You are on page 1of 16

CHƯƠNG 4.

ĐIỆN HÓA

Câu 1. Hiệu chuẩn điện cực là thực hiện đánh giá giá trị hằng số K trong phương trình
tính thế điện cực bằng
A. Một hay một số dung dịch đệm chuẩn của chất phân tích
B. Một dung dịch đối chiếu
C. Hai dung dịch đối chiếu
D. Điện cực chuẩn Hydro
Câu 2. Nếu chất X là Catod, điện cực Hydro là Anod, tính Epin (sức điện động)
A. Epin = Ecatod – 𝐸𝐻2
B. Epin = 𝐸𝐻2 – Ex
C. Epin = –Ecatod
D. Epin = –Eanod
Câu 3. Khi đo pH bằng cặp điện cực Calomel - thủy tinh, sai số gặp phải có thể do
(1) Dung dịch đo
(2) Dung dịch đệm pH chuẩn
(3) Điện cực
(4) Kỹ thuật đo không đúng cách
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (3), (4)
C. (3), (4)
D. (1), (4)
Câu 4. Điện cực so sánh Bạc clorua là sợi dây kim loại…(1)…được phủ lên một
lớp…(2)…nhúng vào dung dịch KCl
A. Ag (1) AgCl (2)
B. Pt (1) AgCl (2)
C. Hg; (1) Hg2Cl2 (2)
D. Au (1) Cu (2)
Câu 5. Điện cực có thành phần cấu tạo: Kim loại/ Muối của kim loại/Anion
A. Điện cực chỉ thị kim loại loại 2
B. Điện cực chỉ thị kim loại loại 1
C. Điện cực so sánh Ag
D. Điện cực tiêu chuẩn
Câu 6. Điện cực có thành phần cấu tạo: Kim loại/ ion kim loại (muối hòa tan)
A. Điện cực chỉ thị kim loại loại 1
B. Điện cực chỉ thị kim loại loại 2

1
C. Điện cực so sánh Ag
D. Điện cực tiêu chuẩn
Câu 7. Điện cực có thành phần cấu tạo: Kim loại quý/cặp oxy hóa-khử
A. Điện cực chỉ thị kim loại loại 2
B. Điện cực chỉ thị kim loại loại 1
C. Điện cực so sánh oxy hóa-khử
D. Điện cực chỉ thị oxy hóa –khử
Câu 8. Điện cực bạc có thành phần cấu tạo gồm thanh Ag nhúng vào dung dịch Ag+
thuộc loại điện cực
A. Chỉ thị kim loại loại 1
B. So sánh kim loại loại 1
C. Chỉ thị loại 2
D. So sánh chuẩn
Câu 9. Điện cực bạc có thành phần Ag|AgCl|Cl- thuộc loại điện cực
A. So sánh kim loại loại 1
B. So sánh Bạc clorua
C. Chỉ thị loại 3
D. Chỉ thị kim loại loại 2
Câu 10. Phương pháp đo điện thế đối với acid – base, phản ứng chuẩn độ xảy ra
A. H+ + OH-  H2O
B. M2+ + HY2-  MY2- + 2H+
C. Ag+ + X-  AgX
D. Ox1 + Kh1  Kh2 + Ox2
A. Ox1 + Kh1 ↔ Kh2 + Ox2
Câu 11. Phương pháp chuẩn độ điện thế đối với chất kết tủa ít tan, phản ứng chuẩn độ
xảy ra
A. H+ + OH- ↔ H2O
B. Mn2+ + HY2- ↔ MY2- + 2H+
C. Ag+ + X- ↔ AgX
D. Ox1 + Kh1 ↔ Kh2 + Ox2
Câu 12. Phương pháp chuẩn độ điện thế đối với chất oxy hóa - khử, phản ứng chuẩn
độ xảy ra
A. H+ + OH- ↔ H2O
B. M2+ + HY2- ↔ MY2- + 2H+
C. Ag+ + X- ↔ AgX
D. Ox1 + Kh1 ↔ Kh2 + Ox2
Câu 13. Phản ứng điện hóa xảy ra trên điện cực Ag loại 1
A. Ag – e ↔ Ag+

2
B. AgX + e ↔ Ag(r) + X-
C. Ag+ + X- ↔ AgX
D. Ag+ + e ↔ Ag
Câu 14. Phản ứng điện hóa xảy ra trên điện cực Ag loại 2
A. Ag – e ↔ Ag+
B. AgX + e ↔ Ag(r) + X-
C. Ag+ + X- ↔ AgX
D. Ag+ + e ↔ Ag
Câu 15. Máy chuẩn độ điện thế KHÔNG bao gồm bộ phận
A. Máy điện thế
B. Các điện cực
C. Buret
D. Cuvet
Câu 16. Theo qui ước của IUPAC: Trong đo điện thế, điện cực chỉ thị luôn được chấp
nhận là…(1)…, Còn điện cực so sánh là…(1)….
A. Cầu muối (1): Hai bán pin (2)
B. Cực âm (1): Cực dương (2)
C. Anod (1): Catod (2)
D. Catod (1): Anod (2)
Câu 17. Một mạch điện hóa bao gồm điện cực kim loại hoạt động yếu hơn Hydro thì
điện cực đó giữ vai trò là ..(1)... , điện cực tiêu chuẩn Hydro giữ vai trò là ...(2) ...
A. Anod (1) catod (2)
B. Catod (1) anod (2)
C. Điện cực chỉ thị oxy hóa-khử (1) điện cực so sánh (2)
D. Điện cực so sánh (1) điện cực chỉ thị (2)
Câu 18. So sánh tính chất oxy hóa- khử, biết EoCu2+/Cu = 0,337V, EoFe3+/Fe2+ = 0,771V
A. Tính oxy hóa của Fe3+ lớn hơn Cu2+
B. Tính khử của Fe2+ lớn hơn Cu
C. Tính oxy hóa của Cu2+ lớn hơn Fe3+
D. Tính khử Fe3+ lớn hơn Cu
Câu 19. So sánh tính chất oxy hóa- khử, biết EoCu2+/Cu = 0,337V, EoFe3+/Fe2+ = 0,771V
A. Tính oxy hóa của Fe3+ yếu hơn Cu2+
B. Tính khử của Fe2+ lớn hơn Cu
C. Tính oxy hóa của Cu2+ lớn hơn Fe3+
D. Tính khử Fe2+ yếu hơn Cu
Câu 20. Trong quá trình chuẩn độ anion X-, sử dụng cặp điện cực Ag|AgX|X- và Calomel
bão hoà. Để giảm lượng ion Cl- có thể khuếch tán nên dùng cầu muối
A. KCl
B. KNO3
3
C. NH4Cl
D. NaCl
Câu 21. Trong hệ thống oxy hóa – khử biểu kiến thì pH cùa môi trường càng cao và
A. Thế tiêu chuẩn càng thấp thì tính oxy hoá càng giảm
B. Thế tiêu chuẩn càng cao thì tính oxy hoá càng giảm
C. Thế tiêu chuẩn càng cao thì tính khử càng tăng
D. Thế tiêu chuẩn càng thấp thì tính khử càng giảm
Câu 22. Ảnh hưởng của môi trường acid đến phản ứng oxy hoá – khử:
A. Nếu môi trường có tính acid càng giảm thì thế tiêu chuẩn tăng
B. Nếu môi trường có tính acid càng mạnh thì khả năng oxy hóa của dạng oxy hóa giảm
C. Nếu môi trường có tính acid càng mạnh thì khả năng oxy hóa của dạng oxy hóa càng tăng
D. pH không ảnh hưởng đến thế oxy hoá - khử
Câu 23. Hydro (H2) được dùng làm điện cực chuẩn vì
A. H2 dễ tìm, rẻ
B. H2 là một nguyên tố có vị trí giữa kim loại và phi kim trên thang điện thế
C. H2 có thế luôn luôn không thay đổi
D. H2 có thể tạo ra nhiều hợp chất hữu cơ
Câu 24. Để loại trừ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi của ion H+, trước khi
sử dụng máy đo pH cần phải
A. Tiến hành hiệu chuẩn với đệm chuẩn pH =7,0 để chỉnh lại giá trị thế bất đối xứng
B. Tiến hành hiệu chuẩn với đệm chuẩn theo thứ tự pH =1,01; pH=7,01; pH =10,01
C. Rửa sạch điện cực với acid HCl loãng
D. Bảo quản điện cực trong dung dịch KCl bão hoà
Câu 25. Mục đích của việc hiệu chỉnh điện cực thuỷ tinh với hai dung dịch đệm chuẩn
pH=4,01 và pH=10,01
A. Chỉnh lại giá trị thế bất đối xứng
B. Tạo khoảng tuyến tính giữa pH và E (mV) để đo pH của dung dịch được chính xác
C. Hiệu chuẩn lại điện cực chỉ thị cho chuẩn về pH
D. Hiệu chuẩn lại điện cực so sánh để đo pH dung dịch được chính xác
Câu 26. Thường dùng dung dịch KNO3 bão hoà làm cầu muối trong pin điện hóa vì
A. Linh độ ion của K+ lớn hơn nhiều linh độ ion -NO3-
B. Linh độ ion của K+ nhỏ hơn nhiều linh độ ion -NO3-
C. Linh độ ion của K+ và ion NO3- gần bằng nhau
D. KNO3 tan nhiều trong nước
Câu 27. Cho các bán phản ứng oxy hóa- khử sau:
MnO4– + 4H+ + 5e  Mn2+ + 2H2O ; có E0 = 1,51 (V)
I2 + 2e  2I – ; có E0 = 0,54 (V)
Zn2+ + 2e  Zn ; có E0 = -0,76 (V)

4
Chất oxi hoá mạnh nhất
A. MnO4-
B. I2
C. Zn2+
D. Mn2+
Câu 28. Một tế bào được thiết lập với các điện cực đồng và chì lần lượt tiếp xúc với
CuSO4 (dd) và Pb(NO3)2 (dd) ở 25°C. Nếu thêm H2SO4 vào dung dịch Pb(NO3)2 thì
A. Thế Pb2+tăng lên
B. Thế Pb2+ giảm
C. Thế Cu2+ tăng lên
D. Thế của Cu tăng lên
Câu 29. Điện cực so sánh KHÔNG cần có yêu cầu
A. Đã biết trước giá trị thế
B. Có thế không đổi theo nồng độ của dung dịch
C. Có thế phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch
D. Được sử dụng cùng với chỉ thị hoặc điện cực làm việc
Câu 30. Cho biết điện thế chuẩn E0 tương ứng của Cl2/2Cl- ; Ag+/Ag; 2H+/H2 và Cd2+/Cd
lần lượt là 1,359 (V); 0,799 (V); 0,000 (V) và -0,403 (V). Sắp xếp theo khả năng oxy hóa
giảm dần
A. Cl2 > Ag+> H+> Cd2+
B. Cd2+> H+> Ag+> Cl2
C. H+ > Cl2 > Ag+ > Cd2+
D. H+> Cd2+ > Ag+> Cl2
Câu 31. Sự khác biệt giữa mạch Galvanic và mạch điện ly là
A. Mạch galvanic tạo ra năng lượng điện sinh ra điện thế để pin tự hoạt động
B. Tốc độ phản ứng oxy hóa khử xảy ra trên anod chậm
C. Sự thuận nghịch của phản ứng oxy hóa khử xảy ra trên 2 điện cực
D. Tốc độ phản ứng oxy hóa khử xảy ra trên catod chậm
Câu 32. Sự khác biệt giữa mạch mạch điện phân và mạch Galvanic là
A. Mạch điện phân tiêu thụ năng lượng điện
B. Tốc độ phản ứng oxy hóa khử xảy ra trên anod chậm
C. Sự thuận nghịch của phản ứng oxy hóa khử xảy ra trên 2 điện cực
D. Tốc độ phản ứng oxy hóa khử xảy ra trên catod chậm
Câu 33. Ưu điểm của phương pháp chuẩn độ điện thế
A. Đo được mẫu có nồng độ cao rất chính xác
B. Nhạy, đo được mẫu có nồng độ thấp nhỏ hơn 10-5M
C. Dùng chất chỉ thị dễ dàng nhận ra điểm kết thúc của phản ứng chuẩn độ
D. Nhạy với mẫu có nồng độ 105 M
Câu 34. Ưu điểm của phương pháp chuẩn độ điện thế so với chuẩn độ thể tích
5
A. Đo được mẫu có nồng độ cao rất chính xác
B. Đo được mẫu có nồng độ thấp (10-5M), đo được cả mẫu có màu, đục
C. Dùng chất chỉ thị dễ dàng nhận ra điểm kết thúc của phản ứng chuẩn độ
D. Nhạy với mẫu có nồng độ 105 M
Câu 35. Cho phản ứng: Ce+4 + Fe+2  Ce+3 + Fe+3. Tại điểm tương đương, sản phẩm
thu được
A. [Fe+3] = [Ce+4]
B. [Fe+2] = [Fe+3]
C. [Fe+2] = [Ce+3]
D. [Fe+3] = [Ce+3]
Câu 36. Biết EoI2/2I- = 0,525 (V), EoFe3+/Fe2+ = 0,771 (V), có thể kết luận
A. Tính oxy hóa của Fe2+ lớn hơn I2
B. Tính khử của Fe2+ yếu hơn I-
C. Tính oxy hóa của Fe2+ lớn hơn 2I-
D. Tính khử Fe3+ lớn hơn I2
Câu 37. Biết EoI2/2I- = 0,525 (V), EoFe3+/Fe2+ = 0,771 (V), chiều phản ứng oxy hóa- khử
A. Fe3+ + 2I- → Fe2+ + I2
B. Fe2+ + I2 → 2I- + Fe3+
C. Fe3+ + I2 → Fe2+ + 2I-
D. Phản ứng không xảy ra
Câu 38. Trong một pin điện hóa, điện cực có thế oxy hóa chuẩn thấp hơn sẽ có dấu
A. Âm và xảy ra bán phản ứng oxy hóa trên điện cực
B. Âm và xảy ra bán phản ứng khử trên điện cực
C. Dương và xảy ra bán phản ứng khử trong dung dịch
D. Dương và xảy ra bán phản ứng oxy hóa trên điện cực
Câu 39. Cho phản ứng xảy ra trong một pin điện hóa: Fe + Ni2+ → Fe2+ + Ni. Trên mỗi
điện cực có các phản ứng xảy ra
A. Cực (-):Ni + 2e → Ni2+; Cực (+): Fe2+ + 2e →Fe
B. Cực (-): Fe2+ + 2e →Fe; Cực (+): Ni2+ + 2e → Ni
C. Cực (-): Fe → Fe2+ + 2e; Cực (+): Ni2+ + 2e → Ni
D. Cực (+): Fe → Fe2+ + 2e; Cực (-): Ni2+ + 2e → Ni
Câu 40. Cho phản ứng X2 (aq) + 2 Fe2+ (aq) → 2 X- (aq) + 2 Fe3+ (aq) và giá trị thế oxy
hóa chuẩn của những bán phản ứng
Cl2 (aq) + 2e → 2 Cl- (aq) ; E0 = + 1,36 V
Br2 (aq) + 2e → 2 Br- (aq) ; E0 = + 1,07 V
Fe3+ (aq) + e → Fe2+ (aq) ; E0 = + 0,77 V
I2 (aq) + 2e → 2 I- (aq) ; E0 = + 0,54 V
X2 là
A. Cl2, Br2, I2
6
B. I2
C. Cl2, Br2
D. Br2
Câu 41. Dòng điện tử di chuyển theo mạch ngoài của một pin điện hóa là từ
A. Cực mang dấu dương sang cực mang dấu âm
B. Cực mang dấu âm sang cực mang dấu dương
C. Chỉ xảy ra trong dung dịch qua cầu muối
D. Không thể di chuyển qua mạch ngoài của pin
Câu 42. Dòng điện tử di chuyển theo mạch ngoài của một pin điện hóa
A. Từ Catod sang Anod
B. Từ Anod sang Catod
C. Trong 2 dung dịch thông qua cầu muối
D. Lúc đầu từ Catod sang Anod, sau đó lại từ Anod sang Catod
Câu 43. Cho giá trị thế oxy hóa chuẩn
Cặp oxy hóa-khử E0 (V)
HNO2/NO 0,984
Se/H2Se -0,082
2+ 4+
UO2 /U 0,273
-
Cl2/Cl 1,360
Chất có tính oxi hóa mạnh nhất ở điều kiện tiêu chuẩn
A. Cl2
B. UO22+
C. Se
D. HNO2
Câu 44. Cho giá trị thế oxy hóa chuẩn
Cặp oxy hóa-khử E0 (V)
Fe3+/Fe2+ 0,77
Li+/Li -3,045
2+ 4+
UO2 /U 0,273
Cl2/Cl- 1,360
Chất có tính oxi hóa mạnh nhất ở điều kiện tiêu chuẩn
A. Cl2
B. Fe2+
C. UO22+
D. Fe3+
Câu 45. Cho giá trị thế oxy hóa chuẩn
Cặp oxy hóa-khử E0 (V)
Fe3+/Fe2+ 0,77

7
Li+/Li -3,045
2+ 4+
UO2 /U 0,273
-
Cl2/Cl 1,360
Chất có tính khử mạnh nhất ở điều kiện tiêu chuẩn
A. Li
B. Fe2+
C. UO22+
D. Fe3+
Câu 46. Cho mạch điện hoá:
Pt(k)|H2 (k, 1,00 atm) | H+ (l, pH = 3,60) || Cl- (xM) | AgCl(k) | Ag(k)
Dự đoán chiều phản ứng xảy ra
A. 2H+(l) + 2AgCl(r)  H2(k) + 2Ag(r) + 2Cl2(l)
B. H2(k) +2Ag(r) + 2Cl-(l)  2H+ (l) + 2AgCl(r)
C. H2(k) + 2AgCl(r)  2H+(l) + 2Ag(r) + 2Cl-(l)
D. AgCl(r) +e  2Ag(r) + 2Cl-(l)
Câu 47. Nếu điện cực X là anod, điện cực hydro là catod thì Epin (sức điện động)
A. Epin = Ex – EH2
B. Epin = Ex
C. Epin = Ecatod
D. Epin = - Eanod.
Câu 48. Nếu điện cực X là Catod, điện cực hydro là Anod thì Epin (sức điện động)
A. Epin = Ex – EH2
B. Epin = Ex
C. Epin = Ecatod
D. Epin = - Eanod.
Câu 49. Biết thế chuẩn của hai cặp oxy hóa khử: E0Ag+/Ag= + 0,8 (V), E0Fe2+/Fe=- 0,44 (V),
khi phản ứng xảy ra thì
A. Ion Fe2+ oxi hóa được Ag
B. Ion Fe bị oxi hóa bởi Ag+
C. Ion Ag+ bị khử bởi ion Fe2+
D. Ion Fe2+ oxi hóa được Ag+
Câu 50. Đo pH bằng điện cực thủy tinh thuộc phương pháp đo thế
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Chuẩn độ điện thế
D. Chuẩn độ thể tích
Câu 51. Phép đo điện thế ứng dụng được cho các phản ứng chuẩn độ
A. Acid – base, Oxy hoá – khử, Tạo phức, Tạo tủa

8
B. Tạo phức, Tạo tủa
C. Oxy hoá – khử, Acid-base
D. Oxy hoá – khử
Câu 52. Ứng dụng điện cực chỉ thị kim loại loại 1 trong phép đo thế
A. Định lượng các anion
B. Định lượng các cation kim loại
C. Định lượng các cation và anion
D. Đo pH
Câu 53. Ứng dụng của điện cực chỉ thị kim loại loại 2 trong phép đo thế
A. Định lượng các anion
B. Định lượng các cation kim loại
C. Định lượng các cation và anion
D. Định lượng cho phản ứng chuẩn độ acid-base
Câu 54. Chuẩn độ điện thế với phản ứng acid-base nên dùng cặp điện cực
A. Calomel – thủy tinh
B. Calomel – hydro
C. Calomel – Pt
D. Calomel – bạc
Câu 55. Chuẩn độ điện thế với phản ứng oxy – hóa nên sử dụng cặp điện cực
A. Calomel – thủy tinh
B. Calomel – hydro
C. Calomel – Pt
D. Ag/AgCl – thủy tinh.
Câu 56. Chọn điện cực kim loại loại 1
A. Điện cực Ag/Ag+
B. Điện cực Ag, AgCl/KCl
C. Điện cực calomen
D. Điện cực giọt thủy ngân
Câu 57. Chọn điện cực kim loại loại 2
A. Điện cực Ag/Ag+
B. Điện cực Ag, AgCl/KCl
C. Điện cực Pt
D. Điện cực giọt thủy ngân
Câu 58. KHÔNG dùng điện cực chỉ thị màng thủy tinh để đo pH của dung dịch
A. HF
B. H3PO4
C. HCl
D. NaOH (loãng)

9
Câu 59. KHÔNG dùng máy đo điện thế với điện cực màng thủy tinh để đo pH của dung
dịch
A. NaOH loãng
B. NaF
C. NaCl
D. NaNO3
Câu 60. Cho bán phản ứng oxy hóa – khử của kim loại : Mn+ + 2e ⇌ M0, trong đó
A. Mn+ là dạng khử
B. M0 là chất oxy hóa
C. Mn+ vừa là dạng khử vừa là dạng oxy hóa
D. M0 là dạng khử
Câu 61. Cho bán phản ứng oxy hóa – khử của kim loại : Mn+ + 2e ⇌ M0, trong đó
A. Mn+ là dạng khử
B. M0 là chất oxy hóa
C. M0 là vừa dạng khử vừa là dạng oxy hóa
D. Mn+ là dạng oxy hóa
Câu 62. Để tăng tính oxy hóa của dạng oxy hóa [MnO4-] trong dung dịch chuẩn độ,
người ta thường dùng môi trường
A. Acid hydrocloric
B. Nitric
C. Trung tính
D. Acid sulfuric
Câu 63. Trong phản ứng oxy hóa - khử, chất khử và chất oxy hóa có thể là .............. hoặc
là một chất hóa học và một điện cực
A. Hai bán phản ứng
B. Một chất khử
C. Mang một tính chất oxy hóa
D. Hai chất hóa học
Câu 64. Sự có mặt của ion X- (Cl-, Br-, I-) tạo tủa với Ag+ trong quá trình đo thế oxi hoá
- khử của cặp Ag+/Ag, sẽ làm cho khả năng
A. Oxy hoá của Ag+ tăng, khả năng khử của Ag giảm
B. Oxy hoá của Ag+ giảm, khả năng khử của Ag tăng
C. Oxy hoá của Ag+ tăng, khả năng khử của Ag tăng
D. Oxy hoá của Ag+ giảm, khả năng khử của Ag giảm
Câu 65. Phép chuẩn độ điện thế cho phản ứng Cr2O72- + Fe2+ + H+  Cr3+ + Fe3+ +
H2O, dùng cặp điện cực kép
A. Điện cực so sánh (Ag|AgCl) và chỉ thị thuỷ tinh
B. Điện cực so sánh (Ag|AgCl) và chỉ thị Pt
C. Điện cực so sánh Calomel và chỉ thị màng chọn lọc
10
D. Điện cực so sánh Calomel và chỉ thị loại 2
Câu 66. Để định lượng các Halogenid, thường sử dụng điện cực so sánh
A. Bạc clorid
B. Thủy ngân
C. Đồng
D. Platin
Câu 67. Định lượng dung dịch Na2CO3 bằng pháp chuẩn độ điện thế với dung dịch
chuẩn độ HCl 0,1M thì số điểm tương đương là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 68. Định lượng dung dịch mẫu ion Fe2+ bằng phương pháp chuẩn độ điện thế với
dung dịch chuẩn độ KMnO4 0,1M thì số điểm tương đương là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 69. Biết thế tiêu chuẩn của Ag+/Ag có Eo = 0,80 (V) và Zn2+/Zn có Eo= –0,76 (V).
Bên phải pin điện hóa tạo thành là điện cực …(1)… tại đó xảy ra quá trình khử và được
gọi là…(2)…
A. (1) Ag, (2) Catod
B. (1) Ag, (2) Anod
C. (1) Zn, (2) Catod
D. (1) Zn, (2) Anod
Câu 70. Biết thế tiêu chuẩn của Ag+/Ag có Eo = 0,80 (V) và Zn2+/Zn có Eo= –0,76 (V).
Bên trái pin điện hóa tạo thành là điện cực…(1)… tại đó xảy ra quá trình oxy hóa và
gọi là…(2)…
A. (1) Ag, (2) Catod
B. (1) Ag, (2) Anod
C. (1) Zn, (2) Catod
D. (1) Zn, (2) Anod
Câu 71. Biết Mg2+/Mg có Eo = -2,3 (V), K+/K có Eo = -2,92 (V) Au3+/Au có Eo = 1,5 (V),
Fe2+/Fe có Eo = 0,44 (V), sắp xếp theo thứ tự tính khử giảm dần
A. Mg > K > Fe > Au
B. K > Mg > Fe > Au
C. Au > Fe > Mg > K
D. Fe > Au > Mg > K
Câu 72. Cho các phản ứng sau:
11
Sn + 2AgBr  2Ag + SnBr2
2Ag + SnBr2 không phản ứng
Chọn đáp án SAI
A. Sn là chất khử mạnh hơn Ag
B. Ag+ là chất oxi hóa mạnh hơn Sn2+
C. Thế khử đối với Ag+ lớn hơn thế khử đối với Sn2+
D. Sn2+ là chất oxi hóa mạnh hơn Ag+

Câu 73. Cho các bán phản ứng sau:


MnO2 (r) + 4H+ + 2e → Mn2+ + 2H2O (l) ; có E0 = +1,22 (V)
Hg2SO4 (r) + 2e → 2Hg (l) + SO42– ; có E0 = +0,61 (V)
SnO2 (r) + 2H2O + 4e → Sn (r) + 4OH– ; có E0= –0,95 (V)
Cr(OH)3 (r) + 3e → Cr (r) + 3OH– ; có E0= –1,48 (V)
Xác định chất oxy hoá mạnh nhất
A. Cr3+
B. Sn
C. MnO2
D. Hg2SO4
Câu 74. Phải luôn giữ điện cực trong dung dịch bảo quản hoặc không để điện cực khô
ngoài không khí vì
A. Khi mất lớp gel hydrat (rất mỏng 0,03-0,1mm) tín hiệu đáp ứng sẽ chậm, trôi thế điểm 0,
làm sai kết quả đo
B. Tránh sự khuếch tán của ion Cl- ra ngoài dung dịch cần đo trong điện cực chỉ thị
C. Tránh phản ứng oxy hoá khử của tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới lớp thuỷ tinh hydrat
của màng chỉ dày 10 mm rất dễ hư, làm sai kết quả đo
D. Khi đầu điện cực khô thì nấm, vi khuẩn dễ hấp thụ CO2 vào dung dịch đệm
Câu 75. Trong quá trình chuẩn độ anion X-, sử dụng cặp điện cực Ag|AgX|X- và Calomel
bão hoà. Để giảm lượng ion Cl- có thể khuếch tán nên dùng cầu muối
A. KCl
B. KNO3
C. NH4Cl
D. NaCl
Câu 76. Để chuẩn độ anion X-, dùng điện cực chỉ thị Ag|AgX|X- và điện cực so sánh là
Calomel bão hoà. Sơ đồ mạch điện hoá tương ứng
A. Ag | AgX|Dung dịch X- || Hg | Hg2Cl2 | Cl
B. Điện cực Calomel || Ag | AgX | Dung dịch X-
C. Ag | AgX | Dung dịch X- || Hg | HgY2- | Y4-
D. Ag | AgX | Dung dịch X- || điện cực Calomel

12
Câu 77. Một mạch điện hóa bao gồm điện cực Zn/Zn2+ và điện cực tiêu chuẩn Hydro
thì điện cực Zn/Zn2+ giữ vai trò là ....(1).. và điện cực tiêu chuẩn Hydro giữ vai trò là
..(2) ...
A. Anod (1) catod (2)
B. Catod (1) anod (2)
C. Điện cực chỉ thị oxy hóa-khử (1) điện cực so sánh (2)
D. Điện cực so sánh (1) điện cực chỉ thị (2)
Câu 78. Một mạch điện hóa bao gồm điện cực Cu/Cu2+ (có E0 = 0,34V) giữ vai trò là
..(1)... và điện cực tiêu chuẩn Hydro giữ vai trò là ...(2) ...
A. Anod (1) catod (2)
B. Catod (1) anod (2)
C. Điện cực chỉ thị oxy hóa-khử (1) điện cực so sánh (2)
D. Điện cực so sánh (1) điện cực chỉ thị (2)
Câu 79. Viết sơ đồ mạch điện hóa bao gồm điện cực Cu/Cu2+ và điện cực tiêu chuẩn
Hydro (biết Cu là kim loại kém hoạt động hơn Hydro)
A. Cu|Cu2+ (1,00M)||H2 (P = 1,00atm)|H+ (1,00M), Pt
B. Pt|H2|H+|| Cu|Cu2+(1,00M)
C. Cu|Cu2+ (1,00M)||H+ (1,00M)|H2 (P = 1,00atm), Pt
D. Pt|H2|H+|| Cu2+ (1,00M)|Cu
Câu 80. Một tế bào điện hóa gồm điện cực Cu|Cu2+ có E0=0,34 (V) và điện cực
Cd|Cd2+có E0= -0,40 (V) sẽ cho dòng điện di chuyển từ
A. Anod (Cadimi) sang catod (đồng)
B. Catod (đồng) sang anod (Cadimi)
C. Catod (Cadmi) sang Anod (đồng)
D. Anod (đồng) sang Catod (Cadimi)
Câu 81. Khi có lượng dư I- tạo thành kết tủa AgI trong quá trình đo thế oxi hoá - khử
của cặp Ag+/Ag, sẽ làm cho
A. Khả năng oxi hoá của Ag+ tăng lên
B. Khả năng oxi hoá của Ag+ giảm xuống
C. Khả năng khử của Ag tăng lên
D. Khả năng khử của Ag không bị ảnh hưởng
Câu 82. Tính suất điện động của pin Fe|Fe2+(0,3 M)||Sn2+(0,5)|Sn, Biết E0Fe2/Fe = -0,44
(V), E0Sn2+/Sn = 0,136 (V)
A. -0,304 (V)
B. 0,576 (V)
C. 0,311 (V)
D. 0,136 V
Câu 83. Biết oxy hóa chuẩn của E0Mno4- /Mn2+= 1,51 (V), tính thế của dung dịch hỗn hợp
gồm 5 ml MnO4- 0,1 M và 10 ml Fe2+ 0,1 M (trong môi trường acid H2SO4)
13
A. 0,755 (V)
B. 1,512 (V)
C. 0,771 (V)
D. 1,091 (V)
Câu 84. Phương pháp chuẩn độ điện thế KHÔNG sử dụng để đo
A. Nồng độ các ion kim loại nặng trong nước thải công nghiệp
B. Hàm lượng flo trong kem đánh răng, nước biển
C. Nồng độ Ca2+, Mg2+,… trong các dung dịch sinh lý
D. Hàm lượng aspirin có trong thuốc
Câu 85. Dung dịch khảo sát có pH  5,0, để hiệu chuẩn máy đo pH dùng dung dịch đệm
chuẩn
A. pH= 4,01 và pH = 7,01
B. pH= 7,01 và pH = 10,01
C. pH= 4,01 và pH = 7,01; pH = 10,01
D. pH= 4,01 và pH = 10,01
Câu 86. Điện cực màng sử dụng chất xúc tác sinh học là enzym có khả năng xúc tác các
phản ứng chuyên biệt với cơ chất là penicillin tạo ra CO2, NH3, HCN, Các chất này được
định lượng bằng
A. Điện cực thủy tinh
B. Điện cực kép - Đầu dò NH3
C. Điện cực kép - Đầu dò H2S
D. Điện cực Hydrogen
Câu 87. Trong chuẩn độ điện thế định phân theo phương pháp kết tủa KHÔNG thể xác
định được các ion
A. Ag+, Hg2+
B. Zn2+, Pb2+
C. Cl-, Br-
D. Na+, K+
Câu 88. Chuẩn độ 10,00 ml dung dịch Vitamin C bằng dung dịch iod 0,01 N thì dùng
hệ cặp điện cực kép
A. Calomel và Pt
B. Thuỷ tinh và hydrogen
C. Bạc và thuỷ tinh
D. Calomel và hydrogen
Câu 89. Chuẩn độ 10,00 ml dung dịch Vitamin C bằng dung dịch Iod 0,01 N bằng
phương pháp chuẩn độ điện thế. Thể tích Iod tiêu tốn cho phản ứng chuẩn độ là 15,00
ml, nồng độ vitamin C bằng
A. 0,015 (N)
B. 0,01 (N)
14
C. 0,15 (N)
D. 0,001 (N)
Câu 90. Nhúng điện cực thuỷ tinh vào dung dịch đệm có pH = 4,006 ở 25oC, đọc giá trị
Eđo = 0,209 V, biết ESCE = 0,244 (V), giá trị bất đối xứng của điện cực thuỷ tinh (Ethuỷ tinh)
A. Ethuỷ tinh = 0,209 (V)
B. Ethuỷ tinh = 0,000 (V)
C. Ethuỷ tinh = 0,453 (V)
D. Ethuỷ tinh = 0,035 (V)
Câu 91. Kết quả hiệu chuẩn điện cực pH (điện cực chỉ thị màng thuỷ tinh và điện cực
so sánh calomel bão hoà (SCE) như sau:
pH 4,01 7,01 10,00
E = Ect - Ess 0,261 V 0,424 V 0,612 V
Phương trình hiệu chuẩn điện cực pH có dạng
A. E = 0,0586 pH + 0,0218
B. E = 0,1184pH – 0,202
C. E = 0,1184pH + 0,202
D. E = 0,0586 pH – 0,0018
Câu 92. Kết quả hiệu chuẩn điện cực pH (điện cực chỉ thị màng thuỷ tinh và điện cực
so sánh calomel bão hoà (SCE) như sau:
pH 4,01 7,01 10,00
E = Ect - Ess 0,251 V 0,424 V 0,612 V
Phương trình hiệu chuẩn điện cực pH có dạng
A. E = 0,0603 pH + 0,0067
B. E = 0,1184pH – 0,202
C. E = 0,1184pH + 0,202
D. E = 0,0586 pH – 0,0018
Câu 93. Đo pH của dung dịch B, kết quả E đọc được trên máy là 0,456V. Biết điện cực
SCE có ESCE = 0,244V, tính giá trị điện thế trên điện cực thuỷ tinh
A. 0,70V
B. 0,56V
C. 0,456V
D. 0,244V
Câu 94. Định lượng đồng thời từng chất trong hỗn hợp 2 acid H2SO4 và H3PO4 bằng
phương pháp chuẩn độ điện thế, có thể xác định điểm tương đương dựa vào sự thay đổi
pH bằng
A. Máy đo pH theo thể tích dung dịch chuẩn NaOH thêm dần vào
B. Sự thay đổi màu của chỉ thị theo thể tích dung dịch chuẩn NaOH
C. Máy đo pH theo thể tích dung dịch mẫu thêm dần vào
15
D. Sự thay đổi màu của chỉ thị theo thể tích dung dịch mẫu
Câu 95. Xác định đồng thời từng chất trong hỗn hợp 2 acid H2SO4 và H3PO4 bằng
phương pháp chuẩn độ điện thế, chọn cặp điện cực thích hợp
A. Điện cực Ag/AgCl – thủy tinh
B. Điện cực calomel – Ag
C. Điện cực calomel – Pt
D. Điện cực Ag – thủy tinh
Câu 96. Khi dùng điện cực chỉ thị là Pt, điện cực so sánh là Calomel cho phép đo thế
phản ứng: 2Cr2O72- + 14H+ + 6Cl – 2Cr3++ 3Cl2 + 7H2O thì số electron được chuyển
trong phản ứng
A. 2
B. 3
C. 6
D. 8
Câu 97. Cho phản ứng oxy hóa - khử: MnO4- + H+ + 5e  Mn2+ + H2O. Biết E0=
1,51V, pH = 1,0. [MnO4-] = [Mn2+] = 1, Thế phản ứng bằng
A. 1,4156 (V)
B. 1,5682 (V)
C. 0,9165 (V)
D. 1,1045 (V)
Câu 98. Trong pin điện hóa, kim loại hoạt động hơn hydro như Zn, Cd… sẽ đóng vai
trò …(1).., điện cực hydro đóng vai trò...(2)…
A. Ion dương (1) Ion âm (2)
B. Anod (1) Catod (2)
C. Catod (1) Anod (2)
D. Chất oxy hoá (1) chất khử (2)
Câu 99. Các kim loại có thể dùng để chế tạo điện cực kim loại loại 1 là
A. Ag, Hg, Cd
B. Cr, Co, Al
C. Pb, Ni, Fe
D. Pt, Zn, Na
Câu 100. Trong một chương trình truyền hình một vị giáo sư đã dùng chiếc thuyền bị
hỏng chế tạo tế bào điện áp có E0 = 1,55 V. Biết Pb/Pb2+ có E0 = –0,126 V; Fe/Fe2+ có E0
= –0,44 V; Ag /Ag+ có E0 = –0,799 V; Al/Al3+ có E0 = –1,677 V, vậy các mảnh vụn kim
loại giáo sư đã dùng là
A. Bạc là Anod, Chì là Catod
B. Nhôm là Anod, Chì là Catod
C. Bạc là Anod, Chì là Catod
D. Ion sắt là Anod, Nhôm là Catod

16

You might also like