You are on page 1of 3

MỘT VÀI LƯU Ý, GÓP Ý VỀ TIỂU LUẬN

Sau khi chấm bài tiểu luận của lớp thì tôi nhận thấy đây là những lỗi phổ biến khiến các
em bị mất điểm. Các em xem để rút kinh nghiệm viết tiểu luận sau này và xa hơn là báo
cáo thực tập, khóa luận, luận văn…

1/ Không tuân thủ thời hạn nộp bài. Nếu vi phạm thời hạn này thì GV có quyền trừ điểm,
thậm chí không nhận bài.

2/ Thiếu cẩn thận khi nộp bài dẫn đến nộp nhầm bài môn khác, không có file bài làm
hoặc nhầm file nháp. Do đó, trước khi nộp bài hãy kiểm tra kỹ đã đính kèm file chưa, có
nhầm file không (vì đã nộp là không thể thay đổi).

3/ Không tuân thủ yêu cầu của GV (về nội dung và hình thức). Thông thường GV đều
yêu cầu về nội dung và hình thức của bài tiểu luận như 1 khóa luận/công trình NCKH thu
nhỏ nhưng không đòi hỏi cao như 1 khóa luận/công trình NCKH vì dung lượng bài tiểu
luận rất hạn chế và thời gian làm bài ngắn.

Chỉ được chọn đề tài trong danh mục do GV cung cấp, không chọn đề tài nằm ngoài danh
mục cũng như không được sửa đổi tên đề tài đã cung cấp. VD có bạn làm đề tài “Thành
tựu và hạn chế của cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp luật sở hữu trí
tuệ Việt Nam hiện hành” (không có trong danh mục).

4/ Rất nhiều bạn chưa biết cách xây dựng đề cương. Đề cương cũng như nền móng, 1
ngôi nhà vững chắc phải có 1 nền móng tốt. Một đề cương tốt cần bám sát tên đề tài, giải
quyết các vấn đề pháp lý mà đề tài đặt ra và cần có sự logic, hợp lý trong tên các chương,
các đề mục và tiểu mục. VD đối với đề tài “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định
pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” 1 bạn thiết kế đề cương như sau:

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG


1.1. Khái quát về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
1.1.1. Khái quát nhãn hiệu
1.1.2. Khái quát về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HỘ NHÃN
HIỆU NỔI TIẾNG
2.1. Pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ
Việt Nam
2.1.1. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng
2.2 Thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
2.2.1. Một số vụ việc tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng
[…]
Đề cương này không ổn ở chỗ: Có mục 1.1 thì phải có mục 1.2, có mục 2.1.1 thì phải có
mục 2.1.2, có mục 2.2.1 thì phải có mục 2.2.2. Ngoài ra tên mục 1.1.2 trùng với 1.1 là
chưa hợp lý (tên đề tài, tên chương và các đề mục, tiểu mục không được trùng nhau).

5/ Lỗi chính tả nhiều, các lỗi hình thức khác như font chữ, size chữ, viết hoa, dãn dòng,
căn lề…cũng khá phổ biến. Rất nhiều bài mắc các lỗi hình thức này với số lượng lỗi khá
lớn. Do đó, sau khi làm xong cần phải đọc lại và rà soát để sửa các lỗi hình thức. Hình
thức cẩu thả, thiếu chỉn chu sẽ gây ấn tượng không tốt ngay từ đầu.

Trích 1 đoạn trong tiểu luận của 1 bạn mà toàn bộ bài có hơn 50 lỗi chính tả và lỗi viết
hoa, chưa kể đến rất nhiều lỗi hình thức khác:

“Trong thời điểm xã hội không ngừng phát triển nhanh một cách chóng mặt như hiện tại,
cả nước đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa thì các hoạt động trong xã hội
ngày cang được phát triễn nhiều hơn, vấn đề kéo theo đó là sự tôn trọng chất xám, thành
quả sáng tạo của các tác giả cũng như các chủ sở hữu tac phẩm nói riêng. Luật Sở hữu trí
tuệ 2005 ra đời ngay thời điểm thạt sự cần thiết nhất đối với tình hình chúng, đến nay luật
này đã được điều chỉnh 2 lần ở 2009 và 2019”.

Một bạn khác với đề tài “Những bất cập trong thực thi quyền tác giả tại VN” cũng có
không dưới 50 lỗi chính tả, viết hoa, dấu cách dù dung lượng bài viết không nhiều.

6/ Đạo văn (nôm na là ăn cắp, lấy của người khác làm cái của mình) bị nghiêm cấm tuyệt
đối vì đây là hành vi thiếu trung thực, vi phạm đạo đức rất nghiêm trọng, không liêm
chính khoa học và không thể chấp nhận trong môi trường giáo dục. Lớp mình không phát
hiện ra tình trạng đạo văn (nếu phát hiện sẽ nhận điểm 0) nhưng có tình trạng trích dẫn ko
ghi nguồn, thậm chí nhiều bài tiểu luận trích dẫn rất nhiều từ các công trình khác nhưng
không hề có bất kì 1 footnote nào.

7/ Footnote cũng cần format: font chữ, size chữ, căn lề…

Lưu ý khi trích dẫn: Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích
dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc
đó không được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo.

8/ Sai tên văn bản pháp luật. VD nhiều bài ghi là Luật SHTT năm 2019 (tên đúng: Luật
SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019)).

Sử dụng văn bản đã hết hiệu lực. VD NĐ 100/2006/NĐ-CP (Văn bản đang có hiệu lực:
NĐ 22/2018/NĐ-CP).
9/ Nội dung cần đúng trọng tâm, đúng với tiêu đề mục, tránh diễn đạt lan man dẫn đến lạc
đề. Vd có bạn trong mục “Thực trạng bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác
phẩm kiến trúc” lại chỉ đi phân tích về các chương trình truyền hình trên HTV, VTV về
kiến trúc. Đây đâu phải vấn đề pháp lý.

Có bạn nội dung trong các mục hầu như chỉ copy điều luật bỏ vào.

10/ Văn phong pháp lý khác với văn phong trong bài tập làm văn. Rất nhiều bạn mắc lỗi
văn phong khiến cho bài tiểu luận giống 1 bài tập làm văn hơn 1 bài viết khoa học pháp
lý. VD trích đoạn trong bài tiểu luận của 1 bạn:

Không ngoa khi người xưa có câu “thương trường như chiến trường”, việc cạnh tranh
xuất phát từ nhiều khía cạnh, thông thường là một thương nhân trung thực và chính
chắn… Đây là một con dao hai lưỡi với doanh nghiệp… Đồng thời cũng để các tên
thương mại “đi sau” không trùng lập đánh mất nét riêng và giá trị của mình để rồi sống
dưới “cái bóng” của những ông lớn “đi trước”.

11/ Một số bạn thiếu phần mục lục và/hoặc tài liệu tham khảo.

12/ Tài liệu tham khảo nghèo nàn. GV trước khi đọc vào nội dung tiểu luận, khóa luận
hay luận văn sẽ xem đề cương trước (xem có ổn không) sau đó là xem tài liệu tham khảo
để đánh giá mức độ đầu tư (1 công trình có đầu tư thì phần danh mục tài liệu tham khảo
ko thể chỉ vỏn vẹn 1, 2 tài liệu).

13/ Chỉ những tài liệu nào đã được sử dụng trong bài và có footnote mới đưa vào phần
Tài liệu tham khảo. Nhiều bạn liệt kê rất nhiều tài liệu vào phần Danh mục tài liệu tham
khảo cho hoành tráng nhưng trong bài làm hoàn toàn ko sử dụng những tài liệu này.

You might also like