You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


KHOA:……………………….
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CÁCH LÀM BÁO CÁO

THU HOẠCH BUỔI HỌC BẢO TÀNG/THỰC HÀNH THEO NHÓM

MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CSVN

- Bài báo cáo được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng.
(Sinh viên nộp duy nhất 1 file được dịch sang PDF)
- Fon chữ: Times new Roman.
- Định dạng lề (canh lề):
+ Lề trên, lề dưới: 2.0->2,5 cm
+ Lề phải: 2,0 cm
+ Lề trái: 3.0->3,5 cm.
- Cỡ chữ (phần nội dung): 13.
- Cỡ chữ (phần đề mục): 13.
- Bảng mã: Unicode.
- Dãn dòng: 1.5 lines.
- Độ dài của một bài tiểu luận: Tối thiểu 8 trang và tối đa 20 trang.
- Đánh số trang.
- Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã học phần và đề bài/câu hỏi của
bài tiểu luận (Theo mẫu chung của Giảng viên cung cấp)
- Sử dụng tiêu đề trên (header) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV ở từng
trang.
- Trang cuối của bài tiểu luận cần liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng.
Ví dụ cụ thể cấu trúc bài tiểu luận
Quy định về bố cục Báo cáo “điển cứu” - Đi bảo tàng

Ngoài Lời cảm ơn (không bắt buộc), phần Phụ lục (nếu có), một Bài báo cáo cuối kỳ
hoàn chỉnh phải có những phần sau:

Lời cam đoan: không sao chép bài của người khác

Phần 1: MỤC LỤC

Phần 2: PHẦN MỞ ĐẦU


Phần mở đầu trong Báo cáo đóng vai trò như một bản tóm tắt - Nó cung cấp nền
tảng cần thiết hoặc thông tin phù hợp với ngữ cảnh của chủ đề.

Phần mở đầu thường có các nội dung sau đây:

+ Đặt vấn đề/Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (Lý do lựa chọn đề tài)

+ Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu…

Phần 3: PHẦN NỘI DUNG

Đây là phần chính của một Báo cáo cuối kỳ được chia thành nhiều phần nhỏ, mục
nhỏ thể hiện quá trình từng bước giải quyết vấn đề nêu trong đề tài. Là phần quan trọng
nhất của một Báo cáo cuối kỳ, thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực
hiện báo cáo.

Tùy theo nội dung đề tài mà các Mục có thể được chia thành chương hoặc đánh số
thứ tự 1,2…(in hoa, đậm, thẳng), tiểu mục thể hiện là 1.1; 1.2,… 2.1; 2.2…. (chữ thường,
đậm) và tiểu tiết thể hiện là 1.1.1, 1.2.1,…. (chữ thường, nghiêng).

Phần 4: PHẦN KẾT LUẬN

Phần này tóm tắt lại vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề, nêu ý nghĩa thực
tiễn, ý nghĩa khoa học, những gì còn tồn tại chưa giải quyết được và phương hướng để
phát triển đề tài.

Phần TÀI LIỆU THAM KHẢO


Liệt kê theo mẫu:
1. Từ điển triết học (1986), Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva - Nhà xuất bản Sự Thật.
2. Cung Kim Tiến (2002), Từ điển triết học. Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin
3. Mác, Ăngghen, Lênin (2021) Bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia. Hà Nội
LƯU Ý: Sinh viên được tham khảo các tài liệu để mở rộng vấn đề cũng như nhằm minh
họa cho các luận điểm được phân tích. Tuy nhiên, nếu sử dụng nguyên văn từ 3 câu trở
lên trong một bài viết khác thì cần trích dẫn nguồn, nếu không sẽ bị đánh giá là “ĐẠO
VĂN” và bài tiểu luận bị đánh giá 0 ĐIỂM.
* Mẫu bìa báo cáo (zise chữ và khung tùy ý nhưng bắt buộc phải có logo của trường
và tên trường) theo mẫu gợi ý.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA:………………………….
---o0o---

(logo)

BÁO BÁO MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(Phần thực hành “điển cứu” - Đi bảo tàng)

TÊN BÀI BÁO CÁO

Họ Tên sinh viên:1………


2…………….
3…………..
4……………
5………..
6. …………..

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2023


Đánh giá Bài thực hành môn học
- Nội dung kiểm tra: Nội dung chương 1- chương 6
- Hình thức: Báo cáo nhóm thực hành nghiên cứu
- Thời gian: tự học (thông qua hướng dẫn trên LMS)
- Sử dụng tài liệu: Giáo trình, Hồ Chí Minh toàn tập trên https://hochiminh.vn
Các tác phẩm của Hồ Chí Minh từ Hồ Chí Minh, Toàn tập.
- Công cụ đánh giá: Rubrics

Mức
Thang
chất Tiêu chí đánh giá CLO
điểm
lượng
- Chọn tác phẩm hoặc nội dung video để hoàn CLO1; CLO2;
thành báo cáo đánh giá đủ, đúng nội dung CLO3; CLO4;
trọng tâm từ chương 1 đến chương 6. Hoàn CLO5
thành đúng trên 85% nội dung đặt ra
- Nội dung trình bày có luận cứ, luận chứng
A 8.5 - 10 chính xác, logic, thể hiện tư duy sáng tạo,
nhận định độc lập
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc văn phong rõ
ràng, thuyết phục
- Có vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn

- Chọn tác phẩm hoặc nội dung video để hoàn CLO1; CLO2;
thành báo cáo đánh giá đúng nội dung trọng CLO3; CLO4;
tâm từ chương 1 đến chương 6. Hoàn thành CLO5
đúng trên 70% nội dung đặt ra
B 7 - 8.4 - Nội dung trình bày có luận cứ, luận chứng
chính xác, logic, thể hiện tư duy sáng tạo,
chưa đưa ra nhận định độc lập
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc văn phong rõ
ràng, thuyết phục
- Có vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn
C 5.5-6.9 - Chọn tác phẩm hoặc nội dung video để hoàn CLO1; CLO2;
thành báo cáo đánh giá đúng nội dung trọng CLO3; CLO4;
tâm từ chương 1 đến chương 6. Hoàn thành CLO5
đúng trên 50% nội dung đặt ra
- Nội dung trình bày có luận cứ, luận chứng
đúng nhưng chưa chặt chẽ, chưa thể hiện tư
duy sáng tạo, chưa đưa ra nhận định độc lập
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc văn phong rõ
ràng.
- Thiếu vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn
- Chọn tác phẩm hoặc nội dung video để hoàn CLO1; CLO2;
thành báo cáo đánh giá đủ, đúng nội dung CLO3; CLO4;
trọng tâm từ chương 1 đến chương 6. Hoàn CLO5
thành đúng 50% nội dung đặt ra
D 4-5.4 - Nội dung trình bày có luận cứ, luận chứng
nhưng không logic, không thể hiện tư duy
sáng tạo, không nhận định độc lập.
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc, văn phong
không rõ ràng.
- Không vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn
- Chọn tác phẩm hoặc nội dung video để hoàn CLO1; CLO2;
thành báo cáo đánh giá không đúng nội dung CLO3; CLO4;
trọng tâm từ chương 1 đến chương 6. CLO5
Dưới 4,
- Nội dung trình bày thiếu luận cứ, luận chứng
F Không không logic, không thể hiện tư duy sáng tạo,
đạt không nhận định độc lập.
- Từ ngữ sử dụng đúng quy tắc, văn phong
không rõ ràng.
- Không vận dụng/liên hệ tình hình thực tiễn

Giảng viên giảng dạy: TS. GVC. Nguyễn Thị Mộng Tuyền

You might also like