You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM ( 16 câu- 4 điểm)

Câu 1: Một vật có khối lượng m = 4kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 9 m/s B. 3 m/s C. 6 m/s D. 12 m/s
Câu 2: Thế năng đàn hồi của lò xo có độ cứng k khi lò xo nén lại một đoạn < 0 ( gốc
thế năng đàn hồi tại vị trí lò xo không biến dạng) là:

A. - k. B. - k. l2 C. k. l2 D. k.
Câu 3: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h.
Động lượng của vật bằng?
A. 6 kg.m/s. B. 9 kg.m/s. C. 2,5 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s.
Câu 4: Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang
không ma sát. Dưới tác dụng của lực hướng theo phương ngang và độ lớn 10N vật
chuyển động và đi được 10m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy .
A. v = 25 m/s B. v = 7,07 m/s C. v = 10 m/s D. v = 50 m/s
Câu 5: Thế năng của một vật trong trọng trường không phụ thuộc vào :
A. Vị trí vật. B. Vận tốc vật. C. Khối lượng vật. D. Độ cao.
Câu 6: Thế năng đàn hồi của một lò xo không phụ thuộc vào:
A. Độ biến dạng của lò xo. B. Chiều biến dạng của lò xo.
C. Độ cứng của lò xo. D. Mốc thế năng.
Câu 8: Công là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể âm, dương và luôn khác không.
B. Véc tơ, có thể âm, dương và luôn khác không.
C. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
D. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.
Câu 9: Chọn phát biểu SAI. Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động với gia tốc không đổi. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động với vận tốc không đổi.
Câu 10: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg;
2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là?
A. 0 kg.m/s. B. 3 kg.m/s. C. 6 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s.
Câu 11: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi:
A. Tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
B. Thế năng của vật không đổi.
C. Tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
D. Động năng của vật không đổi.
Câu 12: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Lấy mốc thế năng tại mặt đất. Độ cao
của vật khi động năng bằng hai lần thế năng là
A. 2,4 m. B. 1,5 m. C. 1,2 m. D. 1,0 m.
Câu 13: Dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật là
A. Thế năng đàn hồi. B. Động năng.
C. Cơ năng. D. Thế năng trọng trường.

Trang 1/2 – Mã đề 132


Câu 14: Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, bị nén ngắn lại 10 cm so với chiều dài tự
nhiên ban đầu. Chọn mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng. Thế năng đàn hồi của
lò xo là :
A. 0,001 J. B. 0,01 J. C. 0,1 J. D. 1 J.
Câu 15: Trong một hệ kín, đại lượng luôn được bảo toàn là :
A. cơ năng. B. thế năng.  C. động năng.  D. động lượng.
Câu 16: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây
cáp và mặt phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m
có giá trị
A. 25980 J B. 15000 J C. 30000 J D. 51900 J

II. TỰ LUẬN ( 2 bài - 6 điểm)

Câu 1 (4 điểm)
Một lượng khí oxi ở 270C dưới áp suất 105 N/m2 được nén đẳng nhiệt đến áp suất 2.105
N/m2.
a. Cần làm lạnh đẳng tích khí đến nhiệt độ nào để áp suất giảm đến giá trị bằng lúc đầu?
b. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi trên trong các hệ tọa độ (p,V) ; (V,T) ; (p,T) biết
thể tích khí lúc đầu là 6 lít.
a.
- Quá trình biến đổi trạng thái của khí được biểu diễn theo sơ đồ sau

Quá trình 2-3 là quá trình đẳng tích nên ta có T3 = T2/2 = 150 K..................................1đ

b.
- Các thông số trạng thái của khí ở từng trạng thái được cho như sau

- Đồ thị biểu diễn quá trình biến đổi của khí.................................................................3đ

Trang 2/2 – Mã đề 132


Câu 2 (2 điểm)
Một lượng khí lí tưởng được giam trong một xilanh hình trụ thẳng đứng, bên trên có pit-
tông nhẹ. Ta ấn pit-tông để nén khí. Biết công người thực hiện là 150 J và khí truyền ra
môi trường xung quanh nhiệt lượng 80 J. Hỏi khí nóng lên hay lạnh đi?
- Áp dụng nguyên lý I NĐLH

- Vì ∆U> 0 nên khí nóng lên

Bài 3 (3 điểm)
Một vật có khối lượng 500g trượt không tốc độ đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng AB
dài 2m, nghiêng góc 300 so với mặt phẳng ngang. Cho g=10m/s2.
a. Tính cơ năng của vật ở đỉnh mặt phẳng nghiêng (lấy gốc thế năng tại chân mặt
phẳng nghiêng).
b. Nếu bỏ qua ma sát. Dùng định luật bảo toàn cơ năng , tính tốc độ của vật khi tới
chân mặt phẳng nghiêng.
c. Nếu có ma sát, người ta đo được tốc độ của vật khi tới chân mặt mặt phẳng
nghiêng là 3m/s. Tính công của lực ma sát khi vật đi hết mặt phẳng nghiêng .

----------------HẾT------------------

Trang 3/2 – Mã đề 132


Trang 4/2 – Mã đề 132

You might also like