You are on page 1of 25

2015

CREO PARAMETRIC 3.0


PHẦN THIẾT KẾ
Thông qua tài liệu này sẽ cung cấp cho bạn một lượng kiến thức cơ bản, biết xây
dựng các chi tiết máy , biết cách lắp và lắp đúng các chi tiết máy đơn lẽ thành cụm máy
hoặc máy hoàn chỉnh , biết cách xây dựng bản vẽ mẫu và xuất các bản vẽ chế tạo.

Đà Nẵng 2014
Quyền tác giả thuộc về MCE-Hồ Gia Phổ
Tài liệu lưu hành nội bộ -Cấp cho học viên
Mục lục
Mục lục ____________________________________________________________________________ 1
Lời nói đầu _______________________________________________________________________ 6
Chương 1 : Introduction to Creo Parametric 3.0 _________________________ 8
1.1 Thiết kế theo tham số Parametric Design . _____________________________________ 10
1.1.1 Bottom-Up Design .___________________________________________________________________11
1.1.2 Top-Down Design. ___________________________________________________________________11
1.1.3 Khả năng và ứng dụng của phần mềm Creo Parametric 3.0_________________________________12

1.2 Làm quen với giao diện Creo Parametric 3.0 ___________________________________ 14
1.2.1 Giới thiệu về giao diện ban đầu. ________________________________________________________14
1.2.2 Select Working Drectory . _____________________________________________________________15
1.2.3 System Colors. _______________________________________________________________________16
1.2.4 Command Search. ____________________________________________________________________17
1.2.5 Tạo file làm việc mới ._________________________________________________________________18
1.2.6 Lưu File thiết kế ._____________________________________________________________________19
1.2.7 Mở một thiết kế đã có sẵn . ____________________________________________________________20
1.2.8 Xóa bộ nhớ tạm : File > Erase . _________________________________________________________20
1.2.9 Các điều khiển hiển thị và mô hình. _____________________________________________________21

Chương 2 : Sketch 2D ________________________________________________________ 24


2.1 Môi trường phác thảo Sketch . _________________________________________________ 25
2.2 Phác thảo các thực thể. _______________________________________________________ 28
2.2.1 Vẽ đoạn thẳng . ______________________________________________________________________29
2.2.2 Vẽ đường thẳng tham chiếu. ___________________________________________________________29
2.2.3 Tạo hình hộp. ________________________________________________________________________30
2.2.4 Tạo đường tròn ______________________________________________________________________30
2.2.5 Vẽ cung tròn và đường Conic. __________________________________________________________31
2.2.6 Vẽ Elip ______________________________________________________________________________32
2.2.7 Vẽ đường cong Spline. ________________________________________________________________32
2.2.8 Bo tròn đối tượng giao nhau .__________________________________________________________32
2.2.9 Vát đối tượng theo một đoạn thẳng . ___________________________________________________33
2.2.10 Sử dụng các cạnh đã vẽ (offset) làm tham chiếu . _______________________________________33
2.2.11 Thư viện các hình chuẩn ____________________________________________________________34
2.2.12 Text chữ __________________________________________________________________________35
2.2.13 Xây dựng biên dạng tham chiếu ______________________________________________________36
2.2.14 Đánh dấu điểm và gốc tọa độ.________________________________________________________36
2.2.15 Mirror. ___________________________________________________________________________36
2.2.16 Delete Segment. ___________________________________________________________________36
2.2.17 Corner. ___________________________________________________________________________37
2.2.18 File System _______________________________________________________________________37
2.2.19 Rotate Resize . ____________________________________________________________________37
2.2.20 Modify Dimensions. ________________________________________________________________38
2.2.21 Dimension Normal. _________________________________________________________________38
2.2.22 Dimension Perimetercur _____________________________________________________________39
2.2.23 Dimension Reference _______________________________________________________________39
2.2.24 Dimension Baseline _________________________________________________________________40
2.2.25 Công cụ thiết lập ràng buộc _________________________________________________________40
2.2.26 Tùy chọn đối tượng ________________________________________________________________41
2.2.27 Shade Closed Loops ________________________________________________________________41
2.2.28 Highlight Open Ends _______________________________________________________________41
2.2.29 Các Hiển thị Skech. _________________________________________________________________42
2.2.30 Nguyên tắc vẽ Sketch 2D hiệu quả. ___________________________________________________42

2.3 Thực hành xây dựng biên dạng. _______________________________________________ 43


2.4 Bài tập tự làm. _______________________________________________________________ 46

Chương 3 : Basic Solid Modelling __________________________________________ 48


3.1 Extrude ______________________________________________________________________ 49
3.1.1 Nguyên lý lệnh Extrude . ______________________________________________________________50
3.1.2 Đùn khối đặc. ________________________________________________________________________52
3.1.3 Đùn dạng thành mỏng. _______________________________________________________________52
3.1.4 Đùn dạng bề mặt. ___________________________________________________________________53
3.1.5 Cắt khối đặc. _________________________________________________________________________53
3.1.6 Cắt có thành mỏng. ___________________________________________________________________54
3.1.7 Đùn có giới hạn.______________________________________________________________________54
3.1.8 Đùn theo hai phương kích thước khác nhau. _____________________________________________55
3.1.9 Đùn có góc vát._______________________________________________________________________55
3.1.10 Menu chuột phải đối với một khối. ___________________________________________________55
3.1.11 Chỉnh sữa một khối. _______________________________________________________________56
3.1.12 Thực hành . ______________________________________________________________________56
3.1.13 Bài tập vận dụng Extrude ___________________________________________________________59

3.2 Revolve . _____________________________________________________________________ 61


3.2.1 Nguyên lý lệnh Revolve . ______________________________________________________________62
3.2.2 Revolve-Solid- tạo khối đặc . ___________________________________________________________62
3.2.3 Revolve-Solid-Thin- tạo khối có thành mỏng. ____________________________________________63
3.2.4 Revolve-Surface -tạo mặt tròn xoay. ____________________________________________________63
3.2.5 Revolve-Cut. _________________________________________________________________________63
3.2.6 Revolve-Cut –Thin .___________________________________________________________________64
3.2.7 Thực hành vẽ vật thể. _________________________________________________________________64
3.2.8 Bài tập vận dụng Revolve ._____________________________________________________________65

3.3 Hole & Drap & Rip. ___________________________________________________________ 67


3.3.1 Hole ________________________________________________________________________________68
3.3.1.1 Nguyên lý lệnh.__________________________________________________________________68
3.3.1.2 Bố trí lỗ trên mặt phẳng . _________________________________________________________68
3.3.1.3 Hole -Linear ____________________________________________________________________69
3.3.1.4 Hole - Radial ____________________________________________________________________69
3.3.1.5 Hole – Diameter. ________________________________________________________________70
3.3.1.6 Hole-Axis -Bố trí lỗ đồng tâm với một trục. __________________________________________70
3.3.1.7 Bố trí hướng kính. _______________________________________________________________71
3.3.1.8 Hole-Poin-Bố trí tại một điểm. _____________________________________________________71
3.3.1.9 Các kiểu biên dạng lỗ. ____________________________________________________________72
3.3.1.10 Dạng biên lỗ trơn có sẵn. _______________________________________________________72
3.3.1.11 Dạng biên lỗ người dùng tự tạo. _________________________________________________74
3.3.1.12 Biên dạng lỗ ren tiêu chuẩn . ____________________________________________________74
3.3.2 Draft . ______________________________________________________________________________76
3.3.2.1 Nguyên lý lệnh . _________________________________________________________________76
3.3.2.2 Draft –No split __________________________________________________________________76
3.3.2.3 Draft – Split By Daft Hinge.________________________________________________________77
3.3.2.4 Draft – Split By Split Object. _______________________________________________________77
3.3.3 Rib. ________________________________________________________________________________79
3.3.3.1 Nguyên lý lệnh __________________________________________________________________79
3.3.3.2 Profile Rib. _____________________________________________________________________79
3.3.3.3 Trajectory Rib. __________________________________________________________________80
3.3.3.4 Thực hành lệnh Rip ______________________________________________________________81

3.4 Shell & Round & Champer. ____________________________________________________ 82


3.4.1 Shell. _______________________________________________________________________________83
3.4.1.1 Nguyên lý lệnh.__________________________________________________________________83
3.4.1.2 Làm mỏng đều. __________________________________________________________________83
3.4.1.3 Bề dày làm mỏng không đồng đều. _________________________________________________83
3.4.1.4 Loại bỏ những vùng không cần làm mỏng. __________________________________________84
3.4.2 Round. ______________________________________________________________________________85
3.4.2.1 Nguyên lý lệnh.__________________________________________________________________85
3.4.2.2 Round-Edge Round . _____________________________________________________________85
3.4.2.3 Round bán kính không đổi. _______________________________________________________85
3.4.2.4 Round Conic. ____________________________________________________________________86
3.4.2.5 Round bán kính thay đổi__________________________________________________________86
3.4.2.6 Round-Full Round._______________________________________________________________87
3.4.2.7 Round-Thru Cuver. ______________________________________________________________87
3.4.2.8 Ruond-Surface to surface. ________________________________________________________88
3.4.2.9 Ruond-Edge surface. ____________________________________________________________88
3.4.2.10 Một vài nhận xét . _____________________________________________________________89
3.4.3 Champer. ___________________________________________________________________________90
3.4.3.1 Khái niệm . _____________________________________________________________________90
3.4.3.2 Edge Champer. __________________________________________________________________90
3.4.3.3 Coner Champer. _________________________________________________________________91

3.5 Sweep _______________________________________________________________________ 92


3.5.1 Nguyên lý lệnh. ______________________________________________________________________93
3.5.2 Sweep Normal To Trajectory > Automatic > Default ______________________________________93
3.5.3 Sweep Normal To Trajectory > X-Trajectory _____________________________________________94
3.5.4 Sweep Normal To Trajectory __________________________________________________________95
3.5.5 Sweep Constant Normal Direction > Automatic __________________________________________95
3.5.6 Sweep Constant Normal Direction > X-Trajectory ________________________________________96
3.5.7 Sweep Options _______________________________________________________________________96
3.5.8 Sweep Tangency. _____________________________________________________________________97

3.6 Blend . _______________________________________________________________________ 98


3.6.1 Nguyên lý lệnh . ______________________________________________________________________99
3.6.2 Blend Sections ______________________________________________________________________100
3.6.3 Blend Options ______________________________________________________________________101
3.6.4 Blend Tangencys ____________________________________________________________________102
3.6.5 Ứng dụng Blend vẽ bình rượu ________________________________________________________102

3.7 Patterm ____________________________________________________________________ 103


3.7.1 Giới thiệu chung về công cụ Patterm. __________________________________________________104
3.7.2 Patterm Dimension :_________________________________________________________________104
3.7.2.1 Patterm Dimension 2D. _________________________________________________________104
3.7.2.2 Patterm Dimension 3D__________________________________________________________105
3.7.3 Patterm Axit ________________________________________________________________________107
3.7.3.1 Patterm Axit theo hướng một hướng. _____________________________________________107
3.7.3.2 Patterm Axit theo hai hướng khác nhau. ___________________________________________107
3.7.4 Patterm Curve . _____________________________________________________________________109
3.7.5 Patterm Fill. ________________________________________________________________________110

3.8 Xây dựng các chuẩn tham chiếu. ______________________________________________ 111


3.8.1 Xây dựng điểm trên mặt _____________________________________________________________112
3.8.2 Xây dựng điểm trên một đường. _______________________________________________________113
3.8.3 Xây dựng điểm bằng cách lấy giao _____________________________________________________114
3.8.4 Xây dựng bề mặt song song với một bề mặt cho trước. ___________________________________114
3.8.5 Bề mặt đi qua ba điểm không thẳng hang _______________________________________________115
3.8.6 Bề mặt đi qua một cạnh và một điểm nằm ngoài cạnh ____________________________________115
3.8.7 Bề mặt đi qua một cạnh và có quan hệ góc với mặt chứa cạnh đó __________________________115
3.8.8 Bề mặt đi qua một điểm và song song với một bề mặt cho trước ___________________________115
3.8.9 Xây dựng một trục đi qua một điểm và vuông góc với một bề mặt . ________________________115
3.8.10 Xây dựng một trục đi qua hai điểm . _________________________________________________116
3.8.11 Xây dựng một trục là giao điểm của hai bề mặt phẳng. _________________________________116

3.9 Practising design. ___________________________________________________________ 117


3.9.1 Vẽ Gạt tàn thuốc ____________________________________________________________________118
3.9.2 Vẽ khay nhựa. ______________________________________________________________________120
3.9.3 Vẽ tai nghe . ________________________________________________________________________122
3.9.4 Vẽ võ chắn bình xăng máy khoan tay. __________________________________________________125

3.10 Các yếu tố để thiết kế 3D hiệu quả.__________________________________________ 137

Chương 4 : Assembling & Exploding. ____________________________________ 138


4.1 Assembly. ___________________________________________________________________ 139
4.1.1 Khái quát chung về Assembly. ________________________________________________________140
4.1.2 Khởi tạo môi trường Assembly. _______________________________________________________140
4.1.3 Bảng điều khiển Panel Placement _____________________________________________________141
4.1.4 Các tùy chọn lắp ráp _________________________________________________________________145
4.1.5 Thực các kiểu liên kết. _______________________________________________________________147
4.1.6 Thực hành lắp ráp cơ cấu Piston-Xilanh. ________________________________________________147

4.2 Exploding. __________________________________________________________________ 150


4.2.1 Mô hình máy bơm. __________________________________________________________________151
4.2.2 Kiểm tra va chạm .___________________________________________________________________151
4.2.3 Exploding. _________________________________________________________________________152

Chương 5 : Drawing Views & Dimension. ______________________________ 156


5.1 Tạo và sử dụng thư viện Symbol cho bản vẽ 2D.________________________________ 157
5.1.1 Xây dựng ký hiệu độ nhám ___________________________________________________________157
5.1.2 Sữa ký hiệu độ nhám đã có sẵn. _______________________________________________________161
5.1.3 Sử dụng ký hiệu đọ nhám trong bản vẽ 2D. _____________________________________________161

5.2 Xây dựng và sử dụng bản vẽ mẫu._____________________________________________ 164


5.2.1 Các loại bản vẽ mẫu. _________________________________________________________________164
5.2.2 Tạo bản vẽ mẫu Format. _____________________________________________________________164
5.2.3 Tạo bản vẽ mẫu kiểu Template. _______________________________________________________167
5.2.4 Sử dụng bản vẽ mẫu. ________________________________________________________________169

5.3 Trình bày bản vẽ chi tiết 2D. _________________________________________________ 170


5.3.1 Đặt các hình chiếu lên bản vẽ. _________________________________________________________171
5.3.2 Tạo hình chiếu Single part Surface. ____________________________________________________173
5.3.3 Tạo hình chiếu 2D Cross-Section. ______________________________________________________174
5.3.4 Thay đổi độ nhặt của đường gạch chéo mặt cắt. _________________________________________175
5.3.5 Tạo Detailed View. __________________________________________________________________175
5.3.6 Tạo Auxiliary View.__________________________________________________________________176
5.3.7 Cho xuất hiện & ghi kích thước. _______________________________________________________177
5.3.8 Thay đổi cách bài trí kích thước. ______________________________________________________180

5.4 Trình bày bản vẽ lắp 2D. _____________________________________________________ 181


5.4.1 Giới thiệu. __________________________________________________________________________182
5.4.2 Sử dụng bản vẽ mẫu _________________________________________________________________182
5.4.3 Thể hiện các hình chiếu.______________________________________________________________182
5.4.4 Tạo bảng kê vật liệu _________________________________________________________________185
5.4.5 Dánh số các chi tiết. _________________________________________________________________189
5.4.6 Biểu diễn bản vẽ dạng phân rã. ________________________________________________________190

5.5 Bài tập hoàn thành . _________________________________________________________ 192

Tài liệu tham khảo __________________________________________________________ 196


Lời nói đầu
Chào mừng bạn đến với chương trình đào tạo “ THIẾT KẾ CĂN BẢN VỚI
CREO PARAMETRIC 3.0 ” của MCE . Khi bạn cầm trên tay cuốn giáo trình này chắc
rằng bạn cũng có những thông tin nào đó về phần mêm CREO . Tuy nhiên tôi xin
được điểm qua một số điểm như sau.
Creo Parametric 3.0 hãy tiên cũ hơn là Pro Engineer WildFire là một phần
mềm đầy quyền năng , hỗ trợ đắc lực cho ngành cơ khí , có thể nói khả năng sử dụng
phần mềm là xuyên suốt, bắt đầu từ việc phác thảo ý tưởng , tính toán,thiết kế và
quản lý sản phẩm .Việc nắm trong tay những công cụ tuyệt vời của Pro Engineer
WildFire thực sự là một lợi thế , hỗ trợ cho bạn trong học tập cũng như công việc .
Nhược điểm của Pro Engineer WildFire nói chung là giao diện khá khó dùng,
dễ dẫn người học đi vào các cửa sổ tầng lớp.Tuy nhiên ở các phiên bản Pro Engineer
WildFire 6.0 hay các phiên bản Creo Parametric 1.0 & 2.0 & 3.0 đã có bước đột phá
về giao diện, nó trở nên thân thiện hơn rất nhiều .Đối với các phiên bản về sau ngoài
giao diện dễ dùng thì nó còn có bổ sung thêm một số chức năng mới nhằm đem lại
năng suất thiết kế cao nhất cho người dùng. Mặt khác hang PTC còn tích hợp khả
năng tương tác với các phần mềm khác để góp phần xích lại gần nhau hơn giữa các
phần mềm , làm cho các công ty thuận lợi hơn trong việc hợp tác.
Đối với những người mới làm quen cần xác định một thái độ học tập nghiêm
túc, tránh trường hợp đứng núi này trông núi nọ. Tôi xin nói với các bạn rằng phần
mềm Pro/E là một phần mềm rất rộng lớn và mênh mông. Bạn có bỏ thời gian nghiên
cứu cả đời cũng không chắc chắn có thể hiểu hết nó. Chính vì thế bạn không nên lan
man mà nên tìm hiểu có mục đích rõ ràng, phục vụ thiết thực cho nhu cầu thiết
thực.Một kinh nghiệm giảng dạy của tôi cho thấy rằng bạn cần kiên nhẫn trải qua giai
đoạn khó khăn đầu tiên , khó khăn này rất quan trọng và bạn hãy kiên nhẫn để vượt
qua .
Toàn bộ phần căn bản này sẽ có tất cả là năm chương, trong đó các bài học
được sắp xếp một cách logic đi từ dễ đến khó nhằm tạo ra sự hứng thú cho bạn học .
Chú ý rằng đi kèm với cuốn tài liệu là một bộ Part thực hành kèm theo và bạn sẽ
dùng nó trong quá trình đọc tài liệu .
Tài liệu được biên soạn và trải qua giai đoạn chỉnh lý khá dài, bản thân nó
được chỉnh lý , bổ sung từ phiên bản ProEV5.0 sang , mặc dù vậy có lẽ sẽ khó tránh
khỏi những thiếu sót, và dĩ nhiên những đóng góp ý kiến của bạn sẽ là làm cho tài
liệu ngày một tốt hơn nữa.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè , thân hữu, ban quản
trị CTY GIẢI PHÁP CƠ KHÍ MCE , các bạn bè đồng nghiệp , các học viên đã giúp đỡ và
hết long hưởng ứng . Mọi đóng góp ý kiến của học viên cũng như bạn đọc xin vui long
gửi về địa chỉ Email : Mce.cadcamsolutions@gmail.com .

Đà nẵng, tháng 1 năm 2015


Chương 1 : Introduction to Creo Parametric 3.0
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Làm quen với giao diện làm việc với Creo 3.0

Chương này sẽ cung cấp cho người học biết sơ bộ về phương pháp thiết kế mà
các phần mềm cao cấp sử dụng đó là Parametric Design, biết được phần mềm
mà bạn đang tim hiểu có thế làm được những công việc gì và điều quan trọng
nữa là bạn có thể làm quen với phần mềm Creo 3.0 về mặt giao diện, các thao
tác trong việc giao tiếp với phần mềm.
1.1 Thiết kế theo tham số Parametric Design .
- Parametric Design hiểu một cách đơn giản đó chính là việc các thông số thiết kế
( độ dài, góc..) có thể thay đổi được bất cứ lúc nào , đúng nghĩa như nó là một
tham số . Một điểm đặc biệt là phương pháp này cho phép ta tạo ra được mối
quan hệ ràng buộc giữa các thông số lẫn nhau .Trong thiết kê thay vì phải vẽ
chính xác ngay từ đầu
,chúng ta bắt đầu bằng
phác thảo, sau đó mới
chính xác hoá bằng cách
gán kích thước và các liên
kết hình học cho đối
tuợng.
- Chúng ta cũng có thể gán Hình 1-1 : Thiết kế bánh răng theo hai
mối quan hệ giữa các kích tham số m ,Zr
chẳng hạn như chiều cao,
chiều dài và chiều rộng ( Ví dụ : Chiều dài(a) = Chiều rộng(b) x 2 ) của hình chữ
nhật để mỗi khi chiều rộng thay đổi thì chiều dài cũng sẽ thay đổi theo quan hệ
ràng buộc a = 2 x b.Hoặc khi ta vẽ bánh răng thì chúng ta sẽ cho thông số
modun (m) và số răng (Zr) là tham số có thể thay đổi, mỗi khi thay đổi hai
thông số này thì các thông số khác tự động thay đổi theo.Cho ta một bánh răng
mới thỏa mãn yêu cầu mà không cần phải dựng lại từ đầu.Hình 1-1. Bánh răng
nhỏ có m =4 , Zr = 20 . Bánh răng lớn có được khi thay thế m =5,Zr = 50.
- Điều này sẽ mở ra cho ta một
hướng là có thể tự tạo ra những thư
viện chi tiết một cách rất linh hoạt
và dễ sử dụng . Đây chính là một lợi
ích của phương pháp thiết kế theo
tham số mà ít có phương pháp nào
có thể sánh cùng.
- Công nghệ tham số hóa tạo cho
CAD có được bốn ưu điểm như sau:
- Nó tạo điều kiện cho người thiết kế
hình thành và thể hiện ý tưởng
thiết kế đúng theo quy luật tự
nhiên của quá trình tư duy đó là đi
từ phác thảo ý đồ đến chính xác
hoá mô hình rồi mới xuất ra các tài
liệu thiết kế.
- Giúp cho quá trình thiết kế được Hình 1-2: Bottom-Up Design .
linh hoạt, mềm dẻo. Các sản phẩm
thiết kế có thể được sửa đổi một cách dễ dàng, nhanh chóng, trong bất cứ giai
đoạn thiết kế nào.
- Dễ dàng kế thừa các kết quả thiết kế đã có trước đó. Chính nhờ phương pháp
này mà người dùng có thể tự xây dựng các thư viện chi tiết hoặc kết cấu máy
cho riêng mình và sử dụng chúng một cách hiệu quả sau này.
- Giữ mối liên kết giữa mô hình và tài liệu thiết kế. Mỗi khi mô hình thiết kế có sự
thay đổi thì tài liệu thiết kế được cập nhật thay đổi ngay.

1.1.1 Bottom-Up Design .


­ Chúng ta sẽ xây dựng các chi tiết độc
lập nhau,sau khi hoàn thành tất cả
các chi tiết ta sẽ đưa vào môi trường
lắp ráp,lắp lại thành máy hoàn chỉnh
. Sơ đồ phương pháp thiết kế như
hình 1-2.

1.1.2 Top-Down Design.


­ Trái ngược với phương pháp trên,
phương pháp này sẽ xây dựng các
chi tiết trên cơ sở đã có trước bộ
khung.Nó có ưu điểm so với phương
pháp Bottom-Up Design là độ chính
xác trong mô hình lắp. Sơ đồ phương Hình 1-3: Top-Down Design.
pháp như hình 1-3.
 Ưu điểm :
 Khi thết kế TOP-DOWN các thông tin liên quan đến thiết kế đều nằm ở
skeleton nên việc thiết kế sẽ diễn ra đồng thời.
 Khi thay đổi kích thước ta chỉ cần thay đổi kích thước ở Skeleton thì các chi
tiết ở bên dưới tự động cập nhập.
 Các chi tiết thành phần bị thay đổi hoặc bị xóa đi không ảnh hưởng gì đến các
chi tiết còn lại vì trong thiết kế TOP-DOWN không có quan hệ ràng buộc các
kiểu lắp ghép như kiểu thiết kế BOTTOM-UP.
 Đảm bảo độ chính xác cho các chi tiết khi lắp ráp với nhau.Thiết kế TOP-
DOWN dùng trong trường hợp thiết kế những sản phẩm có nhiều chi tiết cho
lại hiệu quả rất cao đảm bảo độ chính xác.

 Nhược điểm.
 Người thiết kế tốn nhiều thời gian suy nghĩ để thiết kế Skeleton,nhưng khi
thiết kế xong Skeleton rồi thì mọi chuyện trở nên đơn giản.Vì thế chúng ta
phải có chiến lược lùi một bước mà tiến tới mười bước.Nếu như các bạn chọn
thiết kế BOTTOM-UP thì các bạn bắt tay vào thiết kế các chi tiết thành phần
liền nhưng mà hậu quả thì không lường trước được rất nguy hiểm.

 Tuy TOP-DOWN có những điểm vượt trội lợi hại như thế, nhưng ít ai mà chơi với
nó ngay được, bạn cũng cần những kinh nghiệm, kiến thức nhất định mới có thể
làm với phương pháp này. Tôi đưa phần này vào đây là để nâng cao tầm nhìn của
bạn, giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ về thiết kế mà thôi. Mục đích của cuốn sách
này là giới thiệu cho bạn các lệnh cơ bản để xây dựng cơ sở dữ liệu cho thiết kế .
1.1.3 Khả năng và ứng dụng của phần mềm Creo Parametric 3.0
­ Creo Parametric 3.0 là phần mềm của hãng Parametric Technology Corporation.
Đây là hãng lớn, có bề dày và doanh thu cao trong thị trường CAD thế giới. Mọi
công việc về cơ khí như thiết kế thông thường, khuôn, phần tử hữu hạn, lắp ráp,
CAM (lập trình cho máy phay tới 5 trục, tiện với trục C, cắt dây,...) đều có thể
thực hiện trên Creo Parametric 3.0 và các Modul mở rộng của nó.
­ Nhược điểm lớn nhất của Creo Parametric 3.0 là khó học. Bản thân nó là một
phần mềm thiết kế theo tham số được xây dựng theo trường phái khắc hình.
Creo Parametric 3.0 phát triển từ khá sớm từ các bản Pro/E 1-17,ProE 2000i,
ProE Wildfire V1-V6, và hiện tại là Creo Parametric 1-2& 3.0 .Với nhiều Modul
được tích hợp trong phần mềm giúp cho người dùng có thể hoàn thiện mọi công
việc liên quan , dưới đây là một số tính năng tiêu biểu.
­ Design: Khả năng linh hoặt giúp dễ dàng xây dựng thiết kế hay mô hình hóa sản
phẩm.
­ Assembly: Hỗ trợ lắp ráp phân tích lắp ráp, khả năng chuyển động, va chạm hay
xung đột trong thiết kế.
­ Drawing: Xây dựng các bản vẽ 2D bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp.
­ EMX(Expert Moldbase Extension): Hỗ trợ xây dựng các dạng khuôn hoàn
chỉnh về kết cấu chẳng hạn như thư viện chi tiết khuôn đa dạng và tiêu chuẩn
của các hãng lớn. Khả năng phân tích quá trình ép nhựa. Một trong những tính
năng nổi bật của Pro/E là khả năng tách khuôn, gia công khuôn và xây dựng kết
cấu khuôn. Vì vậy ProE là lựa chọn tối ưu đối với các ngành khuôn mẫu.
­ EFX (Expert Framework Extension): Giống như EMX, EFX là một modul được
Add-In trực tiếp vào các bản ProE- Creo dùng để thiết kế các thiết bị, kết cấu
thép và nhôm phổ
biến trong hầu hết
các ngành xây
dựng,cơ khí...Thư
viện thành phần đa
dạng, ngoài ra bạn
có thể tạo lập riêng
cho mình những
thành phần cần
thiết khác.
­ BMX( Behavioral
Modeling
Extension): Quá
trình thiết kế khống
chế thể tích nhằm
giúp tính toán chính
xác thể tích của vật
dùng. Hình 1-4 :
­ REX( Reverse
Engineering Extension): Quá trình thiết kế ngược từ sản phẩm xây dựng lại mô
hình 3D. Hỗ trợ xây dựng các dạng bề mặt tự do từ các file STL( Đám mây điểm
Cloui Point được quét từ công nghệ SCAN 3D).
­ ISDE(Intertactive Surface Design Extentensio): Quá trình thiết kế các đường
cong 3D, các cuver, các dạng phức tạp bề mặt được xây dựng trong môi trường
Restlye.
1.2 Làm quen với giao diện Creo Parametric 3.0
1.2.1 Giới thiệu về giao diện ban đầu.
­ Sau khi khởi động vào phần mềm, bằng cách

Click đúp chuột vào biểu tượng trên màn


hình làm việc , phần mềm sẽ khởi động và đưa
chúng ta vào màn hình như hình 1-4 ở trang bên
­ Trên màn hình này Hình 1-5
bạn thấy có cửa sổ
liên kết đến trang
chủ của hãng , ngoài
ra nó còn có hai
trang khác, hai trang
này sẽ cho phép bạn
truy cập vào hệ Hình 1-6
thông thư viện để tải
về các chi tiết máy tiêu chuẩn , việc truy cập vào đây tôi sẽ hướng dẫn bạn trong
một phần khác, còn ở đây tạm thời ta chưa đề cập đến.
­ Hãy quan sát ngay góc phía dưới bên trái của màn hình làm việc, bạn sẽ thấy có
hai nút như hình 1-5 bên trên, trong đó biểu tượng 1 có tác dụng ẩn (Hiện)cây
lệnh làm việc , nút 2 có tác dụng ẩn (Hiện) các trang trình duyệt vừa đề cập ở
trên, hãy ấn nó 2 lần bạn sẽ thấy tác dụng của nó . Trường hợp nữa là khi máy
tính bạn không có kết nối mạng thì lúc khởi động phần mềm sẽ có một cửa sổ
nhỏ cảnh báo không có mạng, lúc này bạn hãy chọn OK trên cửa sổ này và vẫn
vào làm việc bình thường.Quan sát trên màn hình đồ họa , chúng ta có màn hình
như hình 1-6 trong đó cần giải thích các vùng,
­ Vùng 1 là vùng chứa các lệnh tắt truy xuất nhanh ,tính từ trái sang phải thì biểu
tượng thứ nhất và thứ 2 lần lượt cho phép tạo File làm việc mới và mở File có
sẵn , biểu tượng thứ ba cho phép chuyển đổi qua lại các cửa sổ làm việc , nó sử
dụng trong trường hợp bạn làm việc trên nhiều cửa sổ cùng lúc.
­ Vùng 2 là vùng cho phép tối ưu và trợ giúp , trong đó tính từ trái sang phải chúng
ta có bốn biểu tượng, biểu tượng thứ nhất cho phép bạn thu gọn hoặc không thu
gọn thanh Robin , biểu tượng thứ 2 cho phép bạn tìm kiếm thông tin một lệnh
nào đó , đây là một điều rất mới mẻ và rất tiện lợi , phần dưới đây tôi sẽ hướng
dẫn kỹ phần này , biểu tượng thứ 3 cho phép bạn truy xuất cửa sổ dạy học, ở đây
hãng PTC đã tích hợp một số lệnh cơ bản để người dùng có thể xem và học theo ,
cuối cùng là biểu tượng thứ 4, cho phép bạn truy cập phần Help của phần mềm.
­ Vùng 3 là vùng có chứa các biểu tượng của thẻ Home , đi từ trái qua phải bao
gồm New-tạo mới file làm việc , Open-Mở một File có sẵn , Open Last Sesson –Mở
các tệp đã làm việc trước đõ , Select Working Drectory – Chỉ ra thư mục làm việc
hiện hành , Erase Not Displayed –Giải phóng thông tin không hiển thị trên màn
hình , Model Display-truy cập thiết lập các hiển thị , System Colors –Truy xuất
thiết lập hệ thống màu .
­ Trong các vùng nêu trên bạn cần quan tâm đến các vấn đề chính đó là chức năng
thiết lập thư mục làm việc hiện hành(Select Working Drectory) , Thiết lập hệ
thống màu của hệ thống (System Colors) và Truy xuất lệnh thông qua chức năng
tìm kiếm ( Command Search), bây giờ tôi sẽ hướng dẫn cho bạn thực hành kỹ các
vấn đề vừa nêu như sau.

1.2.2 Select Working Drectory .


­ Mục đích của việc này là chỉ ra cho phần mềm biết thư mục làm việc hiện hành là
thư mục nào, điều này làm cho khả năng truy xuất dữ liệu thư mục này sẽ nhanh
lênh rất nhiều, trong trương hợp bạn làm việc với mô hình lắp ráp sẽ tránh
trường hợp lưu các chi tiết nhiều chỗ khác
nhau, từ đó tránh được lỗi không tìm thấy chi
tiết để gọi vào mô hình .Thông thường trước
khi thiết kế bạn nên làm việc này, và để thực
hiện việc này chúng ta làm như sau .
­ Trên màn hình Desktop hãy tạo ra một thư
mục mới có tến là “thu muc lam viec”
­ Trên màn hình phần mềm Click chọn Select
Working Drectory > Chọn đường dẫn đến thư
mục vừa tạo ở trên ngoài màn hình > Chọn
OK để hoàn thành , vậy là xong, khá đơn giản
. Công việc này vẻn vẹn có ba bước theo thứ
tự như trên hình 1-7 đã minh họa, trong đó
thư mục làm việc là thư mục đã được chuẩn
bị trước nào đó trên máy tính của bạn. Hình 1-8
­ Như vậy từ bây giờ bạn làm việc
gì khi bấm nút Save ( Crtl + S)
phần mềm sẽ lưu ngay vào thư
mục này .
­ Trường hợp bạn không thực
hiện việc thiết lập thư mục làm
việc mặc định thì phần mềm sẽ
lưu vào mục mặc định lúc cài là
C:\Users\Public\Documents
như trên hình 1-8 , bạn thấy hình
này là hộp thoại Properties truy Hình 1-7
cập bằng cách kích giữa chuột
phải vào biểu tượng Creo ngoài màn hình và chọn Properties , nếu bạn muốn
thay đổi thư mục làm việc vĩnh viễn, bạn có thể thay dòng nhắc này trỏ đến thư
mục bạn mong muốn, sau đó chọn Apply để ghi lại là xong .
1.2.3 System Colors.
­ Nhiều lúc bạn làm việc với môi trường hệ thống màu mặc định suốt trong một
thời gian dài bạn sẽ cảm thấy nhàm chán, hoặc có thể trong điều kiện ánh sáng
nào đó bạn cần thay đổi hệ thống màu để phù hợp cho điều kiện làm việc , tuy
nhiên ở đây chỉ mang tính giới thiệu mà thôi, còn lại bạn muốn thực hiện nó một
cách triệt để thì hãy chờ bạn có chút ít kinh nghiệm trong việc sử dụng phần
mềm đã và bây giờ
tôi sẽ hướng dẫn
bạn một số thao tác
để bạn làm được
điều này.
­ Trên màn hình đồ
họa hãy Click vào
biểu tượng System
Colors
­ Xuất hiện cửa sổ
như hình 1-9 , đây
chính là cửa sổ ..cho
phép thiết lập các
cài đặt hệ thống .
­ ở vùng Color
Scheme , hãy bấm
vào mũi tên cho nó
sổ ra được như
vùng trên hình, đây Hình 1-9
là các hệ thống màu mặc định mà phần mềm đã xây dựng sẵn cho bạn sử dụng ,
trong đó .
 Default : Màu mặc định , với các phiên bản Creo , màu mặc định của màn
hình làm việc là màu trắng , ban đâu khi bạn sử dụng thấy có vẻ hơi chói
mắt, tuy nhiên sau này sẽ thấy khá thích
thú .
 Dark Background : Màu tối
 Black and White : Màu trắng hoặc đen .
 Custom : Màu do người dùng chỉ định ,
với lựa chọn này phần mềm sẽ cho phép
bạn trở đến File cấu hình màu mà bạn
đã tạo nên trước đó và lưu lại hoặc lấy
File hệ thống màu của các phiên bản cũ
hơn để tái sử dụng ở đây.
­ Trên hình 1-9 hãy Click vào vùng Graphics để Hình 1-10
nó hiện ra như vùng 2 , trên này bạn thấy ứng
với mỗi loại đối tượng sẽ có một màu khác nhau,ở đây tôi chưa vội giải thích quá
nhiều , mà bạn hãy chú ý đến cái BackGound , BackGound chính là cái màu nền
của màn hình đồ họa, hãy chọn như hình 1-10 và chọn một màu nào đó trên bảng
màu hiện ra , chọn OK ở cửa sổ để thấy được sự thay đổi màu sắc trên màn hình
vẽ .
­ Nếu bạn là một người mới bắt đầu làm quen với Creo thì tôi khuyên bạn hãy
dùng các hệ thống màu mặc định mà phần mềm hỗ trợ , đừng tự ý thay đổi dẫn
đến trường hợp màu nền và màu con số kích thước hay các màu khác trùng
nhau, sẽ dẫn đến trường hợp không nhìn thấy đối tượng hoặc tạo ra những hiệu
ứng rất khó nhìn .

1.2.4 Command Search.


­ Chức năng này được hãng bổ sung trong phiên bản Creo , nó cho phép tìm kiểm
và xem các chỉ dẫn cách thức truy xuất lệnh .
­ Trên màn hình hãy gõ từ khóa Ex vào vùng tìm kiếm , phần mềm sẽ hiện các lệnh
liên quan như hình 1-11.

Hình 1-11
­ Hãy rê chuột đến kết quả tìm kiếm chữ Design bạn sẽ thấy phần mềm sẽ tự động
sổ ra các thao tác truy xuất , ở tất cả các môi trường bạn có thể sử dụng thao tác
này để tìm kiếm các lệnh nếu muốn .
1.2.5 Tạo file làm việc mới .
­ Để tạo File mới ta vào File > New hoặc
có thể bấm tổ hợp phím tắt Crtl + N .
Cửa sổ New xuất hiện như hình 1-12
cho phép ta chọn lựa môi trường làm
việc và lựa chọn hệ đơn vị tính. Chú ý
rằng tên file không vượt quá 31 ký tự,
không chấp nhận ký tự trống và các ký
tự đặc biệt. Đối với việc đặt tên bạn nên
đặt làm sao cho dễ nhớ, và đặc biệt là
không trùng tên
­ Nếu bạn để các tùy chọn như hình 1-12
và chọn OK thì phần mềm sẽ vào môi
trường làm việc với hệ đơn vị mặc định Hình 1-12
ban đầu bạn cài là hệ Inch.
­ Nếu trên hình 1-12 bạn bỏ không chọn
vào ô Use Defause template và chọn Ok thì sẽ xuất hiện cửa sổ như hình 1-13.
cho phép bạn chọn hệ đơn vị . Trong đó Empty là không có đơn vị gì, phần mềm
sẽ hiểu đơn vị dài khi bạn gán nó hệ đơn
vị nào thì nó sẽ gán hệ đơn vị đó . Thông
thường trong thiết kế ta hay chọn hệ
đơn vị mm với tùy chọn cuối cùng.
­ Ứng với mối mối trường (Type) sẽ có
nhiều kiểu môi trường con khác nhau
(Sub-Type) .Chẳng hạn như môi trường
Part sẽ có năm môi trường là Solid (khối
đặc) , Composite (Nhựa), Sheelmetal
(tấm mỏng),Bulk và Hamess . Như đã
nói ngay từ đầu Creo rất mênh mông và
ta chỉ khai thác các mảng liên quan để
phục vụ cho công việc thực tiễn. Trong
cơ khí chúng ta quan tâm chủ yếu đến
bốn môi trường (Type) là part ,
Hình 1-13
Assembly , Manuafacturing và Drawing.
1.2.6 Lưu File thiết kế .
­ Để lưu một File làm việc bạn chỉ việc bấm vào biểu tượng Save ngay ở góc trên
bên phải màn hình vẽ hoặc có thể dùng tổ
hợp phím tắt Crtl + S .
­ Mỗi khi SAVE một file, Creo sẽ tạo một
phiên bản mới dưới dạng một file. Số thứ
tự của phiên bản được ghi vào sau dấu
chấm của phần mở rộng. Chẳng hạn, các
phiên bản của file “Demo.PRT” theo thứ
tự ghi sẽ là“Demo.PRT.1”,“Demo.PRT.2”,
“Demo.PRT.3”,...Điều này tạo ra sự an toàn
dữ liệu , tuy nhiên khá bất tiện vì dễ làm
đầy, hoặc làm nặng thư mục làm việc của
chúng ta . Để khắc phục điều này phần
Hình 1-14
mềm cho phép chúng ta loại bỏ các File cũ
này bằng công cụ sau File > Manage File >
Delete Old Versions. Với Tùy chọn này bạn sẽ xóa các File cũ và chỉ giữ lại phiên
bản lưu sau cùng mà thôi .
­ Tùy chọn File > Manage File
> Delete All Versions sẽ xóa
sạch trơn File đang làm việc ,
kể cả File đó đang hiện hành
trên màn hình.
­ Khi bạn đang làm việc nếu
chưa lưu File mà chọn File >
Exit thì phần mềm sẽ cho
thoát luôn mà không hỏi bạn
có lưu hay không, đây là đặc
điểm khác biệt so với các
phần mềm thông dụng khác
mà bạn từng biết , hãy chú ý
điều này để tránh trường Hình 1-15
hợp đáng tiếc.
­ Creo không cho phép ghi một file trùng tên với một file đã có. Cách quản lý này
an toàn nhưng hơi phiền phức. Trong trường hợp này Windows chỉ đưa ra cảnh
báo nguy cơ ghi đè lên file đã có. Nếu người dùng đồng ý thì việc ghi đè vẫn sẽ
được thực hiện. Để giảm phiền phức, Creo đưa ra mục Rename trong menu File.
File > Manage File > Rename.
­ Khi bạn muốn lưu dưới các định dạng khác nhau để chuyển qua các phần mềm
khác nhau hoặc tạo bản sao lưu với tên khác thì bạn dùng chức năng Save As(File
> Save As). Trên hình 1-15 là hộp thoại Save a Coppy, ở vùng Type bạn có rất
nhiều kiểu đuôi mở rộng khác nhau để chọn lựa, tùy từng trường hợp mà bạn có
thể chọn cho mình một kiểu File cần thiết .
1.2.7 Mở một thiết kế đã có sẵn .
­ Một điều quen thuộc rằng khi các bạn muốn xem một file nào đó thì các bạn
thường Click đúp chuột vào
chính file đó .Tuy nhiên
trong đối với những phần
mềm lớn bạn không nên
khởi động theo kiểu như
thế , tốt nhất bạn hãy khởi
động phần mềm trước, sai
đó tử cửa sổ màn hình phần
mềmchọn File > Open > Chỉ
đến đường dẫn chứa File
cần mở.
­ Thứ tự mở một thiết kế
được đánh số theo thứ tự
từ một đến năm như hình
1-16 , trong đó cần chú ý là
bước thứ tư sẽ giúp bạn Hình 1-16
cho hiện mô hình cần mở
để biết chính xác có phải
chi tiết mà bạn cần mở .
­ Trường hợp mô hình muốn
mở là một mô hình lắp ráp
thì tùy chọn Open Subset
(Hình 1-16) sẽ sáng lên cho
phép bạn kích hoạt , sau khi
kích hoạt thì có cửa sổ như
hình 1-17, đây là cửa sổ
điều khiển hiển thị nâng
cao, giúp cho tối ưu hóa
hiển thị mô hình , các tùy
chọn này tôi sẽ đề cập ở
phần nâng cao . Hình 1-17

1.2.8 Xóa bộ nhớ tạm : File > Erase .


­ Khi bạn thực hiện thiết kế hoặc mở mô hình máy tính sẽ cấp phát bộ nhớ thường
trú làm việc . Tuy nhiên khi bạn thoát đi thì bộ nhớ đó tạm thời vẫn chưa được
giải phóng, phần mềm vẫn lưu thông tin về dữ liệu mà bạn vừa truy xuất . Với
những mô hình lớn thì lượng bộ nhớ lưu trữ là khá lớn . Với tùy chọn này nó cho
phép ta giải phóng bộ nhớ,tối ưu hóa tài nguyên máy nhằm tăng hiệu suất làm
việc của máy tính .
­ Để thực hiện việc này bạn hãy Click vào biểu
tượng hoặc có thể vào Flile > Manager
Sessions > Erase Not Displayed > Xuất hiện hộp
thoại như trên hình 1-18 với một danh sách các File
đã từng hiển thị trước đó > Chọn OK để chấp nhận
xóa khỏi bộ nhớ thường trú .

1.2.9 Các điều khiển hiển thị và mô hình.


­ Điều khiển hiển thị bao gồm các hiển thị đối Hình 1-18
tượng như đường chuẩn, mặt chuẩn , các hiển thị
khác như dạng khung dây dạng
khối màu .
­ Để thực hiện các hiển thị này bạn
hãy thực hành nó bằng cách thực
hiện tuần tự các bước sau đây .
­ Khởi động phần mềm Creo 3.0 >
File > Open >mở chi tiết có tên
CRANKSHAFTCOUNTERWIEGHT.
Prt lên , như hình 1-19.
­ Trên thanh Robin hãy điều khiển
Click vào tab View để xuất hiện
Hình 1-19
thanh lệnh như trên hình 1-20.

Hình 1-20
Các biểu tượng điều khiển hiển thị

­ Trên hình 1-20 bao gồm năm


vùng, trong đó ở phần này bạn
cần quan tâm kỹ ở phần thứ hai
và thứ 4 còn các phần khác tôi xin
phép sẽ đề cập ở một phần khác
sẽ tiện lợi hơn.
­ Hãy lăn chuột giữa lui tới , bạn sẽ
thấy chi tiết được phóng to hay
thu nhỏ, đây chính là điều khiển Hình 1-21
thu phóng đối tới . Hình 1-22
­ Hãy giữ chuột giữa và di chuyển
chuột bạn sẽ thấy chi tiết bị xoay quanh tâm màu đỏ của nó , đây là chức năng
xoay .
­ Hãy giữ phím Shipft + Chuột giữa và di chuyển chuột, bạn sẽ thấy mô hình di
chuyển lui tới, đây chính là chức năng điều khiển di chuyển mô hình.
­ Hãy lăn chuột cho đến khi không còn nhìn thấy chi tiết rồi hãy Ckick vào biểu

tượng Refit > Bạn sẽ thấy chi tiết hiện nguyên hình trước màn hình, tuy nhiên
hướng của chi tiết vẫn giữa nguyên .
­ Hãy lăn chuột cho đến khi không còn nhìn thấy chi tiết rồi hãy bấm tổ hợp phím
tắt Crtl + D , bạn sẽ thấy chi tiết hiện lên trước màn hình, tuy nhiên hướng chi
tiết là hướng chuẩn.
­ Hãy Click vào biểu tượng để xuất hiện cửa sổ hiển thị như hình 1-21, bạn thấy
phần mềm cung cấp cho bạn cả thảy là tám hướng nhìn khác nhau, hãy lần lượt
thử các tùy chọn này để thấy kết quả.
­ Các tùy chọn khác ở vùng này bạn tự mình khám phá, hoặc có thể xem video sau
mục này để thấy được tác dụng của nó.
­ Hãy Click vào biểu tượng để xuất hiện các
biểu tượng như hình 1-23 , hãy lần lượt thử
các tùy chọn này để thấy công dụng của nó .
 Wireframe: Hiển thị dạng khung
dây,trong đó các cạnh đều là nét
đậm.
 Hidden Line: Hiển thị dạng khung
day có nét mảnh, những nét nằm ở vị
trí khuất điều được hiện thị bằng Hình 1-23
những nét mảnh. Kiểu hiển thị đối tượng.
 No Hidden: Hiển thị dạng khung day không có nét khuất . Chỉ những
đường thấy mới được hiển thị trên màn hình.
 Shaded : Hiển thị dạng vật thể khối . Hiển thị dạng phối cảnh, bóng đổ
Nếu tài liệu thực sự hữu ích

Xin vui lòng liên hệ Mecad để mua bản đầy đủ - Cảm ơn


Chương 2 : Sketch 2D
2.1 Môi trường phác thảo Skech .
2.2 Phác thảo các thực thể.

Bài này sẽ hướng dẫn cho các ban sử dụng các công cụ để tạo nên các biên
dạng cơ bản, biên dạng đó chính là bộ xương để xây dựng nên các hình khối.
Creo Parametric còn cho phép bạn giao tiếp với các dữ liệu sẵn có từ bên
ngoài và bạn sẽ học cách khai thác dữ liệu sẵn có từ file Autocad để có được
biên dạng theo ý đồ thiết kế.

You might also like