You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Vũ Thị Quỳnh Trang


Mã sinh viên: 20051187
Lớp: QH2020E Kinh tế CLC 1
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thìn

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
I. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh…………………………………………………...2
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc…………………………………...2
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc………………...2
2. Quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc……..........3
2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công
của cách mạng…………………………………………………………………...………3
2.2. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng…………………………………………………………………………………..….4
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế…………………………………..4
1. Quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế…………..4
1.1. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó chặt chẽ với cách
mạng vô sản thế giới…………………………………………………………………….4
1.2. Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản độc lập dân
tộc với chủ nghĩa xã hội…………………………………………………………………5
IV. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc trong
giai đoạn hiện nay…………………………………………………………………….....6
1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc
tế trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng………………………………...6
2. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công – nông –
trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng………………………………………………........7
3. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp đoàn kết quốc tế……………………..…..7
4. Trong bối cảnh đại dịch COVID 19 hiện nay………………………………...….…8

1
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Dựa trên các định hướng cơ bản của văn kiện đại hội của Đảng cộng sản Việt
Nam, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là
kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều
kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.”
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một
cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn hết sức quan trọng. Tư
tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành trên những cơ sở lý
luận và thực tiễn sau đây:
Thứ nhất là, truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc Việt Nam
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã xây dựng nên
truyền thống yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn
kết dân tộc. Truyền thống này đã hình thành cách tư duy, hành động và tạo ra sức
mạnh vô địch của dân tộc. Tổ chức xã hội truyền thống Việt Nam là biểu tượng
của lý tưởng đoàn kết gắn bó cộng đồng: Nhà – Làng – Nước, tạo ra sức mạnh giữ
vững độc lập và thịnh vượng của dân tộc.
Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã tiếp nối truyền thống
đoàn kết dân tộc thể hiện trong tập hợp lực lượng dân tộc chống thực dân Pháp đã
để lại những tư tưởng, cách thức xây dựng khối đoàn kết dân tộc được Hồ Chí
Minh tiếp thu phát triển. Hồ Chí Minh từ rất sớm đã hấp thụ được những truyền
thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc.
Thứ hai là, tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong
trào cách mạng Việt Nam và thế giới.
2
Những kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam, cách mạng của nhiều nước trên thế
giới được Hồ Chí Minh nghiên cứu, rút ra những bài học cần thiết – đó là cơ sở
thực tiễn không thể thiếu được trong hình thành tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí
Minh. Những phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ cuối thế kỉ XIX
sang thể kỉ XX là cuộc đấu tranh vô cùng oanh liệt nhưng đều thất bại. Chứng
kiến thực tiễn đó, đã giúp Hồ Chí Minh thấy được những hạn chế trong việc tập
hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, cũng như những yêu cầu khách quan
mới của lịch sử dân tộc.
Năm 1911, Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện cuộc khảo sát toàn thế giới, từ các
nước tư bản đến các nước thuộc địa. Người nghiên cứu nguyên nhân thắng lợi của
các cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp. Người nhìn rõ sức mạnh tiềm ẩn của các dân
tộc thuộc địa là vô cùng to lớn. Nhưng họ rơi vào thế đơn độc, họ chưa có lãnh
đạo, chưa biết đoàn kết, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức đoàn kết.
Hồ Chí Minh tới tận nước Nga nghiên cứu Cách mạng tháng Mười. Điều đó đã
giúp Người hiểu rõ thế nào là “cách mạng tới nơi” để rút ra kinh nghiệm tập hợp
lực lượng cho cách mạng Việt Nam.
Nghiên cứu cách mạng Trung Quốc, Ấn Độ, Hồ Chí Minh đã rút ra được nhiều bài
học bổ ích để tập hợp lực lượng cho cách mạng Việt Nam như đoàn kết dân tộc,
các giai tầng, các đảng phái, các tôn giáo….
Thứ ba là, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin
Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin: cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử , giai cấp vô sản phải trở thành
dân tộc, liên minh công nông, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế… đã
trở thành cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh.
Đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường tự giải phóng
cho dân tộc, thấy rõ sự cần thiết và con đường tập hợp, đoàn kết các lực lượng của
dân tộc và trên thế giới để giành thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp chống chủ
nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
2. Quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nhiều quan điểm – có quan
điểm mang tính nền tảng, có quan điểm mang tính nguyên tắc, có quan điểm mang
tính phương pháp đại đoàn kết. Dưới đây là những quan điểm chủ yếu của Người:
2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành
công của cách mạng
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực, đế quốc thực
dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ
có tinh thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến
nơi, phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối
đại đoàn kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại
đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài,
xuyên suốt tiến trình cách mạng.
Với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không phải là sách lược, không phải là thủ
đoạn chính trị mà là chính sách dân tộc, là vấn đề chiến lược của cách mạng. Bởi
vậy, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của dân tộc,. “Đoàn kết là sức mạnh,
đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Đoàn
kết là điểm mẹ. “Điểm này mà thưc hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. Hồ Chí
Minh khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại
thành công.”
2.2. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng
Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3/3/1951, Hồ
Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc: “Mục đích của Đảng
Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ
quốc”. Bởi vậy tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi
đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ.
Xét về bản chất thì đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân
quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần
chúng, do quần chúng, vì quần chúng. Nhận thức rõ điều đó, Đảng tiên phong
cách mạng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách
4
quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ
chức, thành sức mạnh vô địch của quần chúng thực hiện mục tiêu cách mạng của
quần chúng.
Như vậy, đại đoàn kết dân tộc vừa là mục tiêu, mục đích nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng, đồng thời cũng là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc.
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế
1. Quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế
1.1. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài,
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại để tạo thành sức mạnh
tổng hợp cho cách mạng Việt Nam. Đây là một trong những nội dung chủ yếu
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và cũng là một trong những bài
học quan trọng nhất, mang tính thời sự sâu sắc nhất của cách mạng Việt Nam.
Theo Người, sức mạnh dân tộc là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần
đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dung, bất khuất cho độc lập, tự do; là ý thức tự lực,
tự cường… của nhân dân ta.
Theo Người, sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản
và Đảng tiên phong của nó; là lý luận và phương pháp luận khoa học của chủ
nghĩa Mác Lênin, kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười; là sức mạnh của các
trào lưu trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc; là sức mạnh
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới ngay từ khi tìm thấy con đường cứu nước. Người cho rằng, cách mạng Việt
Nam chỉ có thể thành công khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách
mạng thế giới. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền đoàn kết quốc tế; đại
đoàn kết dân tộc là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế. Cùng với quá trình
phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong quan hệ với quốc tế, tư tưởng
đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới đã được Hồ Chí Minh phát triển ngày
5
càng đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn.
1.2. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực
hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại
Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao chủ nghĩa yêu nước chân chính. Là
nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, Hồ Chí Minh cũng đã suốt đời đấu tranh bền bỉ
để củng cố tăng cường tính đoàn kết và hữu nghị giữa Việt Nam và các dân tộc
khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội. Với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước triệt đề không thể nào
tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Hồ Chí Minh phân biệt rõ: “Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần
“vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”.
Người nhận biết rõ đâu là bạn, đâu là thù và kêu gọi: “Vì nền hòa bình thế giới, vì
tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và
chống bọn áp bức.”. Người đấu tranh với các Đảng Cộng sản Tây Âu còn hiểu sai,
đánh giá thấp vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, vẫn chưa làm gì để giáo
dục cho giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính,
tinh thần gần gũi với quần chúng lao động, vẫn chưa thi hành một chính sách thật
tích cực trong vấn đề thuộc địa.
Hồ Chí Minh tìm thấy cho dân tộc Việt Nam con đường cách mạng độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Người: “Trong thời đại ngày nay, cách
mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trên
phạm vi thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng
xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn.”, vì chỉ có chủ nghĩa xã
hội mới bảo đảm cho các dân tộc được tự do, độc lập thật sự. Bởi vậy, kết hợp
lòng yêu nước với tinh thần quốc tế là phải phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền
thống thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô
sản đòi hỏi phải đấu tranh với mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ
nghĩa sô vanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác.
IV. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc
6
trong giai đoạn hiện nay
1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết
quốc tế trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh muốn phải khơi dậy và phát huy sức mạnh dân tộc và sức
mạnh quốc tế đến mức cao nhất trong đó lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu, lấy
đó làm cơ sở để xây dựng các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội. Trước đây,
sức mạnh của của khối đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại
xâm. Hiện nay, sức mạnh ấy phải là sức mạnh để chiến thắng nghèo nàn và lạc
hậu. Phải xuất phát từ lợi ích dân tộc mà mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế .
Trong văn kiện Đảng lần thứ XII đã khẳng định : “Đại đoàn kết dân tộc là đường
lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Cùng với việc phát huy tối đa sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, qua hơn 30
năm đổi mới, Đảng đã vận dụng tư tưởng đoàn kết quốc tế trong việc hoạch định
chủ trương, đường lối. Từ tuyên bố “muốn là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VII),
“sẵn sàng là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VIII), “là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội
Đảng lần thứ IX) đến đại hội XI “là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế”. Đại hội Đảng lần thứ XII “quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được nâng
cao” . Tinh thần đoàn kết quốc tế, huy động tối đa sức mạnh toàn dân tộc kết hợp
sức mạnh thời đại để đảm bảo lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
2. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công –
nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh sức sống của Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, từ chỗ là tư tưởng của lãnh tụ đã trở thành
quan điểm xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời gian tới, Đảng và
nhà nước cần thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:
Trước hết là, tuyên truyền sự cần thiết đoàn kết dân tộc hiện nay
7
Sau đó là, tăng cường vai trò của Đảng, Nhà nước trong hiện thực đoàn kết dân
tộc
Ba là, giải quyết tốt quan hệ lợi ích giai tầng, cá nhân – tập thể - xã hội
Bốn là, tăng cường quan hệ nhân dân – Đảng – Nhà nước
Năm là, kiên quyết đấu tranh với quan điểm sai trái, thù địch
3. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp đoàn kết quốc tế
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc phát huy bài học kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích dân
tộc và nghĩa vụ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải nhất quán coi cách mạng
Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn
kết, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời
đại vì các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Để nâng
cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới,
Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương nêu cao nguyên tắc độc lập tự chủ, phát huy
mạnh mẽ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh
thủ và tận dụng sự ủng hộ của lực lượng bên ngoài.
Hiện nay, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, chứa đựng những
yếu tố khó lường, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, đặt ra những điều kiện
mới đòi hỏi phải rút ra những bài học trong chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ
Chí Minh để vận dụng cho phù hợp.
Trước hết là, đoàn kết để thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công
bằng văn minh
Hai là, hội nhập quốc tế vì hòa bình, độc lập và phát triển, tham gia những vấn đề
toàn cầu
Ba là, nêu cao độc lập tự chủ, kết hợp sức mạnh dân tộc – thời đại, trong nước –
quốc tế để công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Bốn là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh làm hạt nhân đoàn kết toàn dân tộc
và đoàn kết quốc tế.
4. Trong bối cảnh đại dịch COVID 19 hiện nay
Bài học, lấy dân làm gốc
8
Khi ứng phó với đại dịch COVID 19, mặc dù Việt Nam là quốc gia đối mặt với
đại dịch từ rất sớm, song Đảng ta cũng sớm xác định chủ trương ngay từ đầu: “tất
cả vì sức mạnh, tính mạng của nhân dân”. Chính vì vậy, dù lúc đầu phải đối mặt
với một số khó khan từ đối nội lẫn đối ngoại, song thực tiễn đã chứng minh việc
sớm xác định mục tiêu:”vì sức khỏe nhân dân” đã đem lại những lợi thế to lớn
mang tính quyết định đối với công cuộc phòng, chống đại dịch ở nước ta.
Bài học, tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc và huy động sức mạnh
toàn dân
Ngày 29/1/2020, khi ca bệnh đầu tiên được xuất hiện, Ban Bí thư đã ban hành
công văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh, thành phố, các cơ quan Trung ương yêu cầu
phải coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ “trọng tâm, cấp bách”. Từ đó, kêu gọi
toàn thể nhân dân cả nước đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động để
tham gia chống dịch với quyết tâm, nỗ lực cao.
Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra lời kêu gọi
toàn thể dân tộc Việt Nam cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn,
thách thức để chiến thắng đại dịch COVID 19. Lời kêu gọi nêu rõ: “Với tinh thần
coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào,
đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng,
thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương
của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. Lời
kêu gọi giống như một lời hiệu triệu khơi dậy tinh thần đoàn kết của cả dân tộc
trong công tác phòng, chống dịch.
Ngoài ra, trong đại dịch COVID 19, với mục tiêu “vì nhân dân”, Đảng ta đã nhận
được sự ủng hộ tuyết đối của nhân dân, của kiều bào ở xa Tổ quốc. Sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch COVID 19 thể hiện ở sự đồng
tâm nhất trí, ở sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ở sự tận tâm tận lực của các
lực lượng tham gia chống dịch, ở sự ủng hộ của nhân dân trước các biện pháp của
Chính phủ, ở sự ủng hộ tài lực, vật lực của các tầng lớp nhân dân, từ cụ già, cháu
bé đến các tập đoàn hàng đầu quốc gia. Chính vì vậy, mặc dù Việt Nam chưa phải
9
là nước phát triển, tiềm lực vừa phải, nhưng đã có được “lực lượng vĩ đại” để
chiến thắng đại dịch.
Bài học tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm, đoàn kết quốc tế
Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế của Người, trong đại dịch COVID-19, Việt
Nam nổi lên như một “hình mẫu thành công” không chỉ với việc chặn đứng dịch ở
trong nước, mà còn với sự thể hiện trách nhiệm cao đối với bạn bè quốc tế. Cộng
đồng quốc tế cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của một dân tộc tuy còn khó
khăn nhưng sẵn sàng hỗ trợ cho bạn bè, đối tác; cảm phục trước tinh thần trách
nhiệm phất cao ngọn cờ đoàn kết ASEAN, hợp tác đa phương, kết nối các quốc
gia để cùng nhau vượt qua đại dịch thế kỷ. Có thể mạnh dạn nhận định, nếu như
trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam là lương tri của nhân loại, thì hiện nay
hình ảnh Việt Nam như một biểu tượng nhân văn đang nổi bật trên thế giới.
Bài học tấm lòng nhân văn cao cả của chủ tịch Hồ Chí Minh
Xuất phát từ tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuộc chiến
chống đại dịch COVID-19, Đảng ta đã nêu cao tinh thần nhân ái vì con người,
chăm lo cả về sức khỏe, tính mạng và đời sống nhân dân. Sự chăm sóc chữa trị hết
lòng đối với các bệnh nhân dương tính, người Việt cũng như người nước ngoài;
những khu cách ly đảm bảo đủ tiện nghi; những gói cứu trợ quan tâm đến người
lao động, thất nghiệp, yếu thế… là nỗ lực rất lớn của Đảng để “không một ai bị bỏ
lại phía sau”. Chính tinh thần nhân văn trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính
phủ đã tạo cảm hứng cho những nghĩa cử cao đẹp trong toàn xã hội, khiến cho thế
giới khâm phục, ngạc nhiên. CNN, hãng thông tấn hàng đầu của Mỹ và thế giới,
nhận xét “việc này tuyệt vời đến mức khó tin” với sáng kiến ATM gạo của Việt
Nam. Những người nước ngoài ở Việt Nam bày tỏ “Cảm ơn nghĩa cử của các bạn,
cảm ơn sự hy sinh, cảm ơn sự tử tế, cảm ơn lòng nhân từ” và “với sức mạnh của
các bạn, chúng tôi không sợ gì nữa.

10
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – Bộ giáo dục và đào tạo
2. Báo “Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cuộc chiến phòng chống đại
dịch COVID 19” – Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

11

You might also like