You are on page 1of 9

I.

Dịch tễ
- Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người
- Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Đặc biệt ở các tỉnh phía
Nam nước ta, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm tháng 3- tháng 5 và
từ tháng 9 – tháng 12 hàng năm
- Tuổi nhiễm bệnh: trẻ < 5 tuổi ( Tập trung nhiều ở nhóm < 3 tuổi). Trẻ < 6
tháng ít bị nhiễm do có kháng thể từ mẹ truyền sang
Bệnh có thể thành dịch lây lan nhanh nếu không được kiểm soát và phòng
ngừa tốt ( ảnh)

II. Cơ chế bệnh sinh


- Siêu vi trùng xâm nhập => vào cơ thể => qua niêm mạc miệng, ruột, gối,
mông, lòng bàn tay, chân, => nhân lên => vào máu => đến các cơ quan nhạy
cảm: da, niêm mạc, não, màng não, cơ tim,... => gây sang thương các cơ quan
- Theo nghiên cứu cho thấy, cơ chế gây suy tuần hoàn hô hấp có thế là do phối
hợp vai trò đáp ứng viêm, cơ chế thần kinh hơn là do tấn công trực tiếp của
virus

III. Nguyên nhân


+ Tác nhân gây bệnh: do siêu vi trùng đường ruột Enterovirus gồm
COXSACKIE VIRUSES A16 và ENTEROVIRUS 71 (EV71). Trường
hợp biến chứng nặng thường do EV71 ( ảnh)
+) Đặc điểm: (ảnh)

 Hình dạng: hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm


 Có tính kháng với cồn 70 độ và ETHER
 Virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu
chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi.
 Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm, thậm chí
có thể gây tử vong
+ Con đường lây nhiễm: đường tiêu hóa.
+) Nguồn lây chính : từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh
+) Ngoài ra, siêu vi trùng trong các chất tiết (từ đường hô hấp) có thể lây qua các
dịch này
+ Yếu tố nguy cơ: sinh hoạt tập thể ( trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến
các nơi trẻ chơi tập trung kém vệ sinh)
IV. Biểu hiện lâm sàng
 Trải qua 4 giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh ( hoặc di chứng hoặc
tử vong)
1. Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ không có triệu chứng gì
2. Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau
họng, biếng ăn (Ở giai đoạn này, các bà mẹ dễ bị nhầm với sốt thông thường)
3. Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của
bệnh:
- Loét miệng: xuất hiện các bóng nước có đường kính 2-3mm ở vòm khẩu cái,
niêm mạc má, nướu, lưỡi,…Thường các bóng nước này khó thấy trên niêm mạc
miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, khi bú và
chảy nước bọt liên tục (do đau nên trẻ không dám nuốt)

- Phát ban dạng phỏng nước: các bóng nước này có đường kính từ 2-10mm, dịch
trong bóng nước trong đôi khi hơi đục. Nó trồi lên trên da, sờ vào có cảm giác
cộm hay ẩn dướu da, ấn vào thì không đau, không ngứa. Bóng nước tồn tại trong
thời gian ngắn (<7 ngày) và thường không để lại sẹo sau khi lành. Vị trí thường
gặp: lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngoài ra còn ccó thể gặp ở mông, gối, cùi chỏ,

- Các triệu chứng khác: Biếng ăn, sốt nhẹ, nôn, tiêu chảy,.. (Nếu trẻ sốt cao và nôn
nhiều thì dễ có nguy cơ để lại biến chứng)
+ Biến chứng TK, tim mạch, hô hấp,.. thường xuất hiện sớm từ ngày t2 đến ngày
t5 của bệnh, có thể dẫn đến tử vong (nếu các bà mẹ không phát hiện ra các dấu
hiệu và không điều trị kịp thời)
4. Giai đoạn lui bệnh: thường từ ngày t8 đến ngày t10, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu
không có biến chứng
V. Biến Chứng
1. Biến chứng thần kinh 
a. Viêm màng não vô trùng
Trẻ  em có thể ói mửa, quấy khóc. Dịch não tủy thay đổi theo kiểu viêm màng não nước
trong. Diễn tiến lành tính nếu không kèm tổn thương não.
b. Viêm thân não
- Triệu chứng sớm gợi ý đến biến chứng não là giật mình, chới với
- Trẻ bứt rứt, lừ đừ, ngủ gà.
- Trẻ có thể mở mắt nhưng không tiếp xúc với người xung quanh, lời nói không thích hợp
- Trẻ sốt cao liên tục >39 độ C, có thể co giật toàn thân hoặc khu trú.
- Hôn mê thường chỉ xảy ra trong giai đoạn cuối với các biến chứng hô hấp tuần hoàn
nặng nề.
c. Yếu liệt chi
Trẻ có thể yếu hoặc liệt mềm một hoặc nhiều chi. Triệu chứng yếu liệt chi có thể xảy ra
đơn lẻ nhưng cũng có thể kết hợp với tổn thương não và/hoặc màng não.
2. Biến chứng hô hấp – tuần hoàn (thường xảy ra trong bệnh cảnh có tổn thương não)
- Trẻ sốt cao, nổi bóng nước da niêm và xuất hiện triệu chứng thần kinh thường
vào ngày thứ ba, thứ tư của bệnh.
- Sau đó triệu chứng hô hấp xuất hiện với thở nhanh, thở nông, có khi thở không
đều.
- Khám phổi lúc mới có triệu chứng hô hấp thường không nghe ran. Suy hô hấp
xảy ra nhanh chóng với rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp phụ và giảm độ
bão hòa oxy máu.
- Phù phổi cấp biểu hiện với phổi đầy ran ẩm hai bên. Nếu trẻ có trào bọt hồng
có nghĩa là có xuất huyết phổi kèm theo.
- X quang phổi lúc này cho thấy tổn thương phổi lan tỏa hai bên hình cánh
bướm và đặc biệt là bóng tim trong giới hạn bình thường.
- Biến chứng tuần hoàn thường xảy ra cùng lúc hoặc trong vòng vài giờ sau khi có
dấu hiệu thở nhanh, thở nông. Một số trường hợp trẻ có nhịp tim nhanh và
huyết áp tăng. Sau đó nhịp tim vẫn còn cao và huyết áp tụt dần. Các dấu
hiệu suy tim như gan to, tĩnh mạch cổ nổi thường không có. Áp lực tĩnh mạch
trung ương thấp. Điện tâm đồ thường chỉ có nhịp nhanh xoang và nếu chưa có
trụy tim mạch kéo dài thì ST-T không thay đổi.
- Nếu trẻ không được điều trị hoặc điều trị không đáp ứng, tử vong xảy ra trong
bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp. Các nghiên cứu cho thấy các trường hợp
có phù phổi cấp đều có tổn thương ở vùng thân não. Phù phổi cấp không phải do
suy tim và cũng không phải do tình trạng tăng áp lực thủy tỉnh ở hệ mao mạch
phế nang. Biến chứng hô hấp-tuần hoàn liên quan nhiều đến tổn thương vùng
thân não, nơi có trung tâm điều hòa hô hấp tuần hoàn, và có thể liên quan đến
phản ứng viêm quá mức trong bệnh cảnh nhiễm virus máu nặng nề. 
VI. Chẩn đoán
1. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học
 Yếu tố dịch tễ:
+ Tuổi
+ Mùa
+ Vùng lưu hành bệnh
+ Số trẻ mắc bệnh trong cùng một thời gian
 Lâm sàng:
+ Sốt kèm theo phỏng nước điển hình ở: miệng, lòng bàn tay, lòng bàn
chân, gối, mông
+ Thể không điển hình: chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít hay không
rõ dạng bóng nước mà là dạng chấm, hồng ban.
 Xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh (Ít làm):
+ Máu
+ Cấy phân lập virus hay PCR dương tính: Bóng nước, phết họng, phân,
máu, dịch não tuỷ.
2. Chẩn đoán phân biệt (Bỏ tên bệnh và hình, còn phần giải thích để thuyết trình)
 Các bệnh có biểu hiện loét miệng:
+ Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát: Sốt, mụn nước và loét ở miệng,
nuốt đau, nướu sưng,…. Không có tổn thương tay chân

+ Áp tơ niêm mạc miệng: Vết loét sâu hình tròn hoặc oval, lõm xuống,
trên phủ giả mạc trắng, bao quanh là bờ viền đỏ, rất đau, hay tái phát.
Không gặp tổn thương tay chân. Gặp ở trẻ >10 tuổi, không có yếu tố
dịch tễ.

 Các bệnh có phát ban da:


+ Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai
+ Dị ứng da: sang thương dạng hồng ban đa dạng nhiều hơn bóng nước
thường kèm ngứa, xuất hiện kéo dài hơn 10 ngày, tái đi tái lại.

+ Viêm da mủ: sang thương đau, đỏ, có mủ.

+ Thủy đậu: sang thương bóng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân,
không chỉ tập trung ở tay chân miệng.

VII. Điều trị


 Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi
không có bội nhiễm)
 Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng
 Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng
 Thường sau 7 – 14 ngày được chăm sóc tốt  Bệnh tự khỏi
VIII.Dự phòng
 Hiện tại chưa có vacccine phòng bệnh đặc hiệu
 Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau
khi tiếp xúc với phân, nước tiểu, nước bọt).
 Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
 Cách ly trẻ bệnh tại nhà trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh

You might also like