You are on page 1of 3

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BÀI TẬP: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG I


CHƯƠNG III: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
PT CƠ BẢN CỦA ĐỘNG LỰC HỌC

Bài 1: Một xe có khối lượng 20000kg, chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của một lực bằng
6000N, vận tốc ban đầu của xe bằng 15m/s. Hỏi:
a) Gia tốc của xe.
b) Sau bao lâu xe dừng lại.
c) Đoạn đường xe đã chạy được kể từ lúc hãm cho đến khi xe dừng hẳn.

Bài 2: Ở thời điểm ban đầu một chất điểm có khối lượng m=1(kg) có vận tốc v0 = 20 (m/s). Chất
điểm chịu lực cản Fc = −rv ( biết r = ln2 , v là vận tốc chất điểm). Sau 2, 2s vận tốc của chất điểm là:

A. 4,353(m/s) B. 3,953(m/s) C. 5,553(m/s) D. 3,553(m/s)

Bài 3: Một ô tô khối lượng m = 550(kg ) chuyển động thẳng đều xuống dốc trên một mặt phẳng
nghiêng, góc nghiêng  so với mặt đất nằm ngang có sin  = 0,00872;cos  = 0,9962 . Lực kéo ô tô
bằng Fk = 550( N ) , cho g = 10(m / s2 ) . Hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường là:

A. 0,158 B. 0,188 C. 0, 208 D. 0,198

Bài 4: Một người kéo xe bằng một hợp lực với phương ngang một góc  = 300 . Xe có khối lượng
m = 230(kg ) và chuyển động với vận tốc không đổi. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường k =
0,23. Lấy g = 10(m / s2 ) . Lực kéo có giá trị bằng:

A. 693,28(N) B. 690,98(N) C. 686,38(N) D. 697,88(N)

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 5: Một ô tô khối lượng m =1,5 tấn đang đi trên đường phẳng nằm ngang với tốc độ 21(m / s)
bỗng nhiên phanh lại. Ô tô dừng lại sau khi trượt thêm 25(m) . Độ lớn trung bình của lực ma sát
là:

A. 13,53.103 ( N ) B. 13,23.103 ( N ) C. 12,63.103 ( N ) D. 14,13.103 ( N )

Bài 6: Một người đẩy xe một lực hướng xuống theo phương hợp với phương ngang một góc
 = 300 .Xe có khối lượng m = 240(kg ) và chuyển động với vận tốc không đổi. Hệ số ma sát giữa
bánh xe và mặt đường k = 0,24. Lấy g = 9,81(m / s2 ) . Lực đẩy có giá trị bằng:

A. 764,31(N) B. 752,81(N) C. 755,11(N) D. 757,41(N)

Bài 7: Một sợi dây được vắt qua ròng rọc có khối lượng không đáng kể, hai đầu buộc hai vật có
khối lượng m1 và m2 ( m1  m2 ). Xác định gia tốc của hai vật và sức căng của dây. Coi ma sát không
đáng kể. Áp dụng hằng số: m1 = 2m2 = 1kg

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 8: Xác định gia tốc của vật m1 trong hình. Bỏ qua ma sát, khối lượng của ròng rọc và dây. Áp
dụng cho trường hợp m1 = m2.

Bài 9: Một viên đạn khối lượng 10g chuyện động với vận tốc v0 = 200m / s đạp vào một tấm gỗ và
xuyên sâu vào tấm gỗ một đoạn l. Biết thời gian chuyển động của viên đạn trong tấm gỗ bằng
t = 4.10−4 giây. Xác định lực cản trung bình của tấm gỗ lên viên đạn và độ xuyên l của viên đạn.

__HẾT__

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Phạm Ngọc Lam Trường 3

You might also like