You are on page 1of 11

1

Cách thực hành


NGHI QUỸ

2
(tiếp theo)

Như Thị Thất, Chủ nhật ngày 6 tháng 2 năm 2011, lúc 7:07:14 PM

Trước hết xin kính chào tất cả quý vị. Tất cả quý vị đều có quyển kinh hết chưa? Hôm
nay có bao nhiêu người muốn quy y? Những người nào trước đó chưa hề thọ quy y? Những
người nào chưa hề quy y trong đời xin giơ tay lên. Bây giờ những người nào mà chưa hề
quy y trong cuộc đời thì hôm nay sẽ được ưu tiên cho pháp danh và điệp quy y. Những
người nào đã từng quy y rồi mà hôm nay quy y lại thì từ từ sau này sẽ cho điệp quy y. Bởi vì
chính tôi phải viết từng tên lên điệp quy y cho nên tốn giờ lắm. Tôi viết xong rồi người thông
dịch phải dịch ra tiếng Việt. Một điệp qui y mà có tới ba người viết. Cho nên rất là tốn giờ.

Bây giờ kinh không đủ, quý vị chịu khó cho người bên cạnh coi chung.
Tiếp theo là trang 6:

4. Đảnh Lễ

Khi nói tới đảnh lễ không phải duy chỉ đảnh lễ Đức Quan Thế Âm mà cần phải đảnh lễ
tất cả chư Thiên ngự ở trên Mạn Đà La của Đức Quán Thế Âm. Có bao nhiêu Thiên chúng
trong Mạn Đà La của Đức Quán Thế Âm? Tất cả có mười vị:

1. Đức Quán Thế Âm


2. Đức Phật Chủ A Di Đà
3. Bốn Thiên Mẫu
4. Bốn Hộ Pháp

Khi đảnh lễ chư Thiên Mạn Đà La của Đức Quán Thế Âm hãy nghĩ rằng: “Con và tất
cả chúng sanh đồng đảnh lễ Đức Quán Thế Âm và chư Thiên ở trong Mạn Đà La của Ngài”.
Đảnh lễ là đối trị với gì? Đối trị với tâm cống cao ngã mạn của mình. Đối trị với ngã mạn là
gì? Đó là đảnh lễ, bái lạy. Cho nên ở đây khi nói tới đảnh lễ, chủ yếu không phải chỉ đảnh lễ
một mình Đức Quán Thế Âm mà phải là đảnh lễ Đức Quán Thế Âm và tất cả chư Thiên ngự
trên Mạn Đà La của Ngài. Quý vị đọc câu chú “Nam Mô Pu Ru Sha Ya Hô” vừa xong thì
phải nhắm mắt thiền quán trong vòng một phút và quán “Con và tất cả chúng sanh đồng
đảnh lễ Đức Quán Thế Âm và chư Thiên ngự trên mạn đà la của Ngài”. Nếu có thể đảnh
lễ bằng thân thì tốt nhưng nếu làm không được cũng không có lỗi gì, chủ yếu là tâm đảnh lễ
mới quan trọng. Khi thiền nếu tâm không định được thì đứng lên lạy sẽ tốt hơn. Khi đang
thiền quán về Đức Quán Thế Âm và chư Thiên ngự trên Mạn Đà La của Ngài mà tâm bị dấy
động, lúc đó nên nghỉ giải lao một chút xíu. Nếu không thì tâm sẽ bị dấy động nhiều hơn nữa
nếu tâm không định được. Hoặc nếu tâm có nhiều tạp niệm và vọng tưởng dấy lên thì lúc đó
nên mở mắt ra và ngó lên không trung. Không có ngước đầu lên mà chỉ dùng mắt ngó lên
trên không trung thôi. Tại vì khi mà trong tâm có nhiều tạp niệm dấy lên mà mắt chúng ta
nhìn lên trên không gian như vậy sẽ làm cho tâm chúng ta được lắng đọng xuống.

3
Ở Tây Tạng ngày xưa có những vị ngồi thiền muốn định tâm được đã để cây đèn bơ
trên đỉnh đầu của mình. Tại sao phải để cây đèn bơ ở trên đầu? Vì tâm lo lưu ý sợ cây đèn
rớt xuống cho nên tâm không thể nào phóng ra nghĩ đủ thứ chuyện được. Có những bức
Thánh họa cổ đã vẽ hình đại thành tựu giả Milarepa ngồi thiền trên đầu để một cây đèn bơ.
Tiểu sử của Đức Milarepa cũng đã ghi lại trong giai đoạn mới hành thiền Ngài đã để đèn bơ
trên đầu trong vòng ba tới bốn đêm. Cho nên một trong những phương pháp ngăn chận tâm
tán loạn là để cây đèn bơ ở trên đầu. Tuy nhiên quí vị không cần phải khẩn trương làm gấp
việc này đâu. (Rinpoche cười) Cho nên khi nói tới thiền quan trọng là trước tiên cần biết thiền
về gì, rồi sau đó thì mới hành. Cho nên phương pháp định tâm không cho chạy loạn là mở
mắt ngó lên trên không trung, hoặc lập tức nghỉ ngơi, trụ tâm vào hơi thở. Nếu huân tập một
thời gian thì sau đó có thể định tâm rất dễ dàng, có thể định tâm trong vòng 30 tới 40 phút
vào một đối tượng thiền quán nào đó mà tâm không hề lay động. Ở mức độ cao hơn nữa thì
có thể định được tâm trong vòng 3 tới 4 tiếng đồng hồ. Đối với tình trạng hiện tại của chúng
ta, có thể là chúng ta thiền quán trong vòng 5 phút mà tâm chỉ định được một phút là cùng,
còn 4 phút kia thì tâm hướng ngoại.

Khi thiền quán về một vị Bổn Tôn, chúng ta thiền trong vòng 5 phút thì chỉ có thể định
được trong vòng 1 phút thôi, còn 4 phút kia là tâm chúng ta chạy đi ra ngoài. Lúc tâm hướng
ngoại phải hít sâu vào và thở ra thật dài, đồng thời trụ tâm vào hơi thở một thời gian dài.
Thiền quán thì chúng ta được lợi cho cả tâm và thân chúng ta. Tâm càng có nhiều tạp niệm
thì bộ não càng phải hoạt động nhiều hơn. Tâm càng có nhiều tạp niệm bao nhiêu thì bộ não
càng phải làm việc nhiều bấy nhiêu, bộ não mà phải làm việc càng nhiều bao nhiêu thì thân
của chúng ta có thể đủ thứ bệnh xảy ra. Khi chúng ta ngủ, thân được nghỉ ngơi thì chúng ta
cũng được thoải mái phải không? Lý do tại sao? Tại vì khi ngủ thì bộ não ít hoạt động, cho
nên thân mới được thoải mái. Một khi tâm có nhiều tư tưởng, tạp niệm dấy lên thì bộ não
càng phải làm việc nhiều hơn. Cho nên khi hít vào thở ra thật sâu, tâm ít tư duy, thì bộ não
bắt đầu bớt hoạt động, được nghỉ ngơi. Tôi đang giảng dựa trên khoa học. Theo quan điểm
Phật giáo thì phải nói một cách khác hơn nữa. Khi càng tập trung vào hơi thở bao nhiêu thì
khí vi tế sẽ di chuyển. Tâm đi đâu thì khí đồng đi theo. Theo Phật giáo thì gọi khí vi tế nhưng
theo khoa học thì gọi là năng lượng vi tế. Cho nên khi thiền quán về một vị Bổn Tôn mà tâm
dấy động, có nhiều tạp niệm khởi lên thì lúc đó phải hít vào thật sâu và thở ra nhẹ nhàng thì
hơi thở mới dài để cản không cho tâm chạy loạn. Điều quan trọng nhất là khi hành thiền
chúng ta phải theo dõi tâm xem nó có phóng ra ngoài hay không, có hướng ngoại hay không.
Khi tâm phóng ra ngoài mà không biết, cứ để cho nó chạy loạn khoảng 5 hay 10 hay 15 phút
sẽ có cơ nguy. Lúc đó chúng ta mới biết “Ồ, tâm của ta nãy giờ chạy loạn, hướng ra ngoài
rồi.” Cho nên khi đảnh lễ phải nghĩ rằng: “Con và tất cả chúng sanh đồng đảnh lễ”.

5. Cúng Dường

HRIH Kính dâng lên mây cúng dường Phổ Hiền Bồ Tát năm diệu dục như
là hoa, lọng táng, hương, đèn, nước hoa, thức ăn, âm nhạc cùng tất cả
phồn thịnh của trời và người.

Ở đây ý nói những phẩm vật cúng dường chủ yếu là gì? Là hoa, lọng táng, nhang,
đèn, nước hoa, thức ăn, âm nhạc v.v… Khi cúng dường hãy quán những tế phẩm hoa, lọng
táng, nhang (hương), đèn, nước hoa, thức ăn, âm nhạc v.v…tràn ngập khắp không gian.

4
Không nên nghĩ chúng ta chỉ cúng dường có một đóa hoa mà phải quán trong cõi hồng trần
này tràn ngập đầy hoa dâng cúng. Chúng ta cũng không phải cúng dường một ngọn đèn mà
phải cúng dường tất cả những ngọn đèn tràn ngập khắp cõi này. Đèn mang ý nghĩa gì?
Nước mang ý nghĩa gì? Nước chủ yếu là thanh khiết, trong sạch mang ý nghĩa gieo duyên
cho tâm thức ta được thanh tịnh hóa. Đèn là xua tan đi bóng đêm, có ý nghĩa tạo sự kết nối
để tâm thức được xua tan đi bóng đêm. Cúng dường đèn là xua tan đi bóng đêm trong tâm
của chúng ta. Cúng dường nước thì phải cúng dường nước thanh khiết, trong sạch hầu gieo
duyên thanh tịnh hóa tâm thức. Đồng thời cúng dường tất cả phồn thịnh của trời và người.
Khi cúng dường thì phải đọc chú. Bây giờ quý vị hãy lắng nghe, tôi sẽ đọc câu chú cúng
dường. Quý vị nghe thử coi có giống như trong kinh ghi không.

Om Benza Ar Ghâm, Padyam, Pus Pê, Đúp Pê, Alôkê, Gang Đê, Niu Đê, Shấp
Ta, Rúp Pa, Shấp Ta, Gang Đê, Rasa, Par Sha, Maha Sarwa Pu Za Kha Hi.

Đúng không? Quý vị đọc đi để tôi nghe thử xem có đúng không, tôi đọc rồi. (Ồn ào) Bây
giờ một người đọc thôi, ai tình nguyện? (Một bé trai xung phong đọc) Hôm qua tôi có hỏi em đi
học trường nào, em nói em đang học ở trường Anh phải không? Hôm nay em đọc chú tiếng
Phạn mà em đọc giống như đọc tiếng Anh vậy đó. Em đọc tiếng Phạn mà gọi là Anh Phạn!
Em đọc đúng rồi đó! (Rinpoche cười, nói với em bé vừa đọc xong) Cho nên khi cúng dường hoa,
lọng táng, hương, đèn, nước hoa, thức ăn, âm nhạc chúng ta phải quán tất cả những tế
phẩm này tràn ngập khắp cả trong thế gian rồi chúng ta cúng dường. Mặc dầu chúng ta cúng
một đóa hoa, một nén hương nhưng trong tâm phải quán ở trong cõi này là tràn ngập hết tất
cả hoa để chúng ta dâng lên.

6. Cúng Dường Đặc Biệt

HRIH Kính dâng lên tố chất của đại hỉ lạc tuyệt diệu như là thuốc, bánh lễ
torma, rata cùng các thứ khiến hoan hỉ. Kính dâng lên trí tuệ và thủ ấn bất
khả tư nghì mang bản chất nguyên thủy.

“Thủ ấn bất khả tư nghì” ở đây ý nói tánh không. “Kính dâng lên tố chất của đại hỉ
lạc tuyệt diệu như là thuốc, bánh lễ torma” v.v… ý nói cúng dường đặc biệt. Thuốc là viên
thuốc nhỏ nhỏ mà đã được chú nguyện rồi thì mình bỏ vào nước. Khi nói đến bánh lễ torma
thì ở thời bây giờ chúng ta có thể dùng bánh ngọt hay là trái cây để thay thế. Cúng dường
đặc biệt có nghĩa là bất luận những tế phẩm nào chúng ta cúng chúng ta cần phải nghĩ vốn
không tồn hữu dựa trên cơ sở có tự tánh. Chẳng hạn như là khi cúng dường hoa thì phải
nghĩ đóa hoa vốn không có tự tánh. Khi cúng dường nước thì phải biết rằng nước cũng
không có tự tánh. Bởi thế mới gọi là cúng dường đặc biệt. Chúng ta cần biết Phật giáo và
ngoại đạo có lối cúng dường giống nhau. Tuy nhiên bên Phật giáo có cúng dường đặc biệt
đó là chúng ta phải quán tất cả tế phẩm vốn không có tự tánh. Bên ngoại đạo hoàn toàn
không hiểu tánh không. Những nghi thức tôn giáo của ngoại đạo cũng giống như bên Phật
giáo vậy. Mấy hôm trước tôi đã làm lễ hỏa tịnh. Ngoại đạo Bà La Môn cũng có lễ hỏa tịnh.
Nghi thức hành lễ của họ cũng giống như bên Phật giáo. Tôi có từng tham dự lễ hỏa tịnh của
họ. Trong lúc làm lễ họ đốt một đống lửa nhỏ, nhỏ hơn đống lửa trong lễ hỏa tịnh bên Phật
giáo. Nếu quí vị không hiểu rõ thì quí vị sẽ thấy giống nhau. Ở đây khi nói đến cúng dường

5
bất luận tế phẩm nào đi nữa thì chúng ta cũng phải quán các tế phẩm đó hoàn toàn không có
tự tánh. Bên ngoại đạo họ không hề có lối quán như vậy bởi vì họ không hề biết về tánh
không. Khi thiền quán về vị Bổn Tôn, chúng ta hãy nghĩ rằng rằng:

1. Thiền quán vì mục đích đem sự hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.
2. Vị Bổn Tôn mà chúng ta đang thiền quán không có tự tánh.

Phật giáo Mật tông có 2 điều trên mà ngọai đạo không có. Trừ 2 điều này ra thì những
điều khác đều giống nhau. Các vị Thiên của Phật giáo Mật tông và phi Phật giáo Mật tông
đều giống nhau. Ngoại đạo Bà La Môn xem Đức Thích Ca là một vị Thiên của họ. Cho nên
có rất nhiều điểm tương đồng giữa Phật giáo Mật tông và phi Phật giáo Mật tông. Tuy nhiên
sự khác biệt giữa hai giáo phái này là gì? Ngoại đạo không có hành trì liễu ngộ tánh không
và phát tâm Bồ Đề. Nếu quí vị nói tu Mật nhưng lại không phát tâm Bồ Đề và hành trì phát
triển trí huệ liễu ngộ tánh không thì khó mà nhận biết được đó là các hành trì của phi Phật
giáo Mật tông hay Phật giáo Mật tông. Bởi thế quan trọng là khi thiền quán cúng dường quí
vị cần biết những phẩm vật cúng dường đó vốn không có tự tánh. Ngoại đạo Bà La Môn khi
cúng dường không hề quán những tế phẩm đó vốn không có tự tánh. Họ chỉ nghĩ họ đang
cúng dường cho thượng đế của họ, cho bậc Thiên của họ mà thôi. Do đó nói đến cúng
dường đặc biệt là nói đến tánh không.

Bây giờ chúng ta lại đặt ra câu hỏi: tánh không là gì? nếu chúng ta không hiểu cũng
không sao. Khi chúng ta cúng dường đặc biệt chúng ta cứ nghĩ rằng những tế phẩm này vốn
không có tự tánh. Chỉ nghĩ như vậy là cũng được rồi. Sau đó chúng ta nghĩ rằng:

Thỉnh ban cho con quán đảnh và chân thành tựu.

Quán thỉnh xin ban quán đảnh và chân thành tựu cho con và tất cả chúng sanh. Bây
giờ tôi sẽ đọc câu chú, quý vị theo dõi:

Sarwa Benza Rát-Ta Bha-Ling-Ta Ma-Ha-Su-Kha Đhar-Ma-Đa-Tu-Pu-Za-Hô

Bây giờ con đọc câu chú này lại cho Thầy nghe. (bé trai đọc) Em đọc đúng rồi. (Rinpoche cười)

Đây là câu chú để cúng dường đặc biệt. Câu chú viết sao quý vị đọc như vậy, không
cần phải có âm điệu lên xuống. Không cần quan tâm đến điều đó. Đầu tiên thì câu chú viết
bằng tiếng Phạn. Người Tây Tạng phát âm tiếng Phạn hơi khác. Người Việt Nam đọc cũng
khác nữa, hoàn toàn không có lỗi gì cả. Khi Đức Phật còn tại thế thì câu chú này cũng đọc
khác, tại vì trải qua cả ngàn năm thì ngôn ngữ cũng có thay đổi. Đâu có ai có thể đọc câu
chú giống như cách đọc của ngàn năm trước. Ví dụ tiếng Anh của thế kỉ thứ 15, 16 và tiếng
Anh của thế kỉ hiện tại có khác biệt. Tiếng Anh ở thời William Shakespeare và tiếng Anh ở
thời nay khác nhau biết bao nhiêu. Tiếng Việt Nam cũng vậy, 200 - 300 năm trước nói cũng
khác hơn bây giờ. Cho nên hai ngàn mấy trăm năm trước thì câu chú đọc bằng tiếng Phạn,
bây giờ thì làm sao mà giống nhau được, phải có sự thay đổi. Ở đây viết làm sao thì mình
đọc như vậy, không có gì quan trọng. Cho nên tới đây gọi là cúng dường đặc biệt, có nghĩa
phải nghĩ bất cứ phẩm vật cúng dường nào cũng không có tự tánh.

6
7. Tán Thán

HRIH Từ cung điện của pháp giới vốn tách lìa chân thành lập,
Sở hữu quyền lực hoàn toàn, thọ hưởng thành tựu tự nhiên,
Đức Quán Thế Âm đại bảo tàng của từ bi vô lượng,
Chí tâm đảnh lễ và tán thán tôn thân của Bậc Tự Thoát khổ.

Ở đây chủ yếu nói về đảnh lễ và tán thán Đức Quán Thế Âm.

Với tứ vô lượng tâm dìu dắt tất cả chúng sanh trên đường giải thoát,
Vũ điệu của phong thái đại bi thuần phục chúng sanh tùy nghi,
Sở hữu thần thông, oai đức thị hiện đa dạng,
Chí tâm đảnh lễ và tán thánh chư Bồ Tát Mẫu của tứ Thiên chúng.

Đoạn kệ thứ nhì chủ yếu là đảnh lễ và tán thán bốn Thiên Mẫu.

Thống trị toàn thảy công hạnh của bốn tướng,


Thị hiện phẫn nộ và hung bạo vì thuần phục kẻ dẫn đường điên đảo,
Mã Đầu Minh Vương của tứ Thiên chúng thống trị từ vô thủy,
Chí tâm đảnh lễ và tán thán Bậc Thiên Mạn Đà La viên mãn.

Đoạn kệ này chủ yếu là đảnh lễ và tán thán bốn vị Hộ Pháp.

Trong Mạn Đà La chủ yếu là có bốn vị Thiên Mẫu và bốn vị Hộ Pháp. Quý vị xem hình
ở phía trước quyển kinh. Chư Thiên trong Mạn Đà La gồm có bốn Thiên Mẫu, và bốn Hộ
Pháp phải không? Chủ yếu là Đức Quán Thế Âm và vây nhiễu quanh Ngài là bốn Thiên Mẫu
và kế đó là bốn Hộ Pháp. Ở đây cũng không có gì chủ yếu lắm tại vì đã ghi rõ ràng rồi. Đoạn
kệ thứ nhất chủ yếu là đảnh lễ và tán thán Đức Quán Thế Âm. Đoạn kệ thứ nhì là đảnh lễ và
tán thán bốn Thiên Mẫu. Đoạn kệ thứ ba là đảnh lễ và tán thán bốn Hộ Pháp.

8. Trì Tụng

Ở đây là chúng ta phải quán chúng ta đã biến thành Đức Quán Thế Âm. “Nơi tâm
của bậc tự tánh đại bi” có nghĩa chúng ta là Đức Quán Thế Âm. “…ở chính giữa rộng
lớn của mặt trời và mặt trăng chồng lên nhau, trên vầng trăng nơi tâm là chủng tự
HRIH màu trắng linh động.” Quán nơi tâm chúng ta có mặt trời, mặt trăng chồng lên nhau,
mặt trăng nằm chồng lên mặt trời. Ngay trung tâm của vầng trăng là chủng tự HRIH màu
trắng linh động. Ở phía ngoài vầng trăng, là chuỗi thần chú Om Ma Ni Pết Mê Hum Hrih vây
nhiễu bao quanh chủng tự HRIH. Nếu mà tôi giải thích nhiều thì quý vị sẽ bị đau đầu, cho
nên tôi sẽ giải thích một cách gọn gàng và dễ hiểu. Bây giờ mình quán mình là Đức Quán
Thế Âm và nghĩ ngay tâm mình có chủng tự HRIH màu trắng. Từ chủng tự HRIH hào quang
phóng ra đụng tất cả chúng sanh. Lúc đó hãy quán tất cả ác nghiệp của chúng sanh đều
được thanh tịnh hóa. Sau đó hào quang thâu trở lại, hòa nhập vào chúng ta, như vậy là
chúng ta đạt được thành tựu tối thắng và bình phàm. Khi quán như vậy rồi thì đọc chú.

7
Khi muốn cầu nguyện cho ai thì cũng quán y như vậy. Quán người đó ở trước mặt
quí vị và quí vị biến thành Đức Quán Thế Âm. Ngay tâm quí vị có chủng tự HRIH. Từ chủng
tự HRIH hào quang phóng ra và đụng vào người mà quí vị đang cầu nguyện cho. Cho nên
khi muốn cầu nguyện cho ai thì quán người đó đứng trước mặt. Từ tâm quí vị là chủng tự
HRIH màu trắng có hào quang phóng ra và đụng vào người mà quí vị đang nghĩ đến. Chủ
yếu là quí vị càng có tâm từ lớn rộng bao nhiêu thì khi quán như vậy mà hào quang phóng
ra thì oai lực càng lớn bấy nhiêu. Rất lợi lạc cho người đó.

Khi xưa Tổ Atisha qua Tây Tạng. Lúc đó có một cô gái bệnh rất nặng và thỉnh Ngài
cầu nguyện cho cô ta. Đức Atisha mới kêu đệ tử là Ngài Drom Tonpa cầu nguyện. Cô gái đó
mới nói là: “Con không muốn đệ tử của Ngài cầu nguyện cho con. Con muốn chính Ngài cầu
nguyện cho con.” Ngài Atisha mới nói rằng: “Đệ tử của ta mà tụng cho con thì con càng có
lợi lạc nhiều hơn nữa.” Cô gái mới hỏi tại sao như vậy. Ngài Atisha trả lời rằng: “Đệ tử của ta
là Drom Tonpa tâm còn hiền lương hơn là ta nữa.” Bởi vậy tâm từ bi càng lớn rộng bao nhiêu
thì oai lực cầu nguyện càng lớn bấy nhiêu. Theo khoa học, mỗi khi phát triển tâm từ bi thì ta
càng có nhiều năng lượng dương hơn. Có lẽ là sự đặc biệt như vậy.

Cho nên một người mà nổi sân thì người đó sẽ tạo ra nhiều năng lượng âm. Kết quả
là cơ thể bị xáo trộn, mất quân bình. Không phải chỉ vì bị áp lực cho nên chúng ta lâm bệnh
đâu, mà là do tâm căng thẳng hay nổi sân hận cho nên gây ảnh hưởng cho sức khỏe, cho
cơ thể chúng ta. Tại sao tâm buồn phiền, tâm sân hận gây tác hại đến cơ thể? Giữa tâm và
thân có liên hệ gì? Trong khoa học có từ “năng lượng”. Trong Phật giáo thì gọi đó là khí vi tế.
(Rinpoche hỏi cách đọc “năng lượng” bằng tiếng Việt) Tôi tới Việt Nam đã được hơn một tháng và 15
ngày mà tôi chỉ biết được khoảng chừng 5 chữ Việt Nam thôi à! Điều này làm tôi nhụt chí.
Tôi nghĩ ngôn ngữ Việt Nam khó học quá. Tôi học có 2 tiếng “cám ơn” mà học tới mấy tuần
lễ luôn!

Cho nên mỗi khi muốn cầu nguyện cho ai thì hãy quán mình là Đức Quán Thế Âm.
Nơi tâm mình từ chủng tự HRIH hào quang phóng ra. Quán người mà mình muốn cầu
nguyện cho đang ở trong không gian trước mặt mình và mình là Đức Quán Thế Âm. Chủng
tự HRIH ngay tâm mình hào quang phóng ra và đụng vào người đó. Ngay lúc đó hãy nghĩ
rằng người đó đã đạt được hạnh phúc rồi. Bây giờ tôi xin chia sẻ với quý vị về kinh nghiệm
của tôi. Ở Bangalore, thành phố lớn của miền Nam Ấn Độ, có một bệnh viện tâm thần rất là
lớn. Tôi có quen với một vị bác sĩ tâm thần kỳ cựu làm việc ở đó. Khoảng một hai năm trước
chúng tôi đã có dịp bàn thảo kế hoạch cho một cuộc thí nghiệm. Vị nữ bác sĩ đó đã nói rằng
cầu nguyện cũng có được lợi lạc to lớn. Tại sao vậy? Bởi vì nếu người được cầu nguyện
biết có người cầu nguyện cho mình thì sẽ được lợi lạc. Đó là theo quan điểm của cô ta. Tuy
nhiên tôi không có nghĩ như vậy. Tại sao vậy? mấy hôm trước tôi đã trình bày với quí vị kết
quả của một cuộc thí nghiệm về cơm. Quí vị đã thấy rõ ràng quá trình mốc meo của cơm có
được chú nguyện cũng bị đình trệ lại. Khi ta tụng chú vào nước thì nước đâu có biết là mình
đang tụng cho nó đâu. Mấy tuần trước tôi đã cho quý vị xem liveshow về cuộc thí nghiệm
cơm và nước. Quý vị nhớ không? Bao nhiêu người chưa coi qua? Những người nào chưa
xem qua thì vài bữa sau sẽ cho quý vị xem. Hiện tại không có thời giờ, hết giờ rồi. Chúng tôi
đã làm một thí nghiệm khoa học, là qua lời cầu nguyện, trì chú, có ảnh hưởng đến sự thay
đổi của cơm. Chúng tôi đã làm một thí nghiệm gồm có 3 chén cơm nấu cùng một thời gian:

8
1. Chén cơm được tay sờ vào và được chú nguyện
2. Chén cơm được chú nguyện, không có tay sờ vào
3. Chén cơm hoàn toàn không có cả 2 điều trên.

Kết quả cho thấy chén cơm thứ 3 bị thối rữa nhanh chóng. Hai chén cơm kia thời gian
thối rữa chậm hơn. Chúng tôi cũng đã chụp hình và cho thấy kết quả. Đa số quý vị ở đây đều
đã xem qua phải không? Điều này cho thấy khi đọc chú cầu nguyện vào cơm và nước thì
cơm và nước đâu có biết mình đang làm gì cho nó đâu nhưng mà cũng có lợi vậy. Vị bác sĩ
khoa tâm thần đó đã nói rằng người được cầu nguyện mà biết mình đang được cầu nguyện
thì mới có lợi lạc. Tuy nhiên tôi không đồng ý. Bởi thế khi cầu nguyện cho một người nào quí
vị hãy quán người đó trước mặt quí vị và tự quán quí vị là Đức Quán Thế Âm. Từ tâm ta là
chủng tự HRIH có hào quanh phóng ra và đụng vào người đó và người đó đã thọ nhận được
sự an lạc. Trong lúc quán quí vị hãy trì chú Om Ma Ni Pết Mê Hum. Tuy nhiên trong bước
đầu tiên quý vị không thể nào vừa thiền quán vừa trì chú. Không sao! Từ từ tập luyện rồi dần
dần sẽ quen thuộc, sẽ có thể vừa tụng vừa quán. Ở bước ban đầu quí vị khi tụng chú thì
không thể nào quán được; khi thiền quán lại không thể tụng chú. Qua huân tập sau này quí
vị sẽ quen dần, sẽ có thể vừa tụng chú vừa thiền quán. Cho nên bước đầu tiên là chúng ta
thiền quán trước rồi sau đó mới tụng chú. Rồi lại thiền quán, rồi lại tụng chú.

Thiền quán Bổn Tôn một thời gian và nếu trở nên gần gũi với Bổn Tôn thì cần biết về
các dấu hiệu báo ứng trong giấc mơ. Nếu quí vị càng ngày càng thân cận với vị Bổn Tôn đó
thì quí vị có thể nằm mơ thấy được Ngài. Các giấc mơ đó là: mơ thấy đang leo lên một ngọn
núi tuyết hoặc mơ thấy đang nhặt những đóa hoa trắng, hoặc mơ thấy đang tắm. Các giấc
mơ đó phải được thấy một cách rõ ràng. Tuy nhiên các điềm báo trong giấc mơ không quan
trọng. Có mơ thì cũng chả có gì đáng ngạc nhiên. Chủ yếu là tâm. Chủ yếu là tâm phải thay
đổi. Tâm không thay đổi mà ngày nào cũng nằm mơ thấy leo núi tuyết hay thấy nhặt hoa
trắng thì cũng đâu có ý nghĩa gì. Mơ hay không mơ cũng không có vấn đề gì cả. Tâm thay đổi
là được rồi. Cho nên tới đây, nếu có giờ thì quý vị xem kinh và hành trì giống như tôi đã nói thì
cũng được. Khi chúng ta đọc câu chú Om Ma Ni Pết Mê Hum Hrih như đã ghi trong sách,
chúng ta không cần đọc chữ HRIH cuối cùng, chúng ta chỉ đọc Om Ma Ni Pết Mê Hum thôi.

Đọc chú bao nhiêu lần không quan trọng, tùy theo cá nhân có thể đọc 7 lần, 10 lần,
14, 21 lần cũng được. Chủ yếu tu hành là khi nào chúng ta có thời gian trống thì tu hành.
Chúng ta không cần phải lập thời khóa biểu. Có người thì lập thời khóa biểu là mỗi sáng dậy
thiền từ 6 giờ tới 7 giờ. Chúng ta không có cần lập thời khóa biểu. Hễ khi nào có thời gian
trống thì chúng ta tu hành. Có người thì tự tạo thời khóa biểu cho mình như là 6 giờ sáng
dậy rồi hành trì tới 7 giờ, rồi sau 7 giờ thì cũng chẳng tu hành gì cả. Tu hành là lúc nào tâm
cũng tu cả. Cần tạo dựng đường lối tư duy. Thông thường trong một ngày thì tâm con người
nghĩ những điều xấu và tốt. Tuy nhiên, con người thì nghĩ xấu nhiều hơn nghĩ tốt. Nghĩ xấu
người này, nói người này như vầy, nói khuyết điểm của người ta. Nghĩ xấu nhiều hơn là nghĩ
tốt. Tu hành chủ yếu là gì? Phải bớt nghĩ xấu đi. Bây giờ chúng ta phải tự hỏi như vầy, khi
nghĩ xấu về người khác thì có lợi cho chúng ta hay không? Nếu không có lợi thì đâu phải là
tu hành nữa. Nhưng nếu không nghĩ xấu người khác thì không chịu được phải không? Thì
bây giờ phải làm sao? Nếu không nghĩ thì khó lắm. Vậy bây giờ quí vị hãy thay vào đó một
điều gì khác để nghĩ đi. Chẳng hạn trong máy vi tính nếu không cần phần mềm nào thì
chúng ta vứt bỏ và cài phần mềm khác vào. Tương tự, trong tâm ta có rất nhiều phần mềm

9
nếu không sử dụng thì phải vứt đi. Chúng ta lúc nào cũng tải xuống những phần mềm không
cần thiết. Ý tôi là chúng ta chỉ cần cài một phần mềm nho nhỏ vô thôi, không cần nhiều.

Đừng cho rằng phương pháp thiền quán Bổn Tôn ở đây là phương pháp chủ yếu.
Không phải. Đường lối tu hành chủ yếu là gì? Là làm giảm bớt tham, sân, si và chấp ngã.
Nếu ít nghĩ về “tôi” thì tam độc tham sân si mới được giảm, rồi từ từ tâm mới được an lạc.
Cho tới bây giờ hãy xem trong tâm có bao nhiêu buồn phiền. Nói tới cùng là 90% do vì nghĩ
quá nhiều về mình. Hồi đó tới giờ tâm buồn phiền dĩ nhiên có liên hệ tới chấp ngã. Ví dụ có
người đang chửi mắng mình, mình sẽ nghĩ: “Người đó đang chửi tôi” rồi thì nổi sân. Khi có
người nói những lời thô lỗ với mình mà nếu mình nghĩ đến “tôi” quá nhiều thì lập tức tâm sẽ
bị phiền muộn. Khi có người dùng lời thô lỗ nói với mình mà mình chỉ nghĩ về “tôi” ở mức độ
trung bình thì sự buồn phiền cũng ở mức trung bình. Khi có người nói lời thô lỗ với mình mà
mình nghĩ về “tôi” chỉ một chút thôi thì sự buồn phiền cũng chỉ có một chút thôi.

Cho nên tu hành chủ yếu là cần phải làm giảm tam độc tham, sân si, ngã mạn trong tâm.
Đó là căn bản của tu hành. Rồi sau đó hầu để làm giảm đi phiền não thì cần có thuận duyên đó là
thiền quán Bổn Tôn. Tôi xin cho quí vị một thí dụ. Khi xưa chân của tôi bị thương. Bác sĩ đã cho tôi
thuốc để thoa vào vết thương và đồng thời cho tôi thuốc uống.Tôi đã hỏi bác sĩ là tại sao cần uống
thuốc, bộ thoa thuốc không đủ sao? Bác sĩ đã trả lời rằng uống thuốc thì tạo được chất kháng sinh
thì vết thương mình mới mau lành. Nếu chỉ thoa thuốc lên vết thương mà không uống thuốc thì
vết thương sẽ lâu lành, phải chờ một thời gian dài. Tương tự, thiền quán về vị Bổn Tôn cũng
giống như uống thuốc để lành vết thương. Thuốc thoa lên vết thương thì giống như là chúng ta tu
hành giảm bớt đi phiền não. Nếu không thoa thuốc mà chỉ uống thuốc thôi thì vết thương sẽ
không lành. Tương tự, nếu không tu hành làm giảm đi phiền não mà chỉ thiền quán Bổn Tôn thì sẽ
không đạt được gì. Cho nên chủ yếu là vừa thiền quán Bổn Tôn vừa tu hành làm giảm đi phiền
não. Tu hành làm vơi đi phiền não, nếu tóm gọn lại thì gồm có 3 cách:

1. Tu hành theo con đường của hạ phẩm trượng phu.


2. Tu hành theo con đường của hạng trung phẩm trượng phu.
3. Tu hành theo con đường của bậc thượng căn, đó là hàng thượng phẩm trượng phu.

Từ từ sau này tôi sẽ giải thích cho quý vị rõ hơn. Không thể nào mà trong vòng một
tiếng mà nói được hết tất cả. Nếu mà chỉ trong vòng một tiếng mà nói được thì chúng ta
thành Phật rất là nhanh chóng rồi! (Rinpoche cười và mọi người cười theo). Ngay cả Đức Phật cũng
không thể nào giảng trong vòng một tiếng đồng hồ được thì làm sao mà tôi làm được. Đức
Phật giảng pháp trong vòng 50 năm mà. Cho nên chủ yếu là Lam Rim tức “Những giai đoạn
tu hành tuần tự dẫn tới giác ngộ”. Đó gọi là ba đạo lộ. Sau này tôi sẽ giảng trên internet. Hiện
tại tôi không thể nào mà nói hết trong vòng 1, 2 tiếng đồng hồ. Cho nên có 3 đường lối tu hành để
giảm đi phiền não: đường lối tu hành của hàng hạ căn, hàng trung căn và hàng thượng căn.
Chúng ta tu hành theo ba con đường này thì chúng ta mới giảm bớt đi phiền não được. Khi nói tu
hành thì bất luận chúng ta ở đâu chúng ta cũng tu được, làm việc cũng tu được và đi cũng tu
được. Không phải tu hành là phải chờ có giờ trống và tìm kiếm một nơi vắng để tu đâu.

Bây giờ chúng ta sẽ có 5 phút giải lao. Quý vị có đau chân không?

10
Trước hết có bao nhiêu người chưa hề quy y? Bây giờ quý vị nào chưa hề quy y mà
muốn quy y thì đứng lên lạy Đức Phật ba lạy. Không cần lên đây mà ở tại chỗ lạy được rồi.

Bây giờ hãy lặp lại theo tôi bằng tiếng Tây Tạng, ý nghĩa là:

“Đấng cao cả xin lắng nghe con,


Cả đời con nguyện:
Qui y Phật,
Qui y Pháp,
Qui y Tăng
Nguyện cả đời trì giữ Tam Bảo.” (đọc 2 lần)

Bây giờ đọc lại lần cuối. Sau khi tôi búng tay một cái, thì quí vị hãy nghĩ là quí vị đã
thực sự thọ được giới quy y rồi. Phải nghĩ như vậy. Trước tiên xin lặp lại theo tôi (Rinpoche
búng tay một cái). Rồi quí vị phải nghĩ là đã thọ được giới quy y.

Sau khi lấy giới quy y thì chúng ta đã thành Phật tử rồi. Ở ngoài sau điệp quy y có ghi
những điều chúng ta cần phải hành trì và những điều chúng ta cần phải từ bỏ. Quý vị phải thành
thật nha, quy y rồi đó, người nào mà chưa hề quy y mới được quy y hôm nay. Quý vị đừng có mà
tự lường gạt nha, nghĩ là điệp quy y này đẹp quá nên muốn lấy rồi nói là chưa quy y. Quý vị muốn
thì tôi cho quý vị điệp qui y không cũng được. Chúng tôi có nhiều lắm. Đừng để tôi phải tốn giờ ghi
tên và ký tên. Quý vị muốn có điệp qui y này bao nhiêu cũng được nhưng tôi không cần phải ký
tên vào đó. Quý vị mà quy y rồi thì quy y một lần thôi, đâu cần phải nhiều lần.

Không có truyền thống hay phong tục nào mà quy y nhiều lần đâu. Thiên chúa giáo
người ta chỉ rửa tội một lần thôi, đâu có rửa hoài. Giống như đạo Hồi cũng vậy, chỉ làm một
lần trong đời thôi. Giống như người Thiên chúa giáo khi mà họ rửa tội vào đạo thì chỉ một lần
thôi chứ đâu có làm hoài. Nếu mà chúng ta nói quy y 3, 4 lần thì chúng ta thành phật tử 3, 4
lần rồi. Hồi đó chưa là phật tử tốt cho nên thọ lại để làm phật tử tốt hơn hả? (Rinpoche cười).
Quy y nhiều lần không có phải giống chúng ta thỉnh pháp nhiều lần đâu. Quy y một lần thôi,
thỉnh pháp nhiều lần thì được. Khi chúng ta quy y có nghĩa chúng ta là Phật tử. Hôm nay quý
vị là Phật tử, một con người mới, là làm Phật tử, có tên mới. Vì thế cần phải thận trọng. Bây
giờ ai là người mới? Không được nói láo. (Mọi người cười)

*Tôn sư Khangser Rinpoche thuyết giảng


*Đệ tử Pháp Đăng kính dịch và đệ tử Lực Hải kính ghi lại
*Trình bày: Nguyệt Đăng.
@2011 Hỷ Lạc hiệu đính lần thứ nhất.

Nguyện cho các Bậc Thầy kính yêu phúc thọ an khang,
Nguyện cho cơn mưa to Mật pháp tối thượng thấm nhuần khắp mọi nơi,
Nguyện cho Mật nhũ Kim Cang Thừa xuôi dòng Cửu Long đến tận quê hương tôi,
Nguyện cho giáo pháp diệu thâm của Đức Thích Ca chiếu sáng đời đời.

11

You might also like