You are on page 1of 14

HƯỚNG DẪN TOÀN DIỆN VỀ CHỈ BÁO MACD

GIỚI THIỆU

Đây không phải là tài liệu thông thưởng về MACD mà bạn thấy trên
mạng.

Tôi sẽ không bảo bạn…

• Tìm phân kỳ MACD


• Đợi MACD cắt nhau
• Đợi đường MACD cắt lên trên mức 0

Đây là lý do…

MACD chỉ như các chỉ báo khác – nó KHÔNG có ý nghĩa khi dùng 1
mình trong việc giao dịch. Nếu bạn muốn dùng MACD thành công, nó
phải kết hợp với hành vi giá trong thị trường. Bạn có thể đang nghĩ là:

“Vậy tôi làm cách nào?”

À, bạn ở đúng chỗ rồi đấy vì bạn sẽ khám phá…

• Chỉ báo MACD là gì và cách nó hoạt động?


• Các lỗi phổ biến: Cách không dùng chỉ báo MACD
• Cách dùng đồ thị MACD và xác định đà đảo chiều
• Chỉ báo MACD: Cách sử dụng và tăng tỷ lệ thắng của bạn
• Đồ thị MACD co hẹp: Cách xác định các giao dịch đột phá bùng nổ
sắp xảy ra

1
CHỈ BÁO MACD LÀ GÌ VÀ CÁCH NÓ HOẠT ĐỘNG

Chỉ báo Moving Average Convergence Divergence (Đường Trung Bình


Động Hội Tụ Phân Kỳ - MACD) là một chỉ báo theo đà và theo xu hướng
do Gerald Appel phát triển.

Đây là công thức MACD:

Đường MACD: (EMA 12-ngày – EMA 26-ngày)

Đường Tín Hiệu: EMA 9-ngày của Đường MACD

Đồ Thị MACD: Đường MACD – Đường Tín Hiệu

Bây giờ thì bạn có thể đang nghĩ:

“Nó quá phức tạp và tôi không hiểu ý nghĩa của nó.”

Nhưng đợi đã.

Vì tôi sẽ giải thích công thức MACD từng bước một để thậm chí một đứa
trẻ 10 tuổi có thể hiểu được.

2
GIẢI THÍCH CHỈ BÁO MACD TỪNG BƯỚC
Giờ thì một số bạn có thể nghĩ rằng:

“Các thiết lập MACD nào là tốt nhất?”

À, không có thiết lập tốt nhất vì nó không tồn tại.

Và với bài này, tôi sẽ dùng các thiết lập mặc định với MACD.

Chúng ta hãy giải thích chỉ báo MACD từng bước một.

Tôi hứa là nó sẽ dễ thôi.

#1: ĐƯỜNG MACD

Tất cả những gì bạn cần làm là lấy giá trị của EMA 12-ngày và trừ đi
EMA 26-ngày (bạn có thể tìm nó trên biểu đồ mà không cần phải tính).

Và đó là đường MACD.

Ví dụ:

Dễ mà, đúng không?

#2: ĐƯỜNG TÍN HIỆU


Đường này thậm chí còn dễ hơn.

Chỉ lấy giá trị quá khứ của Đường MACD và chia cho 9.
3
Và bạn có Đường Tín Hiệu.

Ví dụ:

Giả sử bạn có Đường MACD có các giá trị này…


1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

Cộng các số lại (bằng 45) và chia cho 9.

Vậy, bạn sẽ có 45 / 9 = 5

#3: ĐỒ THỊ MACD


Cái này quá dễ.

Chỉ lấy giá trị của Đường MACD trừ đi Đường Tín Hiệu.

Đó là Đồ Thị MACD của bạn.

Ví dụ:

Giờ thì bạn chính thức hiểu các cơ chế của chỉ báo MACD rồi (90%
không bao giờ biết).

Không khó mà, đúng không?

4
CÁC LỖI PHỔ BIẾN: CÁCH KHÔNG DÙNG CHỈ BÁO
MACD

Để tôi chia sẻ với bạn 2 lỗi phổ biến các trader mắc khi dùng chỉ báo
MACD.

Chúng là:

• Giao dịch MACD cắt nhau


• Diễn giải sai đồ thị MACD

Để tôi giải thích…

GIAO DỊCH MACD CẮT NHAU


Kỹ thuật này có thể hoạt động trong các thị trường có xu hướng mạnh.

Nhưng nhớ là, hầu hết các thời điểm thị trường đi ngang.

Điều này nghĩa là MACD cắt nhau sẽ cho nhiều tín hiệu sai dẫn đến việc
“chết bởi nghìn vết muỗi đốt”.

Ví dụ:

Có những cách tốt hơn để dùng MACD cắt nhau (mà tôi sẽ nói thêm ở
phần sau).

5
DIỄN GIẢI SAI ĐỒ THỊ MACD
Hãy xem đồ thị MACD dưới đây:

Bạn có thể nghĩ là:

“Có đà mạnh trong dịch chuyển này. Mua thôi!”


Sai rồi!

Vì khi một dịch chuyển như vậy xảy ra, thường là quá muộn để vào
lệnh, và thị trường thường đảo chiều.

Thay vì vậy, một cách tốt hơn là đi ngược lại đà – và giao dịch đảo chiều.
Đây là cách…

6
CÁCH DÙNG ĐỒ THỊ MACD VÀ XÁC ĐỊNH ĐÀ ĐẢO
CHIỀU
Khi tôi mới giao dịch, tôi thích chạy theo các đột phá.

Các cây nến càng tăng giá, tôi sẽ càng thích mua đột phá.

Tuy nhiên…

Tôi đã mất tiền.

Đó là khi tôi nhận ra tôi vào lệnh “quá muộn”.

Tôi đã mua khi giá sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại.

Và nó dẫn đến một khoảnh khắc.

Tôi nghĩ là…

“Nếu tôi dừng chạy theo các đột phá thì sao?”

“Nếu tôi vào lệnh theo hướng ngược lại thì sao?”

“Nếu tôi tìm cách bán khi có đà tăng mạnh thì


sao?” Nó đã hiệu quả hơn nhiều! Tuy nhiên…

Tôi đã gặp khó khăn khi giải thích với các trader về đà mạnh là gì.
Vậy…

Đó là điểm mà đồ thị MACD xuất hiện.

Đây là cách làm…

1. Đợi giá tới Cấu Trúc Thị Trường (như Hỗ Trợ Kháng Cự, Đường Xu
Hướng, …)
2. Đồ Thị MACD cho thấy đà mạnh (bạn muốn thấy một đỉnh/đáy)
3. Đợi giá từ chối trước khi giao dịch theo chiều ngược lại.

7
Ví dụ:

8
CHỈ BÁO MACD: CÁCH SỬ DỤNG VÀ TĂNG TỶ LỆ
THẮNG
Khái niệm đơn giản.

Chúng ta sẽ dùng chỉ báo MACD để xác định xu hướng ở khung thời
gian lớn hơn, và sau đó giao dịch theo hướng đó.

Đây là cách làm…

• Xác định khung thời gian lớn hơn (higher timeframe – HTF)
• Nếu Đường MACD HTF cắt lên trên Đường Tín Hiệu, thì canh
mua (ở khung thời gian bạn vào lệnh)
• Nếu Đường MACD HTF cắt xuống dưới Đường Tín Hiệu, thì canh
bán (ở khung thời gian bạn vào lệnh)

Tôi sẽ giải thích…

XÁC ĐỊNH KHUNG THỜI GIAN LỚN HƠN

Giả sử khung thời gian vào lệnh của bạn là H4, thì khung thời gian lớn
hơn của bạn là D1.

Hoặc nếu khung thời gian vào lệnh của bạn là D1, thì khung thời gian
lớn hơn của bạn là W1.

Khung thời gian lớn hơn của bạn có thể là khung nằm giữa 4 – 6 lần
khung thời gian vào lệnh của bạn.

Nếu khung thời gian lớn hơn Đường MACD cắt lên trên Đường Tín
Hiệu, thì canh mua (ở khung thời gian vào lệnh).

Ví dụ:

9
10
Nếu khung thời gian lớn hơn Đường MACD cắt xuống dưới Đường
Tín Hiệu, thì canh bán (ở khung thời gian vào lệnh).

Ví dụ:

11
ĐỒ THỊ MACD CO HẸP: CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC GIAO
DỊCH ĐỘT PHÁ BÙNG NỔ SẮP XẢY RA
Đây là thực tế:

Các đột phá bùng nổ thường xảy ra khi có sự biến động thấp trong thị
trường – bạn sẽ chú ý biên độ nến thường nhỏ và “chặt chẽ”.

Nhưng nếu bạn là một trader mới, thì việc này có thể không dễ chỉ ra.

Vây, đó là khi Đồ Thị MACD có thể giúp bạn.

Đây là cách…

1. Giá tới Cấu Trúc Thị Trường quan trọng (như Kháng Cự - Hỗ Trợ,
Đường Xu Hướng, …)
2. Đồ Thị MACD trông gần như “phẳng” mà không có bất kỳ
đỉnh/đáy nào
3. Vào lệnh đột phá khi giá phá vỡ Cấu Trúc Thị Trường.

Ví dụ:

12
13
KẾT LUẬN
Vậy đây là điều bạn đã học hôm nay:

• MACD là một chỉ báo theo xu hướng và theo đà


• Đừng giao dịch “mù quáng” MACD cắt nhau, đó là một chiến lược
thua lỗ. Thay vì vậy, dùng nó như một bộ lọc xu hướng vì vậy bạn
có thể tăng tỷ lệ thắng.
• Bạn có thể dùng đồ thị MACD để “dự đoán” các đảo chiều – tìm
một dịch chuyển mạnh về Cấu Trúc Thị Trường sau đó là một sự
từ chối giá.
• Khi đồ thị MACD phẳng, nó báo hiệu thị trường sẵn sàng đột phá.

14

You might also like