You are on page 1of 5

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

KHOÁ HỌC: VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG I


Chương 03: CÁC ĐỊNH LUẬT CHUYỂN ĐỘNG CỦA NEWTON
03.0304: BA ĐỊNH LUẬT CHUYỂN ĐỘNG CỦA NEWTON

Bài 1. Một chùm sáng laze từ một trạm vệ tinh chiếu vào một vật do tên lửa vượt đại châu
ném ra (h. 5-44). Chùm sáng tác dụng một lực 2,5  10−5 N lên vật. Nếu “thời gian ngừng lại”
của chùm sáng trên vật là 2,3s thì vật dịch chuyển khỏi đường bay của nó là bao nhiêu, nếu
vật là:
1) Một đầu đạn 280kg .

2) Một cái bẫy 2,1kg ?

(Có thể đo được các độ dịch chuyển này bằng cách quan sát tia phản xạ).

Bài 2. Trong trò chơi kéo co biến tướng, hai người kéo theo hai chiều ngược nhau, nhưng
không kéo dây mà kéo cái xe trượt 25kg nằm trên băng. Nếu những người chơi kéo bằng các
lực 90N và 92N thì xe trượt có gia tốc bằng bao nhiêu ?

Bài 3. “Con tàu mặt trời” là một tàu vũ trụ có cánh rộng và được đẩy bằng ánh sáng mặt trời.
Tuy lực này là nhỏ bé trong cuộc sống thường ngày, nó vẫn đủ lớn để đẩy con tàu ra xa Mặt
Trời. Giả sử tàu có khối lượng 900kg và sức đẩy 20N .

1) Tìm độ lớn của gia tốc thu được.


2) Nếu tàu bắt đầu đi từ nghỉ thì:
a) Nó chuyển động được bao xa một ngày ?
b) Tốc độ của nó lúc đó (sau một ngày) bằng bao nhiêu ?
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Lê Tùng Ưng − ULT 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 4. Sức căng làm đứt một dây câu cá gọi là “độ bền của dây”. Hỏi một dây phải có độ bền
ít nhất là bao nhiêu để làm con cá hồi 19lb dừng lại trên đoạn đường 4,4in , nếu nó đang bơi
với tốc độ 9,2 ft / s ? Giả thiết gia tốc là không đổi.

Bài 5. Một electron bay theo đường thẳng từ catôt của một ống chân không đến anôt, khoảng
cách catôt – anôt đúng bằng 1,5cm . Nó bắt đầu với tốc độ bằng không và tới anôt với tốc độ
6,0  10 6 m / s .

1) Coi gia tốc là không đổi, hãy tìm độ lớn của lực tác dụng lên electron. (Lực này là lực
điện, nhưng bạn không cần điều đó).
2) Cho biết khối lượng electron là 9,11  10 −31 kg . Tìm trọng lượng electron.

Bài 6. Hãy tính gia tốc ban đầu hướng lên của tên lửa có khối lượng 1, 3  10 4 kg , nếu lực ban
đầu, hướng lên do động cơ của nó sinh ra là 2,6  10 5 N . Không được bỏ qua trọng lượng của
tên lửa.

Bài 7. Một máy bay phản lực 26 tấn mới của hải quân (h.5-50) cần tốc độ 280 ft / s để cất
cánh. Động cơ của nó tạo lực tối đa là 24000 l b , nhưng không đủ để đạt tốc độ cất cánh trên
đường băng 300 ft có trên tàu sân bay. Hỏi thiết bị phóng hỗ trợ phải tạo một lực (giả sử
không đổi) ít nhất là bao nhiêu để máy bay cất cánh được? Giả sử động cơ và thiết bị hỗ trợ
tác dụng các lực không đổi trên đoạn đường 300 ft (1 tấn = 2000lb ).

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Lê Tùng Ưng − ULT 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 8. Một diễn viên xiếc có khối lượng 52kg , tuột xuống dọc một sợi dây. Dây sẽ đứt nếu
sức căng tối đa là 425N .
1) Điều gì sẽ xảy ra nếu người đó treo bất động vào sợi dây?
2) Để dây không bị đứt thì người đó phải tuột xuống với gia tốc nhỏ nhất có độ lớn bằng bao
nhiêu?

Bài 9. Một con khỉ 10kg leo lên một sợi dây không khối lượng vắt qua một cành cây không
ma sát. Đầu kia của dây được buộc vào một cái hòm 15kg đặt trên đất (h.5-54).

1) Hỏi con khỉ phải leo với gia tốc ít nhất là bao nhiêu để vật nâng lên khỏi đất?
2) Nếu sau khi vật được nâng lên, khỉ ngừng leo và vẫn giữ dây thì?
a) Gia tốc của nó là bao nhiêu?
b) Sức căng của dây là bao nhiêu?

Bài 10. Hình 5-61 trình bày một người ngồi trên ghế của viên quản lý neo buồm. Dây treo
ghế không có khối lượng, vắt qua một ròng rọc không khối lượng và không ma sát. Người
ngồi ghế giữ đầu kia của dây. Khối lượng tổng cộng của ghế và người là 95,0kg .

1) Nếu người này muốn đi lên với tốc độ không đổi thì phải kéo dây với một lực bao nhiêu ?
2) Nếu muốn có một gia tốc hướng lên phía trên là 1,30m / s2 thì phải kéo với lực bao nhiêu ?
3) Giả sử đầu dây kia do một người ở dưới đất giữ. Lặp lại phần 1) và 2) cho trường hợp này.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Lê Tùng Ưng − ULT 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

4) Trong mỗi trường hợp 1), 2), 3), này, hãy tính lực mà ròng rọc tác dụng vào trần.

Bài 11. Tại sao lốp xe bám đường tốt hơn khi xe đi trên đường phẳng so với khi leo đồi hay
xuống đồi?

Bài 12. Tốc độ giới hạn của quả bóng chày là 95mi / h . Thế mà tốc độ đo được của bóng
được ném đi thường lại lớn hơn thế, đôi khi vượt quá 100mi / h . Tại sao lại có thể như vậy?

Bài 13. Một trò chơi lí thú là quay một xô nước theo một vòng tròn thẳng đứng sao cho nước
không đổ ra khỏi xô dù xô bị dốc ngược tại đỉnh của vòng tròn. Để thực hiện thành công trò
chơi này, tốc độ của nước phải lớn hơn tốc độ tối thiểu nào đó.
1) Hãy xác định biểu thức của tốc độ tối thiểu Vm của xô nước tại đỉnh của vòng tròn theo bán
kính R của nó.
2) Hãy tính Vm khi R = 1,0m .

Bài 14. Một vệ tinh của Trái Đất ở trên quỹ đạo tròn bán kính r = 7,19Mm .
1) Tìm tốc độ của vệ tinh.
2) Chu kì quỹ đạo bằng bao nhiêu?

Bài 15. Hãy chứng minh rằng tốc độ một vệ tinh của Trái Đất trên quỹ đạo tròn được biểu thị
bằng công thức:

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Lê Tùng Ưng − ULT 4


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Gme
v=
Re + h

ở đây h là độ cao của vệ tinh so với bề mặt Trái Đất.

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Lê Tùng Ưng − ULT 5

You might also like