You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT HÒN GAI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II

TỔ NGỮ VĂN Năm học 2021 – 2022


Môn: Ngữ văn, lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Chàng Kim từ lại thư song,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê(1)!
Mây Tần(2) khoá kín song the,
Bụi hồng(3) liệu nẻo đi về chiêm bao.
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao(4),
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Phòng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan(5).
Mành Tương phất phất gió đàn,
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học, 2018, tr.19 - 20)

----------------------------
(1) Ba thu: ba mùa thu, ba năm."Ba thu dồn lại một ngày" là lấy ý từ câu trong
Kinh thi: "Nhất nhật bất kiến như tam thu hề", nghĩa là một ngày không nhìn thấy nhau,
tưởng thời gian dài như ba năm.
(2) Mây Tần: sách Tân thư có câu: "Tần vân như mĩ nhân", nghĩa là mây Tần như
cô gái đẹp.
(3) Bụi hồng: dịch chữ Hán "hồng trần"- chỉ bụi sắc đỏ do gió bốc lên, nghĩa bóng
là cõi trần.
(4) Tuần trăng khuyết: chờ cả tháng, trải trăng đầy đến trăng khuyết; Đĩa dầu hao:
thức suốt đêm, chỉ đĩa dầu (đèn) đầy đến khi đĩa dầu cạn.
(5) Trúc se ngọn thỏ: ngọn bút (cấu trúc) bằng lông thỏ se lại, vì chủ nhân biếng
không dùng đến nó. Tơ chùng phím loan: chủ nhân biếng đánh đàn nên để cho dây đàn
chùng lại.

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 2. Nêu nghĩa của từ mặt trong câu thơ Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Câu 3. Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình trong những dòng thơ nào?
Câu 4. Chỉ ra và nêu hiệu quả phép đối được sử dụng trong những câu thơ sau:
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao(4),
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Phòng văn hơi giá như đồng,
Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan(5).
Câu 5. Anh/chị hiểu 2 dòng thơ sau như thế nào?
Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
Câu 6. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du thể hiện trong đoạn
trích.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng người chinh phụ trong đoạn thơ sau:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Chinh phụ ngâm, Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần
Côn, bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm, Ngữ văn 12, tập 2,
tr.87)

-------------- HẾT --------------


TRƯỜNG THPT HÒN GAI HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
TỔ NGỮ VĂN Năm học 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn, lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Phần Câu Nội dung Điểm


I ĐỌC HIỂU 4,0
1 Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật 0,5
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt: không cho điểm.
2 Nghĩa của từ mặt: 0,5
-Mặt(1): nói đến Kim Trọng
-Mặt(2): nói đến Thúy Kiều
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời 1 trong 2 ý: 0,25 điểm.
3 Những dòng thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình: 0,5
- Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
- Phòng văn hơi giá như đồng/ Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan.
- Mành tương phất phất gió đàn/ Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời 1 trong 3 trích dẫn trên: 0,25 điểm.
4 - Phép đối: gồm nhiều tiểu đối (tuần trăng khuyết/ đĩa dầu hao, mặt tơ tưởng 0,75
mặt/ lòng ngao ngán lòng, trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan)
- Hiệu quả:
+ Tạo sự cân xứng, hô ứng, đăng đối, nhịp nhàng cho các dòng thơ;
+ Nhấn mạnh nỗi tương tư dữ dội, dồn dập nhiều chiều trong tâm trạng chàng
Kim.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời được 02 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép đối:
0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép đối:
0,25 điểm

5 Cách hiểu 2 dòng thơ : 0,75


- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Sầu” là trạng thái tâm lí, không cân
đong đo đếm được. Nhưng ở đây, Nguyễn Du đã hữu hình hoá nỗi sầu, nỗi
sầu có thể “đong”, “lắc”.
- Diễn tả thành công nỗi tương tư chất chứa như đúc thành hình, thành khối
trong lòng Kim Trọng.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có ý tương đương: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm.
6 Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du thể hiện trong 1,0
đoạn trích:
- Thể thơ lục bát điêu luyện; kết hợp nhuần nhuyễn điển cố, điển tích, các từ
Hán Việt, thuần Việt; bút pháp tả cảnh ngụ tình; đa dạng trong việc sử dụng
các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đối...
=> Nguyễn Du - bậc thầy ngôn ngữ tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày như đáp án: 1,0 điểm.
- Trình bày ½ ý như đáp án: 0,5 điểm
- Trình bày 01 ý như đáp án: 0,25 điểm.
II LÀM VĂN
Phân tích tâm trạng người chinh phụ trong đoạn thơ: “Dạo hiên vắng… 6,0
bóng người khá thương”
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25
Tâm trạng người người chinh phụ trong đoạn thơ.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm, 0,5
tác phẩm Chinh phụ ngâm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
Hướng dẫn chấm:
- Giới thiệu tác giả, dịch giả: 0.25 điểm
- Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm
* Phân tích tâm trạng người chinh phụ: Nỗi cô đơn sầu tủi 3,0
- Nỗi niềm bất an, khắc khoải mong chờ: “Dạo hiên vắng thầm gieo từng
bước”: bước chân trĩu nặng nỗi buồn; trong phòng, người chinh phụ hết
buông rèm lại cuốn rèm lên.
- Lúc nào nàng cũng thấy lẻ loi trống vắng: lẻ loi ban ngày, ban đêm, ngoài
phòng, trong phòng.
- Khát khao được đồng cảm: mong ngóng chim thước báo tin chồng trở về
nhưng bặt vô âm tín; chỉ biết làm bạn với ngọn đèn, nhưng ngọn đèn vô tri.
Nhìn bấc đèn tàn lụi càng thêm ngậm ngùi chua xót.
(HS kết hợp phân tích, bình giảng nhịp thơ chậm buồn, nghệ thuật đối lập
(ngoài rèm/ trong rèm), nhân hóa (thước chẳng mách tin/đèn có biết dường
bằng chẳng biết), phép điệp (hình ảnh ngọn đèn), phép liên tưởng (hoa đèn –
bóng người khá thương; câu hỏi tu từ (Trong rèm dường đã có đèn biết
chăng?); ngôn từ cô đọng hàm súc; bút pháp tả cảnh ngu tình… được tác giả,
dịch giả sử dụng tinh tế trong việc diễn tả tâm trạng người chinh phụ).

Hướng dẫn chấm:


- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,25 điểm - 2,0 điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm
* Đánh giá: 0,5
- Tác giả, dịch giả đã khắc họa những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi
cô đơn buồn tủi ở người chinh phụ.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng tinh tế.
- Đoạn trích thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc khi cất lên tiếng nói khao khát
được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người.
Hướng dẫn chấm:
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,5
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết 1,0
so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề để làm nổi bật nét đặc sắc; văn viết
giàu hình ảnh, cảm xúc.
Hướng dẫn chấm
- Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.
Tổng điểm 10,0

You might also like