếu nhanh chóng, được tạo ra từ việc bán
hoảng loạn của đám đông và sự hấp thụ của tiền chuyên nghiệp (tin tức sẽ là rấu xấu để giúp cho việc
chuyển giao này). Đây được gọi là cao trào bán.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 109


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Áp lực bán (Selling Pressure).


Đối với một thị trường giảm giá, áp lực bán phải thể hiện rõ ràng, điều này thể hiện bằng mức
chênh lệch giá rông, kèm khối lượng lớn. Nếu ngày tiếp theo giảm giá, xác nhận rằng, khối lượng được
thấy vào ngày (thanh) trước đó là khối lượng bán. Tuy nhiên, nếu ngày hôm sau tăng, chứng tỏ có bán
ra, nhưng tiền chuyên nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng để mua và hỗ trợ thị trường. Bây giờ, bạn nên mong
đợi test diễn ra vào một lúc nào đó, vì test thực hiện kiểm tra nguồn cung tiềm ẩn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 110


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Rũ bỏ (Shake-Out).
Một sự rũ bỏ được đặc trưng bởi sự di chuyển sâu, sau đó giá quay đầu và đóng cửa ở mức cao,
kèm khối lượng cực lớn. Sự việc này thường được thực hiện khi có tin tức xấu. Đây là một chuyển động
giá để bắt điểm dừng lỗ (stoploss), những người đã mua trên thị trường buộc phải bán ra. Những nhà
giao dịch có tâm lý lạc quan giờ đang sợ hãi khi tham gia thị trường. Những người bán khống buộc phải
mua lại sau đó. Đối với thị trường đóng cửa gần mức cao cho thấy dòng tiền chuyên nghiệp đang chuyển
đổi các vị thế bán sang mua, và hấp thụ những người bán hoảng loạn bởi giá giảm mạnh. Nếu tiền
chuyên nghiệp không làm điều này, thì giá sẽ không đóng cửa ở mức cao kèm khối lượng lớn. Rũ bỏ
xảy ra khi thị trường tăng giá, lúc mà nguồn cung đang làm cho thì trường tăng chậm lại và ngăn cản
giá tăng cao hơn. Các nhà khai thác chuyên nghiệp thì đang muốn giá tăng cao hơn nữa và họ phải loại
bỏ nguồn cung tiềm ẩn, vì vậy họ thực hiện rũ bỏ trên tin tức xấu, sau đó cho phép giá cao hơn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 111


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Chia tách cổ phiếu (Split Stock).


Những cổ phiếu trở nên quá đắt và không thu hút được lượng mua ở mức cao, có thể sẽ bị chia
nhỏ. Chia nhỏ cổ phiếu có thể là một chiến lược khuyến khích bạn mua một cổ phiếu khó bán ở mức
giá cao. Nếu tiền chuyên nghiệp không muốn chúng thì tại sao bạn lại muốn? Mặc dù việc chia tách
không phải dấu hiệu của điểm yếu. Nhưng không nên giao dịch cổ phiếu này ít nhất một năm kể từ lúc
chia tách, trừ khi bạn đang nắm giữ chúng.
Chênh lệch giá (Spread).
Chênh lệch giá chỉ đơn giản là khu vực giữa giá cao nhất và thấp nhất trong một ngày giao dịch
(hoặc 1 thanh giá tùy khung thời gian).
Khối lượng dừng (stopping volume).
Khối lượng dừng trong xu hướng giảm là chỉ báo cho thấy lực mua đang hấp thụ hết lực bán, và
ngược lại trong xu hướng tăng.
Một động thái giảm với khối lượng lớn, trên mức chênh lệch giá rộng thường cho thấy khả năng
bán ra. Tuy nhiên, nếu ngày hôm sau (hoặc thanh) tăng giá và đóng cửa ở mức cao, thì cho thấy lực
mua hấp thụ đã xảy ra vào ngày hôm trước. Chỉ có tiền chuyên nghiệp mới có thể làm điều này và đó
là dấu hiệu của sức mạnh.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 112


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Người nắm giữ mạnh (Strong Holders).


Thuật ngữ này dùng để chỉ tất cả các nhà giao dịch thường quyết định đúng trong thị trường, những
người không bị áp lực cảm xúc gây ra bởi các biến động giá bất lợi.
Cổ phiếu mạnh (Strong Stock).
Một cổ phiếu không muốn giảm khi index đang giảm được gọi là “cổ phiếu mạnh”, đây nên là
nguyên tắc chọn cổ phiếu cho danh mục đầu tư của bạn.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 113


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Cung và Cầu (Supply & Demand).


Khi có sự mất cân bằng nhỏ nhất giữa những người muốn bán và những người muốn mua, kết quả
sẽ là sự thay đổi về giá, do đó trạng thái cân bằng được thiết lập lại. Do số lượng lớn người mua và
người bán tiềm năng, người ta có thể tưởng tượng rằng tương tác giữa người mua và người bán rất phức
tạp, nhưng cuối cùng, tổng tất cả những thay đổi nhỏ này chắc chắn sẽ dẫn đến một sự kiện đáng chú ý,
mà TradeGuider được thiết kế để phát hiện.
Hỗ trợ tham gia vào thị trường.
(Support Coming into the Market).
Khối lượng lớn vào bất kỳ ngày (thanh) giảm giá nào, thường là dấu hiệu của sự yếu kém. Tuy
nhiên, nếu thị trường ngừng giảm vào ngày (hoặc thanh) sau, hay bạn quan sát thấy giá tăng lên, điều
này cho thấy rằng lực mua đã vượt qua bán.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 114


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nguồn cung đã vào thị trường.


(Supply has Entered the Market).
Khối lượng lớn trên chuyển động tăng giá, và giá miễn cưỡng tăng vào ngày (thanh) sau, cho thấy
rằng có nguồn cung trên thị trường, kết quả là giá có thể giảm. Động thái tăng giá kèm khối lượng lớn
chắc chắn là nguồn cung đã xuất hiện. Điều này không xảy ra trong một thị trường tăng giá bền vững,
nhưng không phải ngay lập tức chúng ta sẽ có chuyển động giảm giá. Vì thị trường có thể đang nghỉ
ngơi trước khi tăng tiếp. Thường cần thêm thông tin để xác nhận dấu hiệu yếu kém này.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 115


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Đường kháng cự (Supply Line).


Đường phía trên của kênh giá song song đại diện cho đường cung. Đường này hoạt động như là
một ngưỡng kháng cự đối với mức giá cao hơn, và một khi nó bị phá vỡ thị trường được cho là quá
mua.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 116


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Đường hỗ trợ (Support Line).


Là đường phía dưới của kênh giá song song, đại diện cho đường cầu. Đường này hoạt động như là
một ngưỡng hỗ trợ đối với mức giá thấp hơn và một khi giá vượt qua đường này thị trường được gọi là
quá bán.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 117


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Nguồn cung bên trái và khoảng trống tăng giá.


(Supply to the Left & Gapping Up).
Hiện tượng này xảy ra ở những khu vực trong quá khứ, nơi mà các nhà giao dịch mua cổ phiếu và
bị khóa vào các vị thế giao dịch kém. Những người bị khóa này muốn bán ở gần mức giá họ đã mua.
Điều này tạo ra một vùng kháng cự tại đó, bởi những nhà giao dịch sẽ bán khi có bất kỳ nỗ lực tăng nào
để vượt qua ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên, nếu các nhà tạo lập thị trường hoặc các chuyên gia dự đoán
giá cao hơn, họ sẽ đẩy giá nhanh chóng vượt qua khu vực này và tạo ra khoảng trống (gap) tăng giá để
khuyến khích các nhà giao dịch bị khóa này không bán ra.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 118


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Giao dịch theo xu hướng (Trading the Trend).


Khi một chuyển động hay một xu hướng đang diễn ra, các chỉ báo không được rõ ràng, bởi vì các
chỉ báo được nhìn thấy ở đỉnh hoặc đáy của thị trường. Các động thái nhỏ chống lại xu hướng chính
gây ra chủ yếu bởi các nhà giao dịch trong ngày, các nhà tạo lập thị trường, và dòng chảy của các lệnh.
Xu hướng được thiết lập bằng cách phân phối ở đỉnh hoặc tích lũy ở đáy. Đây là lý do bạn luôn được
khuyên là nên giao dịch theo xu hướng và đừng bao giờ cố gắng chọn các điểm quay đầu ngay giữa xu
hướng. Thị trường chứng khoán dường như luôn tiến xa hơn những gì bạn mong đợi.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 119


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Kênh xu hướng (Trend Channel).


Hai đường song song đánh dấu giới hạn trên và giới hạn dưới của một xu hướng. Các đường xu
hướng sẽ đánh dấu các vùng kháng cự tương lai, khi nào giá tiến lại gần một trong hai đường. Trong
một xu hướng tăng (các đáy cao hơn), các đường này được vẽ qua hai điểm hỗ trợ đầu tiên và điểm cao
đầu tiên. Trong xu hướng giảm, các đường này được vẽ qua hai điểm kháng cự đầu tiên và điểm thấp
đầu tiên. Đây không hẳn là cách duy nhất để vẽ các đường xu hướng, nhưng nó là cách truyền thống.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 120


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Các cụm xu hướng (Trend Clusters).


Khi các đường xu hướng cũ giao nhau hoặc hội tụ, chúng tôi gọi đây là cụm. Các cụm xu hướng
được sử dụng để hiển thị các khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng trên biểu đồ. TradeGuider sẽ tự
động hiển thị các khu vực này cho bạn. Các cụm xu hướng chỉ có ý nghĩa khi ở gần hành động giá.
Lực đẩy lên (up-thrust).
Một lực đẩy lên cho thấy thị trường đang trở nên yếu hơn.
Giá sẽ tăng trong ngày (thanh) với chênh lệch giá rộng và quay đầu đóng cửa ở mức thấp, kèm
khối lượng cao. Tất cả up-thrust đều là dấu hiệu của sự yếu kém, miễn là bạn thấy giá đã đi lên được
một thời gian hoặc có dấu hiệu phân phối trong nền giá. Chúng xuất hiện ở các điểm khác nhau trên
đỉnh thị trường và là cách kiếm tiền của các nhà tạo lập thị trường.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 121


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Phân tích chênh lệch giá & khối lượng.


(Volume Spread Analysis).
Phân tích chênh lệch giá và khối lượng (VSA) là một phương pháp phân tích thị trường độc quyền
được hình thành bởi Tom Williams (Chủ tịch của TradeGuider Systems). VSA được sử dụng trong phần
mềm TradeGuider để phân tích thị trường bằng cách quan sát mối tương quan giữa khối lượng và chênh
lệch giá. Phương pháp này đặc biệt tốt trong việc làm nổi bật sự mất cân bằng của cung và cầu.
Người nắm giữ yếu (Weak Holders).
Những người nắm giữ yếu là những người thường đi sai hướng của thị trường, và bị ảnh hưởng
bởi cảm xúc, cho phép bản thân tiếp xúc với những vị thế kém. Họ không thể chịu lỗ nên ngay lập tức
cảm thấy áp lực nếu thị trường quay lưng với họ.
Cổ phiếu yếu (Weak Stock).
Một cổ phiếu được xem là yếu khi dễ dàng giảm giá trong lúc index phản ứng giảm và không muốn
tăng khi index đi lên. Một cổ phiếu yếu hiếm khi hoạt động tốt hơn cổ phiếu mạnh, khi index tăng.

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 122


Master the Markets – Ng­êi dÞch: Mü Duyªn.

Di chuyển có trọng số (Weighted Move).


Nếu bạn tung đồng xu nhiều lần thì kết quả sẽ có xu hướng là 50/50 xấp và ngửa. Tuy nhiên nếu
đồng xu có trọng lượng nhẹ ở một bên thì rõ ràng sẽ xuất hiện phần nhiều ở mặt nào đã được làm nhẹ
đi. Thị trường cũng hoạt động tương tự bởi quá trình tích lũy hoặc phân phối đã hoặc chưa xảy ra.

Hết!
Lưu ý của người dịch:
 Cuốn sách này là một tài liệu có giá trị để nâng cao nhận thức của nhà đầu tư về thị trường chứng khoán, chứ không
phải là cuốn sổ tay để bạn dựa vào đây và kiếm lời trên thị trường.
 Các thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là nơi phần lớn người tham gia đều mất
tiền.
 Một nhà đầu tư chứng khoán VN phải tính lợi nhuận theo một chu kỳ thị trường (chu kỳ kinh tế khoảng 10 năm), rất
chủ quan khi tính ước lượng khoản lợi nhuận theo một thời gian ngắn, như: hàng tháng, hàng quý hay hàng năm…! Vì
ở thị trường chứng khoán VN có tính thanh khoản thấp, nên chúng ta rất khó xác định số tiền bị mất khi quyết định sai.
Do đó, hãy thận trọng khi nghĩ đến việc trở thành một nhà giao dịch ngắn hạn trên thị trường chứng khoán VN ở thời
điểm hiện tại.
Nếu có thể, hãy ủng hộ người dịch một ly cafe theo địa chỉ sau:
STK: 104870358890 - VO THI MY DUYEN – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VIETINBANK).
Nếu không thể, không sao cả! Miễn là bạn đã đọc tới đây và nó thực sự có giá trị cho bạn.

Chúc bạn thành công trong công việc giao dịch và đầu tư!

Lµm Chñ ThÞ Tr­êng | 123

You might also like