You are on page 1of 3

Bạn đang tìm cách thay đổi người khác ư?

Hãy cùng tôi trở về Hy lạp cổ xưa, cái ngày mà Pygmalion, nhà
điêu khắc tài ba, chỉ với dùi và đục, đã tạo ra Galatea, bức tượng người phụ nữ hoàn hảo nhất cuộc đời.
Pygmalion đã ngắm nhìn, trò chuyện, chăm sóc, và đối xử với bức tượng như thể đó là người thật. Một
ngày kia, phép màu xảy ra, bức tượng hoá thành vợ ông, hai người chung sống bên nhau hạnh phúc trọn
đời!

Bạn có tin vào câu chuyện đó không? Nếu nó có thật, thì có thể bạn sẽ giật mình khi đang đi trên đường mà
thấy bức tượng Lê Nin vẫy tay chào đấy. Tôi thì không tin lắm vào phép lạ hoá đá thành người, song tôi tin
rằng Pygmalion là bậc thầy trong việc thay đổi người khác. Câu chuyện đó đã truyền cảm hứng cho các nhà
tâm lý học khám phá ra một hiệu ứng thú vị: Hiệu ứng Pygmalion. Hiệu ứng Pygmalion là gì? Chuyện kể về
một cô giáo trẻ mới chuyển tới trường nọ. Trước khi nhận lớp, vị hiệu trưởng già dặn dò cô với nụ cười bí
hiểm. “Các học sinh lớp này đều là thiên tài, cô hãy chăm sóc chúng thật tốt.” Cô giáo trẻ nghe vậy rất háo
hức, song buổi học đầu tiên cô đã bị sốc. Tụi nhóc nghịch khủng khiếp. Với niềm tin mạnh mẽ rằng chúng là
thiên tài, cô giáo mỉm cười, rồi thay đổi cách dạy của mình. Sau một kỳ học, khi thấy kết quả học tập của
lớp “thiên tài”, thầy hiệu trưởng đã gọi cô lên làm việc. “Này, cô đã làm gì vậy?” Thầy hiệu trưởng hỏi. “Sao
nhiều bạn điểm cao thế?” “Ối,” cô giáo tròn xoe mắt. “Em tưởng hiệu trưởng bảo chúng là thiên tài?” Thầy
hiệu trưởng đã kể sự thật. Lớp đó toàn học sinh cá biệt, đã qua tay rất nhiều thầy cô giáo, nhưng chẳng ai
chịu nổi chúng một tuần. Khi cô giáo trẻ nhận lớp, vì sợ cô bỏ cuộc từ đầu nên thầy đã nói dối. Không ngờ,
cô giáo trẻ tin là thật, và đối xử như thể chúng là thiên tài. Kết quả đã rõ, rất nhiều học sinh đã đạt thành
tích như thiên tài!
Hiệu ứng Pygmalion còn có tên gọi là “lời tiên tri tự thành hiện thực” (Self-fulfilling prophecy). Khi bạn tin
một ai đó là như thế nào đó, bạn đối xử với người ta y như vậy, họ cũng sẽ tin vào điều đó, và hành xử theo
như vậy, bạn lại càng tin vào điều mà bạn đã tin ban đầu, khiến vòng lặp này ngày càng mạnh. Đó chính là
gợi ý tuyệt vời để thay đổi người khác. Cách thay đổi người khác với hiệu ứng Pygmalion? Theo hiệu ứng
Pygmalion, một khi niềm tin đã hình thành, thì ngay cả khi nó không khớp với thực tế,  người ta vẫn có xu
hướng hành xử theo, và đem lại kết quả như phép lạ! Khi còn nhỏ, tôi khá nhút nhát. Đơn giản là vì tôi tự
thấy mình khá đẹp trai, song có vẻ… không ai công nhận điều đó cả. Bằng chứng là trong khi mấy đứa con
trai trong lớp rất hay được tụi con gái bâu lấy trò chuyện, tôi chỉ biết nhìn nàng từ xa với hi vọng rằng “sức
mạnh siêu nhiên” sẽ kéo nàng tới với mình. Tất nhiên, chẳng có điều kì diệu nào cả, tôi ngày càng tự ti.
Song một sự kiện đã lôi tôi ra khỏi cái vỏ ốc tự ti đó, không phải là đi thẩm mỹ viện, mà một lần nọ đang
ngồi chơi điện tử, thì có tiếng chuông “kính kooong”. Mở cổng ra, trước mặt tôi là người đã thay đổi cuộc
đời tôi mãi mãi… một bà đồng nát (ve chai). Sau khi bán cho bà một ít giấy vụn, bà đã nhìn thẳng vào mắt
tôi và nói, “Con nhà ai mà xinh trai thế!” Với nụ cười rạng rỡ trên môi, tôi lập tức chạy ngay vào nhà để tìm
vài thứ bán tiếp cho bà ấy. Kể từ hôm ấy, tôi thấy mình tự tin hơn hẳn, và kết quả học tập cũng có sự
chuyển biến tích cực. Tất nhiên, bạn bè cũng chẳng ai khen tôi đẹp trai, song tự bên trong, tôi tin rằng,
“Mình rất đẹp trai, chẳng qua là chưa ai cảm nhận được mà thôi.” Đừng nghĩ tới việc thay đổi người khác
vội, có một ai đó từng làm bạn thay đổi chưa? Họ giúp bạn nhận ra tiềm năng thật sự lớn lao bên trong
mình? Họ truyền cảm hứng cho bạn làm những thứ từ trước giờ chưa dám mơ tới? Có thể họ không phải
tên là Pygmalion, nhưng nếu họ đã giúp bạn thay đổi, thì họ đã làm một điều tương tự như Pygmalion. Ai
có dùi dùng dùi, ai có đục dùng đục, hãy là Pygmalion! Sự quan tâm, tin tưởng, và khích lệ cực kỳ quan
trọng trong việc thay đổi người khác. Song thật tiếc thay, không có nhiều Pygmalion trong cuộc sống. Trái
lại, nhiều người sẵn sàng dội xô nước lạnh vào ngọn lửa động lực đang phừng phừng trong bạn. Đó là
những xô nước của sự nghi ngờ, của những lời phán xét tiêu cực. Cuối tháng 10/2009, sau khi tham gia
khoá học Tôi Tài Giỏi, tôi đặt ra mục tiêu “trên trời”: Trở thành Trainer, thuyết trình trước cả trăm người.
Ngọn lửa ấy bốc cháy phừng phực, cho tới khi tôi nhận được những xô nước lạnh ngắt. Vốn làm trong
ngành ngân hàng, chẳng ai trong gia đình tôi hứng thú với mục tiêu đó.  Rồi sếp tôi cũng nói, “Em không có
sự hài hước, em không có năng khiếu.” Những xô nước quá lạnh, mục tiêu đó tắt ngúm cả năm trời! Nhưng
rồi, tôi may mắn gặp được một Pygmalion, đó là Darren Lacroix, nhà vô địch diễn thuyết thế giới năm
2001. Tuy chỉ được nghe ông diễn thuyết qua clip, nhưng tôi đã thay đổi rất nhiều. Ông đã giúp tôi nhận ra
rằng “Năng khiếu, đơn giản chỉ là một quy trình được cài đặt sẵn. Nếu bạn tìm ra, bạn luyện cho thành phản
xạ, rồi người ta sẽ khen bạn có năng khiếu!”

Rồi một Pygmalion khác là Craig Valentine đã chỉ cho tôi quy trình của các nhà vô địch diễn thuyết thế giới,
tôi tự mở một câu lạc bộ thuyết trình và chính thức được công nhận Trainer ít lâu sau. Từ ấy tới cuối năm
2015, tôi không ngừng đào tạo hàng ngàn học viên của khoá học Tôi Tài Giỏi, nhiều bạn đã gửi cho tôi
những lá thư cảm ơn, nói rằng tôi đã giúp thay đổi họ. Thật hạnh phúc, khi giờ đây, tôi cảm giác mình cũng
là một Pygmalion, và góp phần thay đổi người khác. Bà đồng nát ấy, mặc dù chẳng biết về tâm lý học, hay
về hiệu ứng Pygmalion, song đã thay đổi người khác (chính là tôi) một cách ngoạn mục. Bản thân tôi, vốn là
một người tự ti, nhút nhát, song đã giúp rất nhiều người tự tin hơn thông qua câu lạc bộ thuyết trình ACI,
thì bạn cũng có thể làm được. Hãy đơn giản là cho phép mình trở thành Pygmalion! Cách thay đổi người
khác với các ứng dụng cụ thể từ hiệu ứng Pygmalion Có thể bạn không học điêu khắc, bạn không có dùi đục
để tạo ra những bức tượng. Nhưng bạn đã có sẵn trong tay một chiếc dùi còn tuyệt vời hơn cả thế để thay
đổi người khác, chiếc dùi của sự khích lệ, chiếc đục của sự động viên. Thay vì dội những xô nước lạnh vào
ngọn lửa cảm hứng, hãy cầm dùi lên và đục đi những viên đá cản đường xấu xí. Hãy áp dụng 10 mẹo sau để
trở thành một Pygmalion tuyệt vời! Hỏi về một kỉ niệm đẹp nào đó của mọi người và thi thoảng nhắc lại nó.
Thêm câu hỏi “Dạo này ước mơ/mục tiêu xưa cũ của bạn thế nào?” vào những cuộc trò chuyện. Tặng cho
họ những quyển sách hay, những món quà truyền cảm hứng. Liệt kê ra đặc điểm tích cực ở mỗi người rồi
hỏi họ “Tại sao bạn có điểm tốt đó?” Tặng họ một lời khen thú vị mỗi lần họ làm được một điều gì đó tốt dù
là nhỏ xíu. Share trên facebook của bạn những clip hoặc bài viết truyền cảm hứng. Động viên ai đó gặp
chuyện không hay, và giúp họ chuyển hóa ý nghĩa Liệt kê ra mong muốn của bạn đối với những người
chung quanh. Đối xử với họ như thể họ đã trở thành một người mà bạn muốn họ trở thành. Tập thói quen
tư duy tích cực, áp dụng Pygmalion với chính bản thân mình. Và tất nhiên, nếu bạn có ý tưởng nào đó thú vị
để thay đổi người khác, hãy comment và chia sẻ nhé. Hãy nhớ rằng bất kỳ người nào bạn gặp cũng sẽ có
những tảng đá nào đó của sự xấu hổ, sợ hãi, tự ti đè nén. Khi bạn giúp họ đục tan chúng đi để những hạt
giống tốt đẹp nhất có thể nảy mầm, bạn sẽ trở thành một Pygmalion thực thụ (như là diễn giả trong clip
dưới – có vietsub song bạn nhớ

You might also like