You are on page 1of 3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP THỦ ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

Họ và tên : .................................................................... Năm học 2021 – 2022


Lớp : ...................... Vật lí 8
LÝ THUYẾT
Câu 2 : Công thức tính công ? Ý nghĩa ? Đơn vị ?
A  F.s A : Công (J);
F : lực tác dụng vào vật (N) ;
s : quãng đường vật di chuyển (m)
1kJ (kilo Jun) = 1000 J
Câu 4: Công thức công suất ? Ý nghĩa ? Đơn vị ?
A
P
t P : công suất (W); A : Công (J); t : thời gian (s)
1kW (kilo oat) = 1000 W
1MW(Mêga oat) = 1000 000 W
Câu 6:
a/ Thế năng trọng trường là gì ? Thế năng trọng trường càng lớn khi nào ?
 Năng lượng của vật có được khi vật ở một độ cao so với mặt đất (hoặc so với một vị trí
khác được chọn làm mốc) gọi là thế năng trọng trường. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng
cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn.
b/ Thế năng đàn hồi là gì ? Thế năng đàn hồi càng lớn khi nào ?
 Năng lượng của vật có được khi vật bị biến dạng đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi. Độ biến
dạng của vật càng lớn thì thế năng đàn hồi của vật cũng càng lớn.
c/ Động năng là gì ? Động năng càng lớn khi nào ?
 Năng lượng của vật có được do vật chuyển động gọi là động năng. Vật có khối lượng càng
lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
Câu 7
a/ Hãy nêu kết luận về sự chuyển hóa của các dạng cơ năng ?
 Khi 1 vật chuyển động, thế năng có thể chuyển hóa thành động năng và ngược lại, động
năng có thể chuyển hóa thành thế năng.
b/ Động năng quay của tuabin nhà máy thủy điện được chuyển hóa từ dạng cơ năng nào
của nước ?
 Động năng của tua bin được chuyển hóa từ động năng của dòng nước.

c/ Một người chạy xe đạp đang thả xe xuống dốc, có sự chuyển hóa cơ năng từ dạng nào sang
dạng nào?  Từ thế năng trọng trường của xe sang động năng của xe.
Câu 8 : Các chất được cấu tạo như thế nào ?
 Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử.
 Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Câu 9 : Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng những cách nào ? Mỗi cách lấy 1 VD ?
 Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách : thực hiện công hoặc truyền nhiệt.
Câu 10.
a/ Dẫn nhiệt là gì ?
 Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sáng vật khác
bằng hình thức dẫn nhiệt.
b/ Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn chén bát thường làm bằng sứ ?
 Xoong, nồi làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt, nhanh chín thức ăn. Còn chén, bát
làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém, giúp thức ăn lâu nguội và cầm đỡ bị nóng tay.
c/ Đun nước sôi bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm
nào sẽ chóng sôi hơn ? Tại sao ?
 Ấm nhôm sôi nhanh hơn.Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI TẬP
Câu 1 :
a/ Một con đại bàng đang bay trên trời. đại bàng có cơ năng không? Nếu có thì cơ năng của
đại bàng thuộc dạng nào?
b/ Một người đang nhảy bạt nhún lò xo. Người này có cơ năng không? Nếu có thì cơ năng
người này thuộc dạng nào? (1,0đ)

 Đại bàng có cơ năng. Đó là động năng và thế năng trọng trường.


 Người này có cơ năng. Đó là động năng, thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường.
Câu 2 :
a/ Tại sao khi bỏ 1 muỗng muối biển vào ly nước, muối tự tan ra mà không cần khuấy ?
b/ Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn
toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao?
c/ Tại sao muối tan trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
Trả lời
a/ Do các phân tử đường và nước chuyển động hỗn loạn không ngừng và giữa chúng có
khoảng cách nên chúng tự động tan.
b/ Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía và giữa chúng có khoảng cách
nên mực tan.
c/ Vì nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng
nhanh.
Câu 3 : Hãy cho biết nhiệt năng của vật trong các mô tả sau thay đổi theo cách thực hiện
công hay truyền nhiệt?
a/ Miếng kim loại được cọ xát xuống mặt bàn.
b/ Bỏ cục nước đá bỏ vào ly nước.
c/ Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên.
Trả lời
a/ Thực hiện công.
b/ Truyền nhiệt.
c/ Thực hiện công.
Câu 4 : Một người kéo một vật nặng 15 kg chuyển động đều lên cao 4 m theo phương thẳng
đứng trong 0,006 giờ. Tính công và công suất của người ấy ?
Giải
a/ Lực người ấy tác dụng vào vật là: F = P =10.m=15.10=150 (N)
Công của người ấy là:
A = F.s =150.4 = 600 (J)
b/ Công suất của người ấy là:
P=A/t = 600/21,6 = 12,96 (W)
Câu 5. Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 5,5 km trong
25 phút. Tính công và công suất trung bình của con ngựa.
Giải
Công của ngựa là :
A = F.S = 80. 5500 = 440 000 (J)
Công suất trung bình của ngựa là :
P=A/t = 440 000 /1500  293,3 (W)

Câu 6: Một xe máy di chuyển với tốc độ 18 km/h bằng động cơ có công suất 1500 W.
a) Chứng minh rằng P = F.v
b) Tìm độ lớn lực kéo của động cơ xe
Giải
a) Chứng minh: P  A = F.s = F.v ; Đổi 18 km/h = 5 m/s
t t
P 1500
b) Lực kéo của động cơ xe: P = F.v  F = = = 300 N ;
v 5

You might also like