You are on page 1of 5

I/vai trò của Lênin trong việc bảo vệ, vận dụng và phát triển

triết học Mác.


-V.I. Lênin đã xuất hiện trong thế kỷ XX với tư cách là một nhà bác học vĩ đại nhất trong
cách mạng và nhà cách mạng vĩ đại nhất trong khoa học. Ông không chỉ là người kế
tục trung thành học thuyết khoa học, cách mạng của C. Mác và Ph. Ăngghen mà còn
bổ sung, phát triển toàn diện học thuyết Mác, nâng nó lên tầm cao mới, chuyển lý luận
thành thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa; làm cho chủ nghĩa Mác thật sự trở thành
hệ tư tưởng thống trị trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; giúp giai cấp vô
sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại trong một mặt trận thống nhất để
chống kẻ thù chung -  chủ nghĩa tư bản phản động, bảo vệ quyền sống làm người
chính đáng của mình.
Cống hiến vĩ đại của V.I. Lênin không chỉ góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin trở
nên hoàn bị nhất, sâu sắc và triệt để nhất, xứng tầm là “công cụ nhận thức vĩ đại” để
cải tạo thế giới mà còn làm cho mọi loại kẻ thù lớn và nhỏ của chủ nghĩa Mác căm giận
đến tột độ, dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để xuyên tạc, bôi nhọ với mục đích hạ bệ chủ
nghĩa Mác, thực hiện cáo chung một học thuyết khoa học và cách mạng. Thực tế đã
chứng minh rằng, chúng càng ra sức chống phá, xuyên tạc, thì chân lý khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin càng tỏa sáng với sức hấp dẫn kỳ lạ, tầm ảnh hưởng xuyên thế
kỷ đã và đang được khẳng định. Bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin đã chinh phục nhiều thế hệ, luôn luôn soi đường, dẫn lối cho giai cấp công nhân
toàn thế giới tiến lên vì đây là học thuyết duy nhất từ trước đến nay chỉ ra mục tiêu, con
đường, lực lượng và phương thức đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng dân tộc và giải phóng con người; đưa những người bị áp bức, bóc lột trở hành
chủ nhân xây dựng chế độ mới. Cống hiến của V.I. Lênin cho phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế thật là to lớn. Một mặt, ông đã bảo vệ thành công chủ nghĩa Mác
trước sự xuyên tạc, tấn công đa chiều, trên nhiều phương diện, dưới nhiều cấp độ,
nhiều màu sắc, với đủ kiểu loại âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt của những
người đối lập với chủ nghĩa Mác. Mặt khác, V.I. Lênin đã bổ sung, phát triển đồng thời,
toàn diện ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, làm cho chủ nghĩa Mác có sức sống
mới, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản chống lại giai
cấp tư sản và các thế lực phản động. Nhờ đó, V.I. Lênin không chỉ kịp thời cung cấp cơ
sở lý luận - thực tiễn cho cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch đang mưu
toan hạ bệ chủ nghĩa Mác mà còn trang bị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao
động nguồn tri thức mới - vũ khí lý luận sắc bén để vững tin thực hiện cuộc cách mạng
vĩ đại: xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột người; xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn.
 V.I. Lênin đã nêu tấm gương mẫu mực về sự trung thành trong bảo vệ, vận dụng sáng
tạo và phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác. Người dạy rằng: Chúng ta không hề coi lý
luận Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm mà trái lại, chúng ta tin
tưởng rằng lý luận đó chỉ mới đặt nền móng cho một bộ môn khoa học mà những
người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành
lạc hậu so với cuộc sống hoặc tự đào thải mình. Vì vậy, phải bám sát thực tiễn cách
mạng, lấy từ nó những kết luận mới nhất, có tác dụng tốt nhất để thúc đẩy phong trào
tiến lên; phải thực hiện tốt vai trò lý luận tiên phong dẫn đường của chủ nghĩa Mác. Nói
cách khác, chủ nghĩa Mác đã được nối tiếp, phát triển sáng tạo, tự mang trong mình
sức sống mới bằng chủ nghĩa Lênin trên cơ sở sự thống nhất biện chứng giữa lập
trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; giữa ba bộ phận
cấu thành chủ nghĩa Mác: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Chính
vì vậy, toàn bộ học thuyết và di sản lý luận của V.I. Lênin hợp thành cùng di sản lý luận
của chủ nghĩa Mác như một tất yếu khách quan, trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư
tưởng khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân yêu chuộng hòa bình
trên toàn thế giới.
Nhờ nắm vững linh hồn sống động của chủ nghĩa Mác là phép biện chứng duy vật, V.I.
Lênin đã vận dụng sáng tạo và giải quyết thành công mối quan hệ giữa tuyệt đối trung
thành và phát triển sáng tạo, giữa bảo vệ, gìn giữ và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác
trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, đưa ra những nhận định, kết luận đúng đắn, chính
xác, làm cơ sở phương pháp luận khoa học để định ra đường lối, chiến lược, sách lược
đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội, giải phóng con người và giải phóng nhân loại. Đồng thời, kế thừa, gìn
giữ, bảo vệ những cái đúng, cái tiến bộ và lọc bỏ, đào thải những cái sai, cái lỗi thời
trên tinh thần phê phán, vượt bỏ mọi thiên kiến để tiến lên phía trước, đáp ứng nhanh
nhạy, kịp thời, chính xác những đòi hỏi của cuộc sống, yêu cầu nhiệm vụ bức thiết của
thực tiễn cách mạng đang đặt ra. Vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là hệ thống
tín điều cứng nhắc hay học thuyết giáo điều, kinh viện mà là kim chỉ nam cho hành
động - một học thuyết sinh động, tràn đầy sức sống, luôn hành động vì lẽ phải, vì chân
lý khoa học, vì khát vọng sống làm người chân chính để thực hiện tiến bộ xã hội.
Một trong những cống hiến xuất sắc của V.I. Lênin trong bảo vệ và phát triển chủ nghĩa
Mác là tìm ra những đặc điểm cơ bản và quy luật vận động của chủ nghĩa đế quốc, giới
hạn tồn tại của nó - điểm “cốt lõi”, nấc thang cuối cùng của chủ nghĩa tư bản để vạch
trần ngọn nguồn bí mật của xã hội tư bản, giúp giai cấp vô sản nhận thức đúng âm
mưu, bản chất phản động, sự lừa gạt, tráo trở của giai cấp tư sản và giới trí thức tư sản
theo đuôi nó đang cản trở tiến bộ lịch sử. Phân tích các mâu thuẫn nội tại trong xã hội
tư bản chủ nghĩa đương thời, V.I. Lênin nhận định rằng, chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn
phát triển cao nhất, đồng thời là giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản. Nó hoàn toàn
không phải là một hình thái kinh tế - xã hội mới, cao hơn hình thái kinh tế - xã hội tư
bản như những người cơ hội, xét lại tuyên truyền, xuyên tạc nhằm ca ngợi chủ nghĩa
đế quốc, phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác để lừa mị dân.
Sự phát triển của các mâu thuẫn này tất yếu đẩy xã hội tư bản vào một cuộc khủng
hoảng trầm trọng và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động
thế giới chống lại các thế lực phản động, cản trở sự phát triển của lịch sử, kìm hãm sự
tiến bộ xã hội sẽ kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ để xóa bỏ mọi tội ác và bất công
do giai cấp tư sản sản sinh ra.
Trên cơ sở hiện thực sinh động của sự phát triển chủ nghĩa đế quốc, thực tiễn phong
trào công nhân và đời sống kinh tế - xã hội Nga, V.I. Lênin đã phát hiện quy luật phát
triển không đều về kinh tế và chính trị của xã hội tư bản và chỉ ra tính tất yếu khách
quan giành thắng lợi của cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo. Người cho
rằng, giai cấp vô sản cần phải lợi dụng triệt để các mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa đế
quốc để chiến thắng nó tại nơi tập trung những mâu thuẫn, ở khâu yếu nhất, mắt xích
yếu nhất trong sợi dây chuyền vô tận của chủ nghĩa tư bản. Quan điểm của V.I. Lênin
về cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là việc chỉ ra mục tiêu cách mạng, đối tượng và
chủ thể, lực lượng tham gia cách mạng, nội dung và hình thức của cách mạng, phương
thức và điều kiện bảo đảm thắng lợi của cách mạng có ý nghĩa lý luận - thực tiễn sâu
sắc, mang tính định hướng chính trị, chỉ đạo thực tiễn thiết thực đối với việc vạch ra
con đường đi mới và triển vọng thắng lợi của cách mạng vô sản ở một số nước, thậm
chí ở một nước chủ nghĩa tư bản phát triển tầm trung bình như nước Nga; đồng thời,
đề cao vai trò của nhân tố chủ quan, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giai cấp vô
sản, đặc biệt là vai trò của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực phản động.
Để cách mạng thắng lợi, V.I. Lênin đã nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm quyền
lãnh đạo tuyệt đối của giai câp vô sản, Đảng Cộng sản phải trở thành đảng cầm quyền,
lãnh đạo nhà nước và xã hội; đồng thời, phải xây dựng được khối liên minh công nông,
khối liên minh giữa các dân tộc bị áp bức, bóc lột thành một khối đoàn kết, thống nhất,
có sức mạnh vững chắc. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã
chứng minh lý luận và sách lược của V.I. Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa là hoàn
toàn đúng đắn. Với giá trị và ý nghĩa lý luận khoa học, cách mạng, V.I. Lênin đã trang bị
cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới tri thức khoa học và
niềm tin vững chắc để đấu tranh, thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tự giải phóng
mình; xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn: xã hội xã hội chủ nghĩa.
Bảo vệ và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản và về
xây dựng chủ nghĩa xã hội là một trong những cống hiến xuất sắc của V.I. Lênin. Phê
phán quan điểm sai lầm của chủ nghĩa cơ hội - xét lại và “chủ nghĩa xã hội chân chính”
về vấn đề này, V.I. Lênin chỉ rõ: chuyên chính vô sản là điểm cốt lõi, trọng yếu trong lý
luận về nhà nước của C. Mác, là linh hồn của chủ nghĩa Mác. Việc thừa nhận hay phản
đối chuyên chính vô sản là hòn đá thử vàng để phân biệt lập trường, quan điểm của
người cộng sản với bọn cơ hội, xét lại và các phần tử lưu manh. Chuyên chính vô sản
là công cụ sắc bén và đặc biệt cần thiết của giai cấp vô sản để trấn áp bọn phản cách
mạng, cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới. Việc duy trì chuyên chính vô sản
không có nghĩa là cách mạng đã kết thúc mà thực chất mới chỉ bắt đầu, bởi vì cách
mạng đã giành thắng lợi nhưng còn chưa đủ mạnh để trấn áp các thế lực phản động
“ngóc đầu dậy”; các thế lực thù địch đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, chúng
vẫn còn lực lượng và dã tâm, âm mưu cướp chính quyền cách mạng, phá hoại sự
nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Do
vậy, chính quyền nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể là hình thức
này, hay hình thức khác, song xét về bản chất, nhất thiết phải là chuyên chính vô sản
và phải là chuyên chính vô sản! Vì lẽ đó, V.I. Lênin căn dặn chúng ta: Chừng nào kẻ thù
của cách mạng còn tồn tại thì chừng đó, những người cộng sản không được vứt bỏ vũ
khí. Đó là tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động tiến công của người cộng sản, nó
cho phép chúng ta giải quyết thấu đáo vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản, thực hiện thành công các yêu cầu, nhiệm vụ bức thiết của cách mạng
trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội còn nhiều cam go, quyết
liệt và vô cùng phức tạp.
Để xây dựng nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng lực lượng sản xuất
hiện đại, quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với một kiến trúc thượng tầng mới; nhân
tố mang ý nghĩa quyết định giúp giai cấp vô sản chiến thắng giai cấp tư sản và chủ
nghĩa tư bản cả về năng xuất lao động, cả về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo V.I.
Lênin, là tiếp nhận được tinh hoa và vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội của chủ nghĩa Mác, nhất là vận dụng sáng tạo các quy luật của nó; đồng thời, phải
tuyệt đối giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Sách lược của mọi sách lược của cách mạng là dành sự ưu tiên làm tốt việc củng cố
nền chuyên chính vô sản, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt là xây dựng
và củng cố vững chắc khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ tri thức
dưới sự hỗ trợ đắc lực của Hồng quân, quân đội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là xóa đói nghèo, làm cho đất nước giàu mạnh,
văn minh, thực hiện công bằng, dân chủ trong xã hội mới. Cùng với đó, V.I. Lênin nhấn
mạnh yêu cầu phải tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, xây dựng
cho được nền công nghiệp nặng, giải phóng đôi tay người lao động, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người dân. Nghiên cứu hoàn cảnh những nước nghèo đi lên chủ
nghĩa xã hội, V.I. Lênin đưa ra công thức nổi tiếng: “Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền
Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc”, là “hợp tác hóa nông nghiệp, phát triển và
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. Chìa khóa để thực hiện thắng lợi cách mạng xã
hội chủ nghĩa phải là nâng cao sự giác ngộ và phát huy vai trò làm chủ của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, đặc biệt là việc đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức xã
hội chủ nghĩa - nguồn nhân lực chất lượng cao, tính ưu việt của chế độ xã hội mới.
Đây là những tiền đề lý luận - thực tiễn rất quan trọng để V.I. Lênin và Đảng Cộng sản
Bônsêvích Nga lãnh đạo thành công việc triển khai thực hiện thắng lợi “Chính sách kinh
tế mới” (NEP) thay cho chính sách “Cộng sản thời chiến” và hàng loạt chính sách mới
về phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ; thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội Xô viết (Liên Xô) và nhiều lĩnh vực khác.
Qua đó, bổ sung, hoàn thiện học thuyết Mác về đảng mác xít kiểu mới, vai trò, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về nhà nước và
cách mạng xã hội, về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, v,v.

II/ Phân tích vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời
sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
hiện nay.
-Đối với chúng ta, nghiên cứu, nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng, có ý nghĩa thế giới quan, nhân sinh
quan và phương pháp luận khoa học to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.Ở nước ta,
công cuộc đổi mới, xét về phương diện lý luận là sự kế thừa và phát triển sáng tạo bản chất tư
tưởng cách mạng và khoa học của Mác, Lênin và Hồ Chí Minh. Tư tưởng xuyên suốt đường lối
đổi mới là giải phóng và phát triển - giải phóng và phát triển mọi tiềm năng của đất nước, từng
bước hiện thực hóa mục tiêu cao đẹp là phấn đấu để mọi người Việt Nam ai cũng có cơm ăn, ăn
no tiến đến ăn ngon; ai cũng có áo mặc, mặc đủ tiến đến mặc đẹp; ai cũng có nhà ở, tiến đến ở
khang trang; ai cũng được học hành để không ngừng nâng cao dân trí; ai có bệnh đều được chăm
sóc, mọi người sống trong tự do, nhân ái, chan hòa.Sau sự nghiệp giải phóng dân tộc, cách mạng
Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới. Nội dung, tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng
đã thay đổi về cơ bản. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo nên một cơ chế có động lực mạnh mẽ: kết hợp hài hòa
các lợi ích vật chất và nhân đạo hơn quan hệ xã hội; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa; đảm bảo một xã hội có kỷ cương và thực hiện trên thực tế quyền làm chủ của nhân dân;
dân chủ hóa toàn diện xã hội, phát huy mạnh mẽ sức mạnh của cả cộng đồng và sức mạnh của
từng con người Việt Nam được giải phóng; thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân, hòa hợp dân
tộc; đoàn kết quốc tế, thêm bạn bớt thù; từng bước hoàn thiện mô hình mới của Việt Nam quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.

You might also like